Trần Quốc Vượng

Trần Quốc Vượng
Thường trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper tại Văn phòng Trung ương Đảng, ngày 19 tháng 11 năm 2019
Chức vụ
Nhiệm kỳ2 tháng 3 năm 2018 – 5 tháng 2 năm 2021
2 năm, 340 ngày
(Quyền: 1 tháng 8 năm 2017 – 2 tháng 3 năm 2018)
213 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmĐinh Thế Huynh
Kế nhiệmVõ Văn Thưởng

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – 31 tháng 1 năm 2021
5 năm, 4 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ27 tháng 1 năm 2016 – 9 tháng 5 năm 2018
2 năm, 102 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Phó Chủ nhiệm Thường trựcTrần Cẩm Tú
Tiền nhiệmNgô Văn Dụ
Kế nhiệmTrần Cẩm Tú
Nhiệm kỳ11 tháng 5 năm 2013 – 31 tháng 1 năm 2021
7 năm, 265 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – 4 tháng 2 năm 2016
5 năm, 16 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Phó Chánh Văn phòngNguyễn Hữu Từ
Đặng Thị Ngọc Thịnh
Tiền nhiệmNgô Văn Dụ
Kế nhiệmNguyễn Văn Nên
Nhiệm kỳ25 tháng 7 năm 2007 – 26 tháng 7 năm 2011
4 năm, 1 ngày
Chủ tịch nướcNguyễn Minh Triết
Phó Viện trưởngDương Thanh Biểu
Khuất Văn Nga
Hoàng Nghĩa Mai
Trần Phước Tới
Nguyễn Thị Thủy Khiêm
Tiền nhiệmHà Mạnh Trí
Kế nhiệmNguyễn Hòa Bình
Vị trí Việt Nam

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa X, XI, XII
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 30 tháng 1 năm 2021
14 năm, 280 ngày
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh
Nguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ1 tháng 6 năm 2007 – 23 tháng 5 năm 2021
13 năm, 356 ngày
Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Phú Trọng
Nguyễn Sinh Hùng
Nguyễn Thị Kim Ngân
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh5 tháng 2, 1953 (71 tuổi)
huyện Tiền Hải, Thái Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởC1A, 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội [cần dẫn nguồn]
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCao đẳng Kiểm sát, Thạc sĩ Luật, Cao cấp lí luận chính trị
Alma materTrường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quê quánAn Ninh, huyện Tiền Hải, Thái Bình, Việt Nam

Trần Quốc Vượng (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1953) là nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông có sự nghiệp hoạt động trong nhiều đơn vị, cơ quan của Đảng và Nhà nước, từng là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chánh Văn phòng thường trực; Bí thư Ban Cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng thường trực.[1]

Trần Quốc Vượng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Thạc sĩ Luật, Cao cấp lý luận chính trị.[2] Ông bắt đầu đảm nhiệm vị tri cấp cao từ năm 2006, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, XII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007–2011) tỉnh Lai Châu, khóa XIII (2011–2016) tỉnh Tiền Giang và khóa XIV (2016–2021), tỉnh Yên Bái.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Quốc Vượng sinh ngày 05 tháng 2 năm 1953 tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông lớn lên và theo học phổ thông ở quê nhà, đạt giáo dục phổ thông: 10/10.[Ghi chú 1] Sau đó, ông theo học chuyên ngành Kiểm sát tại Trường Cán bộ Kiểm sát – tiền thân của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội[Ghi chú 2] ở vùng Thủ đô, nhận bằng Trung cấp rồi Cao đẳng Kiểm sát.[3][4] Giai đoạn tiếp theo, ông theo học chuyên ngành Luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội, nhận bằng Cử nhân Luật, tiếp tục học cao học và nhận bằng Thạc sĩ Luật.[5]

Trần Quốc Vượng được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29 tháng 8 năm 1979, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 29 tháng 8 năm 1980. Trong quá trình hoạt động Đảng và Nhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị.[Ghi chú 3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

[sửa | sửa mã nguồn]
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng sang trao đổi cùng Tòa án Đặc biệt Tư pháp CampuchiaPhnôm Pênh.

Trần Quốc Vượng theo sự nghiệp giáo dục ở lĩnh vực ban đầu là kiểm sát, sau đó là luật học, ông có nhiều năm công tác ở cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam rồi lĩnh vực kiểm sát. Tháng 11 năm 2006, Trung ương quyết định điều chuyển Trần Quốc Vượng từ Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sang công tác ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Cùng tháng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết quyết định bổ nhiệm ông làm làm Phó Viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Sau đó, trong phiên làm việc thứ nhất, sáng 25 tháng 7 năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp nghe báo cáo tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã quyết định phê chuẩn bổ nhiệm Trần Quốc Vượng làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, là Viện trưởng thứ tám của Việt Nam.[6] Ông đảm nhiệm vị trí này trong thời gia từ 2007 đến năm 2011, kiêm nhiệm thêm vị trí Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.[7]

Lãnh đạo Đảng Cộng sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng Trung ương Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ những năm trước 2006, Trần Quốc Vượng công tác tập trung ở cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 24 tháng 5 năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, giữ chức Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,[8] phối hợp và hỗ trợ Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh Văn phòng Ngô Văn Dụ.[9]

Ngày 18 tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2011–2016.[10] Từ tháng 7 năm 2011, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định điều chuyển Trần Quốc Vượng từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trở lại Văn phòng Trung ương Đảng, thôi giữ chức Viện trưởng Viện tối cao, và giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[11][12] Đến ngày 11 tháng 5 năm 2013, tại Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương khoá XI, Trần Quốc Vượng được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[13]

Ủy ban Kiểm tra Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến khóa XII, Trần Quốc Vượng tiếp tục công tác ở Trung ương. Ngày 26 tháng 1 năm 2016, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Trần Quốc Vượng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[14] Ngày 27 tháng 1 năm 2016, ông được Ban Chấp hành Trung ương khóa XII bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII,[15][16] kế nhiệm nguyên Chủ nhiệm Ngô Văn Dụ.

Ngày 04 tháng 2 năm 2016, Trần Quốc Vượng được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[17] Ngày 09 tháng 5 năm 2018, tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, ông được chấp thuận thôi giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.[18] Ông đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra giai đoạn 2016 – 2018, sau đó chuyển giao chức vụ cho Trần Cẩm Tú, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Thường trực Ban Bí thư

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper thăm Việt Nam, gặp gỡ Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tại thủ đô Hà Nội năm 2019.

Ngày 1 tháng 8 năm 2017, Trần Quốc Vượng được phân công thành viên Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian Đinh Thế Huynh đi chữa bệnh.[19][20] Đến ngày 2 tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị khóa XII đã quyết định miễn nhiệm Đinh Thế Huynh thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016–2021 để tiếp tục chữa bệnh dài hạn.[21] Ngày 05 tháng 3 năm 2018, Bộ Chính trị ra quyết định bổ nhiệm Trần Quốc Vượng giữ chức Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nhiệm Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, kế nhiệm Đinh Thế Huynh.[22]

Trần Quốc Vượng đảm nhiệm vai trò nhiệm vụ phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, thay mặt Tổng Bí thư khi Tổng Bí thư vắng mặt. Phụ trách công vụ của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp về các địa phương để công tác chỉ đạo hoạt động của Đảng bộ địa phương.[Ghi chú 4]

Trong giai đoạn này, ông nhận nhiệm vụ thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam trong một số mối quan hệ với nước ngoài, bao gồm sang thăm một số nước, gặp gỡ trao đổi cùng các chính trị gia tới thăm Việt Nam.

Sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), ông thôi chức vụ Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và nghỉ hưu trí theo chế độ.

Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại biểu Quốc hội khóa XII từ Lai Châu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Quốc Vượng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam từ năm 2007. Năm 2007, ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2007–2011 tỉnh Lai Châu, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu.[23]

Đại biểu Quốc hội khóa XIII từ Tiền Giang

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2011, Trần Quốc Vượng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011–2016, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.[24]

Đại biểu Quốc hội khóa XIV từ Yên Bái

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Quốc Vượng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 ở đơn vị bầu cử số hai tỉnh Yên Bái gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, được 248.249 phiếu, đạt tỷ lệ 94,18% số phiếu hợp lệ.

Trong hai ngày 22 và 23 tháng 5 năm 2017, ông đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XIV.[25]

Quan điểm và phát biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan điểm về các dự án BOT: sáng ngày 24 tháng 10 năm 2017, trong chương trình thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước ba năm quốc gia 2018–2020; Trần Quốc Vượng có đề cập đến các dự án BOT. Ông cho rằng đây là chủ trương đúng, và cho rằng cần phải làm các dự án BOT thực sự bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và phải minh bạch.[26][27][28]

Về nhân lực và kỷ luật: Trần Quốc Vượng từng đảm nhiệm vị trí các vị trí từ kiểm sát tư pháp cho đến tham gia lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, với nhiệm vụ phụ trách công vụ, nhân sự và kiểm tra theo nguyên tắc kỷ luật. Ông có những quan điểm về việc đẩy mạnh chống tham nhũng, duy trì, đảm bảo vai trò và vị thế của Đảng Cộng sản trong thời kỳ mới, phối hợp cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.[29]

Phát biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai niệm vụ năm 2020, Trần Quốc Vượng nhận định:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Giáo dục phổ thông Việt Nam chia thành một số thời kỳ. Trước năm 1981, giáo dục phổ thông 10/10, đến năm 1981, cuộc cải cách giáo dục bắt đầu, hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), trở thành 12/12 cho đến nay.
  2. ^ Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trải qua các giai đoạn: Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ kiểm sát (1970 – 1981), Trường Cao đẳng kiểm sát (1982 – 2005), Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (từ năm 2005 – 2013) và trở thành Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội từ 2013.
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở 63 tỉnh thành.
  4. ^ Vị trí Thường trực Ban Bí thư hay Thường trực Bộ Chính trị phải là Ủy viên Bộ chính trị và thường được cho là nhân vật cao cấp thứ năm trong toàn Đảng và Nhà nước, sau Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội ở Việt Nam.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đồng chí Trần Quốc Vượng”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 2 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ “Lịch sử hình thành phát triển của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội”. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Trần Quốc Vượng (ngày 24 tháng 4 năm 2020). “Thư chúc mừng của Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng gửi cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội”. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ Mạnh Trường (ngày 10 tháng 11 năm 2019). “Trường đại học Luật Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ Giang Oanh (ngày 25 tháng 7 năm 2007). “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ mới”. Nguyễn Tấn Dũng. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ “Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII Trần Quốc Vượng”. VietnamPlus. 5 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ TPO và VietnamNet (24 tháng 4 năm 2006). “Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X”. Báo Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ Hồng Phượng (3 tháng 8 năm 2011). “Đồng chí Trần Quốc Vượng giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  10. ^ Nhóm phóng viên (18 tháng 1 năm 2011). “Công bố 200 ủy viên trung ương khóa XI”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ Quyết định số 138 – QĐNS/TW và Quyết định số 139 – QĐNS/TW, hai quyết định nhân sự của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về điều chuyển công tác.
  12. ^ TTXVN/Vietnam+ (4 tháng 8 năm 2011). “Ông Trần Quốc Vượng giữ chức Chánh VPTW Đảng”. Báo Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  13. ^ Minh Tâm (ngày 11 tháng 5 năm 2013). “Bầu bổ sung 2 đồng chí vào Bộ Chính trị, 1 đồng chí vào Ban Bí thư”. Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ “LƯU TRỮ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  15. ^ Nguyên Vũ (ngày 28 tháng 1 năm 2016). “Công bố danh sách Bộ Chính trị khóa 12: Nhiều gương mặt mới”. VNeconomy. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  16. ^ “Chân dung ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII”. Infonet. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  17. ^ Hoàng Thùy (ngày 5 tháng 2 năm 2016). “Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ 19 thành viên”. Vnexpress. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  18. ^ P.V (9 tháng 5 năm 2018). “Khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng”. Báo Tiền phong. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018.
  19. ^ “Ông Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 1 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ 8 tháng 1 năm 2021. Truy cập 1 tháng 8 năm 2017.
  20. ^ T.Dũng (1 tháng 8 năm 2017). “Ông Đinh Thế Huynh điều trị bệnh, ông Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  21. ^ “Đồng chí Trần Quốc Vượng giữ chức Thường trực Ban Bí thư”. Báo Chính phủ. ngày 6 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  22. ^ “Ông Trần Quốc Vượng giữ chức Thường trực Ban Bí thư”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2018.
  23. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017.
  24. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017.
  25. ^ Đinh Hữu Dư/TTXVN (23 tháng 6 năm 2017). “Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri tại Yên Bái”. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  26. ^ p.A. (24 tháng 10 năm 2017). “Đại biểu Trần Quốc Vượng: Cần ngăn chặn tình trạng tay không làm BOT”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  27. ^ Ngọc Thành/VOV.VN (24 tháng 10 năm 2017). “Ông Trần Quốc Vượng: "Làm để tạo niềm tin cho dân, xã hội dần nề nếp". VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  28. ^ H.L (24 tháng 10 năm 2017). “Các dự án BOT giao thông đang xảy ra rối loạn kiểm soát thu phí”. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  29. ^ Chân Luận (ngày 23 tháng 12 năm 2020). “Công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ”. PLO. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  30. ^ Thường trực Ban Bí thư: 'Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ thôi', Thanh Niên, 25.12.2019
  31. ^ “Ông Trần Quốc Vượng: Không để lọt vào khóa mới người không đủ tiêu chuẩn”. Vietnamnet. ngày 20 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  32. ^ Lê Hiển (ngày 22 tháng 12 năm 2020). “Ông Trần Quốc Vượng: 'Chống tham nhũng để giữ uy tín cho Đảng, không lo giảm uy tín'. Báo Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]