Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Mitsubishi A5M | |
---|---|
Kiểu | Máy bay tiêm kích |
Hãng sản xuất | Mitsubishi |
Chuyến bay đầu tiên | 4 tháng 2 năm 1935 |
Được giới thiệu | 1937 |
Tình trạng | nghỉ hưu |
Khách hàng chính | Hải quân Đế quốc Nhật Bản |
Số lượng sản xuất | 1.094 |
Được phát triển từ | Nhật Bản |
Mitsubishi A5M là máy bay cánh đơn đầu tiên hoạt động trên hạm đội, và là tiền thân trực tiếp của kiểu Mitsubishi A6M-Zero nổi tiếng. Tên mã của Đồng Minh là Claude; trong khi chính thức của Hải quân Nhật là "Máy bay Tiêm kích trên Tàu sân bay Kiểu 96" (九六式艦上戦闘機).
Được thiết kế theo tiêu chuẩn yêu cầu năm 1934, nó bay lần đầu tiên ngày 4 tháng 2 năm 1935. Nó vượt qua hầu hết các tiêu chuẩn kỳ vọng, nhất là tốc độ tối đa chỉ yêu cầu 346 km/h (215 mph), nhưng nó đạt được đến 450 km/h (280 mph). Sau một số cải tiến cho độ ổn định, nó được đưa vào phục vụ đầu năm 1937 và nhanh chóng tham gia chiến đấu lúc bắt đầu Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (1937-1945), kể cả những trận không chiến với chiếc Boeing P-26 "Peashooters" của Không quân Trung Hoa, là những trận giáp chiến và tiêu diệt đầu tiên trên thế giới giữa những chiếc máy bay tiêm kích cánh đơn. Nơi đó, nó chứng minh là kiểu máy bay tốt hơn mọi máy bay nghênh chiến, cho dù nhóm thiết kế Mitsubishi tiếp tục cải tiến A5M qua nhiều phiên bản, cho đến phiên bản cuối cùng A5M4, có thêm thùng nhiên liệu phụ vứt được gắn vào thân.
Một phiên bản huấn luyện, A5M4-K cũng được chế tạo (103 chiếc). Nó có buồng lái đôi và tiếp tục được dùng trong huấn luyện chiến đấu khá lâu sau khi A5M rời khỏi mặt trận. Hầu hết A5M có nóc buồng lái mở; một kiểu nóc kín được thử, nhưng ít được phi công Hải quân ưa thích. Tất cả đều có càng đáp cố định không xếp được với chắn bùn cho bánh đáp dạng thon (ngoại trừ phiên bản huấn luyện).
Vài chiếc A5M vẫn còn phục vụ khi bắt đầu Thế Chiến II. Nguồn tin tình báo Mỹ tin rằng A5M là máy bay tiêm kích chủ yếu của Hải quân Nhật, nhưng nó đã được thay thế bởi A6M 'Zero' trên những tàu sân bay hàng đầu và với Không Đoàn Tainan. Những tàu sân bay nhỏ và các không đoàn khác tiếp tục sử dụng A5M cho đến khi việc sản xuất 'Zero' đủ đáp ứng nhu cầu. Các khung máy bay A5M còn lại được dùng cho những phi vụ cảm tử Thần Phong (kamikaze) trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mitsubishi A5M. |
A2N - A3N - A4N - A5M - A6M - A7M