Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chính phủ Việt Nam

Bộ trưởng đương nhiệm
Lê Minh Hoan
từ 8 tháng 4 năm 2021

Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập14 tháng 11 năm 1945; 79 năm trước (1945-11-14)
Bộ trưởng đầu tiênCù Huy Cận (Bộ Canh nông)
Ngân sách2024Giảm 15.292.978 triệu đồng[1]
Thứ trưởngNguyễn Hoàng Hiệp
Trần Thanh Nam
Phùng Đức Tiến
Nguyễn Quốc Trị
Hoàng Trung
Võ Văn Hưng
Tình trạng   Đang hoạt động   
Địa chỉSố 2 Phố Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Websitewww.mard.gov.vn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Nông nghiệp-Công nghiệp thực phẩm; Lâm nghiệp và Thủy lợi.

Ngày 18 tháng 6 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 890/QĐ-TTg lấy ngày 14 tháng 11 hằng năm là "Ngày Truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam" nhằm tôn vinh và khảng định vai trò của sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Bộ Canh nông, ngày 14 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông với nhiệm vụ chăm lo chỉ đạo phát triển nền nông, lâm nghiệp nước nhà, trên cơ sở Nha Nông-Mục-Thủy-Lâm thuộc Bộ Kinh tế quốc gia. Bộ trưởng đầu tiên là ông Cù Huy Cận.

Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, tháng 2 năm 1955, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Nông lâm, thay cho Bộ Canh nông cũ. Đến cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp. Đến tháng 12 năm 1969, Bộ Lương thực và Thực phẩm được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra[3]. Bộ trưởng đầu tiên là ông Ngô Minh Loan.

Ngày 1 tháng 4 năm 1971, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường và Ban quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Năm 1976, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương được đổi tên lại thành Bộ Nông nghiệp với Bộ trưởng là ông Võ Thúc Đồng. Đồng thời, Bộ Hải sản cũng được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Thủy sản, do Phó thủ tướng Võ Chí Công kiêm Bộ trưởng; và Bộ Lâm nghiệp được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Lâm nghiệp, do ông Hoàng Văn Kiểu làm Bộ trưởng.

Tháng 1 năm 1981, Bộ Lương thực và Thực phẩm giải thể, thành lập 2 Bộ mới là Bộ Lương thựcBộ Công nghiệp Thực phẩm. Đến tháng 7 cùng năm, Bộ Thủy sản được thành lập trên cơ sở Bộ Hải sản.

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 782 NQ HĐNN 7 về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp thực phẩm.

Từ ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩmBộ Thủy lợi.

Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết sáp nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ[4] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:

  • Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
  1. Trồng trọt và bảo vệ thực vật.
  2. Chăn nuôithú y.
  3. Thủy sản.
  4. Diêm nghiệp.
  5. Lâm nghiệp.
  6. Thủy lợi.
  7. Phòng, chống thiên tai.
  8. Phát triển nông thôn.
  9. An toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.
  10. Quản lý chất lượng đối với giống, vật tư, gia súc, gia cầm, vật nuôi, dụng cụ, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản và công trình thủy lợi, đê điều.
  11. Bảo quản, chế biến, vận chuyển nông lâm sản, thủy sản.
  12. Thương mại nông lâm thủy sản và muối.
  13. Quản lý đầu tư, đầu tư xây dựng.
  14. Doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác.
  15. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú yhàng hóa khác theo phân công của Chính phủ.
  16. Khoa họccông nghệ (trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ).
  17. Khuyến nông.
  18. Bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậuđa dạng sinh học (thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật).

Lãnh đạo Bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nguyễn Hoàng Hiệp, Bí thư Đảng ủy Bộ
  2. Trần Thanh Nam
  3. Phùng Đức Tiến [5]
  4. Nguyễn Quốc Trị [6]
  5. Hoàng Trung [7]
  6. Võ Văn Hưng [8]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp phục vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

Các đơn vị hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị sự nghiệp công lập khác

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Một số đơn vị ngoài danh sách khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Nguyễn Xuân Cường: nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thứ trưởng Thường trực (2015-2016).
  2. Cao Đức Phát: nguyên Bộ trưởng (2004-2016), hiện là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương.
  3. Lê Huy Ngọ: nguyên Bộ trưởng (1997-2004), Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
  4. Nguyễn Công Tạn: nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (1997-2002), nguyên Bộ trưởng (1987-1997).
  5. Nguyễn Ngọc Trìu: nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT)
  6. Nguyễn Văn Hơn: nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, nguyên Thứ trưởng Thường trực.
  7. Phạm Hồng Giang: nguyên Thứ trưởng (1997-2007), nghỉ hưu ngày 01/10/2007.
  8. Nguyễn Việt Thắng: nguyên Thứ trưởng (nghỉ hưu năm 2008)
  9. Hồ Xuân Hùng: nguyên Thứ trưởng, nghỉ hưu ngày 01/11/2011.
  10. Hứa Đức Nhị: nguyên Thứ trưởng (nghỉ hưu ngày 1/12/2011)
  11. Lương Lê Phương: nguyên Thứ trưởng (nghỉ hưu ngày 1/1/2012)
  12. Đào Xuân Học: nguyên Thứ trưởng (nghỉ hưu ngày 1/11/2012)
  13. Diệp Kỉnh Tần: nguyên Thứ trưởng Thường trực (nghỉ hưu ngày 1/12/2012).
  14. Bùi Bá Bổng: nguyên Thứ trưởng (nghỉ hưu ngày 01/03/2013)
  15. Nguyễn Thị Xuân Thu: nguyên Thứ trưởng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
  16. Nguyễn Đăng Khoa: nguyên Thứ trưởng (3/6/2011-1/4/2013)
  17. Vũ Văn Tám: nguyên Thứ trưởng, nghỉ hưu ngày 1/8/2018
  18. Hoàng Văn Thắng: nguyên Thứ trưởng (nghỉ hưu ngày 01/03/2019)
  19. Hà Công Tuấn: nguyên Thứ trưởng Thường trực (2012-2021), nghỉ hưu ngày 01/5/2021
  20. Lê Quốc Doanh: nguyên Thứ trưởng (2013-2022), nghỉ hưu ngày 01/11/2022

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2024”. chinhphu.vn.
  2. ^ 77 năm thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hành trình về nguồn
  3. ^ Nghị quyết 786/NQ-TVQHK6 năm 1969
  4. ^ “Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ”.
  5. ^ “Công bố bổ nhiệm ông Phùng Đức Tiến giữ chức Thứ trưởng Bộ NN-PTNT”.
  6. ^ “Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Trị làm Thứ trưởng Bộ NN-PTNT”.
  7. ^ NLD.COM.VN (2 tháng 6 năm 2023). “Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn có tân Thứ trưởng 54 tuổi”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  8. ^ “Thủ tướng điều động, bổ nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ NN&PTNT”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
Theo nghiên cứu từ Đại học Leicester, người Ý thường khoẻ mạnh và sống lâu hơn so với nhiều quốc gia Châu Âu khác. Bí mật của họ là biến mọi khoảnh khắc cuộc sống trở nên ngọt ngào và đáng nhớ. Với họ, từng phút giây ở thời điểm hiện tại đều đáng thưởng thức bằng mọi giác quan.
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Nhắc lại nếu có một vài bạn chưa biết, khái niệm "snapshot" dùng để chỉ một tính chất đặc biệt của kĩ năng trong game
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Story Quest là 1 happy ending đối với Furina
Dạo gần đây nhiều tranh cãi đi quá xa liên quan đến Story Quest của Furina quá, mình muốn chia sẻ một góc nhìn khác rằng Story Quest là 1 happy ending đối với Furina.
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Lòng lợn – món ăn dân dã liệu có còn được dân yêu?
Từ châu Âu đến châu Á, mỗi quốc gia lại có cách biến tấu riêng với nội tạng động vật, tạo nên một bản sắc ẩm thực đặc trưng