Nguyễn Hòa Bình

Nguyễn Hòa Bình
Chức vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 8 năm 2024 – nay
68 ngày
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Phó Thủ tướng Chính phủ (26/08/2024 - nay)
Tiền nhiệmPhạm Bình Minh
Kế nhiệmĐương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ31 tháng 1 năm 2021 – nay
3 năm, 276 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ8 tháng 4 năm 2016 – 26 tháng 8 năm 2024
8 năm, 140 ngày
Phó Chánh ánBùi Ngọc Hòa (2008-)
Tống Anh Hào (-2016)
Nguyễn Sơn (-)
Nguyễn Văn Thuân (2014-2018)
Nguyễn Thúy Hiền (2015-2020)
Nguyễn Văn Hạnh (2015-2019)
Lê Hồng Quang (21/6/2017-29/4/2021)
Nguyễn Trí Tuệ (từ 21/6/2017)
Nguyễn Văn Du (từ 8/6/2018)
Dương Văn Thăng (2019-nay)
Nguyễn Văn Tiến (từ 26/8/2020)
Tiền nhiệmTrương Hòa Bình
Kế nhiệmLê Minh Trí
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – nay
8 năm, 280 ngày
Nhiệm kỳ26 tháng 7 năm 2011[1] – 8 tháng 4 năm 2016
4 năm, 257 ngày
Phó Viện trưởngHoàng Nghĩa Mai (-2014)
Nguyễn Thị Thủy Khiêm (2008-2018)
Lê Hữu Thể (2009-2018)
Nguyễn Hải Phong (2012-2018)
Bùi Mạnh Cường (2012-)
Trần Công Phàn (2013-2020)
Nguyễn Văn Khánh (2014-2019)
Tiền nhiệmTrần Quốc Vượng
Kế nhiệmLê Minh Trí
Nhiệm kỳ2011 – nay

Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII
Nhiệm kỳ2011 – nay
Nhiệm kỳ5 tháng 6 năm 2010 – 11 tháng 8 năm 2011
1 năm, 67 ngày
Phó Bí thưPhạm Minh Toản
Nguyễn Minh
Tiền nhiệmPhạm Đình Khối
Kế nhiệmVõ Văn Thưởng
Thông tin cá nhân
Sinh24 tháng 5, 1958 (66 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
14/10/1981
VợPhùng Nhật Hà (s.1960)
Con cái
  • Nguyễn Tuấn Anh (trai, s.1983)
  • Nguyễn Việt Anh (trai, s.1990)
Học vấn
Alma mater
Quê quánHành Đức, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
Phục vụ trong quân đội
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Thiếu tướng
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Nguyễn Hòa Bình (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1958; quê quán ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016 - 2024). Sau ngày 26 tháng 8 năm 2024, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026 thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Giang.

Ông từng là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam trước khi chuyển sang ngạch dân sự. Ông có bằng tiến sĩ luật, có học hàm Giáo sư.

Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Phó Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.[2]

Thân thế và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 24 tháng 5 năm 1958, quê quán ở Xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là một trong những hạt giống đỏ, con em của cán bộ cách mạng miền Nam Việt Nam ra bắc học tập tại Trường học sinh miền nam.[3] Cha ông là Nguyễn Lựu, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 59 Liên khu 5 thời kháng chiến chống Pháp.[4] Anh trai là liệt sĩ Nguyễn Kim Vang, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[5]

Từ năm 1975 dến năm 1980, ông là sinh viên khóa 7 chuyên ngành Luật, Trường Đại học An ninh Nhân dân[6].

Năm 1988, ông sang Moskva, làm nghiên cứu sinh Học viện Bộ Nội vụ Liên Xô và bảo vệ luận án tiến sĩ Luật học tại đây vào năm 1991 với tiêu đề "Организация предупреждения хищений социалистического имущества на водном транспорте" (Tổ chức phòng chống trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa trong vận tải đường thủy).[7]

Ông có bằng Cao cấp lí luận chính trị.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Công tác trong ngành Công an

[sửa | sửa mã nguồn]

1980 - 1987: Đội trưởng Văn phòng Công an huyện Tam Kỳ, Phó Văn phòng tổng hợp, Phó Phòng nghiên cứu khoa học Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng[6] Ông gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam 14/10/1981[6]

Sau 4 năm làm nghiên cứu sinh ở Học viện Bộ Nội vụ Liên Xô (học viện này đào tạo cảnh sát) (1987-1991) trở về, năm 1992 ông giữ chức Phó Phòng đấu tranh án công nghiệp (Phòng đấu tranh án kinh tế công nghiệp và xây dựng cơ bản P2), Phó bí thư chi bộ P2, thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ Bộ Công An (Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an, C15)[6][8]

1995 - 1999: Trưởng phòng đấu tranh án công nghiệp, Bí thư chi bộ Phòng đấu tranh án kinh tế công nghiệp và xây dựng cơ bản (P2), Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công An (C15), Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy C15[6]

1999 - 2001: Phó Cục trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy Cục Cảnh sát kinh tế - Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công An[6]

2002 - 2004: Cục trưởng, Bí thư Đảng ủy C15, Ủy viên Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an[6]

2005 - 2006: Phó Tổng cục trưởng, Ủy viên Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an[6]

2007 - 2008: Thiếu tướng, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Tháng 4 năm 2007, Thiếu tướng Công an nhân dân.[6]

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 4 năm 2008, từ chức vụ Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an, mang hàm Thiếu tướng, ông được điều động chuyển về công tác và giữ chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi phụ trách công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam.[6][9][10]

Ngày 31 tháng 3 năm 2009, ông đã ra thăm đảo Lý Sơn, đến viếng bia "Chiến sĩ trận vong", nơi thờ anh linh của con em đảo Lý Sơn đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ngoài quần đảo Hoàng Sa hàng thế kỉ trước.[11]

Ngày 5/6/2010, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa 17 nhiệm kì 2005-2010 thay thế ông Phạm Đình Khối nghỉ hưu (kể từ ngày 1/6/2010) theo Quyết định số 1490 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Phạm Minh Toản - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và ông Nguyễn Minh - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi được bầu vào chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khoá 17.[9][10][12]

Tháng 9 năm 2010: Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010-2015 đã bỏ phiếu bầu trực tiếp bí thư và bầu ông Nguyễn Hòa Bình giữ vị trí Bí thư Tỉnh ủy, với số phiếu tán thành đạt 100%.[13]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Quảng Ngãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 2011: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11.

Tháng 5 năm 2011, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Quảng Ngãi, lúc này ông có học hàm Phó giáo sư, học vị Tiến sĩ luật, bằng cao cấp lí luận chính trị.[14][15]

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào chiều ngày 26 tháng 7 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá 13 đã bầu ông (lúc này đang là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi) giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với 93,8% số phiếu bầu.[1][14]

Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam khóa 13 năm 2013, ông Bình được 198 phiếu tín nhiệm cao (đứng thứ 27 trong tổng số 47 chức danh chủ chốt)[16]. Còn năm 2014, số phiếu tín nhiệm cao của ông tăng lên, đạt 207 phiếu (xếp vị trí thứ 10).[17]

Ngày 13 tháng 4 năm 2015, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ký Quyết định bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC.[18]

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Quảng Ngãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 2016: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 được bầu vào Ban Bí thư.[19]

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông tiếp tục tham gia tranh cử và đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Quảng Ngãi gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây và Sơn Hà được 279.099 phiếu, đạt tỷ lệ 88,93% số phiếu hợp lệ. Lúc này ông đang giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 (được 1 tháng rưỡi từ ngày được bầu 8/4/2016 vào cuối nhiệm kì của Quốc hội khóa 13).

Sáng ngày 14 tháng 5 năm 2018, Nguyễn Hòa Bình có buổi tiếp xúc cử tri thuộc các cơ quan trong lĩnh vực tư pháp và nội chính tỉnh Quảng Ngãi trước kì họp thứ 5 (21/5/2018-15/6/2018), lắng nghe ý kiến của hai cử tri là ông Võ Văn Dương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, và ông Phạm Trung Uy, Chánh án TAND tỉnh Quảng Ngãi.[20]

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Quốc hội Việt Nam khóa 13 tại kỳ họp thứ 11 đã bầu ông giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kì 2011-2016 với số phiếu tán thành chiếm 95,55% tổng số đại biểu Quốc hội (472/490 phiếu hợp lệ).[6][17][21]

Ngày 27 tháng 7 năm 2016, ông tiếp tục được Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016-2021, với tỷ lệ 473/488 phiếu hợp lệ (95,75% tổng số đại biểu) tán thành. Ông đã tuyên thệ thượng tôn pháp luật vào buổi sáng cùng ngày.[22]

Chiều 26 tháng 7 năm 2021, với 480/480 đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao nhiệm kỳ 2016 - 2021, làm Chánh án TAND tối cao nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chiều ngày 26 tháng 8 năm 2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội Khóa XV đã phê chuẩn miễn nhiệm ông Nguyễn Hòa Bình thôi giữ chức vụ Chánh án TAND tối cao nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đề nghị của Chủ tịch nước Tô Lâm.

Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5 năm 2020, ông là chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm Vụ án tử tù Hồ Duy Hải. Phiên tòa này được sự quan tâm từ dư luận trong nước và quốc tế vì đây là lần đầu tiên chưa có tiền lệ mở phiên giám đốc thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp làm chủ tọa phiên tòa, Chánh án cũng từng là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kí bác kháng nghị trước đó, trình tự thủ tục điều tra, truy tố thiếu sót nghiêm trọng.[23] Diễn biến phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Luật sư trình bày loạt sai sót, mâu thuẫn trong quá trình điều tra, tố tụng và đề nghị hủy bản án trước đây để tiến hành điều tra lại.[24] Kết quả, 17/17 thẩm phán tham dự bác đề nghị của VKSNDTC, Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình tuyên y án tử hình.[25] Dư luận sau phiên tòa tỏ ra thắc mắc xung quanh kết quả, đặt ra nhiều nghi vấn về các bằng chứng kết tội Hồ Duy Hải, các đối tượng tình nghi đặc biệt là Nguyễn Văn Nghị, trách nhiệm sai sót của cơ quan tố tụng, tính khách quan của Chủ tọa.[26] Các tổ chức nhân quyền quốc tế theo dõi sát và bày tỏ quan ngại trước kết quả của bản án.[27]

Phó Thủ tướng Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 8 năm 2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội Khóa XV đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Hòa Bình giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Phát ngôn gây tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong cấp hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1983 1987 1991 1995 1999 2003 2007
Cấp hiệu
Tên cấp hiệu Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng

Người thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai cả của ông, Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1983) được HĐND tỉnh Gia Lai bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh vào ngày 07-02-2024.[29]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ngọc Lê (26 tháng 7 năm 2011). “Tân Viện trưởng VKSNDTC: Càng ít việc càng tốt”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (11 tháng 7 năm 2011). “Đồng chí Nguyễn Hòa Bình”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  3. ^ Ths Vũ Thị Kim Yến. “6 ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng trưởng thành từ lớp học miền Nam”. VietNamNet. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ Chủ tịch nước gặp mặt các cựu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan
  5. ^ Đại tướng Phan Văn Giang dự lễ tiếp nhận hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự
  6. ^ a b c d e f g h i j k PV/VOV.VN (8 tháng 4 năm 2016). “Tiểu sử tân Chánh án Tòa án NDTC Nguyễn Hòa Bình”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ Нгуен Хоа Бинь (1991). “Организация предупреждения хищений социалистического имущества на водном транспорте”.
  8. ^ “Phần II: 60 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ VÀ THAM NHŨNG”. Công an Sơn La. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ a b Ái Kiều (5 tháng 6 năm 2010). “Đồng chí Nguyễn Hoà Bình được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ a b TTXVN (16 tháng 4 năm 2010). “Nhân sự mới”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ Trà Sơn (9 tháng 4 năm 2009). “Tờ lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  12. ^ Đình Tăng (17 tháng 4 năm 2010). “Quảng Ngãi: Đồng chí Nguyễn Hòa Bình được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  13. ^ Hồng Long (30 tháng 9 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo điện tử Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  14. ^ a b “Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hoà Bình được bầu giữ chức Viện trưởng Viện KSND tối cao”. Bóa Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  15. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 Quảng Ngãi - Nguyễn Hòa Bình”. Website Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  16. ^ “Tỷ lệ tín nhiệm cao - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  17. ^ a b Võ Hải - Hoàng Thùy (8 tháng 4 năm 2016). “Tân Chánh án tòa tối cao: 'Nguyện đem hết sức thực thi công lý'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  18. ^ “Trao Quyết định bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. VKSND tỉnh Lạng Sơn. ngày 19 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.
  19. ^ “Công bố danh sách Bộ Chính trị khóa 12: Nhiều gương mặt mới”.
  20. ^ “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tiếp xúc cử tri tại Quảng Ngãi”. Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam. 2018-05-16. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018.
  21. ^ PV (8 tháng 4 năm 2016). “Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình tuyên thệ nhậm chức”. Báo chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  22. ^ Thái An (27 tháng 7 năm 2016). “Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình tuyên thệ nhậm chức”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  23. ^ “Điều đặc biệt khi ông Nguyễn Hòa Bình là chủ tọa giám đốc thẩm kỳ án”. Truy cập Ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ “Viện kiểm sát chỉ ra 6 vấn đề còn mâu thuẫn”. 8 tháng 5 năm 2020.
  25. ^ “Hội đồng thẩm phán bác kháng nghị vụ Hồ Duy Hải”. 8 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ “Dư luận xung quanh vụ án Hồ Duy Hải”.
  27. ^ “Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải”.
  28. ^ Chung Hoàng. “Không để 'góc tối' khi ghi âm, ghi hình hỏi cung”. VietNamNet. 2015-08-13. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  29. ^ baochinhphu.vn (19 tháng 2 năm 2024). “Vụ trưởng Ủy ban QLVNN tại DN giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Trương Hòa Bình
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao
2016-2024
Kế nhiệm:
Lê Minh Trí
Tiền nhiệm:
Trần Quốc Vượng
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
2011-2016
Kế nhiệm:
Lê Minh Trí
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan