Phương pháp sắp xếp chủ từ, thụ từ và động từ tổng cộng có sáu loại, dưới đây lấy S đại diện chủ từ (chủ ngữ), V đại diện động từ (vị ngữ), O đại diện thụ từ (tân ngữ), sắp xếp theo trật tự từ thường sử dụng nhất cho đến trật tự từ ít sử dụng nhất:
OSV, có tiếng Xavante, tiếng Warao, người Sardinia khi nói tiếng Ý thường hay sử dụng trật tự từ này, tiếng Anh (đặc biệt là tiếng Anh của nhân vật Yoda trong phim điện ảnh Chiến tranh giữa các vì sao càng sử dụng trật tự từ này), tiếng Trung Quốc (chủ yếu liên quan với ngôn ngữ nổi bật chủ đề) có lúc sử dụng trật tự từ này, ngôn ngữ nhân tạo tiếng Klingon đôi lúc cũng sử dụng trật tự từ này.
Tiếng Đức và tiếng Hà Lan, khi mệnh đề chính chỉ có một động từ thì trật tự từ của nó có thể coi là SVO, nhưng nếu mệnh đề chính có từ hai động từ hoặc mệnh đề phụ thuộc trở lên thì trật tự từ của nó là SOV, ngữ pháp liên quan đến hai loại ngôn ngữ này vui lòng xem thêm trật tự từ V2 (en).
Bảng biểu bên dưới cho thấy số lượng ngôn ngữ và tỉ lệ phần trăm vào năm 2013 và 2015 do Matthew Dryer điều tra. Nghiên cứu năm 2005[1] đã điều tra ra 1.228 ngôn ngữ, nghiên cứu mới hơn vào năm 2013[2] đã điều tra ra 1.377 ngôn ngữ. Trong nghiên cứu của ông Dryer không có báo cáo tỉ lệ phần trăm.
Ngôn ngữ thuộc trật tự từ SOV (và các ngôn ngữ khác có trật tự từ là tân ngữ nằm trước vị ngữ) có khuynh hướng đem tính từ đặt trước danh từ, trật tự từ loại này gọi là trung tâm ngữ đặt sau; ngôn ngữ thuộc trật tự từ VSO (và các ngôn ngữ khác có trật tự từ là vị ngữ nằm trước tân ngữ) thì ngược lại, có khuynh hướng đem tính từ đặt sau danh từ, trật tự từ loại này gọi là trung tâm ngữ đặt trước. Đối với ngôn ngữ thuộc trật tự từ SVO mà nói, cách sắp xếp trung tâm ngữ đặt sau và trung tâm ngữ đặt trước đều thường thấy.
Tiếng Nhật (trật tự từ SOV, trung tâm ngữ đặt sau): 黒い猫
Tiếng Anh (trật tự từ SVO, trung tâm ngữ đặt sau): The black cat
Tiếng Pháp (trật tự từ SVO, trung tâm ngữ đặt trước): Le chat noir
^Dryer, M. S. (2005). “Order of Subject, Object, and Verb”. Trong Haspelmath, M. (biên tập). The World Atlas of Language Structures.
^Dryer, Matthew S. (2013). “Order of Subject, Object and Verb”. Trong Dryer, Matthew S.; Haspelmath, Martin (biên tập). The World Atlas of Language Structures Online. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.