Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle | |||
---|---|---|---|
Aéroport Paris-Charles-de-Gaulle Sân bay Roissy | |||
| |||
Thông tin chung | |||
Kiểu sân bay | Dân sự | ||
Cơ quan chủ quản | Paris Aéroport | ||
Thành phố | Paris, Pháp | ||
Vị trí | Cách Paris 25 km (16 mi) về hướng đông bắc | ||
Phục vụ bay cho | |||
Phục vụ bay thẳng cho | |||
Độ cao | 119 m / 392 ft | ||
Tọa độ | 49°00′35″B 002°32′52″Đ / 49,00972°B 2,54778°Đ | ||
Trang mạng | Paris Aéroport | ||
Maps | |||
Vị trí Île-de-France ở Pháp | |||
Đường băng | |||
Thống kê (2013) | |||
Số chuyến bay | 497.763 | ||
Lượng khách | 63.813.756 (2014) | ||
Ảnh hưởng kinh tế | 29 tỷ đô la Mỹ[2] | ||
Ảnh hưởng xã hội | 250,8 nghìn[2] | ||
Nguồn: AIP France,[3] ACI[4][5] |
Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle (tiếng Pháp: Aéroport de Paris-Charles-de-Gaulle, IATA: CDG, ICAO: LFPG), còn gọi là Sân bay Roissy (hoặc đơn giản là Roissy trong tiếng Pháp), là sân bay quốc tế lớn nhất nước Pháp, đồng thời là một trong những trung tâm hàng không chính của thế giới. Sân bay mang tên Charles de Gaulle (1890–1970), người lãnh đạo các lực lượng Pháp tự do, người sáng lập Nền cộng hòa thứ năm của Pháp và cũng là Tổng thống Pháp từ năm 1959 đến 1969. Sân bay nằm cách thủ đô Paris 25 km về phía đông bắc, đóng vai trò là trạm trung chuyển chính của Air France và là trạm trung chuyển châu Âu của Delta Air Lines.
Năm 2013, sân bay tiếp nhận 62.052.917 hành khách thuộc 497.763 chuyến bay,[6] trở thành sân bay bận rộn thứ tám trên thế giới và thứ hai tại châu Âu (sau sân bay London Heathrow) theo lượng hành khách phục vụ. Đồng thời, nó cũng là sân bay bận rộn thứ mười trên thế giới và thứ hai tại châu Âu (sau sân bay London Heathrow) theo số chuyến bay. Tính theo lượng hàng hóa vận chuyển, sân bay xếp thứ mười hai trên thế giới và xếp thứ hai tại châu Âu (sau sân bay Frankfurt) khi chuyên chở 2.150.950 tấn hàng hóa trong năm 2012.[6]
Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle tọa lạc trên phần đất có diện tích 32,38 km², được lựa chọn sau khi cân nhắc các lựa chọn tương đối hữu hạn cho việc giải tỏa, trưng dụng đất đai và khả năng mở rộng sân bay trong tương lai. Nó nằm trên ba tỉnh và sáu xã khác nhau của Pháp:
Paris Aéroport là cơ quan duy nhất quản lý sân bay này. ADP còn điều hành các sân bay Orly, Le Bourget, Marsa Alam tại Ai Cập, và một số sân bay nhỏ ở ngoại ô Paris.
Kế hoạch xây dựng sân bay Aéroport de Paris Nord (Sân bay Bắc Paris) bắt đầu vào năm 1966. Ngày 8 tháng 3 năm 1974, sân bay khánh thành, đổi tên thành sân bay Paris-Charles-de-Gaulle. Ga 1 thiết kế theo phong cách avant-garde, là tòa nhà mười tầng lầu hình trụ tròn vây quanh bởi 7 tòa nhà vệ tinh khác, mỗi tòa nhà có sáu cửa khẩu cho ánh sáng tự nhiên chiếu vào thông qua hệ thống thông khí. Paul Andreu là kiến trúc sư chính; ông đồng thời tham gia mở rộng sân bay trong nhiều thập kỷ tiếp theo.
Phông chữ Frutiger được sử dụng trên toàn bộ bảng hiệu của sân bay từ năm 1975. Mẫu chữ này ban đầu có tên gọi là Roissy, sau này được đổi tên theo nhà thiết kế Adrian Frutiger.
Trước năm 2005, mọi thông báo phát qua hệ thống loa phóng thay ở Ga 1 đều bắt đầu với tiếng chuông đặc biệt, gọi là "Indicatif Roissy" và sáng tác bởi Bernard Parmegiani vào năm 1971. Tiếng chuông này xuất hiện trong phim Frantic của Roman Polanski. Sau này, âm thanh này bị thay thế bởi tiếng chuông chính thức mang tên "Indicatif ADP".
Sân bay có ba ga. Ga 1[8] là ga hoạt động sớm nhất. Ga 2[9] ban đầu chỉ dành riêng cho Air France; tuy nhiên đã được mở rộng đáng kể và hiện đang phục vụ nhiều hãng hàng không khác. Ga 3 (T3, trước đây là T9) phục vụ các hãng hàng không giá rẻ hoặc bay thuê chuyến. Tàu CDGVAL là chuyến tàu điện nối kết các ga, trạm tàu và các bãi đậu xe.
Ga 1 do Paul Andreu thiết kế, có hình dạng giống như con bạch tuộc. Nó bao gồm một kiến trúc hình trụ tròn nằm ở giữa thực hiện các chức năng như check-in và nhận hành lý. Bảy tòa nhà vệ tinh xung quanh kết nối với tòa nhà này bằng hệ thống đường ngầm.
Mỗi tầng lầu trong tòa nhà trung tâm phục vụ một mục đích khác nhau. Tầng thứ nhất dùng cho các chức năng kỹ thuật. Ở tầng thứ hai là các cửa hàng và nhà hàng, ga tàu CDGVAL và các quầy check-in thêm vào sau đợt nâng cấp mới đây. Phần lớn các quầy check-in nằm trên tầng ba; khách hàng còn có thể lên tầng này bằng xe taxi, xe buýt hoặc phương tiện khác bằng hệ thống đường nâng. Khách chuẩn bị khởi hành sẽ lên tầng bốn; tại đây có các cửa hàng miễn thuế, các chốt cửa khẩu, và nó liên kết với các tòa nhà vệ tinh bằng các đường hầm bên dưới mặt đường. Khách vừa hạ cánh sẽ di chuyển từ các tòa nhà vệ tinh đến tầng năm của tòa nhà chính để thực hiện các thủ tục hải quan và nhận hành lý. Bốn tầng trên cùng dùng cho công tác quản lý sân bay.
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AIP
|website=
(trợ giúp)
Chung
Sụp đổ của Terminal 2E