Vụ ngộ độc pa tê Minh Chay

Một hộp pa tê hiệu Minh Chay do công ty Lối Sống Mới sản xuất

Từ ngày 13 tháng 7 đến 18 tháng 8 năm 2020, tại các tỉnh thành Việt Nam đã xuất hiện rải rác những ca bệnh phải nhập viện và thở máy với triệu chứng của ngộ độc botulism (hay còn gọi là ngộ độc thịt). Sau khi khai thác bệnh sử và phát hiện bệnh nhân đều từng ăn pa tê Minh Chay – một sản phẩm thuần chay do công ty Lối Sống Mới sản xuất – các bệnh viện tuyến trung ương đã bắt đầu báo cáo trường hợp với Cục An toàn thực phẩm Việt Nam, trước khi Cục phát đi cảnh báo chính thức về vụ việc vào ngày 29 tháng 8 năm 2020.

Được nhận định là một vụ ngộ độc "nghiêm trọng" với quy mô diễn ra trên cả nước, sau khi Cục An toàn thực phẩm quốc gia thông báo, các Bộ, ngành liên quan đến vụ việc đã liên tiếp ra những đợt thu hồi sản phẩm, cảnh cáo người dân và người mua hàng. Dù vậy, số trường hợp bị ngộ độc vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới đã hỗ trợ Việt Nam 12 liều thuốc giải độc tố botulinum để dùng cho những trường hợp bệnh nặng. Tính đến cuối tháng 9 năm 2020, tổng cộng 17 bệnh nhân phải điều trị tại bệnh viện trong tình trạng nặng và nhiều người ngộ độc nhẹ khác. Một bệnh nhân nam sau đó đã tử vong.

Là vụ ngộ độc thịt đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, vụ việc đã làm dấy lên câu hỏi về lỗ hổng và bất cập trong công tác quản lý chất lượng, kiểm nghiệm thực phẩm dẫn đến bỏ lọt các sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng, diễn ra trong bối cảnh tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước tiến đến "khủng hoảng". Vụ ngộ độc thu hút sự quan tâm từ cả chính quyền, người tiêu dùng và truyền thông. Trách nhiệm cùng cách xử lý của ba Bộ liên quan cũng gây nên những ý kiến trái chiều xen lẫn chỉ trích. Hậu sự việc, cơ sở sản xuất công ty bị phạt hành chính 17,5 triệu đồng. Vụ ngộ độc Minh Chay về sau đã trở thành chủ đề nghiên cứu của nhiều bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế và Việt Nam.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản phẩm pa tê Minh Chay được sản xuất bởi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Lối Sống Mới, có địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.[1] Doanh nghiệp này thành lập vào đầu 2018, do hai thành viên góp vốn điều lệ 20 tỷ đồng, nhưng sau 2 năm thì giảm còn 5 tỷ đồng.[2][3] Trước đó, Chi Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội (NAFIQAD Hà Nội) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kiêm trụ sở công ty từ ngày 3 tháng 1 năm 2020.[1] Tuy được cấp giấy chứng nhận đầu năm, cơ sở mới bắt đầu hoạt động vào đầu tháng 7 năm 2020. Ngày 15 tháng 7 cùng năm, công ty đã ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh với Đội quản lý thị trường số 9 thuộc Cục quản lý thị trường Hà Nội, Sở Công Thương (DMS Hà Nội).[4][5]

Những sản phẩm của công ty, trong đó có pa tê Minh Chay, đều thuần chay, được quảng cáo là "không chất phụ gia, không hóa chất, không chất bảo quản".[a][6] Các hộp pa tê Minh Chay sản xuất theo đơn đặt hàng trong ngày, hạn sử dụng là 6 tháng.[7] Đa số mặt hàng doanh nghiệp được bán trực tiếp qua mạng, trong đó có hai website "pate.1001monchay.com" và "minhchay.com".[1] Số khác thì bày bán tại nhà hàng cùng tên ở số 30 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội[8][9] và trung tâm thương mại.[10][11] Mỗi hộp pa tê Minh Chay đóng hộp thủy tinh, khối lượng lần lượt 200 gram và 450 gram với giá tương đương 149.000 đồng hoặc 309.000 đồng.[12][13] Trước khi sự vụ xảy ra, sản phẩm công ty đã tham gia Hội chợ OCOP tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2020.[9]

Ngộ độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 13 tháng 7 đến 18 tháng 8 năm 2020, 9 bệnh nhân ở hai tỉnh Hà Nội (2 ca điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai chuyển từ Bệnh viện Lão Khoa Trung ương) và Thành phố Hồ Chí Minh (5 ca điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 ca tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới) đã nhập viện cấp cứu với các triệu chứng của ngộ độc botulism. Trong số 9 người này, có 7 người phải thở máy.[14][15] Các ca bệnh Thành phố Hồ Chí Minh đều đến từ những tỉnh thành khác nhau như Đồng Nai,[16][17] Long An, Bình Dương,[18] Bà Rịa – Vũng Tàu,[19] Khánh Hòa;[20] số bệnh nhân trên được chuyển từ tuyến viện tỉnh lên tuyến trung ương.[21] Có nhiều bệnh nhân thuộc nhóm người trẻ,[22] một người bị ngộ độc là phụ nữ đang mang thai.[23][24] Những trường hợp tương tự tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi,[25] trong đó có Quảng Nam với bốn ca bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức.[26][27] Cho tới trước ngày 1 tháng 9 năm 2020, khoảng 20 người phải vào viện khám sau khi ăn pa tê Minh Chay.[25][28] Trước ngày 9 tháng 9, có tổng cộng 35 người đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để khám lâm sàng sau khi ăn pa tê Minh Chay, trong đó 13 ca nghi ngộ độc nhẹ và đã được cho về nhà để theo dõi thêm.[29] 24 trường hợp khách hàng khác cũng báo cáo với Sở Y tế Hà Nội về việc gặp phải dấu hiệu ngộ độc.[30][31] Số người nhập viện điều trị trong tình trạng nặng đã lên tới 17 tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020.[19][32]

Vi khuẩn Clostridium botulinum

Tại hai ca bệnh đầu ở Hà Nội, là hai vợ chồng, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành xét nghiệm và xác định bệnh nhân bị ngộ độc vì nhiễm khuẩn Clostridium botulinum (vi khuẩn gây ngộ độc thịt).[1][33] Khi khai thác bệnh sử, bệnh viện phát hiện ra rằng cặp vợ chồng người bệnh này trước đó từng ăn hai hộp (một hộp đang ăn dở) pa tê Minh Chay.[33] Đối với những ca bệnh ở miền Nam, các bác sĩ cũng phải dành nhiều ngày tìm bệnh có triệu chứng tương tự để đi đến kết luận và báo cáo với Bộ Y tế.[34]

Ngày 19 tháng 8 năm 2020, sau khi tiếp nhận thông tin về hai ca ngộ độc tại Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm quốc gia, Bộ Y tế (VFA) đã ra công văn 1907/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế cùng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đến kiểm tra cơ sở sản xuất pa tê Minh Chay.[1][35] Vào ngày 20 tháng 8,[b][23] đoàn kiểm tra của Chi Cục tới xác minh thông tin, theo đó thấy rằng tiêu chí điều kiện vệ sinh của cơ sở không đảm bảo. Đoàn kiểm tra sau đó đã báo lại với Phòng Y tế huyện Đông Anh đình chỉ hoạt động sản xuất công ty, đồng thời tạm dừng hiệu lực giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và 13 bản tự công bố các sản phẩm;[37] lấy mẫu những lô hàng để gửi cho Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam. Bên cạnh mẫu thu thập tại cơ sở, viện kiểm nghiệm cũng lấy mẫu hộp pa tê ăn dở từ hai bệnh nhân Hà Nội.[1] Tới ngày 25 tháng 8 cùng năm, viện đã thông báo kết quả ban đầu cho thấy mẫu bệnh phẩm bệnh nhân và hộp pa tê dùng dở trên có dương tính với khuẩn Clostridium botulinum.[1][38]

Ngày 28 tháng 8 năm 2020, VFA tiếp tục lấy 18 mẫu pa tê hiệu Minh Chay để xét nghiệm thêm.[22] Đến chiều cùng ngày, Cục nhận được hai kết quả kiểm nghiệm lần lượt từ Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, xác nhận sự xuất hiện của Clostridium botulinum type B trong mẫu pa tê nguyên hộp.[1][39] Sau khi biết kết quả, ngay tối cùng ngày, Cục An toàn thực phẩm Việt Nam đã tổ chức một buổi họp khẩn với Sở Y tế và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.[40][41] Một ngày sau đó vào 29 tháng 8 năm 2020, VFA đăng tải thông tin yêu cầu thu hồi khẩn cấp các sản phẩm của công ty Lối Sống Mới trên trang web chính thức, bên cạnh việc ban hành công văn số 1995/ATTP-NĐTT[39] tới các Sở Y tế, Ban quản lý và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để rà soát và thu hồi sản phẩm.[1] Trưa cùng ngày, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm chính thức phát ngôn về sự việc trên sóng VTV1.[41][42] Trong đợt kiểm tra của NAFIQAD Hà Nội ngày 1 tháng 9 tại cơ sở sản xuất, công ty chưa xuất trình được đầy đủ hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm.[43][44] Tới ngày 3 tháng 9 cùng năm, cơ sở này đã bị niêm phong.[45]

Theo kết quả kiểm tra, từ 1 tháng 7 đến 20 tháng 8 năm 2020, có tổng cộng 11771 khách hàng mua 13 sản phẩm công ty, trong đó riêng pa tê Minh Chay là 7449 người.[c][37][47] Cũng dựa trên thống kê cụ thể, từ trước đến nay công ty đã bán ra 21500 sản phẩm đến 10000 người tiêu dùng.[48][49] Dù được loan báo rộng rãi, vẫn có người tiếp tục tiêu thụ sản phẩm vì không tiếp cận thông tin cảnh báo.[50][51] Có nhiều người dùng báo cáo bị ngộ độc nhẹ nhưng sau đó tự điều trị tại nhà và đã khỏi.[52] Trong số những khách được thông báo thu hồi, nhiều người thông tin rằng đã ăn hết hoặc chủ động tiêu hủy sản phẩm nên không còn để lấy, một số trường hợp khác thì yêu cầu được giữ lại để đòi bồi thường.[53][54] Vài người cũng mua pa tê Minh Chay để biếu tặng, cúng dường cho chùa và các vị tu hành trong chùa.[55] Tính đến ngày 22 tháng 9, cơ quan chức năng đã thu hồi 605 hộp pa tê Minh Chay và 195 sản phẩm khác, dựa trên báo cáo thống kê của 47 tỉnh thành.[54]

Bảng thống kê số sản phẩm đã bán của công ty Lối Sống Mới[d]
Tỉnh/Thành phố Số người/hộ gia đình mua Số hộp pa tê Minh Chay đã mua Tổng số sản phẩm đã mua từ công ty Số sản phẩm đã thu hồi Tham khảo
Hà Nội 1275[e] 1220 1455 141[f] [56][57][58]
Thành phố Hồ Chí Minh 1290[g] 1559 275[h] [60][61]
Nam Định 86 141 37 [52][62][63]
Quảng Trị 44 22 59 16 [52][64][65]
Bắc Ninh 490 16[i] [66]
Cần Thơ[j] 160+ 40+ [67][68]
An Giang 85 76 100+ (pa tê Minh Chay)[69] [70][71]
Hà Tĩnh 34 22 [72][73]
Vĩnh Phúc 97 68 163 8 [74][75]
Nghệ An 92 (pa tê Minh Chay) 111 [76][77][78]
Đồng Nai 300 [79][80]
Kon Tum 61 [81]
Thành phố Bắc Kạn 4 [82]
Long An 8 [83]
Quảng Bình 22 27 [84]
Thái Nguyên 63 [85]
Vĩnh Long 61 6 (pa tê Minh Chay) [86]
Bắc Giang 144[87] 28 [88][89][90]
Gia Lai 307
Hưng Yên
Ninh Bình
Thanh Hóa
Tuyên Quang
Bình Thuận

Vì đây là một dạng ngộ độc hiếm gặp[91] và thuốc chữa thuộc loại "thuốc mồ côi",[92][93] các liều giải độc tố botulinum rơi vào tình trạng khan hiếm, với giá cho mỗi lọ là 185 triệu đồng (8000 USD).[28] VFA đã cung cấp thông tin về vụ việc cho INFOSAN, một mạng lưới về an toàn thực phẩm nằm dưới sự điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và FAO.[94] Văn phòng của WHO tại Hà Nội sau đó chỉ định Bệnh viện Bạch Mai để nhập hai lọ thuốc từ Thái Lan về sử dụng cho hai ca bệnh đầu tiên và được dùng từ ngày 27 tháng 8.[33][95] WHO cũng tiếp tục tài trợ khẩn cấp 10 liều thuốc kháng độc từ Thụy Sĩ về Việt Nam cho Bệnh viện Bạch Mai để phân sang các viện khác vào ngày 8 tháng 9 năm 2020, bảo quản ở điều kiện đặc biệt.[96] 6 trong số 10 liều thuốc này đã được chuyển vào miền Nam dùng cho những ca bệnh nặng nhất, số còn lại sẽ dự trữ cho tương lai.[97][98] Đến ngày 27 tháng 11 cùng năm, người bệnh nhân nam trong hai ca bệnh ở Hà Nội đã tử vong tại nhà sau khi gia đình xin xuất viện không tiếp tục chữa trị vì bệnh chuyển xấu và tiên lượng nặng.[99][100]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau công bố của VFA, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội[101]Thành phố Hồ Chí Minh[102] đã ra công văn khẩn tới Sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã để xác minh, thu hồi sản phẩm, cảnh báo người tiêu dùng. Vào chiều ngày 31 tháng 8, NAFIQAD gửi công văn đến các Sở trên cả nước, Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bắc Ninh phối hợp thu hồi pa tê Minh Chay, kiểm tra những cơ sở sản xuất mà Cục cấp phép.[103][104] NAFIQAD Hà Nội cũng công bố đường dây nóng liên quan đến vụ việc.[105][106] Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục quản lý thị trường các tỉnh thành kiểm tra, thu hồi sản phẩm công ty.[107]

Trước đó, vào ngày 27 tháng 8 năm 2020, Cục quản lý thị trường Hà Nội đã đến kiểm tra cơ sở sản xuất pa tê Minh Chay và lập hồ sơ đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh xử lý hành chính cơ sở qua ba lỗi vi phạm liên quan đến nhãn hàng hóa cùng điều kiện an toàn thực phẩm, với mức phạt 17,5 triệu đồng.[37][108] Công ty còn phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí liên quan cho các cơ quan chức năng đã thu hồi, điều tra và lưu giữ sản phẩm, cũng như phí bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng sử dụng mặt hàng công ty.[62]

Ba Bộ ngành liên quan (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công Thương) trước sự việc đã có những ý kiến mâu thuẫn với nhau về trách nhiệm của các bên. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4 tháng 9 năm 2020, cả Thứ trưởng Bộ Y tế và Bộ Công Thương đều nói rằng sản phẩm không thuộc quản lý của Bộ.[109][110] Trả lời với báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Nguyễn Như Tiệp đã viện dẫn quy định để phân tách nhiệm vụ các ngành trong vụ việc, nêu rõ nếu xảy ra ngộ độc thì VFA sẽ là cơ quan chủ trì và phối hợp với ban ngành khác để xử lý, nói rằng "có tham gia đoàn nhưng đầu mối, thông tin là bên Sở Y tế [Hà Nội] chủ trì"; cũng theo ông, trách nhiệm quan trọng nhất trong vụ này, ngoài công ty sản xuất,[111] là Ủy ban nhân dân các cấp chứ "không thể làm thay".[4][38] Dưới cấp Sở, trong khi Sở Công Thương Hà Nội phản hồi vụ việc này không thuộc trách nhiệm của mình, Cục phó DMS Hà Nội lại nhận lực lượng quản lý thị trường "có phần trách nhiệm", nhưng vẫn cho rằng trách nhiệm cấp phép cơ sở sản xuất là thuộc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.[4] Giám đốc NAFIQAD Hà Nội Chu Phú Mỹ thì trả lời rằng Sở Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm.[112] Tuy nhiên, Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thuộc Sở Y tế thành phố đã nói rõ việc cấp giấy chứng nhận và tiếp nhận các công bố sản phẩm là NAFIQAD làm, còn lấy mẫu xét nghiệm do VFA phụ trách.[113]

Câu hỏi về trách nhiệm Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội – cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất – đã được đặt ra.[114][115] NAFIQAD Hà Nội khẳng định công tác kiểm tra, lấy mẫu giám sát được thực hiện theo đúng quy định của Cục. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, Cục đã lấy hai mẫu giám sát từ hai sản phẩm của công ty, trong đó có pa tê Minh Chay, để hậu kiểm chất lượng sản phẩm[115][116] và cho biết dự kiến đến tháng 9 cùng năm thì sẽ tiến hành hậu kiểm tiếp điều kiện sản xuất công ty.[117] Khi được hỏi tại sao không hậu kiểm toàn bộ 13 mẫu sản phẩm, phía NAFIQAD Hà Nội đã giải thích rằng việc kiểm tra hai trong số 13 mẫu sản phẩm là để tránh tốn kém và chỉ "nhận diện sản phẩm có yếu tố nguy cơ để phân tích", cũng như cho rằng cơ quan có trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước đối với công ty, còn việc cơ sở để xảy ra sai phạm thì doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về điều này và nếu kiểm tra quá nhiều lần mà không có "dấu hiệu vi phạm" thì sẽ vi phạm quy định.[114] Bên cạnh NAFIQAD Hà Nội, VFA và Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng vướng phải chỉ trích khi thời gian xét nghiệm kéo dài quá lâu, cho thấy thái độ "đủng đỉnh, chậm chạp", làm bỏ lỡ 9 ngày "vàng" trong khi thường thời gian trả kết quả thường hiếm khi quá một tuần.[118][119]

Trong buổi trả lời báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1 tháng 9 năm 2020, trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Phạm Khánh Phong Lan cho rằng cách xử lý vụ việc của ba Bộ là ví dụ điển hình của "đúng quy trình, thậm chí hơi quan liêu". Bà cũng nói rằng "tôi thà chọn cảnh báo nhầm – nghĩa là nếu có dấu hiệu thì cảnh báo, phản ứng ngay".[120] Một bài viết đăng tải trên tạp chí Giáo dục Việt Nam đã phản bác quan điểm này, theo đó cho rằng những gì bà nhận định trong cách xử lý vụ việc trái ngược hoàn toàn với thông tin trong thông cáo chung của VFA và rằng nếu làm theo cách trên thì sẽ dẫn đến những hậu quả mà "bà Lan có lường hết được?".[121]

Tại buổi họp báo Chính phủ ngày 4 tháng 9, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết sau khi nhận đơn yêu cầu điều tra từ Bộ Y tế, Bộ đã giao cho Công an thành phố Hà Nội chủ trì xử lý vụ việc và tập hợp báo cáo, đủ căn cứ sẽ khởi tố để điều tra.[122] Ngày 7 tháng 12 năm 2020, trong kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đề cập đến vụ việc "gây dư luận trong nhân dân" và đề nghị các cơ quan tiến hành điều tra, xử lý nghiêm minh, cũng như nâng cao công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục để ngăn ngừa hậu quả.[123]

Công ty Lối Sống Mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo yêu cầu VFA, công ty Lối Sống Mới đã đăng rộng rãi thông báo thu hồi sản phẩm công ty trên trang web chính thức của mình và những nền tảng khác,[22] tiếp đó ra một công văn nữa gửi tới các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thu hồi pa tê Minh Chay trên diện rộng.[124] Bà Nguyễn Thị Thùy Trang, giám đốc kiêm người sáng lập, đại diện pháp lý công ty, đã gửi "lời xin lỗi chân thành tới các bệnh nhân, khách hàng và người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi sự cố", nhấn mạnh rằng đây là "sự cố ngoài mong muốn và rủi ro đáng tiếc trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ cộng đồng để giảm thiểu thiệt hại do nguồn lực hạn chế.[125][126] Ông Nguyễn Ngọc Minh, người đồng sáng lập công ty, cũng lên tiếng khẳng định quá trình sản xuất không dùng hóa chất và cho biết sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến sự cố.[45][127] Sau khi các vụ ngộ độc xảy ra, công ty đã chủ động hỗ trợ những bệnh nhân nằm viện,[128] ngoài ra huy động hơn 50 người gọi điện và nhắn tin cảnh báo ba lượt cho những người mua sản phẩm,[129] tuy nhiên đến ngày 9 tháng 9 năm 2020 vẫn còn 500 người chưa liên lạc được.[130]

Người tiêu dùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ việc đã gây nên bức xúc lớn trong dư luận và lo lắng cho người tiêu dùng.[131][132] Bên cạnh những ý kiến cho rằng việc phát đi thông báo của VFA "bị động" và "quá chậm trễ",[91][133] quy trình thu hồi sản phẩm cũng bị nhiều người dùng phản ánh là "chậm", không "đúng quy trình" và "đùn đẩy trách nhiệm" khi thông báo đã được công bố một tháng nhưng số hộp thu hồi còn ít.[134][135] Có tin đồn lan truyền rằng kết quả kiểm nghiệm đã có từ 20 tháng 8 năm 2020.[91] Một đại diện phía VFA giải thích quá trình xử lý vụ việc được thực hiện "khi có đủ căn cứ pháp luật và cân bằng giữa lợi ích của người tiêu dùng, nhà sản xuất".[22] Phát ngôn này bị nhiều người chỉ trích vì cho rằng nhà chức trách không coi trọng sức khỏe của người dân.[94] Tuy nhiên quan điểm trên sau đó bị chính Cục phủ nhận, theo đó khẳng định kết quả xét nghiệm mới có từ 28 tháng 8 năm 2020, đồng thời coi "sức khỏe người tiêu dùng là tối thượng" và cho biết sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để làm rõ động cơ phát tán thông tin.[42][91]

Việc vụ ngộ độc diễn ra trong thời điểm tháng lễ Vu-lan được cho là làm nguy cơ ngộ độc tăng lên nhiều hơn.[22][118] Trước các ca mắc liên tiếp xảy ra, có ghi nhận cho biết số lượng người mua đồ chay, cỗ chay đã giảm hẳn và họ chuyển sang ăn cỗ mặn cúng lễ Vu-lan.[136]

Nhiều ca ngộ độc pa tê Minh Chay số tiền để chữa trị được ước tính lên tới hàng trăm triệu đồng, khiến bệnh nhân lâm vào cảnh nợ nần.[137][138] 3 tháng sau vụ việc, các nạn nhân đã lên tiếng cáo buộc phía công ty Lối Sống Mới không hề có động thái gì với thiệt hại của người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm. Khi những trường hợp này được đưa tin, ông Ngọc Minh cho biết rằng đã đến thăm và hỗ trợ các gia đình nạn nhân "nhiều lần", nhưng lên tiếng giải thích không phải đền bù tổn thất do cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận cuối cùng về sự việc, điều tra lỗi sai ở đâu, cũng như tiết lộ rằng phía công ty và nạn nhân từng thương lượng số tiền sẽ bồi thường, tuy vậy do không đi đến kết quả nên thống nhất sẽ chờ kết luận từ điều tra.[138]

Truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tờ báo Việt Nam đã phê phán sự "vô tâm, vô ý" của nhà sản xuất, chỉ trích cách quản lý và trách nhiệm cơ quan liên quan tới sản phẩm trong vụ việc,[139] ngoài ra còn liên hệ trường hợp với những vụ ngộ độc trên diện rộng trong nước trước đó.[140] Một số trang báo thì vẽ những bức tranh biếm họa về vụ việc.[141] Các ý kiến đều chỉ ra sự bất cập trong cách xử lý của ba Bộ và gọi đây là " "đá" trách nhiệm",[38][142] "chồng chéo",[62][143] đơn cử như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nơi cấp phép lưu hành thực phẩm chay ăn liền, nhưng tới lúc xảy ra ngộ độc thì Bộ Y tế là cơ quan xử lý vụ việc.[5]

Cây bút Ngọc Lâm đã viết cho tờ Tiền phong một bài viết với tựa đề "Người "gác cổng" ở đâu?", theo đó bức xúc trước cách xử lý của các cơ quan thẩm quyền, cho rằng "họ gần như chỉ chạy theo và xử lý các sự việc đã rồi". Tác giả cũng nhận định đây là một "giọt nước tràn ly" trong dư luận trước thực trạng quản lý an toàn thực phẩm có quá nhiều bất cập và việc cấp phép thực phẩm tràn lan nhưng bỏ ngỏ công tác hậu kiểm.[119] Vào ngày 25 tháng 9, tức khoảng một tháng sau khi vụ việc xảy ra, báo Người lao động đăng một bài viết đặt dấu hỏi về trách nhiệm xử lý của cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc khi tính tại thời điểm bài viết đăng lên, ngoài việc xử phạt hành chính cơ sở sản xuất thì các cơ quan chức năng dường như chưa có thêm hành động pháp lý nào khác, điều đã khiến nhiều người dân lo lắng khi việc này sẽ dẫn tới chuyện "... để lâu hóa bùn". Bài viết đồng thời bày tỏ thái độ mỉa mai cơ quan công quyền với thái độ "giơ cao đánh khẽ" trước sự vụ và các vụ việc với tầm ảnh hưởng dư luận tương tự.[144]

Tác động

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là vụ ngộ độc botulism đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam,[145][146] được nhận định là "nghiêm trọng" khi sản phẩm có nguy cơ gây ngộ độc rất cao và lượng tiêu thụ ra bên ngoài thị trường rất lớn.[147][148] Xảy ra trong bối cảnh xu hướng sử dụng đồ chay tăng lên và phổ biến với người tiêu dùng,[149][150] sau sự việc này, tiếp tục có những ca ngộ độc tương tự được ghi nhận khi ăn pa tê chay hoặc các loại thực phẩm khác.[151] Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành tổng kiểm tra các cơ sở sản xuất đồ chay trên toàn thành phố, trong đó phát hiện 14 cơ sở vi phạm và số tổng số tiền phạt là 55 triệu đồng.[56][57] Vụ việc cũng cho thấy sau nhiều nỗ lực của cộng đồng quốc tế và Việt Nam để cải thiện vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm trong nước, người dân dường như vẫn lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm và đang tiến đến "tỷ lệ khủng hoảng".[152][153]

