Tiếng Adygea

Tiếng Adygea
Tây Circassia
кӏахыбзэ
Sử dụng tạiNga (bao gồm Circassia: Adygea)
Tổng số người nói575.900
Dân tộcngười Circassia
Phân loạiTây Bắc Kavkaz
Hệ chữ viếtchữ Kirin
chữ Latinh
chữ Ả Rập
chữ Gruzia
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Adygea
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2ady
ISO 639-3ady
Glottologadyg1241[1]
Phân bố tiếng Adygea ở Adygea, Nga (2002)
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Adygea (/ˈædɪɡ/ hay /ˌɑːdɪˈɡ/;[2] tiếng Adygea: Адыгабзэ, chuyển tự Adygabzæ) còn được gọi là tiếng Tây Circassia (tiếng Adygea: КӀахыбзэ, chuyển tự K’axybzæ), là một trong hai ngôn ngữ chính thức ở Cộng hòa Adygea (Liên bang Nga), ngôn ngữ còn lại là tiếng Nga.

Có khoảng 128.000 người nói tiếng Adygea ở Nga, hầu hết đều là người bản ngữ. Tổng cộng, có khoảng 300.000 người nói trên toàn thế giới. Cộng đồng nói tiếng Adygea lớn nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ, được nói bởi cộng đồng di cư hậu Chiến tranh Nga-Circassia (khoảng năm 1763-1864). Thêm vào đó, tiếng Adyghe được nói bởi Cherkesogai ở Krasnodar Krai.

Tiếng Adygea thuộc ngữ hệ Tây Bắc Kavkaz. Tiếng Kabardia (còn được gọi là tiếng Đông Circassia) là một "họ hàng" rất gần, được một số người coi là phương ngữ của tiếng Adygea; hoặc của một ngôn ngữ Circassia lớn hơn. Tiếng Ubykh, tiếng Abkhaztiếng Abaza có mối quan hệ xa hơn với tiếng Adygea.

Ngôn ngữ này được chuẩn hóa sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Từ năm 1936, chữ Kirin được sử dụng để viết tiếng Adygea. Trước đó, một bảng chữ cái dựa trên chữ Ả Rập đã được sử dụng cùng với chữ Latinh. Trong những năm gần đây, một dạng chữ viết Latinh mới đã được phát minh nhằm tìm cách đưa vào các âm vị từ tất cả các phương ngữ Adygea và Kabardia, cũng như các ngôn ngữ Bắc Kavkaz khác.

Hệ thống chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Adygea hiện đại sử dụng bảng chữ cái Kirin với việc bổ sung của kí tự ⟨Ӏ⟩ (palochka). Trước đây, bảng chữ cái tiếng Ả Rập (trước 1927) và Latinh (1927-38) từng được sử dụng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Adyghe”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Adyghe”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Thổ Nhĩ Kỳ

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan