![]() Iocaste được chụp bởi Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii vào tháng 12 năm 2001 | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Scott S. Sheppard David C. Jewitt Yanga R. Fernandez Eugene A. Magnier |
Ngày phát hiện | 23 tháng 11 năm 2000 [1] |
Tên định danh | |
Jupiter XXIV | |
Đặc trưng quỹ đạo | |
Cận điểm quỹ đạo | 16.696.393 km (0.111 608 AU) |
Viễn điểm quỹ đạo | 25.847.607 km (0.172 780 AU) |
Bán kính quỹ đạo trung bình | 21.272.000 km (0.142 194 AU) |
Độ lệch tâm | 0,2874 |
Vệ tinh của | Sao Mộc |
Đặc trưng vật lý | |
Bán kính trung bình | 2,6 km |
84,95 km² (0,082 Trái Đất) | |
Thể tích | 74 km³ (6,8×10-11 Trái Đất) |
Khối lượng | 1,9483×1014 kg (3,26×10-11 Trái Đất) |
Mật độ trung bình | 2,6 g/cm³ |
0,002 m/s2 (0,0002 g) | |
11 km/h[1] | |
Iocaste (/aɪoʊˈkæstiː/ eye-o-KAS-teeeye-o-KAS-tee; tiếng Hy Lạp: Ιοκάστη), còn được gọi là Jupiter XXIV, là một vệ tinh tự nhiên dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc. Nó được khám phá bởi một đội các nhà thiên văn từ Đại học Hawaii dẫn đầu bởi Scott S. Sheppard vào năm 2000, và lúc đó tạm thời được đặt ký hiệu là S/2000 J 3.[2][3]
Iocaste quay quanh Sao Mộc với một khoảng cách trung bình là 20,723 triệu kilomet trong 609,427 ngày, ở một độ nghiêng quỹ đạo là 147° tính tới hoàng đạo (146° tính tới xích đạo Sao Mộc) với một độ lệch tâm là 0,2874.
Vào tháng 10 năm 2002 nó được đặt tên theo nữ thần Jocasta,[4] mẹ/vợ của thần Oedipus trong Thần thoại Hy Lạp.
Iocaste thuộc về nhóm Ananke, được tin là tàn dư của một thiên thạch nhật tâm bị bắt giữ đã bị va chạm và nổ tung.[5][6]
Vệ tinh này có đường kính khoảng 5 kilomet[7] và có màu xám (chỉ mục màu B−V=0.63, R−V=0.36), tương tự như các thiên thạch loại C.[8]