Hoàng Thị Loan (cầu thủ bóng đá)

Hoàng Thị Loan
Cầu thủ Hoàng Thị Loan
Thông tin cá nhân
Nơi sinh Thanh Oai, Hà Tây, Việt Nam
Chiều cao 1,58 m (5 ft 2 in)
Vị trí Hậu vệ, Tiền vệ
Thông tin đội
Đội hiện nay
Hà Nội
Số áo 2
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2008 Hà Tây
2008–2014 Hà Nội
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2012–2014 Hà Nội II (0)
2015– Hà Nội (0)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2010 U16 Việt Nam 8 (0)
2012 U19 Việt Nam 3 (0)
2015– Việt Nam 11 (2)
Thành tích huy chương
Bóng đá nữ
Đại diện cho  Việt Nam
Giải vô địch Đông Nam Á
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Palembang 2018
SEA Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Philippines 2019 Bóng đá
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 4 tháng 10 năm 2019
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 8 tháng 12 năm 2019

Hoàng Thị Loan (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1995) là cầu thủ bóng đá thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Hà Nộiđội tuyển nữ quốc gia Việt Nam.

Loan sinh ra ở Hà Tây, tỉnh cũ ở miền Bắc Việt Nam. Sau khi tỉnh này sáp nhập về Hà Nội, Loan về tập luyện và trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của câu lạc bộ Hà Nội. Loan có 3 lần giành chức vô địch U19 quốc gia cùng với đội tuyển trẻ của Hà Nội. Sau đó, Loan thi đấu chuyên nghiệp cho Hà Nội II, sau chuyển về Hà Nội I[note 1] từ mùa giải 2015. Tại đây, Loan có 3 lần giành ngôi Á quân Giải vô địch quốc gia.

Loan từng được triệu tập lên đội U16 Việt NamU19 Việt Nam tham dự vòng loại các giải châu lục và đều không vượt qua vòng loại. Ở tuổi 20, Loan được HLV Norimatsu Takashi phát hiện và gọi lên đội tuyển quốc gia để tham dự Vòng loại của Thế vận hội Rio 2016. Sau đó, Loan đã có trận ra mắt đội tuyển quốc gia khi Việt Nam đối đầu với Đài Loan ở vòng loại năm đó. Năm 2018, Loan có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia trong khuôn khổ Giải vô địch Đông Nam Á 2018. Loan cùng đội tuyển Việt Nam giành một huy chương vàng SEA Games vào năm 2019.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Loan sinh năm 1995 tại làng Kỳ Thủy, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ nay là một làng quê ở ngoại thành Hà Nội.[2]

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Loan cùng bạn bè lên huyện xin thử sức ở đội bóng huyện và được chấp nhận. Từ đây, cứ đều đặn 3 buổi/tuần, Loan đạp xe đi tập đá bóng ở trên huyện cùng các anh chị. Sau đó cô được nhận vào đội trẻ của CLB bóng đá nữ Hà Tây, một thế lực thực sự của bóng đá nữ Việt Nam thời bấy giờ. Họ là nhà vô địch của Giải vô địch quốc gia năm 2006, huy chương vàng Đại hội TDTT toàn quốc năm 2006 và đội U18 Hà Tây cũng vừa giành chức vô địch U18 quốc gia 2007 mùa đầu tiên.[3][4]
  • Sau khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, Loan tập luyện cùng lứa trẻ của Hà Nội và cô đã cùng lứa U19 Hà Nội giành được 3 chức vô địch U19 quốc gia liên tiếp vào các năm 2012, 2013, 2014.[5]
  • Trước khi về đá cho Hà Nội I năm 2015, cô có một thời gian thi đấu ở vị trí trung vệ trong màu áo Hà Nội II, với một đội hình gồm hàng loạt các cầu thủ trẻ của U19 Hà Nội như: Thanh Huyền, Thảo Anh, Thái Thị Thảo, Kim Liên, Mỹ Hảo,... nên không quá khó hiểu khi Hà Nội II thường xếp đội sổ trên bảng xếp hạng với thành tích thi đấu không tốt.
  • Từ mùa giải 2015, cô thi đấu cho câu lạc bộ Hà Nội I (nay là câu lạc bộ Hà Nội). Tại đây cô vẫn được mặc chiếc áo số 2 từ thời còn đá cho Hà Nội II và dần dần cô cũng đã có một chỗ đứng trong đội hình của đội bóng thủ đô nhờ sự đa năng và nhiệt huyết trong thi đấu của mình.
  • Sau khi kết thúc mùa giải 2018, cô đã có ý định treo giày sớm và cô đã không tham dự Cúp quốc gia 2019, lượt đi Giải vô địch quốc gia 2019. Sau đó, cô đã trở lại thi đấu vào giai đoạn lượt về của giải vô địch quốc gia 2019 và thi đấu khá ổn định, làm tiền đề cho việc trở lại đội tuyển tham dự SEA Games 30 vào cuối năm.
  • Hiện nay, cô thuộc biên chế của Trung tâm Huấn luyện & Thi đấu TDTT Hà Nội.[6]

