Ananke nhận được cái tên hiện tại[8] vào năm 1975;[9] trước đó, nó đơn giản được gọi là Jupiter XII. Nó đôi khi được gọi là "Adrastea"[10] từ năm 1955 đến năm 1975 (Adrastea giờ là tên của một vệ tinh khác của sao Mộc).
Ananke được lấy để đặt tên cho nhóm Ananke, gồm các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành quay xung quanh sao Mộc từ 19,3 đến 22,7 Gm, ở một độ nghiêng vào khoảng 150°.[11]
Ananke quay quanh sao Mộc ở một quỹ đạo nghịch hành có độ lệch tâm lớn và độ nghiêng lớn. Tám vệ tinh dị hình quay quanh sao Mộc đã được phát hiện kể từ năm 2000 cũng có những quỹ đạo tương tự. Các chỉ số quỹ đạo là kể từ tháng 1 năm 2000. Chúng vẫn liên tục thay đổi do các sự nhiễu loạn mặt trời và các hành tinh. Biểu đồ mô tả quỹ đạo của Ananke trong mối liên hệ với các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành khác của sao Mộc. Độ lệch tâm của những quỹ đạo đã được chọn thì được biểu thị bởi các đoạn màu vàng (kéo dài từ cận điểm quỹ đạo tới viễn điểm quỹ đạo). Vệ tinh thông thường ngoài cùng Callisto cũng được đặt vào trong biểu đồ để có sự tham chiếu.
Với những số liệu về quỹ đạo và đặc điểm vật lý đã biết cho tới giờ, Ananke được coi là tàn tích lớn nhất[12] của một vụ va chạm ban đầu đã tạo nên nhóm Ananke.[13][14]
^ ab“M.P.C. 127087”(PDF). Minor Planet Circular. Minor Planet Center. 17 tháng 11 năm 2020.
^ abGrav, T.; Bauer, J. M.; Mainzer, A. K.; Masiero, J. R.; Nugent, C. R.; Cutri, R. M.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2015). “NEOWISE: Observations of the Irregular Satellites of Jupiter and Saturn”. The Astrophysical Journal. 809 (1): 9. arXiv:1505.07820. Bibcode:2015ApJ...809....3G. doi:10.1088/0004-637X/809/1/3. S2CID5834661. 3.
^Sheppard, Scott. “Scott S. Sheppard - Jupiter Moons”. Department of Terrestrial Magnetism. Carnegie Institution for Science. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2020.
Cainabel hay còn biết tới là Huyết Thần (Chân Huyết) 1 trong số rất nhiều vị thần quyền lực của Yggdrasil và cũng là Trùm sự kiện (Weak Event Boss) trong Yggdrasil