Hành chính Đại Việt thời Lê sơ, đặc biệt là sau những cải cách của Lê Thánh Tông, hoàn chỉnh hơn so với thời Lý và thời Trần, mang tính quan liêu và chuyên chế cao độ.
Từ thời Lê Thánh Tông, có sự sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ cấp địa phương. Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh.
Bộ máy chính quyền thời Lê Thái Tổ cơ bản theo mô hình thời Trần. Giúp việc trực tiếp cho hoàng đế là trung khu gồm các quan tả, hữu tướng quốc, tam thái (thái sư, thái uý, thái bảo), tam thiếu (thiếu sư, thiếu uý, thiếu bảo), tam tư (tư mã, tư không, tư khấu), bộc xạ. Dưới trung khu là hai ban văn, võ.
Đứng đầu ban võ là đại tổng quan. Tiếp đến là các chức đại đô đốc, đô tổng quản, tổng quản, tổng binh, tư mã. Ban võ gồm 6 quân điện tiền và 5 quân thiết đột.
Tổng số quan lại thời Hồng Đức là 5.370 người, trong đó quan lại trong triều 2.755 người[1].
Thời Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Đến năm 1466, Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ[2]:
Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Mỗi bộ có 1 viên Thượng thư và 2 Tả bộ thị lang và cơ quan thường trực là Vụ tư sảnh đứng đầu. Giám sát Lục bộ là Lục khoa tương ứng, gồm Lại khoa, Lễ khoa, Hộ khoa, Binh khoa, Hình khoa, Công khoa. Đứng đầu các khoa là Đô cấp sự trung và Cấp sự trung. Giúp việc cho Lục bộ là Lục tự.
Lê Thánh Tông tổ chức thêm một số cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 Bộ, bao gồm:
Thông Chính ty: cơ quan phụ trách chuyển đạt giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn từ của nhân dân tâu lên vua. Đứng đầu là Thông chính sứ, trật Tòng tứ phẩm.
Quốc Tử Giám: cơ quan giáo dục cao nhất trong cả nước. Đây là trường đại học của triều đình có nhiệm vụ đào tạo nhân tài cho quốc gia. Đứng đầu là Tế tửu, trật chánh tứ phẩm.
Quốc sử viện: cơ quan chép sử của triều đình. Nhà vua nói gì, làm gì, sử quan đều phải ghi chép cẩn thận và trung thực. Đứng đầu là Quốc sử viện Tu soạn, trật chánh bát phẩm
Khuyến nôngsứ và Hà đê sứ: Hai cơ quan coi việc nông nghiệp và trông nom về thủy lợi, đê điều.
Năm 1428, Lê Lợi khi lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Thiên (tuân theo Trời), chia đất nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc Bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châu và huyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất là xã. Xã lại chia làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân.
Đứng đầu chính quyền các đạo là chức hành khiển (phụ trách cả dân sự lẫn quân sự). Đứng đầu các trấn là các an phủ sứ, các lộ là tuyên phủ sứ, các châu, huyện là tri châu hay tri huyện, các xã là xã quan (từ thời Lê Thánh Tông đổi thành xã trưởng).
Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm 3 ty: đô tổng binh sứ ty (phụ trách quân sự), thừa tuyên ty (phụ trách các việc dân sự), hiến sát ty (phụ trách các việc thanh tra, giám sát).
Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm. Tổng số quan lại địa phương thời Hồng Đức là 2.615 người[1].
Vốn có tên là thừa tuyên Thiên Trường, năm 1469 đổi thành thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 đổi làm xứ Sơn Nam, sang đời Lê Uy Mục lại gọi là trấn Sơn Nam. Gồm có[4]:
Phủ Ứng Thiên (tức phủ Ứng Hòa thời Nguyễn, tây nam Hà Nội hiện nay) gồm các huyện: Thanh Oai (huyện Thanh Oai và một phần quận Hà Đông hiện nay), Chương Đức (huyện Chương Mỹ và một phần quận Hà Đông hiện nay), Sơn Minh (Ứng Hòa hiện nay), Hoài An (phần phía nam huyện Ứng Hòa và một phần huyện Mỹ Đức hiện nay).
Phủ Khoái Châu (nam Hưng Yên hiện nay) gồm các huyện: Đông Yên (Khoái Châu hiện nay), Kim Động (huyện Kim Động và một phần thành phố Hưng Yên hiện nay), Tiên Lữ (huyện Tiên Lữ và một phần thành phố Hưng Yên hiện nay), Thiên Thi (Ân Thi hiện nay), Phù Dung (Phù Cừ hiện nay).
Thời Lê Thái Tông vốn là 2 lộ Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Bắc Giang, năm 1469 đổi là thừa tuyên Kinh Bắc, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Kinh Bắc. Gồm có các phủ[5]:
Vốn là 3 lộ Quốc Oai thượng, trung và hạ thời Lê Thái Tổ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Quốc Oai, năm 1469 đổi là thừa tuyên Sơn Tây, năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Sơn Tây. Gồm các phủ[6]:
Thời Lê Thái Tổ là An Bang thuộc Đông Đạo, từ năm 1466 là thừa tuyên An Bang, năm 1490 gọi là xứ An Bang, thời Lê Tương Dực đổi là trấn An Bang. Gồm có 1 phủ[8]:
Phủ Hải Đông gồm các huyện: Hoành Bồ (huyện Hoành Bồ và một phần thành phố Hạ Long hiện nay), Yên Hưng (thị xã Quảng Yên và một phần thành phố Hạ Long hiện nay), Hoa Phong (Cát Hải hiện nay) và các châu: Tiên Yên, Vạn Ninh (Móng Cái hiện nay), Vĩnh An (thuộc Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay), Vân Đồn.
Thời Lê Thái Tổ thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Tuyên Quang, năm 1490 đổi là xứ Tuyên Quang, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Minh Thuận. Gồm 1 phủ[11]:
Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Gia Hưng và Quy Hóa thuộc Tây đạo, năm 1466 đặt thừa tuyên Hưng Hóa, năm 1490 đổi là xứ Hưng Hóa, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Hưng Hóa. Gồm các phủ[10]:
Phủ An Tây gồm các châu: Chiêu Tấn (thành phố Lai Châu, các huyện Tam Đường và Phong Thổ, Sìn Hồ hiện nay), Quỳnh Nhai (thuộc Sơn La hiện nay), Luân (là huyện Tủa Chùa hiện nay, nằm giữa Quỳnh Nhai và Tuần Giáo), Lai (thị xã Mường Lay và phía nam huyện Nậm Nhùn, huyện Sìn Hồ), châu Tuy Phụ (là khoảng phía bắc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu ngày nay), châu Khiêm (khoảng phần phía nam của các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu), châu Hoàng Nham (là Mường Tông khoảng huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên), châu Lễ Tuyền (khoảng huyện Lục Xuân châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc), châu Hợp Phì (là khoàng Mường Mì hay Xiềng My, nay là hương Giả Mễ (者米乡, Zhe-mi-xiang) huyện Kim Bình châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam), châu Tung Lăng (嵩陵, thổ âm gọi là Phù Phang, không rõ ở đâu), châu Quảng Lăng (廣陵 Mường La, là khoảng hương Mường Lạp, Meng-la-xiāng (勐拉乡) huyện Kim Bình châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc).
Thời Lê Thái Tổ thuộc đạo Hải Tây, thời Lê Thái Tông gồm 6 phủ Thiệu Thiên, Hà Trung, Tĩnh Gia, Thanh Đô, Trường Yên, Thiên Quan; năm 1466 đặt thừa tuyên Thanh Hoa; năm 1490 đổi là xứ Thanh Hoa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thanh Hoa. Gồm các phủ[12]:
Phủ Hà Trung gồm các huyện: Hoằng Hóa (huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa hiện nay), Thuần Hựu (Hậu Lộc hiện nay), Tống Sơn (huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn hiện nay).
Phủ Thanh Đô gồm huyện Thọ Xuân (phần lớn huyện Thường Xuân hiện nay, khác với huyện Thọ Xuân hiện tại[13]) và các châu: Quan Gia (gần biên giới Lào hiện nay), Tầm (tây bắc Quan Hóa hiện nay), Lang Chánh, Sầm (Sầm Nưa thuộc Lào hiện nay[14]).
Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Diễn Châu và Nghệ An thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Nghệ An, năm 1490 đổi là xứ Nghệ An, Lê Tương Dực đổi là trấn Nghệ An. Tương đương 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay, gồm các phủ[15]:
Phủ Ngọc Ma (tức phủ Trấn Định thời Nguyễn) gồm 1 châu Trịnh Cao (gồm 12 động) thuộc tỉnh Bolikhamsai của Lào hiện nay.
Phủ Lâm An (tức phủ Trấn Tĩnh thời Nguyễn) gồm 1 châu Quy Hợp gồm 12 động và 11 sách, vốn là đất Bồn Man nay khoảng huyện Hương Khê, Hà Tĩnh và huyện Nakai, Khăm Muộn của Lào, đầu nguồn của sông Ngàn Sâu[16].
Phủ Trấn Ninh: là đất Bồn Man, nhập vào Đại Việt từ thời Lê Thánh Tông, gồm 7 huyện: Quang Vinh, Minh Quảng, Cảnh Thuần, Kim Sơn, Thanh Vị, Châu Lang, Trung Thuận, đều thuộc Lào hiện nay.
Thời Lê Thái Tổ là 2 lộ Tân Bình và Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây, năm 1466 đặt thừa tuyên Thuận Hóa, năm 1490 đổi là xứ Thuận Hóa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thuận Hóa. Gồm các phủ[17]:
Phủ Tư Nghĩa (sau đổi thành phủ Quảng Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay) gồm các huyện: Nghĩa Giang (Tư Nghĩa và một phần Nghĩa Hành hiện nay), Mộ Hoa (Mộ Đức và một phần Đức Phổ hiện nay).