Đường cao tốc Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng

Đường cao tốc
Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng
Bảng kí hiệu đường cao tốc Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng
Thông tin tuyến đường
Tên khácĐường cao tốc Tiên Yên – Đồng Đăng – Trà Lĩnh
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài215 km
Ký hiệu đường
trước đây
(2015 – 2021, đoạn Đồng Đăng – Trà Lĩnh)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông Nam tại Tiên Yên, Quảng Ninh
  tại Tiên Yên, Quảng Ninh

tại Đình Lập, Lạng Sơn
tại Yên Trạch, Cao Lộc, Lạng Sơn
tại Văn Lãng, Lạng Sơn
Quốc lộ 34B tại Đông Khê, Cao Bằng

tại Hòa An, Cao Bằng
Đầu Tây Bắc tại cửa khẩu Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Cao Bằng
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốQuảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Cao tốc

Đường cao tốc Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng (ký hiệu toàn tuyến là CT.10, hay còn gọi là đường cao tốc Tiên Yên – Đồng Đăng – Trà Lĩnh)[1] là tuyến đường cao tốc đường bộ chạy dọc biên giới Việt NamTrung Quốc với tổng chiều dài 215 km, đi qua địa bàn ba tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Quy hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy hoạch từ năm 2015 đến 2021, đoạn Đồng ĐăngTrà Lĩnh từng là một phần của Đường cao tốc Hà Nội – Cao Bằng với ký hiệu cũ là CT.03[2] trước khi đoạn Hà NộiLạng Sơn được sáp nhập thành 1 phần của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông; còn đoạn Đồng ĐăngTrà Lĩnh được tách ra thành 1 cao tốc độc lập, kéo dài đến huyện Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Thông tin tuyến đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn Tiên Yên – Đồng Đăng (Tiên Yên – Lạng Sơn)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường có chiều dài khoảng 100 km, điểm đầu tại Tiên Yên giao với đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, điểm cuối tiếp giáp đoạn Đồng ĐăngTrà Lĩnh, đi qua các xã Hải Yến, Lộc Yên, Thạch Đạn, Bảo Lâm, Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Trong đó đoạn qua Quảng Ninh dài 25 km và đoạn qua Lạng Sơn dài 75 km. Tuyến cao tốc này dự kiến được khởi công xây dựng sau năm 2030.

Đoạn Đồng Đăng – Trà Lĩnh (Lạng Sơn – Cao Bằng)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường có chiều dài 121 km, nối thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn với thị trấn Trà Lĩnh thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trong đó đoạn qua Lạng Sơn khoảng 52 km và đoạn qua Cao Bằng hơn 69 km.[3]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn một, cao tốc được thiết kế 80 km/h, mặt đường rộng 17 m; đối với các đoạn địa hình khó khăn, mặt đường rộng 13,5 m. Trên tuyến bố trí 7 nút giao, 4 trạm dừng nghỉ, 7 trạm thu phí, hệ thống giao thông thông minh (ITS) đồng bộ. Dự án dự kiến hoàn thành năm 2026, thời gian hoàn vốn dự kiến là 24 năm 10 tháng.[3]

Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã được phê duyệt bởi UBND tỉnh Cao Bằng vào ngày 16 tháng 9 năm 2023 theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án dự kiến được bố trí ngân sách trung ương tham gia 5.720 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4.080 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu và vốn huy động là 4.367 tỷ đồng. Dự án chính thức khởi công xây dựng vào ngày 1 tháng 1 năm 2024[4] và dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội còn 3 tiếng 30 phút thay vì 5 tiếng, từ Cao Bằng đến Móng Cái còn 4 tiếng thay vì 6 tiếng như hiện nay.

Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả – Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam – Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả – Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 568 là nhà đầu tư thực hiện dự án.[3]

Lộ trình xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong giai đoạn 1, tỉnh Cao Bằng đề xuất đầu tư khoảng 93 km (từ Km100 + 00 tại nút giao nối đoạn Tiên YênĐồng Đăngđường cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng đến Km 193 + 00 giao với Quốc lộ 3 tại lý trình Km 307 + 650 của Quốc lộ 3, xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa) với quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe và đường nối từ đường cao tốc vào thành phố Cao Bằng có chiều dài khoảng 15,5 km với quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe.
  • Giai đoạn 2 (hoàn thiện), dự án sẽ đầu tư tiếp khoảng 22 km (từ Km 193 + 00 nút giao với Quốc lộ 3 tại lý trình Km 307 + 650 Quốc lộ 3 xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa đến Km 215 + 00 tại cửa khẩu Trà Lĩnh) với quy mô bề rộng nền đường 17 m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe. Tốc độ thiết kế tuyến cao tốc này là 80 km/h, đối với đoạn địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc 60 km/h. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.939 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 12.546 tỷ đồng; tổng mức đầu tư giai đoạn 2 (hoàn thiện): 8.393 tỷ đồng. UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất cơ cấu nguồn vốn thực hiện giai đoạn 1 dự án gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư, trong đó vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng và vốn hợp pháp khác) 7.546 tỷ đồng. Nhà nước tham gia trong dự án bằng vốn góp và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 5.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 2.500 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 2.500 tỷ đồng.
  • Giai đoạn 3, dự án sẽ đầu tư thêm khoảng 100 km (từ Km 0 + 000 nút giao với đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái tại lý trình Km 113 + 460 thuộc xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đến Km 100 + 000 tại nút giao thành phố Lạng Sơn với quy mô bề rộng nền đường 24,75 m với 4 làn xe. Tốc độ thiết kế tuyến cao tốc này là 80 – 100 km/h, đối với đoạn địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc 60 km/h. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 33.503 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 12.546 tỷ đồng; tổng mức đầu tư giai đoạn 2 (hoàn thiện): 8.393 tỷ đồng; tổng mức đầu tư giai đoạn 3 là 12.564 tỷ đồng.
  • Dự án được chia thành 3 dự án thành phần để thực hiện, gồm: Dự án thành phần Văn LãngThạch An: từ Km 0 + 00 đến Km 58 + 00, dài 58 km, tổng mức đầu tư khoảng 5.163 tỷ đồng; Dự án thành phần Thạch AnQuảng Hoà: từ Km 58 + 00 đến Km 79 + 300, dài 21,3 km, tổng mức đầu tư khoảng 2.724 tỷ đồng; Dự án thành phần Quảng HoàThành phố Cao Bằng: từ Km 79 + 300 đến Km 93 + 00, dài 13,7 km tuyến chính và 15,5 km tuyến nối với thành phố Cao Bằng tổng mức đầu tư khoảng 4.659 tỷ đồng. Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án (từ khi ký hợp đồng dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng) triển khai từ năm 2020 đến 2024. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm (từ năm 2024 đến năm 2040). Giai đoạn 2 sẽ thực hiện sau năm 2025. Khi tuyến cao tốc hoàn thành, sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Dự án cũng sẽ tạo ra một tuyến cao tốc đối ngoại huyết mạch mới kết nối giao thương hàng hóa từ cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đi Trùng KhánhUrumqiKhorgas (Trung Quốc) sang các nước Châu Âu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng; thay đổi tình trạng Quốc lộ 4A là đường độc đạo nối giữa hai tỉnh Lạng SơnCao Bằng.

Lộ trình chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn Tiên Yên – Đồng Đăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn Đồng Đăng – Trà Lĩnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Số Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
Kết nối trực tiếp với Đường cao tốc Tiên Yên – Đồng Đăng
1 IC Tân Thanh 0.5 Quốc lộ 4A
Đường Hữu Nghị – Cốc Nam – Tân Thanh
Đầu tuyến đường cao tốc
Đang thi công
Lạng Sơn Văn Lãng
2 IC.2 5.3 Đường tỉnh 231 Chưa thi công
3 IC 3 12.1 Quốc lộ 4A Đang thi công
4 IC.4 38.5 Quốc lộ 3B Đang thi công Tràng Định
TN Hầm đường bộ Thất Khê Đang thi công
TN Hầm đường bộ Đông Khê Đang thi công Cao Bằng Thạch An
5 IC.5 61.7 Quốc lộ 34B Đang thi công
6 IC.6 84.7 Quốc lộ 3 Đang thi công Quảng Hòa
7 IC.7 93.4 Quốc lộ 3 Đang thi công
TN Hầm đường bộ Đang thi công
TN Hầm đường bộ Đang thi công
8 IC Trà Lĩnh 121.1 Đường tỉnh 205 Cuối tuyến đường cao tốc
Đang thi công
Trùng Khánh
Kết nối với Đường cao tốc Ngân Xuyên – Bách Sắc (Trung Quốc) thông qua Cửa khẩu Trà Lĩnh
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b c Anh Duy (5 tháng 12 năm 2023). “Liên danh Đèo Cả được chọn làm cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Đoàn Loan (1 tháng 1 năm 2024). “Khởi công cao tốc từ Lạng Sơn đến Cao Bằng”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Tại sao một số người luôn muốn lan truyền sự căm ghét?
Căm ghét là một loại cảm xúc khi chúng ta cực kỳ không thích ai hoặc cái gì đó
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Love Live! Nijigasaki Gakuen School Idol Doukoukai Vietsub
Các thiếu nữ mơ mộng theo đuổi School Idol. Lần này trường sống khỏe sống tốt nên tha hồ mà tấu hài!