Vụ ngộ độc đã làm dấy lên những câu hỏi về lỗ hổng, bất cập trong công tác quản lý chất lượng, kiểm nghiệm thực phẩm dẫn đến bỏ lọt các sản phẩm kém chất lượng ra thị trường đến tay người tiêu dùng, cũng như quy trình cảnh báo và thu hồi sản phẩm chứa chất độc.[154] Các chế tài xử lý cũng gây ra ý kiến tranh cãi vì chưa đủ răn đe và thường chỉ dừng ở mức dân sự mà không phải hình sự, được lý giải là bởi luật về những trường hợp này còn ""hở" quá nhiều", dẫn đến số người vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khá lớn nhưng xử lý hình sự thì "rất ít".[155] Sự việc và các khía cạnh xoay quanh nó sau này đã trở thành chủ đề của nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học Việt Nam và quốc tế.[156] Đến năm 2022, trang VTC News liệt kê vụ việc vào trong số những vụ "vi phạm trắng trợn quyền lợi người tiêu dùng".[132]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Điều này đã gây ra nghi vấn vì nếu không có chất bảo quản thì không thể ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn.[6]
  2. ^ Dựa trên thông báo từ phía công ty Lối Sống Mới, có ý kiến đã chỉ ra sự mâu thuẫn khi công ty thông báo thu hồi các sản phẩm có hạn sản xuất đến ngày 28 tháng 8 năm 2020, trong khi cơ sở sản xuất đã bị đình chỉ từ 20 tháng 8.[36]
  3. ^ Có nguồn ghi 6393 khách hàng mua sản phẩm pa tê Minh Chay.[46]
  4. ^ Thống kê này dựa trên tổng hợp từ các nguồn báo cáo khác nhau; thống kê có thể không đầy đủ do sẽ có những nơi không đưa tin về số liệu sản phẩm đã mua và bị thu hồi hoặc tại địa phương không có khách hàng mua các sản phẩm công ty.
  5. ^ Có nguồn ghi 2072 người mua sản phẩm pa tê Minh Chay.[46]
  6. ^ Tính đến ngày 5 tháng 9 năm 2020.[46]
  7. ^ 1223 người mua qua mạng.
  8. ^ Tính đến ngày 16 tháng 9 năm 2020.[59]
  9. ^ Tính đến ngày 8 tháng 9 năm 2020.[66]
  10. ^ Thống kê số người mua qua Facebook.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i “Thông tin về quá trình xử lý vụ việc Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối Sống Mới (địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum”. vfa.gov.vn. Cục An toàn thực phẩm. 1 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ Nhật Huỳnh (1 tháng 9 năm 2020). “Ông chủ Pate Minh Chay là ai?”. Nhà đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ Mai Chi (31 tháng 8 năm 2020). “Bất ngờ chủ quán Minh Chay gây ngộ độc: Giám đốc trẻ góp 10 tỷ đồng mở DN”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ a b c Tất Định, Hoài Thu, Thúy Quỳnh, Chi Lê (5 tháng 9 năm 2020). “Đại diện 3 cơ quan nói về trách nhiệm quản lý pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Lan Anh, Ngọc Lan (1 tháng 9 năm 2020). “Quản lý thực phẩm: 3 bộ cùng quản, xử lý thêm rối”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ a b Ngọc Mai (5 tháng 9 năm 2020). “Chất bảo quản thực phẩm lợi hại ra sao?”. Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Thanh Loan (14 tháng 9 năm 2020). “Cách nào để không còn ngộ độc thực phẩm như pate Minh Chay?”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ TN (5 tháng 9 năm 2020). “Đã có hơn 7.000 sản phẩm pate Minh Chay bán ra từ đầu tháng 7 đến 22/8”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ a b Minh Anh (31 tháng 8 năm 2020). “Minh Chay là gì?”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ Thi Hà, Anh Tú (31 tháng 8 năm 2020). “TP HCM tìm được 1.290 người mua pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ Anh Minh, Phương Đông (4 tháng 9 năm 2020). “Chủ sở hữu Pate Minh Chay sản xuất, kinh doanh thế nào?”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ Minh Anh (5 tháng 9 năm 2020). 'Soi' giá pate Minh Chay nhiễm độc”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  13. ^ Thanh Thương (5 tháng 9 năm 2020). “Vì sao pate Minh Chay đắt gấp 2-3 lần pate thường?”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ Hồng Châu, Thanh Thu (2 tháng 9 năm 2020). “Tràn lan đồ chay không nhãn mác”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ Phan Hậu (1 tháng 9 năm 2020). “Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay có độc tố chết người”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ A Lộc (8 tháng 9 năm 2020). “Đồng Nai thêm một bệnh nhân ngộ độc do ăn patê Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  17. ^ A Lộc (31 tháng 8 năm 2020). “Đồng Nai: 1 trong 2 ca nghi ngộ độc do ăn patê Minh Chay vẫn phải thở máy”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  18. ^ Trần Ngọc (1 tháng 9 năm 2020). “TP.HCM mới chỉ thu hồi được 103 hộp pate Minh Chay”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  19. ^ a b Thư Anh (12 tháng 9 năm 2020). “Người thứ 10 nhập viện Chợ Rẫy do ngộ độc sau ăn pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  20. ^ Thái Bình (5 tháng 9 năm 2020). “Khánh Hòa thu hồi pate Minh Chay và 12 sản phẩm của Lối Sống Mới”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  21. ^ Thanh Hải (4 tháng 9 năm 2020). “Cần thu hồi gấp pate Minh Chay trên diện rộng”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  22. ^ a b c d e Lan Anh, Danh Trọng, H.Lộc (31 tháng 8 năm 2020). “Vụ patê Minh Chay nhiễm độc tố thần kinh cực mạnh: Cơ quan chức năng chậm trễ?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ a b Anh Nhàn, Lệ Hà (31 tháng 8 năm 2020). “Pate Minh Chay: Độc tố botulinum là thủ phạm”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  24. ^ Nguyễn Thạnh (30 tháng 8 năm 2020). “Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận nhiều người ngộ độc sau ăn pate Minh Chay”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  25. ^ a b L.Anh, H.Lộc (31 tháng 8 năm 2020). “Thêm nhiều bệnh nhân vào viện vì patê Minh Chay, chưa có thuốc giải độc phù hợp”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  26. ^ Đắc Thành (5 tháng 9 năm 2020). “Sư cô Quảng Nam ngộ độc sau ăn pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  27. ^ Q.Vinh (5 tháng 9 năm 2020). “Quảng Nam: Thêm một ni cô nhập viện sau khi ăn pate Minh Chay”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  28. ^ a b L.Anh, H.Lộc (1 tháng 9 năm 2020). “Thuốc giải độc tố trong patê Minh Chay: rất hiếm, giá 185 triệu đồng/lọ”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  29. ^ Lê Nga (9 tháng 9 năm 2020). “35 người đến Bạch Mai khám sau ăn pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  30. ^ Phạm Quý (5 tháng 9 năm 2020). “24 người ở Hà Nội bị đau đầu, chóng mặt sau khi ăn pate Minh Chay”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  31. ^ D.Thu (3 tháng 9 năm 2020). “Thêm 24 người ăn pate Minh Chay có dấu hiệu bất thường”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  32. ^ Vũ Em (30 tháng 9 năm 2020). “Thêm 1 bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  33. ^ a b c Lê Nga , Nguyễn Chi (3 tháng 9 năm 2020). “Độc tố trong pate Minh Chay được phát hiện cách nào?”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  34. ^ Bích Huệ (2 tháng 9 năm 2020). “Bác sĩ phát hiện vụ ngộ độc pate Minh Chay thế nào?”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  35. ^ Lệ Hà (1 tháng 9 năm 2020). “Bộ Y tế lên tiếng trước thông tin xử lý chậm vụ Pate Minh Chay nhiễm độc”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  36. ^ Trần Ngọc (30 tháng 8 năm 2020). “Yêu cầu ngưng từ 20-8, pate Minh Chay vẫn sản xuất đến 28-8?”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  37. ^ a b c Chí Tuệ (3 tháng 9 năm 2020). “Gây ngộ độc, cơ sở patê Minh Chay bị phạt hành chính 17,5 triệu đồng”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  38. ^ a b c L.Anh, X.Long, C.Tuệ (2 tháng 9 năm 2020). “Vụ ngộ độc hàng loạt vì Patê Minh Chay: Các sở 'đá' trách nhiệm”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  39. ^ a b “Công văn số 1995/ATTP-NĐTT” (PDF). vfa.gov.vn. Cục An toàn thực phẩm. 29 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  40. ^ Lan Anh (1 tháng 9 năm 2020). “Cục An toàn thực phẩm cho rằng đã 'xử lý nhanh chóng' vụ Pate Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  41. ^ a b Tuấn Bảo (1 tháng 9 năm 2020). “Cục An toàn thực phẩm phản hồi thông tin: Quá trình xử lý vụ việc Pate Minh Chay chậm trễ?”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  42. ^ a b Thái Bình (1 tháng 9 năm 2020). “Liên quan đến vụ ngộ độc pate Minh Chay: Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói gì?”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  43. ^ Trọng Tùng (1 tháng 9 năm 2020). “Doanh nghiệp không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu sản xuất pate Minh Chay”. Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  44. ^ Phan Hậu (1 tháng 9 năm 2020). “Doanh nghiệp không chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu sản xuất pate Minh Chay”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  45. ^ a b Tất Định, Võ Hải (3 tháng 9 năm 2020). “Chủ sản phẩm pate Minh Chay lên tiếng sau vụ ngộ độc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  46. ^ a b c C. Linh (9 tháng 9 năm 2020). “Phát hiện nhiều lỗi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của Công ty Lối sống mới”. Báo Công an Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  47. ^ Bùi Thư (4 tháng 9 năm 2020). “Việt Nam báo cáo vụ ngộ độc pâté Minh Chay với tổ chức quốc tế”. BBC Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  48. ^ Nguyễn Trăm (31 tháng 8 năm 2020). “Hơn 20.000 hộp pate Minh Chay đã được bán ra thị trường toàn quốc”. Viettimes. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  49. ^ “Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Họ đã làm gì trước thảm hoạ?”. VOV Giao thông. 7 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  50. ^ L.Anh (9 tháng 9 năm 2020). “Cảnh báo liên tục, vẫn có thêm người ăn patê Minh Chay và bị ngộ độc”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  51. ^ Đinh Hằng (11 tháng 9 năm 2020). “Vẫn ghi nhận thêm ca ngộ độc Botulinum sau khi sử dụng pate Minh Chay”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  52. ^ a b c Giang Chinh, Hoàng Táo (15 tháng 9 năm 2020). “Phát hiện nhiều người ngộ độc nhẹ sau ăn pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  53. ^ Nguyễn Trí (7 tháng 9 năm 2020). “Vụ patê Minh Chay: Nhiều khách hàng đòi giữ sản phẩm để được bồi thường”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  54. ^ a b Vũ Long (23 tháng 9 năm 2020). “Thu hồi pate Minh Chay có độc tố: Khách hàng đã ăn hết hoặc vứt bỏ”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  55. ^ Ngọc Ánh (1 tháng 9 năm 2020). “Pate Minh Chay được một số người mua để biếu tặng, cúng dường”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  56. ^ a b H.Anh (4 tháng 9 năm 2020). “Sau vụ Pate Minh Chay, Hà Nội phát hiện thêm 14 cơ sở thực phẩm chay vi phạm”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  57. ^ a b Duy Tiến (5 tháng 9 năm 2020). “Hà Nội xử phạt 14 cơ sở kinh doanh, nhà hàng chay vi phạm sau vụ pate Minh Chay”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  58. ^ D.Thu (5 tháng 9 năm 2020). “Hà Nội chưa liên hệ được với hơn 100 người đã mua pate Minh Chay”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  59. ^ Quốc Thái (16 tháng 9 năm 2020). “Thu hồi pate Minh Chay không được sẽ cưỡng chế”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  60. ^ Nguyễn Trí (31 tháng 8 năm 2020). “TP.HCM tìm được 1.290 khách hàng mua patê Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  61. ^ Thảo Lê, Thu Hiến (31 tháng 8 năm 2020). “Vụ độc tố trong Pate Minh Chay: gần 1.300 người ở TP.HCM đã mua hàng”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  62. ^ a b c Phạm Quý (15 tháng 9 năm 2020). “98 người Nam Định dùng pate Minh Chay, 6 người biểu hiện ngộ độc”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  63. ^ Chí Tuệ (15 tháng 9 năm 2020). “Thêm 6 người tức ngực, mờ mắt sau khi ăn patê Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  64. ^ Quốc Nam (15 tháng 9 năm 2020). “Thêm 5 người tại Quảng Trị ăn patê Minh Chay có biểu hiện mệt mỏi, nôn, đi ngoài”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  65. ^ Hưng Thơ (15 tháng 9 năm 2020). “Quảng Trị: Một số ca ngộ độc sau khi sử dụng sản phẩm pate Minh Chay”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  66. ^ a b Quế Chi (11 tháng 9 năm 2020). “Bắc Ninh: Thu hồi 16 sản phẩm của công ty sản xuất pate Minh Chay”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  67. ^ Hoàng Tùng (6 tháng 9 năm 2020). “Cần Thơ: Hơn 160 người đã mua sản phẩm chay của Công ty Lối sống mới”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  68. ^ H.Hoa (6 tháng 9 năm 2020). “Trên 160 người ở TP Cần Thơ mua sản phẩm của Công ty Lối sống mới”. Báo Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  69. ^ Nguyễn Hành (18 tháng 9 năm 2020). “An Giang thu hồi trên 100 sản phẩm "Pate Minh Chay". Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  70. ^ Lê An (17 tháng 9 năm 2020). “An Giang: Hơn 100 sản phẩm patê Minh Chay được người dân mua sử dụng”. Giao Thông. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  71. ^ Thanh Sang (16 tháng 9 năm 2020). “Xác định được 85 người mua sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  72. ^ Đức Hùng (6 tháng 9 năm 2020). “34 người Hà Tĩnh mua sản phẩm Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  73. ^ Tuấn Dũng (6 tháng 9 năm 2020). “Vụ ngộ độc pate Minh Chay: Hà Tĩnh đã thu hồi được toàn bộ sản phẩm mà người tiêu dùng đã mua”. soyte.hatinh.gov.vn. Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  74. ^ Anh Thư (23 tháng 9 năm 2020). “Vĩnh Phúc: Thu hồi sản phẩm của công ty sản xuất Pate Minh Chay”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  75. ^ Tuyết Nhung (10 tháng 9 năm 2020). “Vĩnh Phúc ghi nhận có 53 khách hàng mua sản phẩm Pate Minh Chay”. Thương hiệu và Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  76. ^ Tiến Hùng (11 tháng 9 năm 2020). “92 người ở Nghệ An đã mua pate Minh Chay bị nhiễm khuẩn”. Báo Nghệ An. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  77. ^ Nguyễn Hải (10 tháng 9 năm 2020). “Một người Nghệ An mua 6 lọ pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  78. ^ V. Đồng (11 tháng 9 năm 2020). “Nghệ An: Pate Minh Chay chủ yếu được mua qua mạng”. Gia đình và Xã hội. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  79. ^ Nha Mẫn (7 tháng 9 năm 2020). “Vụ pate Minh Chay: Quá nhiều người dân, đơn vị, chùa đã mua sản phẩm chay của Lối Sống Mới”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  80. ^ Lê Xuân (7 tháng 9 năm 2020). “Bệnh nhân nghi ngộ độc pate Minh Chay ở Đồng Nai trở nặng”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  81. ^ Hoài Nhân (7 tháng 9 năm 2020). “61 cá nhân ở Kon Tum mua và sử dụng "Pate Minh Chay". Thanh tra. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  82. ^ Triệu Biển (22 tháng 9 năm 2020). “Thu hồi 04 sản phẩm pate Minh Chay tại thành phố Bắc Kạn”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Kạn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  83. ^ Kim Khánh (5 tháng 9 năm 2020). “Cần Đước: Thu hồi sản phẩm pate Minh Chay”. Báo Long An. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  84. ^ Nh.V (10 tháng 9 năm 2020). “Toàn tỉnh có 22 người mua, sử dụng sản phẩm của thương hiệu Minh Chay”. Báo Quảng Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  85. ^ “Thái Nguyên: 63 khách hàng đã mua, sử dụng Pate Minh Chay”. Báo Thái Nguyên. 8 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  86. ^ Mai Anh (18 tháng 9 năm 2020). “Có 61 khách hàng ở Vĩnh Long mua pate Minh Chay”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  87. ^ Minh Minh (4 tháng 9 năm 2020). “45 khách hàng Bắc Giang đã mua sản phẩm pate Minh Chay qua mạng”. Báo Bắc Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  88. ^ An Hiền (7 tháng 9 năm 2020). “8 tỉnh báo cáo việc thu hồi pate Minh Chay”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  89. ^ Tất Định, Võ Hải, Nguyễn Hải (9 tháng 9 năm 2020). “Thu hồi gần 300 lọ pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  90. ^ Phan Hậu (8 tháng 9 năm 2020). “Đã thu hồi 169 sản phẩm pate Minh Chay”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  91. ^ a b c d N.Dung (1 tháng 9 năm 2020). “Vụ pate Minh Chay: Cục ATTP nói gì về thông tin cân bằng lợi ích doanh nghiệp - người dân?”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  92. ^ Thuận Phương (3 tháng 9 năm 2020). “2 ca ngộ độc pate Minh Chay phải dùng 'thuốc mồ côi' 8.000 USD/ lọ hiện ra sao?”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  93. ^ Nguyễn Trung Nguyên (2 tháng 9 năm 2020). “Độc tố botulinum gây hại cho cơ thể thế nào, cách phát hiện người ngộ độc”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  94. ^ a b Bùi Thư (4 tháng 9 năm 2020). “Việt Nam báo cáo vụ ngộ độc pâté Minh Chay với tổ chức quốc tế”. BBC Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  95. ^ Chi Lê (31 tháng 8 năm 2020). “Mua thuốc từ Thái Lan cứu hai người ngộ độc pate Minh Chay”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  96. ^ Xem các nguòn:
  97. ^ Dương Hải (13 tháng 9 năm 2020). “6/10 lọ thuốc kháng độc tố Botulinum đã dùng cho bệnh nhân ngộ độc Pate Minh Chay”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  98. ^ Phạm Quý (13 tháng 9 năm 2020). “Chuyển vào Nam thuốc giải Botulium – chất độc trong pate Minh Chay”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  99. ^ Chi Lê (27 tháng 11 năm 2022). “Cụ ông ngộ độc pate Minh Chay tử vong”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  100. ^ Phạm Quý (27 tháng 11 năm 2020). “Một bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay không qua khỏi”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  101. ^ Chí Tuệ (30 tháng 8 năm 2020). “Hà Nội yêu cầu rà soát người ngộ độc do sản phẩm của Pate Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  102. ^ Phan Anh (3 tháng 9 năm 2020). “UBND TP HCM chỉ đạo khẩn vụ pate Minh Chay”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  103. ^ Chí Tuệ (1 tháng 9 năm 2020). “Khẩn trương xác minh việc tuân thủ an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất Pate Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  104. ^ Hoàng Tùng (4 tháng 9 năm 2020). “Ai phải chịu trách nhiệm trong vụ ngộ độc pate Minh Chay”. VietnamPlus. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  105. ^ Chí Tuệ (3 tháng 9 năm 2020). “Hà Nội công bố đường dây nóng, khẩn trương thu hồi các sản phẩm pate Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  106. ^ Phan Hậu (3 tháng 9 năm 2020). “Hà Nội công bố đường dây nóng, khẩn cấp thu hồi sản phẩm pate Minh Chay”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  107. ^ Châu Như Quỳnh (4 tháng 9 năm 2020). “Bộ Công Thương: Đang ngăn chặn pate Minh Chay lưu hành trên toàn quốc”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  108. ^ Minh Quang (3 tháng 9 năm 2020). “Nhà sản xuất Pate Minh Chay bị phạt 17,5 triệu đồng”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  109. ^ Hương Giang (5 tháng 9 năm 2020). “3 Bộ lên tiếng về trách nhiệm trong vụ pate Minh Chay gây ngộ độc”. Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  110. ^ H.S (5 tháng 9 năm 2020). “Cơ quan Nhà nước nào chịu trách nhiệm về chất lượng Pate Minh Chay?”. Báo Dân sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  111. ^ Bích Hồng (3 tháng 9 năm 2020). “Vụ pate Minh Chay: Cần xác định đúng nguyên nhân để khắc phục”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  112. ^ Sơn Hà (2 tháng 9 năm 2020). “Đùn đẩy trách nhiệm vụ ngộ độc pate Minh Chay”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  113. ^ Văn Hưng (3 tháng 9 năm 2020). “Ai chịu trách nhiệm vụ ngộ độc pate Minh Chay?”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  114. ^ a b Mạnh Đoàn (4 tháng 9 năm 2020). “Ngộ độc pate Minh Chay: Đơn vị cấp phép, thẩm định an toàn thực phẩm nói gì?”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  115. ^ a b Hải Ninh (7 tháng 9 năm 2022). “Ngộ độc pate Minh Chay: Trách nhiệm Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội?”. Tri thức & Cuộc sống. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  116. ^ Vũ Long (23 tháng 9 năm 2020). "Quên" hậu kiểm Pate Minh Chay: Trách nhiệm của Nafiqad Hà Nội ở đâu?”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  117. ^ Trọng Tùng (8 tháng 9 năm 2020). “Chưa kịp hậu kiểm sản phẩm Pate Minh Chay thì xảy ra ngộ độc”. Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  118. ^ a b Vĩnh Hiệu (3 tháng 9 năm 2020). “9 ngày "vàng" trong vụ Pate Minh Chay đã bị bỏ lỡ”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  119. ^ a b Ngọc Lâm (2 tháng 9 năm 2020). “Người 'gác cổng' ở đâu?”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  120. ^ Nguyễn Trí (2 tháng 9 năm 2020). “Vụ patê Minh Chay, bà Phạm Khánh Phong Lan: 'Tôi thà chọn cảnh báo nhầm để phản ứng ngay'. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  121. ^ Trần Phương (7 tháng 9 năm 2020). “Vụ ngộ độc Pate Minh Chay và phát ngôn của bà Phạm Khánh Phong Lan”. Tạp chí Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  122. ^ Xem các nguồn:
  123. ^ Chí Tuệ, Xuân Long (7 tháng 12 năm 2020). “Cử tri Hà Nội kiến nghị làm rõ sai phạm vụ ngộ độc Pate Minh Chay”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  124. ^ “Đề nghị hỗ trợ thu hồi sản phẩm Pate Minh Chay, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo nhằm phục vụ công tác đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và điều tra, xác minh vụ việc” (PDF). atvstpkontum.gov.vn. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  125. ^ Chí Tuệ (9 tháng 9 năm 2020). “Chủ cơ sở patê Minh Chay: 'Sự cố ngoài mong muốn, cần hỗ trợ điều tra nguyên nhân lây nhiễm'. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  126. ^ Chí Tuệ (9 tháng 9 năm 2020). “Chủ cơ sở patê Minh Chay: 'Sự cố ngoài mong muốn, cần hỗ trợ điều tra nguyên nhân lây nhiễm'. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  127. ^ Lâm Phan (12 tháng 9 năm 2020). “Vụ pate Minh Chay: Hồi chuông cho các đơn vị sản xuất thực phẩm”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  128. ^ Ngọc Ánh (9 tháng 9 năm 2020). “Chủ thương hiệu pate Minh Chay mong mọi người lượng thứ”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  129. ^ Lệ Hà (24 tháng 9 năm 2020). “Vụ ngộ độc Pate Minh Chay: Vẫn đùn đẩy trách nhiệm và chậm thu hồi sản phẩm”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  130. ^ Anh Tú (9 tháng 9 năm 2020). “Chủ Pate Minh Chay xin cộng đồng hỗ trợ giải quyết sự cố”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  131. ^ Tâm Phúc, Hải Dương (28 tháng 3 năm 2021). “[Video] Cảnh báo nguy hiểm ngộ độc thực phẩm từ pate chay”. hcmcpv.org.vn. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  132. ^ a b Hạo Nhiên (10 tháng 9 năm 2022). “Những vụ vi phạm trắng trợn quyền lợi người tiêu dùng khiến dư luận 'dậy sóng'. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  133. ^ Thùy Linh (3 tháng 9 năm 2020). “Vụ ngộ độc Pate Minh Chay: Lộ lỗ hổng của ngành an toàn thực phẩm”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  134. ^ Minh Bằng (8 tháng 9 năm 2020). “Nạn nhân vụ ngộ độc pate Minh Chay: "Tôi còn phải chờ đợi đến bao giờ?". Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  135. ^ Minh Anh (3 tháng 9 năm 2020). “Thu hồi pate Minh Chay chậm chạp, khách lo còn hàng trôi nổi trên thị trường”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  136. ^ Việt Linh, Ngọc Mai (2 tháng 9 năm 2020). “Đồ chay ế rằm tháng bảy”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  137. ^ Gia Huy (28 tháng 11 năm 2022). “Nhiều bệnh nhân ôm nợ do ngộ độc pate Minh Chay”. Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  138. ^ a b Huyền Anh, Lê Phong (4 tháng 12 năm 2020). “Nạn nhân pate Minh Chay nợ nần chồng chất, chủ doanh nghiệp chỉ mới hỗ trợ trên... "giấy"". Phụ nữ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  139. ^ “Pate Minh Chay: Còn quản lý kiểu này, dân còn bị đầu độc chết”. VTC News. 3 tháng 9 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  140. ^ Xem các nguồn:
  141. ^ Xem các nguồn:
  142. ^ Minh Tuệ (4 tháng 9 năm 2020). “Ngộ độc pate Minh Chay: Đùn đẩy trách nhiệm, ĐBQH đề nghị truy cứu hình sự”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  143. ^ Bùi Thư (11 tháng 9 năm 2020). “Tổ chức quốc tế INFOSAN nói về nhiễm độc thực phẩm tại Việt Nam”. BBC Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  144. ^ Y Qua (25 tháng 9 năm 2020). “Giơ cao đánh khẽ”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  145. ^ Tho, Vo Ngoc Anh; Do Thi Ngoc, Khanh; Hien, Vo Thi Thanh; Day, Jeremy N.; Nguyen Ngoc, Sang; Tam, Hua Thoai; Thanh, Ho Thi Chi; Hung, Le Quoc. “Suspected botulism outbreak after the consumption of vegetarian pâté in the south of Viet Nam”. Wellcome Open Research (bằng tiếng Anh). doi:10.12688/wellcomeopenres.16372.1. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023. These cases, the first in Viet Nam, serve as a reminder of the need to maintain the highest possible food hygiene and preservation practices. [...] We report the first recognized outbreak of botulism in Vietnam.
  146. ^ Chi Lê (14 tháng 9 năm 2022). “6 người ngộ độc pate Minh Chay được dùng thuốc giải độc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  147. ^ Thu Phương (1 tháng 9 năm 2020). “TP.HCM: 1.456 hộp Pate Minh Chay vẫn chưa được thu hồi, đầy rẫy nguy cơ ngộ độc”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  148. ^ Nam Khánh (8 tháng 9 năm 2020). “Vụ pate Minh Chay: Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nói gì?”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  149. ^ Uyên Phương (26 tháng 3 năm 2021). “Bỏ ngỏ quản lý thực phẩm chay”. Tiền phong. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  150. ^ Nguyễn Hải (5 tháng 9 năm 2020). “Thực phẩm chay giả mặn không nhãn mác bán đầy chợ”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  151. ^ Duy Tính, Liên Châu (27 tháng 3 năm 2021). “6 người nghi ngộ độc sau ăn pate chay: Hết thuốc giải độc”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  152. ^ Diễm Thi (3 tháng 9 năm 2020). “Vụ Pate Minh Chay và vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam!”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  153. ^ “Growing fear: anxiety mounts over Vietnam's food staples”. France 24 (bằng tiếng Anh). AFP. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  154. ^ Xem các nguồn:
  155. ^ Văn Chiến (4 tháng 9 năm 2020). “Từ vụ Pate Minh Chay: Kiến nghị tăng cường các giải pháp, chế tài hình sự, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm”. Tạp chí Pháp Lý. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2023.
  156. ^ Xem các nguồn:

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan