Hình ảnh của Eupheme bởi Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii vào tháng 2 năm 2003 | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Scott S. Sheppard |
Ngày phát hiện | 2003 |
Tên định danh | |
Tên định danh | Jupiter LX |
Phiên âm | /juːˈfiːmiː/[1] |
Đặt tên theo | Ευφήμη Eyphēmē |
S/2003 J 3 | |
Tính từ | Euphemean /juːfɪˈmiːən/[2] |
Đặc trưng quỹ đạo [4] | |
21199710 km | |
Độ lệch tâm | 0,253 |
−628,06 ngày[3] | |
168,7° | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 148,0° |
292,0° | |
109,0° | |
Vệ tinh của | Sao Mộc |
Nhóm | Nhóm Ananke |
Đặc trưng vật lý | |
Đường kính trung bình | 2 km |
23,4 | |
Eupheme /juːˈfiːmiː/, hay còn gọi là Jupiter LX, ban đầu được gọi là S/2003 J 3, là một vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc, có đường kính 2 km.
Nó được bởi đội các nhà thiên văn từ Đại học Hawaii dẫn đầu bởi Scott S. Sheppard vào năm 2003.[5][6].Sau khi được khám phá vào năm 2003 thì nó đã biến mất.[7][8][9][10] Tuy nhiên nó đã được khám phá lại vào năm 2017 và được đặt tên chỉ định vĩnh viễn vào năm đó.[11]
Nó được đặt tên vào năm 2019 theo tên Eupheme, vị thần Hy Lạp cổ đại bao hàm những lời nói tốt lành, ca ngợi, tung hô, tiếng reo hò của chiến thắng và tiếng vỗ tay, con gái của Hephaestus và Aglaea, và là cháu gái của thần Zeus.[12] Tên được gợi ý bởi người dùng Twitter Lunartic (@iamalunartic) trong một cuộc thi đặt tên do Viện Carnegie tổ chức trên mạng xã hội, người đồng thời giúp đặt tên cho một vệ tinh Jovian khác là Philophrosyne.[13][14]
Eupheme quay quanh Sao Mộc với một khoảng cách trung bình 19,622 Mm trong 628,06 ngày, ở một độ nghiêng quỹ đạo 146° so với mặt phẳng hoàng đạo (146° tới xích đạo của Sao Mộc), trong một chuyển động theo chiều kim đồng hồ và với một độ lệch tâm là 0,2507. Nó thuộc về nhóm Ananke, gồm các vệ tinh chuyển động nghịch hành xung quanh Sao Mộc từ 19,3 đến 22,7 Gm, ở các độ nghiêng quỹ đạo khoảng 150°.
We likely have all of the lost moons in our new observations from 2017, but to link them back to the remaining lost 2003 objects requires more observations a year later to confirm the linkages, which will not happen until early 2018.... There are likely a few more new moons as well in our 2017 observations, but we need to reobserve them in 2018 to determine which of the discoveries are new and which are lost 2003 moons.