Qatar Airways الخطوط الجوية القطرية al-Khuṭūṭ al-Jawwiyya al-Qaṭariya | ||||
---|---|---|---|---|
![]() | ||||
| ||||
Lịch sử hoạt động | ||||
Thành lập | 22 tháng 11 năm 1993 | |||
Hoạt động | 20 tháng 1 năm 1994 | |||
Sân bay chính | ||||
Trạm trung chuyển chính | Sân bay quốc tế Hamad | |||
Thông tin chung | ||||
CTHKTX | Qatar Airways Privilege Club (Qmiles) | |||
Liên minh | Oneworld | |||
Công ty mẹ | Chính phủ Qatar | |||
Công ty con |
| |||
Số máy bay | 230 | |||
Điểm đến | 198 | |||
Khẩu hiệu | ′′Going Places Together′′[1] | |||
Trụ sở chính | Qatar Airways Towers, Doha, Qatar | |||
Nhân vật then chốt | Badr Mohammed Al Meer (CEO) | |||
Nhân viên | 48,475 (2023) | |||
Trang web | qatarairways | |||
Tài chính | ||||
Doanh thu | ![]() | |||
Lợi nhuận | ![]() | |||
Lãi thực | ![]() | |||
Tổng số tài sản | ![]() |
Qatar Airways (tiếng Ả Rập: القطرية, Hãng hàng không Qatar) là một hãng hàng không có trụ sở tại Doha. Hãng hoạt động theo một hệ thống trục kết nối thủ đô Doha với trên 160 điểm đến quốc tế với hơn 200 máy bay. Trụ sở hãng đặt tại Sân bay quốc tế Hamad (DOH). Đây là một trong những hãng hàng không tăng trưởng nhanh nhất và là một trong năm hãng hàng không được nhận danh hiệu Hãng hàng không 5 sao do Skytrax bầu chọn (cùng với các hãng hàng không khác như Asiana Airlines, Cathay Pacific, Malaysia Airlines, Singapore Airlines và All Nippon Airways thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Qatar Airways là thành viên của liên minh Oneworld kể từ tháng 10 năm 2013.
Hãng được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1993 và bắt đầu hoạt động vào ngày 20 tháng 1 năm 1994. Ban đầu hãng thuộc sở hữu của các thành viên của hoàng gia Qatar nhưng tháng 4 năm 1997 thì thay đổi vào tháng 4 năm 1997 bằng một đội ngũ quản lý do Akbar Al Baker lãnh đạo (Tổng giám đốc điều hành). Hiện nay hãng này có cơ cấu sở hữu như sau: chính phủ Qatar (50%) các nhà đầu tư tư nhân (50%).
Tập đoàn Qatar Airways bao gồm Qatar Airways, Sân bay quốc tế Hamad và các dịch vụ hàng không kinh doanh của công ty, xử lý mặt đất và các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống trên chuyến bay.
Câu lạc bộ Đặc quyền hãng Qatar Airways là một chương trình dành cho khách hàng bay thường xuyên của hãng với tỷ lệ phần thưởng cao nhất thế giới. Qatar Airways là hãng hàng không chính thức cho Thế vận hội châu Á 2006 tổ chức tại Doha, Qatar từ ngày 1-15 tháng 12 năm 2006.
Qatar Airways đã giới thiệu một màu sơn và logo mới (hình ảnh loài linh dương sừng thẳng Ả Rập) cho máy bay của mình năm 2006. Máy bay đầu tiên khoác lên hình ảnh mới này là một chiếc A340-600HGW. Hình ảnh và logo này do Công ty marketing Úc Performa Global thực hiện.
Vào tháng 7 năm 2013, Qatar Airways đã trở thành nhà tài trợ áo chính của FC Barcelona. Tài trợ này kết thúc vào năm 2017[2].
Vào tháng 5 năm 2017, Qatar Airways đã trở thành đối tác của FIFA và nhà tài trợ chính thức của FIFA World Cup 2018 và 2022.[3]
Vào tháng 4 năm 2018, Qatar Airways đã trở thành nhà tài trợ áo chính của AS Roma.[4]
Vào tháng 7 năm 2018, Qatar Airways đã trở thành nhà tài trợ áo chính của Boca Juniors.[5]
Vào tháng 8 năm 2018, Qatar Airways đã trở thành đối tác uy tín và nhà tài trợ hàng không chính thức cho Đại hội thể thao châu Á 2018.
Qatar Airways có dự định mở một hãng hàng không con tại Ả Rập Saudi (với logo linh dương sừng thẳng Ả Rập màu xanh) xong dự án đã bị hủy hoàn toàn vào năm 2017, một phần do các chính sách cô lập Qatar của thế giới Ả Rập.
Tháng 7 năm 2023, Chính phủ Úc đã chặn kế hoạch mở rộng của Qatar Airways, theo đó hãng hàng không này sẽ tăng gấp đôi các chuyến bay đến Brisbane, Sydney, Perth và Melbourne.[6] Sự can thiệp của chính phủ được hãng hàng không quốc gia Úc và hãng hàng không đối thủ Qantas ủng hộ, họ cho rằng các chuyến bay của Qatar sẽ "làm méo mó thị trường",[7] trong khi chính phủ bác bỏ những lời chỉ trích từ Qatar Airways và các công ty du lịch, tuyên bố rằng việc mở rộng tuyến bay của Qatar Airways là trái với lợi ích quốc gia của Úc.[8]
Tháng 10 năm 2023, Qatar Airways đã công bố hợp tác với Starlink để cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao trên chuyến bay.[9]
Tháng 3 năm 2024, Qatar Airways đã công bố Sama 2.0, đánh dấu sự ra mắt của đội ngũ tiếp viên hàng không AI hàng đầu thế giới. Sama 2.0 đại diện cho một nhóm AI tiên tiến thu hút hành khách, tạo ra những trải nghiệm được cá nhân hóa trong suốt hành trình của họ.[10]
Tính đến năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2023:
Năm | Doanh thu (QAR b) |
Thu nhập ròng (QAR b) |
Số lượng nhân viên |
Sản lượng hành khách (m) |
Sản lượng hàng hóa (000 tấn) |
Đội bay |
---|---|---|---|---|---|---|
2016 | 35.6 | 1.6 | 39,369 | 35.6 | 954 | 190 |
2017 | 39.3 | 1.9 | 43,113 | 32.0 | 1,153 | 215 |
2018 | 42.2 | −0.25 | 45,633 | 29.1 | 1,359 | 233 |
2019 | 48.1 | −2.3 | 46,685 | 29.4 | 1,452 | 250 |
2020 | 51.1 | −7.0 | 50,110 | 32.3 | 1,493 | 258 |
2021 | 29.3 | −14.8 | 36,707 | 5.8 | 2,727 | 250 |
2022 | 52.3 | 5.6 | 41,026 | 18.5 | 3,000 | 257 |
2023 | 76.2 | 4.4 | 48,475 | 31.7 | 2,694 | 265 |
Tính đến tháng 11 năm 2023, Tổng giám đốc điều hành của Qatar Airways là Badr Mohammed Al-Meer. Al-Meer kế nhiệm Tổng giám đốc điều hành lâu năm Akbar Al Baker, người đã từ chức vào ngày 5 tháng 11 năm 2023. Al Baker giữ chức Tổng giám đốc điều hành của Qatar Airways từ tháng 11 năm 1996 đến tháng 11 năm 2023.[11]
Qatar Airways đã cung cấp chuyến bay thẳng từ Doha đến hơn 160 điểm đến trên toàn cầu. Ngày 19/12/2018, Qatar Airways cung cấp đường bay thẳng từ Doha đến Đà Nẵng (Việt Nam). Đà Nẵng là điểm đến thẳng thứ 3 tại Việt Nam sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hãng sử dụng máy bay mới nhất Boeing 787 Dreamliner cho đường bay này.[12]
Kể từ tháng 6 năm 2017, tất cả các chuyến bay của Qatar Airways đều bị cấm đến các sân bay của UAE, Ả Rập Saudi, Bahrain, Yemen, Syria, Lybia và Ai Cập do cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2017, khi Ả Rập Saudi tuyên bố cô lập Qatar. Tất cả các hãng hàng không từ các quốc gia này cũng bị cấm đến các sân bay của Qatar.[13]
Qatar Airlines có thỏa thuận liên danh với các hãng hàng không và hệ thống đào tạo sau:
Độ tuổi trung bình đội bay tính đến tháng 1 năm 2025 là 9.7 năm.
Tính đến tháng 1 năm 2025:
Máy bay | Đang hoạt động | Đặt hàng | Hành khách | Ghi chú | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
F | B | Y | Tổng | |||||
Airbus A320-200 | 28 | — | — | 12 | 120 | 132 | Dừng khai thác và thay thế bởi Airbus A321neo. | |
132 | 144 | |||||||
Airbus A321neo | — | 50 | TBA | Giao hàng từ năm 2026.[14] Thay thế Airbus A320-200. | ||||
Airbus A330-200 | 3 | — | — | 24 | 236 | 260 | ||
Airbus A330-300 | 7 | — | — | 30 | 275 | 305 | ||
Airbus A350-900 | 34 | — | — | 36 | 247 | 283 | Ra mắt khách hàng. Hãng hàng không khai thác nhiều máy bay A350-1000 nhất. | |
Airbus A350-1000 | 24 | 18 | — | 46 | 281 | 327 | ||
24 | 371 | 395 | ||||||
Airbus A380-800 | 8 | — | 8 | 48 | 461 | 517 | Dừng khai thác từ năm 2025 | |
Boeing 737 MAX 8 | 9 | — | — | 8 | 168 | 176 | ||
Boeing 737 MAX 10 | — | 25 | TBA | Đặt hàng với 25 tùy chọn. | ||||
Boeing 777-200LR | 7 | — | — | 42 | 230 | 272 | ||
234 | 276 | |||||||
Boeing 777-300ER | 57 | — | — | 42 | 312 | 354 | ||
42 | 316 | 358 | ||||||
24 | 388 | 412 | ||||||
37 | 302 | 339 | 3 máy bay đã qua sử dụng được mua từ Virgin Australia. | |||||
6 | 53 | 237 | 296 | 6 máy bay đã qua sử dụng được mua từ Cathay Pacific.
Một số có ghế hạng Phổ thông đặc biệt nhưng được bán dưới dạng hạng Phổ thông (chỉ áp dụng cho máy bay mua từ Cathay Pacific). | ||||
Boeing 777-9 | — | 60 | TBA | Đặt hàng với 50 tùy chọn. Giao hàng từ năm 2025 | ||||
Boeing 787-8 | 30 | — | — | 22 | 232 | 254 | ||
Boeing 787-9 | 19 | 11 | — | 30 | 281 | 311 | ||
Đội bay Qatar Airways Cargo | ||||||||
Boeing 777F | 28 | — | Cargo | |||||
Boeing 777-8F | — | 34 | Cargo | Đặt hàng với 16 tùy chọn. Giao hàng từ năm 2027. | ||||
Tổng cộng | 254 | 198 |
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1