Sự nghiệp quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyển trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tháng 10 năm 2010, cô được HLV Nguyễn Duy Hùng gọi vào đội tuyển U16 Việt Nam tham dự Vòng loại thứ nhất Giải vô địch U16 châu Á 2011 diễn ra ở Makati, Philippines. Cô được khoác áo số 17 và ra sân đá chính cả bốn trận góp công không nhỏ giúp U16 Việt Nam vượt qua vòng loại thứ nhất một cách rất thuyết phục khi thắng cả 4/4 trận, ghi được 33 bàn và giữ sạch lưới cả bốn trận.[7]
  • Tháng 12 năm 2010, cô tiếp tục được chọn vào danh sách đội U16 đi Bangkok, Thái Lan tham dự Vòng loại thứ hai Giải vô địch U16 châu Á 2011.[8] Cô tiếp tục được khoác áo số 17 và đá chính cả bốn trận. Sau trận đầu ra quân thuận lợi khi thắng U16 Iran 4–2 thì đến 2 trận đấu tiếp theo, U16 Việt Nam đã phải nhận 2 thất bại liên tiếp trước các đối thủ trong khu vực là U16 Thái LanU16 Myanmar.[9][10][11] Trong đó, ở trận gặp U16 Thái Lan, Hoàng Thị Loan là người mắc lỗi trong vòng cấm khiến đối thủ được hưởng quả phạt đền và vượt lên dẫn trước 1–0 từ phút thứ 18.[10] Đến trận cuối cùng chỉ còn mang ý nghĩa danh dự, thầy trò ông Nguyễn Duy Hùng đã khép lại chiến dịch vòng loại năm đó bằng cuộc rượt đuổi tỉ số 3–3 với U16 Đài Loan.[12] Sau 4 trận đấu, Hoàng Thị Loan cùng đồng đội chỉ xếp thứ tư trong 5 đội và không có vé đến Vòng chung kếtNam Kinh, Trung Quốc.
  • Cuối năm 2012, cô tiếp tục được ông Nguyễn Duy Hùng triệu tập vào đội U19 Việt Nam tham dự Vòng loại thứ 2 Giải vô địch U19 châu Á 2013, cá nhân Loan được đá chính cả ba trận và thi đấu khá tốt. Tuy nhiên, các cô gái trẻ của Việt Nam đã không vượt qua vòng loại do thất bại đen đủi 1–2 trước U19 Myanmar ngay trận đầu ra quân, trận đấu mà U19 Việt Nam chỉ ghi được 1 bàn thắng nhờ công của hậu vệ Mỹ Anh còn hàng công thì tỏ ra vô duyên đến một cách lạ kỳ.[13][14]

Tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại Olympic 2016

[sửa | sửa mã nguồn]

AFF Cup 2018

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sau đó hơn 2 năm (khoảng giữa năm 2018), cô được HLV Mai Đức Chung gọi trở lại tập trung cùng đội tuyển quốc gia tham dự Giải vô địch Đông Nam Á diễn ra ở Palembang, Indonesia. Kết thúc giải, cô có 3 lần ra sân ở vòng bảng và đóng góp một bàn thắng ở phút thứ 27 trong trận gặp Singapore. Còn đội tuyển Việt Nam giành vị trí thứ 3 chung cuộc sau khi quật ngã đội tuyển Myanmar với tỉ số 3–0 trong trận tranh huy chương đồng.

SEA Games 2019

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cuối năm 2019, sau màn trình diễn khá tốt tại lượt về Giải vô địch quốc gia 2019 nên cô được thầy Chung gọi lên tập trung đội tuyển quốc gia tham dự SEA Games 30 diễn ra trên đất Philippines, SEA Games 30 cũng là kỳ SEA Games đầu tiên của cô.[6] Ở giải lần này, cô mặc áo số 4 và ra sân thi đấu 3 trận.[note 2] Kết thúc giải, cô cùng với đội tuyển nữ Việt Nam đã xuất sắc giành chiếc huy chương vàng SEA Games thứ 6 trong lịch sử cho bóng đá nữ Việt Nam khi đánh bại Thái Lan trong trận tranh huy chương vàng với tỉ số 1–0.

Vòng loại Olympic 2020

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 23 tháng 12 năm 2019, nửa tháng sau chiếc huy chương vàng SEA Games 30, Hoàng Thị Loan tiếp tục lọt vào danh sách sơ bộ 25 cầu thủ của HLV Mai Đức Chung công bố để chuẩn bị tham dự Vòng loại thứ 3 của Thế vận hội Tokyo 2020.[23][24] Ở vòng loại lần này, cơ hội của Hoàng Thị Loan cùng đồng đội là cao hơn khá nhiều so với vòng loại năm 2016 vì một đội bóng mạnh là Triều Tiên đã bất ngờ tuyên bố rút lui sau khi bốc thăm còn Đương kim vô địch châu Á Nhật Bản đã có vé tham dự với tư cách là chủ nhà.[25]

Phong cách thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cô là một cầu thủ nhỏ con (cao 1,58 m và nặng khoảng 50 kg) nhưng bù lại cô là một mẫu cầu thủ đa năng, nhiệt huyết thi đấu cao. Trái ngược với khuôn mặt khá xinh xắn và nữ tính ở ngoài đời, trong khi thi đấu tuyển thủ gốc Hà Tây này lại khá mạnh mẽ và không ngại va chạm trong các tình huống tranh chấp tay đôi.[26] Cô xuất thân là một trung vệ, nhưng có thể đá tốt ở nhiều vị trí: hậu vệ cánh phải, hậu vệ cánh trái, tiền vệ cánh phải lẫn tiền vệ phòng ngự. Bởi lẽ đó, cô được coi như hàng hiếm và là phiên bản nữ của tiền vệ Phạm Đức Huyđội tuyển nam quốc gia.[26] Ví dụ như năm 2018, khi tham dự Giải vô địch Đông Nam Á, cả ba lần vào sân thì cô đều được thầy Chung sử dụng ở vị trí tiền vệ. Sang mùa giải 2019, đã nhiều lần Hoàng Thị Loan sắm vai tiền vệ trung tâm và đều chơi khá ổn định.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thi đấu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến hết SEA Games 30.

Số lần ra sân và ghi bàn cho đội tuyển quốc gia theo năm
Đội tuyển Năm Trận Bàn
Việt Nam 2015 1 0
2016 2 0
2017 0 0
2018 3 1
2019 3 0
2020 16 0
2021 2 1
Tổng 11 2

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến hết Vòng loại Cúp bóng đá nữ châu Á 2022. Tỉ số của tuyển Việt Nam được ghi trước, bàn thắng của Hoàng Thị Loan được in đậm.

STT Ngày Địa điểm Đối thủ Tỉ số Kết quả Giải đấu
1 5 tháng 7 năm 2018 Sân vận động Gelora Sriwijaya, Palembang, Indonesia  Singapore 2–0 10–0 Giải vô địch Đông Nam Á 2018
2 29 tháng 9 năm 2021 Sân vận động Pamir, Dushanbe, Tajikistan  Tajikistan 6–0 7–0 Vòng loại Cúp bóng đá nữ Châu Á 2022

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngoài đời, Hoàng Thị Loan còn có biệt danh là Loan trố. Ở câu lạc bộ Hà Nội, người bạn thân thiết nhất của cô là hậu vệ số 15 Nguyễn Thị Thảo Anh. Giống như Hoàng Thị Loan, cô hậu vệ cánh phải đến từ Xuân Giang, Sóc Sơn này cũng khá nổi tiếng do có nhan sắc nổi bật và tươi tắn.
  • Sau SEA Games 30, cô chia sẻ với báo giới là mình vẫn chưa kết hôn. Ngoài việc đá bóng, cô còn tranh thủ bán hàng online để kiếm thêm thu nhập.[27]

Nổi tiếng sau SEA Games 30

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cô bắt đầu được chú ý với vẻ ngoài xinh xắn khi vào sân thay cho Nguyễn Thị Xuyến ở phút 82 trong trận bán kết gặp đội tuyển Philippines. Sau trận đấu bán kết, trang Facebook cá nhân của cô tăng đột biến từ 2 nghìn lên hơn 20 nghìn người theo dõi.[28][29] Vào trận tranh huy chương vàng, hình ảnh cô gái nhỏ nhắn Hoàng Thị Loan theo kèm tiền đạo cao to Kanjana Sungngoen bên phía Thái Lan đã thực sự gây cơn sốt trên cộng đồng mạng, biểu thị cho tinh thần và ý chí chiến đấu của các cô gái vàng Việt Nam.[30]
  • Sau kỳ SEA Games 30 thành công cùng đội tuyển quốc gia và sở hữu khuôn mặt xinh xắn, má lúm đồng tiền với mái tóc ngắn dễ thương nên cô được người hâm mộ và truyền thông Việt Nam chú ý rất nhiều, nhất cử nhất động của cô từ khi chuẩn bị về nước ở Philippines cho đến khi hạ cánh về dự buổi mừng công ở Nhà khách Văn phòng Chính phủ đều được săn đón và đưa tin.[31][32][33][34] Tài khoản Facebook cá nhân của cô thì đạt tới hơn 200.000 người theo dõi sau SEA Games 30.[33][note 3] Từ đó những tên gọi như crush quốc dân, vợ quốc dân, hot girl bóng đá nữ, hot girl sân cỏ, hoa khôi bóng đá nữ,... là những mỹ từ được cộng đồng yêu bóng đá Việt Nam dành cho cô.[35]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Nội

Thi đấu quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam

  1. ^ Từ năm 2018 gọi là Hà Nội do Hà Nội II đã không còn đăng ký tham dự giải vô địch quốc gia.
  2. ^ Trận đấu duy nhất cô không ra sân là trận gặp Thái Lan ở vòng bảng.
  3. ^ Tính đến hết ngày 15/12/2019, trang Facebook của cô đã đạt hơn 222.000 người theo dõi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Danh sách đội tuyển nữ Quốc gia tập trung đợt 3/2015 chuẩn bị tham dự VL Olympic nữ 2016”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 27 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ Nguyên Vũ (ngày 10 tháng 12 năm 2019). “Cầu thủ Hoàng Thị Loan: Quê ở đâu, sinh năm bao nhiêu?”. webthethao.vn. Công ty cổ phần Thể thao 24h. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ Ngọc Khánh (ngày 17 tháng 9 năm 2010). “AKA tài trợ bóng đá nữ Hà Tây”. nhandan.com.vn. Báo Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ “U18 nữ Hà Tây đoạt ngôi vô địch giải bóng đá nữ U18 QG năm 2007”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 26 tháng 8 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ “Hà Nội bảo vệ thành công ngôi vô địch giải bóng đá nữ lứa tuổi 19 Quốc gia 2014”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 14 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ a b “Danh sách đội tuyển nữ Việt Nam tham dự SEA Games 30 (Philippines)”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 20 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  7. ^ “ĐT nữ U16 Việt Nam giành quyền vào vòng loại thứ 2 giải VĐ nữ U16 châu Á 2011”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 24 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ “Danh sách ĐT Nữ U16 Quốc gia tham dự vòng loại thứ 2 giải bóng đá nữ U16 Châu Á 2011”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 29 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  9. ^ “Vòng loại thứ 2 giải VĐ U16 nữ Châu Á 2011: Việt Nam thắng thuyết phục trận mở màn”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 3 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  10. ^ a b “Vòng loại thứ 2 giải VĐ U16 nữ Châu Á 2011: Việt Nam thất thủ trước chủ nhà Thái Lan”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 5 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  11. ^ “Vòng loại thứ 2 giải VĐ U16 nữ Châu Á 2011, ngày 7/12: U16 Việt Nam hết cơ hội đi tiếp”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 7 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  12. ^ “Vòng loại thứ 2 giải U16 nữ Châu Á 2011, ngày 12/12: U16 Việt Nam giành 1 điểm cuối cùng”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 12 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  13. ^ “Thua U19 nữ Myanmar 1-2, U19 nữ Việt Nam gặp khó tại bảng B”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 1 tháng 12 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019
  14. ^ Việt Hòa (ngày 6 tháng 12 năm 2012). “Vòng loại Giải bóng đá nữ U19 châu Á 2012: Chủ nhà ngậm ngùi chia tay giải”. thethaovanhoa.vn. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  15. ^ a b “Vòng loại thứ 2 Olympic nữ Rio 2016 (14/9): Phung phí cơ hội, tuyển Việt Nam thua trận ra quân”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  16. ^ “VL thứ 2 Olympic nữ Rio 2016 (18/9): Đánh bại Myanmar, tuyển Việt Nam có 3 điểm đầu tiên”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 18 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  17. ^ “Vòng loại thứ 2 Olympic nữ Rio 2016 (20/9), Việt Nam – Jordan: 2-1”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 20 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  18. ^ “Thắng thuyết phục Thái Lan 2–0, tuyển Việt Nam giành vé vào vòng loại thứ 3 Olympic nữ 2016”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 22 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  19. ^ Trần Tiến (ngày 23 tháng 2 năm 2016). “ĐT bóng đá nữ Việt Nam chốt danh sách dự VL Olympic”. vov.vn. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  20. ^ a b “VL thứ 3 bóng đá nữ Olympic Rio 2016: Việt Nam thất thủ 0-2 trước Trung Quốc trận mở màn”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 29 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  21. ^ “VL thứ 3 bóng đá nữ Olympic Rio 2016 (2/3), Australia – Việt Nam: 9-0”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  22. ^ Trần Tiến (ngày 9 tháng 3 năm 2016). “ĐT nữ Việt Nam kết thúc vòng loại Olympic bằng trận thua Hàn Quốc”. vov.vn. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019
  23. ^ “Ngày 24/12, đội tuyển nữ Quốc gia tập trung chuẩn bị vòng loại 3 Olympic Tokyo 2020”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  24. ^ “Danh sách đội tuyển nữ Quốc gia tập trung chuẩn bị cho VL 3 Olympic Tokyo 2020”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  25. ^ Nhật Duy (ngày 24 tháng 12 năm 2019). “Đội tuyển nữ Việt Nam thêm cơ hội dự Olympic khi Triều Tiên đột ngột rút lui”. thanhnien.vn. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  26. ^ a b Lâm Tuệ (ngày 5 tháng 12 năm 2019). “Info nữ cầu thủ 'sáng cả sân' Hoàng Thị Loan – phiên bản Đức Huy của ĐT nữ Việt Nam”. taybac247.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  27. ^ Tường Phước (ngày 12 tháng 12 năm 2019). "Điêu đứng" với Hoàng Thị Loan - "hoa khôi" tuyển bóng đá nữ Việt Nam”. nld.com.vn. Báo Người lao động. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  28. ^ Kiều Trang (ngày 6 tháng 12 năm 2019). “Ảnh ngoài đời xinh xắn của hot girl tuyển bóng đá nữ Việt Nam”. news.zing.vn. Zing News. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  29. ^ Thành Đạt (ngày 6 tháng 12 năm 2019). “Hoàng Thị Loan - bóng hồng gây thương nhớ của tuyển nữ Việt Nam”. thethaovanhoa.vn. Báo điện tử Thể thao & Văn hóa, Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  30. ^ Sông Lam (ngày 9 tháng 12 năm 2019). “Hoàng Thị Loan: "Cầu thủ nữ giống nam giới của Thái Lan có gia đình rồi". dantri.com.vn. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  31. ^ Kim Chi (ngày 9 tháng 12 năm 2019). “Ảnh đời thường xinh xắn của hot girl làng bóng nữ Việt Nam”. thethaovietnam.vn. Báo điện tử Thể thao Việt Nam, Tổng cục Thể dục Thể thao. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  32. ^ Huy Phạm (ngày 11 tháng 12 năm 2019). “Đáng yêu như "crush quốc dân" Hoàng Thị Loan: Hoá thân thành fan girl, ráo riết săn tìm từng chữ ký cầu thủ U22 Việt Nam”. helino.ttvn.vn. Philippines: Helino - Chuyên trang Giải trí Khoa học Công nghệ của Báo điện tử Tri thức trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  33. ^ a b Anh Hùng (ngày 12 tháng 12 năm 2019). “Hot girl sân cỏ Hoàng Thị Loan lại "đốn tim" người hâm mộ trong buổi mừng công”. infonet.vn. Infonet, Bộ Thông tin và Truyền thông. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  34. ^ T.Nam (ngày 12 tháng 12 năm 2019). “Nụ cười tỏa nắng của nữ cầu thủ Hoàng Thị Loan trong cuộc gặp đặc biệt”. vietnamnet.vn. Báo VietNamNet. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  35. ^ Quý Nguyễn (ngày 12 tháng 12 năm 2019). "Crush quốc dân" Hoàng Thị Loan trả lời về mối quan hệ với Công Phượng: "Phượng như thế ai mà với tới được!". helino.ttvn.vn. Helino - Chuyên trang Giải trí Khoa học Công nghệ của Báo điện tử Tri thức trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hoàng Thị Loan trên Facebook

Tin tức

YouTube

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Nhân vật Oreki Houtarou trong Hyouka
Oreki Hōtarō (折木 奉太郎, おれき・ほうたろう, Oreki Hōtarō) là nhân vật chính của Hyouka
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Bạn có thể sử dụng Zoom miễn phí (max 40p cho mỗi video call) hoặc mua gói Pro/Business dành cho doanh nghiệp.
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
5 băng đảng bất lương mạnh nhất Tokyo Revengers
Là manga/anime về cuộc chiến giữa các băng đảng học đường, Tokyo Revengers có sự góp mặt của rất nhiều băng đảng hùng mạnh
Làm Affiliate Marketing sao cho hiệu quả?
Làm Affiliate Marketing sao cho hiệu quả?
Affiliate Marketing là một phương pháp tiếp thị trực tuyến giúp bạn kiếm tiền bằng cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác và nhận hoa hồng (commission) khi có người mua hàng thông qua liên kết bạn cung cấp