Nhóm Ananke

Nhóm Ananke là một nhóm gồm các vệ tinh tự nhiên dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc mà theo một quỹ đạo tương tự như vệ tinh Ananke và được cho là có cùng một nguồn gốc.

Bán trục lớn của chúng (khoảng cách từ sao Mộc) dao động từ 19.3 đến 22.7 Gm, độ nghiêng quỹ đạo từ 145.7° đến 154.8°, và độ lệch tâm quỹ đạo từ 0.02 đến 0.28.

Biểu đồ này mô tả những vệ tinh dị hình lớn nhất của sao Mộc. Vị trí của nhóm Ananke được minh họa bởi sự hiện diện của vệ tinh Ananke gần phía dưới. Một vị trí của một vật thể trên trục hoành sẽ cho thấy khoảng cách của nó với sao Mộc. Trục tung biểu thị độ nghiêng quỹ đạo. Độ lệch tâm quỹ đạo được biểu thị bởi các đường kẻ màu vàng minh họa khoảng cách tối đa và tối thiểu của một vật thể tới Sao Mộc. Các vòng tròn minh họa kích cỡ của các vật thể khi so sánh với những cái khác.

Các thành viên trung tâm gồm (từ lớn nhất cho tới nhỏ nhất):[1][2]

Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) để dành những cái tên kết thúc bằng -e cho mọi vệ tinh nghịch hành, bao gồm các thành viên của nhóm này.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm Ananke được tin là đã được tạo thành khi một tiểu hành tinh bị Sao Mộc bắt giữ và sau đó bị vỡ thành nhiều mảnh bởi một vụ va chạm. Niềm tin này được dựa trên sự thật là sự tán sắc của tham số quỹ đạo bình quân1 của các thành viên trung tâm là rất nhỏ và có thể được giải thích bởi một lực đẩy vận tốc nhỏ (15 < δV < 80 m/s), có thể so sánh được với một vụ va chạm và vỡ tung duy nhất.[3]

Căn cứ vào kích cỡ của các vệ tinh, tiểu hành tinh gốc có thể có đường kính vào khoảng 28 km. Vì giá trị này thì gần bằng đường kính xấp xỉ của bản thân Ananke nên có khả năng là tiểu hành tinh mẹ không bị gây hỗn loạn quá lớn.[4]

Các nghiên cứu đo sáng có thể có được đã tạo thêm độ tin cậy cho giả thuyết nguồn gốc chung: ba trong số các vệ tinh của nhóm (Harpalyke, Praxidike và Iocaste) cho thấy một màu xám tương đồng (chỉ mục màu trung bình: B−V = 0.77 và V−R = 0.42) trong khi bản thân vệ tinh Ananke lại ở ranh giới giữa màu xám và màu đỏ nhạt.[5]

Biểu đồ này so sánh các thông số quỹ đạo và kích cỡ tương đối của các thành viên trung tâm của nhóm Ananke. Trục hoành minh họa khoảng cách trung bình của chúng tới Sao Mộc, và trục tung là độ nghiêng quỹ đạo của chúng, và những vòng tròn là chỉ kích cỡ tương đối của chúng
Biểu đồ này cho thấy một tầm nhìn rộng hơn so với biểu đồ trước, cho thấy cả những vệ tinh nhỏ khác tập trung gần với nhóm Ananke trung tâm.

1Tham số quỹ đạo mật tiếp của các vệ tinh dị hình của sao Mộc thay đổi nhiều trong những quãng ngắn bởi vì sự nhiễu loạn lớn của Mặt trời.Ví dụ, đã có sự thay đổi lên tới 1 Gm của bán trục lớn trong hai năm, 0,5 trong độ lệch tâm trong 12 năm, và lên tới 5° trong 24 năm được báo cáo. Các thông số quỹ đạo bình quân là những con số trung bình được tính toán bởi tích hợp bằng số của các thông số hiện tại qua một khoảng thời gian dài, sử dụng để quyết định các nhóm động học.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Scott S. Sheppard, David C. Jewitt, Carolyn Porco Jupiter's outer satellites and Trojans, In: Jupiter. The planet, satellites and magnetosphere. Edited by Fran Bagenal, Timothy E. Dowling, William B. McKinnon. Cambridge planetary science, Vol. 1, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 0-521-81808-7, 2004, p. 263 - 280 Full text(pdf). Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine
  2. ^ David Nesvorný, Cristian Beaugé, and Luke Dones Collisional Origin of Families of Irregular Satellites, The Astronomical Journal, 127 (2004), pp. 1768–1783 Full text.
  3. ^ David Nesvorný, Jose L. A. Alvarellos, Luke Dones, and Harold F. Levison Orbital and Collisional Evolution of the Irregular Satellites, The Astronomical Journal,126 (2003), pages 398–429. (pdf) Lưu trữ 2020-04-15 tại Wayback Machine
  4. ^ Sheppard, Scott S.; Jewitt, David C. (ngày 5 tháng 5 năm 2003). “An abundant population of small irregular satellites around Jupiter”. Nature. 423 (6937): 261–263. Bibcode:2003Natur.423..261S. doi:10.1038/nature01584. PMID 12748634. (pdf). Lưu trữ 2006-08-13 tại Wayback Machine
  5. ^ Grav, Tommy; Holman, Matthew J.; Gladman, Brett J.; Aksnes, Kaare Photometric survey of the irregular satellites,Icarus, 166,(2003), pp. 33-45. Preprint

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan