Leda (vệ tinh)

Leda
Hình ảnh khám phá về Leda do Đài thiên văn Palomar chụp vào năm 1974
Khám phá [1]
Khám phá bởiCharles T. Kowal
Nơi khám pháĐài thiên văn Palomar
Ngày phát hiện14 tháng 9 năm 1974
Tên định danh
Tên định danh
Jupiter XIII
Phiên âm/ˈldə/[2]
Đặt tên theo
Λήδα Lēdā
Tính từLedian /ˈldiən/,[3] Ledean /ˈldiən/[4] or /lˈdən/[5]
Đặc trưng quỹ đạo[6]
Kỷ nguyên 16 tháng 2 năm 2017
(JD 2 457 800,5)
Cung quan sát42,60 năm (15,561 ngày)
0,0748405 AU (11.195.980 km)
Độ lệch tâm0,164 8788
+242,02 ngày
137,02571°
1° 29m 14.953s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo27,636 31°
(so với mặt phẳng hoàng đạo)
190,184 97°
312,929 65°
Vệ tinh củaSao Mộc
NhómNhóm Himalia
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
21,5±1,7 km[7]
Suất phản chiếu0,034±0,006[7]
20,2[8]
12,7[6]

Leda /ˈldə/ (tiếng Hy Lạp: Λήδα), còn được biết tới với cái tên là Jupiter XIII, là một vệ tinh dị hình chuyển động cùng hướng với Sao Mộc. Nó được phát hiện bởi Charles T. Kowal tại Đài thiên văn Palomar vào ngày 14 tháng 9 năm 1974, sau ba đêm quan sát và chụp ảnh liên tục (từ 11 đến 13 tháng 9; Leda xuất hiện trong cả ba đêm đó).[9] Nó được đặt tên theo nữ thần Leda, là người tình của thần Zeus, tượng trưng cho Sao Mộc trong thần thoại Hy Lạp (người đã đến với cô trong hình dạng một con thiên nga). Kowal đề xuất đặt theo tên đó và đã được IAU chứng nhận vào năm 1975.[10]

Leda thuộc nhóm Himalia, bẩy vệ tinh có quỹ đạo trong khoảng 11 đến 13 Gm tính từ Sao Mộc với độ nghiêng khoảng 27,5. Những thông số quỹ đạo nêu trên được tính tới tháng 1 năm 2021, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi do sự nhiễu loạn Mặt Trời và hành tinh.

Hình ảnh phơi sáng đơn của Leda chụp bởi tàu vũ trụ WISE vào năm 2010

Trong văn học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ phim của Anh Fire Maidens from Outer Space năm 1956 lấy bối cảnh trên vệ tinh thứ 13 của sao Mộc, mặc dù phim này được làm trước khi phát hiện ra vệ tinh Leda năm 1974.
  • Trong tiểu thuyết khoa học thiếu niên theo chủ đề tiểu thuyết lãng mạn năm 2013 của Brenda Hiatt, Starstruck, Rigel gây ấn tượng với Marsha bằng một chiếc kính thiên văn có thể nhìn thấy rõ sao Leda. Rigel bị gây ấn tượng ngược lại bởi Marsha khi cô biết quá nhiều về vệ tinh tối này của sao Mộc, mặc dù cần lưu ý rằng mãi tới năm 1974 nó mới được phát hiện ra.
  • Trong tiểu thuyết khoa học Death's End năm 2010 của Liu Cixin, Jupiter XIII bị nuốt chửng bởi một hố đen nhân tạo, tạo thành hố đen nhân tạo ổn định đầu tiên.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kowal, C. T.; Aksnes, K.; Marsden, B. G.; Roemer, E. (1974). “Thirteenth satellite of Jupiter”. Astronomical Journal. 80: 460–464. Bibcode:1975AJ.....80..460K. doi:10.1086/111766.
  2. ^ “Leda”. Lexico Từ điển Vương quốc Anh. Oxford University Press.
  3. ^ Ken Monteith (2007) Yeats and theosophy, p. 10
  4. ^ Wit Pietrzak (2011) Myth, Language and Tradition: A Study of Yeats, Stevens, and Eliot in the Context of Heidegger's Search for Being, p. 70–72
  5. ^ R.W. Chapman (1939) Adjectives from Proper Names, p. 55
  6. ^ a b “M.P.C. 128893” (PDF). Minor Planet Circular. Minor Planet Center. ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ a b Grav, T.; Bauer, J. M.; Mainzer, A. K.; Masiero, J. R.; Nugent, C. R.; Cutri, R. M.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2015). “NEOWISE: Observations of the Irregular Satellites of Jupiter and Saturn” (PDF). The Astrophysical Journal. 809 (1): 9. Bibcode:2015ApJ...809....3G. doi:10.1088/0004-637X/809/1/3. S2CID 5834661. 3.
  8. ^ Sheppard, Scott. “Scott S. Sheppard - Jupiter Moons”. Department of Terrestrial Magnetism. Carnegie Institution for Science. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ Brian G. Marsden (ngày 20 tháng 9 năm 1974). “IAUC 2702: Probable New Satellite of Jupiter”. International Astronomical Union.
  10. ^ Marsden, Brian G. (ngày 7 tháng 10 năm 1975). “Satellites of Jupiter”. International Astronomical Union.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan