Quạ thông Á Âu (danh pháp khoa học: Garrulus glandarius) là một loài chim trong họ Corvidae.[2] Tại Việt Nam nó được gọi đơn giản là quạ thông do là loài quạ thông duy nhất có mặt tại đây.
Do phạm vi sinh sống rộng lớn nên một vài chủng rất khác biệt đã tiến hóa đến mức bề ngoài chúng trông rất khác nhau, đặc biệt là khi so sánh các dạng ở các cực điểm phân bố của loài này.
Quạ thông Á Âu là một trong số nhiều loài được Linnaeus mô tả lần đầu tiên trong ấn bản 10 sách Systema Naturae của ông. Ông công nhận mối quan hệ họ hàng của nó với các loài chim dạng quạ khác khi đặt tên nó là Corvus glandarius.[3] Tên gọi khoa học hiện tại của nó là từ tiếng Latinh, với Garrulus nghĩa là ầm ĩ, líu lo, ríu rít, lảm nhảm và glandarius nghĩa là "của quả đấu", một loại thức ăn ưa thích của nó.[4]
Là thành viên của nhóm quạ thông phổ biến rộng, quạ thông Á Âu có kích thước tương tự như quạ gáy xám phương Tây, với môi trường sống là rừng thưa hỗn hợp, cụ thể là rừng với các quần thể sồi, và nó là chim tích trữ quả đấu theo tập tính. Trong thời gian gần đây loài chim này cũng bắt đầu di cư tới các khu vực đô thị, có thể là do tác động của sự mất dần môi trường sống rừng thưa của nó. Trước khi con người bắt đầu gieo trồng cây công nghiệp ở quy mô lớn thì quạ thông Á Âu là nguồn chủ yếu để di chuyển và phát tán sồi Anh (Quercus robur), với mỗi con chim có khả năng phát tán tới trên 1.000 quả đấu mỗi năm. Quạ thông Á Âu cũng cất giấu quả đấu của các loài sồi khác, và nó từng được National Trust trích dẫn như là động vật nhân giống chính quần thể lớn nhất của sồi Holm (Quercus ilex) tại Bắc Âu ở Ventnor trên đảo Wight.[7] Quạ thông Á Âu từng được ghi nhận là đem quả đấu đi xa tới 20 km và được cho là gắn với sự lan truyền nhanh về phía bắc của các loài sồi sau thời kỳ băng hà gần đây.[8]
Kiếm ăn cả ở trên cây lẫn dưới mặt đất, quạ thông săn bắt một loạt các loài động vật không xương sống như nhiều loại sâu bọ phá hại, hạt quả đấu (quả sồi mà chúng cất giấu để ăn vào mùa đông),[9]cử và nhiều loại hạt khác, quả như các loại quả mọng của mâm xôi và thanh lương trà, chim non và trứng chim, dơi, động vật gặm nhấm nhỏ. Giống như phần lớn các loài chim, thức ăn của quạ thông thay đổi theo mùa nhưng đáng chú ý là khả năng tích trữ dồi dào các loại thức ăn của nó — đặc biệt là các loại quả đấu và hạt các loại sồi — để sử dụng trong mùa đông và mùa xuân. Trong khi việc tích trữ diễn ra quanh năm nhưng tích cực nhất là trong mùa thu.[10]
Quạ thông làm tổ trên cây hay trên cây bụi lớn, thường đẻ 4–6 trứng. Trứng nở sau 16–19 ngày ấp và chim non đủ lông đủ cánh sau khoảng 21–23 ngày. Cả chim bố lẫn chim mẹ đều kiếm thức ăn để nuôi chim con.
Tương tự như các loài quạ khác, quạ thông Á Âu được ghi nhận là biết lập kế hoạch cho các nhu cầu trong tương lai.[11] Quạ thông trống cũng để ý tới các khát khao của bạn tình khi chia sẻ thức ăn với chim mái như một phần của nghi thức tán tỉnh.[12]
^Linnaeus, C. (1758). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I. Editio decima, reformata (bằng tiếng La-tinh). Holmiae. [Stockholm]: (Laurentii Salvii). tr. 824.
^Madge, Steve; Burn, Hilary (1994). Crows and Jays. Helm Identification Guides. tr. 95. ISBN0-7136-3999-7. (mặc dù văn bản đi kèm tranh in số 11 viết rằng "khoảng 35 chủng", nhưng mô tả loài tại trang 95 viết là 33 được công nhận, và tổng số các chủng liệt kê cho mỗi nhóm cũng là 33, chỉ ra rằng con số đi kèm tranh in số 11 là bị lỗi.)
^Howe, H F; Smallwood, J (tháng 11 năm 1982). “Ecology of Seed Dispersal”. Annual Review of Ecology and Systematics. 13 (1): 201–228. doi:10.1146/annurev.es.13.110182.001221.
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây