Hệ thống đường cao tốc Việt Nam

Bản đồ hệ thống đường cao tốc Việt Nam kèm theo kí hiệu tuyến cao tốc tương ứng.

Hệ thống đường cao tốc Việt Nam là một mạng lưới các đường cao tốc kéo dài từ Bắc đến NamViệt Nam và thuộc hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Bắt đầu được xây dựng từ cuối năm 1998 cho đến nay; năm 2024 thì theo tính toán, toàn bộ hệ thống đường cao tốc Việt Nam có quãng đường khoảng 2.021km[1]; dự kiến đến năm 2025, cả nước có khoảng 3.000km và đến năm 2030 cả nước sẽ có khoảng 5.000km. Hiện nay, nhiều đoạn cao tốc đã được xây dựng và đang được vận hành như đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây hoặc đang xây dựng như đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Đường cao tốc lớn đi từ Bắc đến Nam là đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT. 01) đã được xây dựng nhiều đoạn và nhiều đường cao tốc lớn khác vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng xây dựng đường cao tốc đã xuất hiện từ khoảng năm 2010 khi số lượng ô tô cá nhân tăng nhanh, trong khi nhiều tuyến quốc lộ như quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 51, ... đã quá tải. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của một số quốc lộ này (đặc biệt các tuyến quốc lộ ở miền Bắc) trở nên hạn chế do người dân sống tập trung hai bên đường nên chi phí giải toả rất lớn, đồng thời một số tuyến quốc lộ có chung hành lang với đường sắt tương ứng; ngoài ra, một số tuyến quốc lộ ở miền núi phía Bắc không thể mở rộng do địa hình. Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam nhằm tách các xe ô tô, xe khách không dừng và xe tải chạy đường dài ra khỏi luồng giao thông của xe thô sơ, xe 2 - 3 bánh, xe khách đón trả khách thường dọc đường và xe tải, tạo điều kiện cho xe đường dài chạy nhanh hơn và an toàn hơn.

Tiền thân của các tuyến đường cao tốc hiện nay là các tuyến tránh quốc lộ được xây dựng song song với đường chính, nằm ngoài vùng đông dân cư của các thành phố; trong đó, các đoạn tránh quốc lộ 1 cũ đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn Pháp Vân - Bắc Giang và quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh đều hoàn thành năm 1998. Thời điểm đó, các tuyến đường này đều chỉ là tuyến tránh các quốc lộ tương ứng và không đạt tiêu chuẩn đường cao tốc.

Ngày 3/2/2010, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp giảm tải cho quốc lộ 1 đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho. Đây là tuyến đường đầu tiên được công nhận là đường cao tốc ở Việt Nam.

Kể từ sau năm 2010, các tuyến đường cao tốc được triển khai và xây dựng, trong đó, nổi bật nhất là đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, ...

Tháng 9/2021, Chính phủ công bố Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã quy hoạch lại hệ thống đường bộ cao tốc. Theo đó, số tuyến đường cao tốc được nâng lên là 41 với tổng chiều dài hơn 9.000km.[2]

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Biển báo tốc độ bắt đầu đường cao tốc

Ngày 31 tháng 3 năm 2024, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 06/TT-BGTVT "Ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc". Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc có số hiệu là QCVN 115:2024/BGTVT và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2024 (chi tiết trong TT06/TT-BGTVT)

Theo đó, tốc độ thiết kế cao tốc được phân ra làm 3 cấp như sau:

  • Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120km/h.
  • Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100km/h.
  • Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80km/h, đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60km/h.

Theo đó, các tuyến cao tốc đầu tư sau ngày có hiệu lực thi hành phải có tối thiểu 4 làn xe chạy, có làn dừng khẩn cấp liên tục toàn tuyến (trừ các vị trí sau: cầu có khẩu độ nhịp từ 150m trở lên, công trình hầm và cầu có trụ cao từ 50m trở lên, có bố trí làn tăng, giảm tốc và làn phụ leo dốc). Đối với các dự án đã đầu tư trước đó thì tiếp tục đầu tư theo quy mô phân kì.

Đường cao tốc cấp 80 được áp dụng ở những khu vực có địa hình hiểm trở như đồi núi, vùng cao và một số nơi có hạn chế khác như các tuyến: Bắc - Nam phía Tây, Nội Bài - Lào Cai (đoạn Yên Bái - Lào Cai), Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Liên Khương - Đà Lạt, ... Còn đường cấp 100 và 120 được áp dụng cho khu vực bằng phẳng như vùng đồng bằng như các tuyến: Bắc - Nam phía Đông, Nội Bài - Lào Cai (đoạn Nội Bài - Yên Bái), Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Móng Cái, Cao Lãnh - An Hữu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hoà - Vũng Tàu, ...[3]

Đặc biệt, một số tuyến đường có quy hoạch phân kì giai đoạn đầu khai thác 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp như các tuyến: Tuyên Quang - Phú Thọ, một số đoạn của cao tốc Bắc - Nam phía Đông, ... tốc độ có thể được điều chỉnh lên 90km/h (so với ban đầu là 80km/h) để nâng cao hiệu quả khai thác.[4][5]

Kí hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng kí hiệu toàn tuyến của Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Biển hiệu được thiết kế trên một tấm khiên hình chữ nhật có nền màu vàng, viền đen và số tuyến đường được hiển thị sau chữ "CT". Biển hiệu thường được hiển thị ở một số vị trí khác nhau. Chúng được hiển thị ở các nút giao giữa cao tốc với các đường quốc lộ vào các đường khác. Thứ hai, chúng được hiển thị tại các bảng chỉ đường đặt ở các nút giao với các đường chính và cao tốc khác để người đi đường có thể biết được hướng các đi và đi theo đường đã chọn. Thứ ba, chúng có thể được hiển thị trên các biển chỉ dẫn màu xanh lá cây lớn cho biết các nút giao thông sắp đến trên đường cao tốc, ngoài ra, việc hiển thị trên các biển chỉ dẫn màu xanh lá cây lớn còn cho biết đã vào hay đi hết đường cao tốc.

Hệ thống đường cao tốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự thảo điều chỉnh quy hoạch năm 2024 (đang lấy ý kiến)

[sửa | sửa mã nguồn]

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa trình Bộ Giao thông Vận tải về dự thảo điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.[6], theo đó bổ sung mới 2 tuyến và điều chỉnh phạm vi 4 tuyến và điều chỉnh tiến trình đầu tư một số đoạn tuyến.

Trong đó, Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông vẫn giữ nguyên chiều dài là 2063 km (do đoạn Cà MauĐất Mũi tạm thời chưa được quy hoạch), nhưng quy mô được nâng lên từ 6 đến 12 làn xe.

Theo đó, điều chỉnh quy mô đoạn Pháp Vân (Hà Nội) - Phú Thứ (Hà Nam) từ 8 lên 10 đến 12 làn xe, đoạn cao tốc Bến Lức (Long An) – Trung Lương (Tiền Giang) từ 8 lên 10 đến 12 làn xe[7], đoạn cao tốc Cần Thơ – Cà Mau từ 4 lên 6 làn xe.

Việc điều chỉnh quy mô này trên cơ sở cập nhật Quy hoạch tổng thể quốc gia về tốc độ tăng trưởng GDP, nhu cầu vận tải tăng; định hướng phát triển vùng, ưu tiên xây dựng các tuyến cao tốc kết nối Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ với các địa phương trong và ngoài vùng; cập nhật định hướng Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ là các cực tăng trưởng vùng động lực phía Bắc, phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long[7].

Các tuyến cao tốc trên có lưu lượng xe, nhu cầu vận tải lớn, cửa ngõ kết nối Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ với các đại phương. Vì vậy, cần thiết điều chỉnh các đoạn Pháp Vân - Phú Thứ, Bến Lức - Trung Lương, TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn Cẩm Mỹ - Dầu Giây lên quy mô lên 10-12 làn xe, đoạn Cần Thơ - Cà Mau lên quy mô lên 6 làn xe để đáp ứng nhu cầu phát triển khu vực trong tương lai[7].

Tương tự, cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long được điều chỉnh quy mô từ 4 lên 6 làn xe với lý do là một trong hai tuyến cao tốc trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do vậy trên cơ sở vùng phát triển và hành lang kinh tế ưu tiên cần thiết điều chỉnh quy mô đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long[7].

Tại phía Bắc, tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng dài 117 km được đề xuất điều chỉnh quy hoạch từ 4 lên 6 làn xe; tuyến Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long mở rộng lên 6 làn xe và được đầu tư trước năm 2030.

Bên cạnh việc điều chỉnh quy mô, dự thảo quy hoạch cũng bổ sung quy hoạch mới 2 tuyến cao tốc là Cà Mau - Đất Mũi và Quảng Ngãi - Kon Tum.

Đoạn Cà MauĐất Mũi dài 90 km, quy mô 4 làn xe, đầu tư sau năm 2030. Nếu được đưa vào quy hoạch, tạm thời chưa đưa vào hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông để tránh ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành toàn tuyến vào giai đoạn 2025.[8] Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, tuyến đường có thể sẽ trở thành 1 phần của đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.[9][10]

Với khu vực miền Trung – Tây Nguyên, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung vào quy hoạch đoạn cao tốc Quảng NgãiKon Tum dài 136 km, quy mô 4 làn xe. Cao tốc này có điểm đầu tại Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi), điểm cuối tại TP. Kon Tum, dự kiến đầu tư trước năm 2030.

Ngoài ra, một số tuyến cao tốc được điều chỉnh phạm vi gồm: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku và cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng được điều chỉnh điểm đầu từ TP Ninh Bình thành huyện Yên Mô (phía Nam TP Ninh Bình), chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 117 km. Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được điều chỉnh điểm đầu từ TP Đông Hà (Quảng Trị) thành huyện Triệu Phong, chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 56 km.

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku điều chỉnh điểm đầu từ cảng Nhơn Hội, tỉnh Bình Định thành thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 123 km. Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài được điều chỉnh điểm cuối từ cửa khẩu Mộc Bài thành huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh).

Cục Đường bộ Việt Nam cũng đề xuất điều chỉnh tiến trình đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Ngọc Hồi - Gia Nghĩa trước năm 2030 về sau năm 2030.

Các tuyến cao tốc điều chỉnh tiến trình đầu tư sau năm 2030 thành trước năm 2030 như: Sơn La - Điện Biên, Bắc Kạn - Cao Bằng, Tuyên Quang - Hà Giang, Quy Nhơn - Pleiku - Lệ Thanh đoạn Quy Nhơn - Pleiku, Gò Dầu - Xa Mát, Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh đoạn cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) - Cao Lãnh và đoạn An Hữu (Tiền Giang) - Trà Vinh.

Với dự thảo, hệ thống cao tốc trên cả nước sẽ có 43 tuyến với tổng chiều dài 9.234 km, hiện nay quy hoạch là 9.014 km[7].

Quy hoạch đường cao tốc hiện hữu từ năm 2021

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là danh sách tất cả đường cao tốc của Việt Nam, bao gồm các đường cao tốc lớn và những đường cao tốc nhỏ thuộc đường cao tốc lớn hơn, theo quy hoạch vào năm 2021.[11]

Một số đường cao tốc của Việt Nam được chỉ định tham gia mạng lưới đường bộ Xuyên Á, bao gồm:

  • : , , , ,
  • :
  • : , ,
  • :
  • :
  • : , , , ,
  • AH21:
  • :

Hệ thống Đường cao tốc Bắc – Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Ký hiệu Tuyến cao tốc Các đoạn tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài dự kiến (km) Quy mô (làn xe) Trạng thái Bổ trợ cho
Bắc – Nam phía Đông Lạng Sơn Cà Mau 2.063 Đã hoàn thành nhiều đoạn , Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp
Phân đoạn của
Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Hữu Nghị – Chi Lăng Cửa khẩu Hữu Nghị
(Lạng Sơn)
Chi Lăng
(Lạng Sơn)
43 6+2 Đang thi công
Chi Lăng – Bắc Giang Chi Lăng TP. Bắc Giang
(Bắc Giang)
64 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Bắc Giang – Phù Đổng TP. Bắc Giang Cầu Phù Đổng
(Hà Nội)
46 8+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)

Khởi công nâng cấp năm 2026 (đoạn qua Hà Nội và Bắc Ninh)
Trùng với

Phù Đổng – Pháp Vân Cầu Phù Đổng Nút giao Pháp Vân
(Hà Nội)
14 8+2
(tính cả làn xe dưới thấp)
Đang khai thác
Trùng
, Vành đai 2 (Hà Nội)
Pháp Vân – Cầu Giẽ Nút giao Pháp Vân Cầu Giẽ
(Hà Nội)
30 8+2 Đang khai thác giai đoạn 2
(6+2 làn xe)
Cầu Giẽ – Cao Bồ 50
Cầu Giẽ – Phú Thứ Cầu Giẽ Phú Thứ
(Hà Nam)
20 8+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Phú Thứ – Cao Bồ Phú Thứ Cao Bồ
(Nam Định)
30 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Cao Bồ – Mai Sơn Cao Bồ Mai Sơn
(Ninh Bình)
15 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)

khởi công mở rộng vào tháng 11/2024

Mai Sơn – Quốc lộ 45 Mai Sơn Quốc lộ 45
(Thanh Hoá)
63 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
Quốc lộ 45 – Nghi Sơn Quốc lộ 45 Nghi Sơn
(Thanh Hoá)
43 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
Nghi Sơn – Diễn Châu Nghi Sơn Diễn Châu
(Nghệ An)
50 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
Diễn Châu – Bãi Vọt Diễn Châu Bãi Vọt
(Hà Tĩnh)
49 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
, ,
Bãi Vọt – Hàm Nghi Bãi Vọt Hàm Nghi
(Hà Tĩnh)
36 6+2 Đang thi công
Hàm Nghi – Vũng Áng Hàm Nghi Vũng Áng
(Hà Tĩnh)
54 6+2
Vũng Áng – Bùng Vũng Áng Bùng
(Quảng Bình)
58 6+2
Bùng – Vạn Ninh Bùng Vạn Ninh
(Quảng Bình)
51 6+2
Vạn Ninh – Cam Lộ Vạn Ninh Cam Lộ
(Quảng Trị)
68 6+2
Cam Lộ – La Sơn Cam Lộ Ngã ba La Sơn
(Thừa Thiên Huế)
98 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(2+2 làn xe)

khởi công mở rông trong năm 2024

, ,
La Sơn – Hòa Liên La Sơn Hòa Liên
(TP. Đà Nẵng)
66 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(2+2 làn xe)

khởi công mở rộng trong năm 2024

Hòa Liên – Túy Loan Hòa Liên Nút giao Túy Loan
(TP. Đà Nẵng)
12 6+2 Đang thi công
Trùng với (tuyến tránh Nam Hải Vân)
Đà Nẵng – Quảng Ngãi Nút giao Túy Loan TP. Quảng Ngãi
(Quảng Ngãi)
127 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Quảng Ngãi – Hoài Nhơn TP. Quảng Ngãi Hoài Nhơn
(Bình Định)
88 6+2 Đang thi công
Hoài Nhơn – Quy Nhơn Hoài Nhơn TP. Quy Nhơn
(Bình Định)
69 6+2
Quy Nhơn – Chí Thạnh TP. Quy Nhơn Chí Thạnh
(Phú Yên)
68 6+2 Đang khai thác hầm Cù Mông (đi trùng với ), các đoạn còn lại đang thi công
Chí Thạnh – Vân Phong Chí Thạnh Vân Phong
(Khánh Hòa)
51 6+2 Đang thi công
Hầm Đèo Cả, Hầm Cổ Mã và đường dẫn Phú Yên Khánh Hoà 14 6 Đang khai thác giai đoạn 1 (4 làn xe), đi trùng
Vân Phong – Nha Trang Vân Phong TP. Nha Trang
(Khánh Hòa)
83 6+2 Đang thi công
Nha Trang – Cam Lâm TP. Nha Trang Cam Lâm
(Khánh Hòa)
49 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
Cam Lâm – Vĩnh Hảo Cam Lâm Vĩnh Hảo
(Bình Thuận)
79 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
Vĩnh Hảo – Phan Thiết Vĩnh Hảo TP. Phan Thiết
(Bình Thuận)
101 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
Phan Thiết – Dầu Giây TP. Phan Thiết Dầu Giây
(Đồng Nai)
99 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Dầu Giây – Long Thành Dầu Giây Long Thành
(Đồng Nai)
21 10+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Trùng

Khởi công nâng cấp trong năm 2025

Long Thành – Bến Lức Long Thành Bến Lức
(Long An)
58 8+2 Đang thi công nhiều đoạn
cầu Phước Khánh dự kiến tái khởi công năm 2025
Có 1 đoạn đi trùng
, Vành đai 2 (TP.HCM)
Bến Lức – Trung Lương Bến Lức Trung Lương
(Tiền Giang)
40 8+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)

Khởi công nâng cấp trong năm 2025

Trung Lương – Mỹ Thuận Trung Lương Mỹ Thuận
(Tiền Giang)
51 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
có 1 đoạn đi trùng với Khởi công nâng cấp trong năm 2025
Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn Mỹ Thuận (Vĩnh Long) 7 6 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Trùng với
Mỹ Thuận – Cần Thơ Cầu Chà Và Lớn (Vĩnh Long) 23 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
có 1 đoạn đi trùng với
Cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn Cầu Chà Và Lớn (TP. Cần Thơ) 15 4 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Cần Thơ – Cà Mau 109
Cần Thơ – Hậu Giang (Hậu Giang) 37 4+2 Đang thi công
Hậu Giang – Cà Mau TP. Cà Mau
(Cà Mau)
72 4+2 , Đường Quản Lộ – Phụng Hiệp
Bắc – Nam phía Tây Tuyên Quang Kiên Giang 1.205 Đã hoàn thành nhiều đoạn , , , , , ,
Phân đoạn của
Đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây
Tuyên Quang – Phú Thọ TP. Tuyên Quang
(Tuyên Quang)
Phú Thọ 40 4+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4 làn xe)
,
Phú Thọ – Ba Vì 55
Phú Thọ – Cổ Tiết Phú Thọ Tam Nông
(Phú Thọ)
21 6+2 Đang khai thác tiền cao tốc
(2+2 làn xe)
Cổ Tiết – Ba Vì Tam Nông Ba Vì
(Hà Nội)
34 6+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Ba Vì – Chợ Bến Ba Vì Chợ Bến
(Hòa Bình)
57 6+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030, đi trùng , ,
Chợ Bến – Thạch Quảng Chợ Bến

(Hòa Bình)

Thạch Quảng
(Thanh Hóa)
62 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 ,
Thạch Quảng – Tân Kỳ Thạch Quảng Tân Kỳ
(Nghệ An)
173 4+2
Tân Kỳ – Tri Lễ Tân Kỳ Tri Lễ
(Nghệ An)
19 4+2
Tri Lễ – Rộ Tri Lễ Cầu Rộ
(Nghệ An)
40 4+2
Rộ – Vinh Cầu Rộ TP. Vinh
(Nghệ An)
Đi trùng , , ,

QL.46C,

Vinh – Túy Loan TP. Vinh Nút giao Túy Loan (TP. Đà Nẵng) Đi trùng , , ,
Túy Loan – Ngọc Hồi Nút giao Túy Loan (Đà Nẵng) Ngọc Hồi
(Kon Tum)
Đi trùng , ,
Ngọc Hồi – Pleiku Ngọc Hồi TP. Pleiku
(Gia Lai)
90 6+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030 ,
Pleiku – Buôn Ma Thuột TP. Pleiku TP. Buôn Ma Thuột
(Đắk Lắk)
160 6+2
Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa TP. Buôn Ma Thuột TP. Gia Nghĩa
(Đắk Nông)
105 6+2
Gia Nghĩa – Chơn Thành TP. Gia Nghĩa Chơn Thành
(Bình Phước)
140 6+2 Dự kiến khởi công năm 2024
Chơn Thành – Đức Hòa Chơn Thành Đức Hòa
(Long An)
84 6+2 Đang thi công ,
Đức Hòa – Thạnh Hóa Đức Hòa Thạnh Hóa
(Long An)
33 6+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030, đi trùng với
Thạnh Hóa – Tân Thạnh Thạnh Hóa Tân Thạnh
(Long An)
16 6+2
Tân Thạnh – Mỹ An Tân Thạnh Mỹ An
(Đồng Tháp)
25 6+2
Mỹ An – Cao Lãnh Mỹ An TP. Cao Lãnh
(Đồng Tháp)
26 6+2 Dự kiến khởi công quý 3/2024
Cao Lãnh – Lộ Tẻ TP. Cao Lãnh Lộ Tẻ
(TP. Cần Thơ)
29 6+2 Đang khai thác giai đoạn tiền cao tốc
(4+2 làn xe), khởi công nâng cấp đạt chuẩn cao tốc trong năm 2024
Lộ Tẻ – Rạch Sỏi Lộ Tẻ Rạch Sỏi
(Kiên Giang)
51 6+2 Đang khai thác giai đoạn tiền cao tốc
(4 làn xe), khởi công nâng cấp đạt chuẩn cao tốc trong năm 2024
, ,

Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc

[sửa | sửa mã nguồn]
Ký hiệu Tuyến cao tốc Các đoạn tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài dự kiến (km) Quy mô (làn xe) Trạng thái Bổ trợ cho
Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên Đại lộ Thăng Long
(Hà Nội)
Nút giao Hòa Lạc
(Hà Nội)
30 6+2 Đang khai thác
Hòa Lạc – Hòa Bình Nút giao Hòa Lạc TP. Hòa Bình
(Hoà Bình)
32 6+2 Đang khai thác giai đoạn tiền cao tốc
(2+2 làn xe)
Hòa Bình – Mộc Châu TP. Hòa Bình Mộc Châu
(Sơn La)
83 4+2 Đang thi công (đoạn qua Hoà Bình)
Mộc Châu – Sơn La Mộc Châu TP. Sơn La
(Sơn La)
105 4+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Sơn La – Điện Biên TP. Sơn La Cửa khẩu Tây Trang
(Điện Biên)
200 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 ,
Hà Nội – Hải Phòng (Hà Nội) Cảng Đình Vũ
(Hải Phòng)
105 6+2 Đang khai thác
Hà Nội – Lào Cai Hà Nội – Yên Bái Đường Bắc Thăng Long, Nội Bài
(Hà Nội)
Trấn Yên
(Yên Bái)
123 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
, ,
Yên Bái – Lào Cai Trấn Yên Cửa khẩu Kim Thành
(Lào Cai)
141 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(2+2 làn xe)
,
Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái Hải Phòng – Hạ Long Cầu Bạch Đằng
(Hải Phòng)
TP. Hạ Long
(Quảng Ninh)
25 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
,
Hạ Long – Vân Đồn TP. Hạ Long Vân Đồn
(Quảng Ninh)
60 6+2
Vân Đồn – Móng Cái Vân Đồn Đường dẫn cầu Bắc Luân II, TP. Móng Cái
(Quảng Ninh)
90 6+2
Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng Hà Nội – Thái Nguyên
(Hà Nội)
TP. Thái Nguyên
(Thái Nguyên)
66 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)
Thái Nguyên – Chợ Mới TP. Thái Nguyên Chợ Mới
(Bắc Kạn)
40 4+2 Đang khai thác giai đoạn tiền cao tốc
(2+2 làn xe)
Chợ Mới – Bắc Kạn Chợ Mới TP. Bắc Kạn
(Bắc Kạn)
31 4+2 Dự kiến khởi công năm 2024
Bắc Kạn – Cao Bằng TP. Bắc Kạn TP. Cao Bằng
(Cao Bằng)
90 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030
Ninh Bình – Hải Phòng
(Ninh Bình)

(Hải Phòng)
109 6+2 Dự kiến khởi công cuối năm 2024 (đoạn qua Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình)
Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long Nội Bài – Bắc Ninh
(Hà Nội)
TP. Bắc Ninh
(Bắc Ninh)
30 6+2 Đang khai thác giai đoạn tiền cao tốc (4+2 làn xe), đi trùng với
Bắc Ninh – Hải Dương TP. Bắc Ninh Quế Võ
(Bắc Ninh)
22 6+2 Đang thi công, trùng với tuyến nối
Hải Dương – Hạ Long Quế Võ Hạ Long
(Quảng Ninh)
94 6+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng Tiên Yên – Đồng Đăng Tiên Yên
(Quảng Ninh)
Đồng Đăng
(Lạng Sơn)
100 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 ,
Đồng Đăng – Trà Lĩnh Đồng Đăng Cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) 115 4+2 Đang thi công
Phủ Lý – Nam Định Phủ Lý – Nam Định TP. Phủ Lý
(Hà Nam)
TP. Nam Định
(Nam Định)
25 4+2 Trên cơ sở nâng cấp Đại lộ Thiên Trường (), khởi công trước năm 2030
Nam Định – Xuân Trường TP. Nam Định
(Nam Định)
25 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030
Yên Bái – Hà Giang
(tuyến nối đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai với Hà Giang)
IC.14, Mậu A (Yên Bái) Việt Quang
(Hà Giang)
81 4+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Bảo Hà – Lai Châu IC.16, Bảo Hà
(Lào Cai)
Cửa khẩu Ma Lù Thàng
(Lai Châu)
203 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 ,
Chợ Bến – Yên Mỹ Chợ Bến – Hà Nam
(Hòa Bình)

(Hà Nam)
29 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 ,
Hà Nam – Yên Mỹ
(tuyến nối với )

(Hà Nam)

(Hưng Yên)
16 4+2 Đang khai thác giai đoạn tiền cao tốc
(4+2 làn xe)
Tuyên Quang – Hà Giang
(Tuyên Quang)
Cửa khẩu Thanh Thủy
(Hà Giang)
165 4+2 Đang thi công
Hưng Yên – Thái Bình
(Hưng Yên)

(Thái Bình)
70 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030

Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung – Tây Nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]
Ký hiệu Tuyến cao tốc Các đoạn tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài dự kiến (km) Quy mô (làn xe) Trạng thái Bổ trợ cho
Vinh – Thanh Thủy Cửa Lò
(Nghệ An)
Cửa khẩu Thanh Thủy
(Nghệ An)
85 6+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030, có 1 đoạn đi trùng , QL.46C,
Vũng Áng – Cha Lo Cảng Vũng Áng
(Hà Tĩnh)
Cửa khẩu Cha Lo
(Quảng Bình)
115 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 ,
Cam Lộ – Lao Bảo TP. Đông Hà
(Quảng Trị)
Cửa khẩu Lao Bảo
(Quảng Trị)
70 4+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Quảng Ngãi – Kon Tum TX. Đức Phổ
(Quảng Ngãi)
TP. Kon Tum
(Kon Tum)
136 4+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh Quy Nhơn – Pleiku Cảng Nhơn Hội
(Bình Định)
TP. Pleiku
(Gia Lai)
180 4+2
Pleiku – Lệ Thanh TP. Pleiku Cửa khẩu Lệ Thanh
(Gia Lai)
50 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030
Đà Nẵng – Thạnh Mỹ – Ngọc Hồi – Bờ Y TP. Đà Nẵng Cửa khẩu Bờ Y
(Kon Tum)
281 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030, có 1 đoạn đi trùng , ,
Quảng Nam – Quảng Ngãi Cảng Dung Quất
(Quảng Ngãi)

(Quảng Nam)
100 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 ,
Phú Yên – Đắk Lắk Cảng Bãi Gốc
(Phú Yên)
Cửa khẩu Đắk Ruê
(Đắk Lắk)
220 4+2
Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột Nút giao
(đường vào cảng Nam Vân Phong, Khánh Hòa)

(TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)
130 4+2 Đang thi công
Nha Trang – Liên Khương
(Khánh Hòa)

(Lâm Đồng)
103 4+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030 ,
Liên Khương – Buôn Ma Thuột
(Lâm Đồng)

(TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)
115 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030

Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Ký hiệu Tuyến cao tốc Các đoạn tuyến Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài dự kiến (km) Quy mô (làn xe) Trạng thái Bổ trợ cho
Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt Dầu Giây – Tân Phú Dầu Giây
(Đồng Nai)
Tân Phú
(Đồng Nai)
60 4+2 Dự kiến khởi công năm 2024
Tân Phú – Bảo Lộc Tân Phú TP. Bảo Lộc
(Lâm Đồng)
67
Bảo Lộc – Liên Khương TP. Bảo Lộc Đức Trọng
(Lâm Đồng)
74
Liên Khương – Đà Lạt Đức Trọng Chân đèo Prenn, Đà Lạt
(Lâm Đồng)
19 Đang khai thác
Biên Hòa – Vũng Tàu Biên Hòa – Long Thành Đường tránh Biên Hòa
(Đồng Nai)
Long Thành
(Đồng Nai)
17 6+2 Đang thi công
Long Thành – Tân Hiệp Long Thành Tân Hiệp, Long Thành
(Đồng Nai)
13 8+2 Đang thi công
Tân Hiệp – Bà Rịa Tân Hiệp, Long Thành
Hòa Long, TP. Bà Rịa
(Bà Rịa – Vũng Tàu)
24 6+2 Đang thi công
Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành TP.Thủ Đức
(Thành phố Hồ Chí Minh)
Long Thành
(Đồng Nai)
14 10+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)

Khởi công nâng cấp năm 2025

Long Thành – Thống Nhất Long Thành Thống Nhất
(Đồng Nai)
Đi trùng
Thống Nhất – Dầu Giây Thống Nhất Dầu Giây
(Đồng Nai)
14 6+2 Đang khai thác giai đoạn 1
(4+2 làn xe)

Khởi công nâng cấp trong năm 2025

Thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Hoa Lư Thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành An Phú, Thuận An
(Bình Dương)
Chơn Thành
(Bình Phước)
60 6+2 Đang thi công (đoạn qua Bình Phước)
Chơn Thành – Hoa Lư Chơn Thành Cửa khẩu Hoa Lư
(Bình Phước)
70 6+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030
Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài Củ Chi
(Thành phố Hồ Chí Minh)
Cửa khẩu Mộc Bài
(Tây Ninh)
50 6+2 Dự kiến khởi công năm 2024
Gò Dầu – Xa Mát Gò Dầu
(Tây Ninh)
Cửa khẩu Xa Mát
(Tây Ninh)
65 4+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030
Thành phố Hồ Chí Minh – Sóc Trăng Nhà Bè
(Thành phố Hồ Chí Minh)
TP. Sóc Trăng
(Sóc Trăng)
150 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030 , ,
Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng Châu Đốc
(An Giang)
Cảng Trần Đề
(Sóc Trăng)
191 6+2 Đang thi công ,
Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu Hà Tiên – Rạch Giá Cửa khẩu Hà Tiên
(Kiên Giang)
TP. Rạch Giá
(Kiên Giang)
100 4+2 Dự kiến khởi công năm 2025 , ,
Rạch Giá – Bạc Liêu TP. Rạch Giá TP. Bạc Liêu
(Bạc Liêu)
112 4+2 Dự kiến khởi công sau năm 2030
Hồng Ngự – Trà Vinh Dinh Bà – Cao Lãnh Cửa khẩu Dinh Bà, Tân Hồng
(Đồng Tháp)
ĐT.856 TP. Cao Lãnh
(Đồng Tháp)
68 4+2 ,
Cao Lãnh – An Hữu ĐT.856 TP. Cao Lãnh An Thái Trung, Cái Bè
(Tiền Giang)
30 4+2 Đang thi công
An Hữu – Định An An Thái Trung, Cái Bè Cảng Định An
(Trà Vinh)
90 4+2 Chiều dài không tính đoạn đi trùng ; dự kiến khởi công sau năm 2030

Hệ thống đường cao tốc vành đai đô thị

[sửa | sửa mã nguồn]
Ký hiệu Tuyến cao tốc Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài dự kiến (km) Quy mô (làn xe) Trạng thái Bổ trợ cho
Vành đai 3 (Hà Nội) Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài
(Hà Nội)
55

(không bao gồm đoạn đi trùng )

6+2 Đang khai thác đoạn Bắc Thăng Long – Nút giao , các đoạn còn lại khởi công trước năm 2030 Vành đai 2 (Hà Nội),
Vành đai 4 (Hà Nội) Hà Nội Bắc Ninh 103

(không bao gồm đoạn đi trùng )

6+2 Đang thi công , , ,
Vành đai 5 (Hà Nội) Km 367 + 100 Đường Hồ Chí Minh
(Hà Nội)
trùng với điểm đầu 272

(không bao gồm đoạn đi trùng )

6+2 Dự kiến khởi công trước năm 2030 , , , ,
Vành đai 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) Nhơn Trạch
(Đồng Nai)
Bến Lức
(Long An)
92

(không bao gồm đoạn đi trùng )

8+2 Đang khai thác tiền cao tốc đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn, các đoạn còn lại đang thi công Vành đai 2 (TP.HCM)
Vành đai 4 (Thành phố Hồ Chí Minh) Phú Mỹ
(Bà Rịa – Vũng Tàu)
Cảng Hiệp Phước
(Thành phố Hồ Chí Minh)
207 8+2 Dự kiến khởi công năm 2024 đoạn qua Bình Dương, các đoạn còn lại khởi công trước 2025

Quy hoạch đường cao tốc năm 2015

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là danh sách tất cả đường cao tốc của Việt Nam được quy hoạch từ năm 2015 đến năm 2021.[12]

Ký hiệu Tên tuyến Chiều dài (km) Điểm đầu Điểm cuối Ghi chú
Bắc – Nam phía Đông 1.811 Hà Nội Cần Thơ Đã hoàn thành nhiều đoạn
Đường cao tốc thuộc Pháp Vân – Cầu Giẽ 30 Nút giao Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội Nút giao Cầu Giẽ, Phú Xuyên, Hà Nội Đã hoàn thành
Cầu Giẽ – Ninh Bình 65 Nút giao Cầu Giẽ, Phú Xuyên, Hà Nội Nút giao Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình
Ninh Bình – Thanh Hóa 106 Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tại Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình Ngã ba Trường Thịnh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Thanh Hóa – Hà Tĩnh 99 Ngã ba Trường Thịnh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa Quốc lộ 8 tại Đức Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh
Hà Tĩnh – Quảng Bình 148 Quốc lộ 8 tại Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh Tỉnh lộ 2B tại Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình Đang xây dựng
Quảng Bình – Quảng Trị 119 Nam cầu Bùng, Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình Quốc lộ 9 tại Nút giao Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị
Quảng Trị – Đà Nẵng 176 Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị Nút giao Túy Loan, Hòa Vang, Đà Nẵng Đã hoàn thành, riêng đoạn Hòa Liên – Túy Loan hiện đang được thi công trên cơ sở nâng cấp Quốc lộ 1 lên chuẩn cao tốc 4 làn xe, đi trùng với
Đà Nẵng – Quảng Ngãi 127 Túy Loan, Hòa Vang, Đà Nẵng Đường vành đai quy hoạch thành phố Quảng Ngãi, Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Quảng Ngãi – Bình Định 157 Đường vành đai quy hoạch thành phố Quảng Ngãi, Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi tại Nút giao Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định Đã hoàn thành Hầm Cù MôngHầm Đèo Cả, các đoạn còn lại đang xây dựng
Bình Định – Nha Trang 216 tại Nút giao Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định Tỉnh lộ 65-22 tại Nút giao Diên Thọ, Diên Khánh, Khánh Hòa
Nha Trang – Phan Thiết 229 Tỉnh lộ 65-22 tại Nút giao Diên Thọ, Diên Khánh, Khánh Hòa tại Phú Long, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Đã hoàn thành
Đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có điểm bắt đầu thực tế (Km 0) được tính theo chiều ngược lại là chiều thi công của cao tốc này. Được tách ra thành tuyến cao tốc độc lập với ký hiệu CT.29 theo quy hoạch năm 2021.
Phan Thiết – Dầu Giây 99 tại Phú Long, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai (nút giao thông Dầu Giây)
Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây 55,7 tại Nút giao Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai Đại lộ Mai Chí Thọ tại Nút giao An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Bến Lức – Long Thành 58 Long Thành, Đồng Nai tại Bến Lức, Long An Đang xây dựng đoạn cầu Bình Khánh và gói thầu A6, A7, đoạn còn lại dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 20212025.
Tuyến đường có điểm bắt đầu thực tế (Km 0) được tính theo chiều ngược lại là chiều thi công của cao tốc này.
Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương 50 Nút giao Tân Tạo, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tại Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành, Tiền Giang Đã hoàn thành
Trung Lương – Mỹ Thuận 51 Đường cao tốc Bến Lức – Trung Lương tại Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang tại An Thái Trung, huyện Châu Thành, Tiền Giang
Mỹ Thuận – Cần Thơ 23 tại thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long tại cầu Chà Và, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long
Bắc – Nam phía Tây 1.269 Phú Thọ Kiên Giang Đang xây dựng một số đoạn
Đường cao tốc thuộc Đoan Hùng – Chợ Bến 130 Phú Thọ Hòa Bình Dự kiến xây dự án trong giai đoạn 2025 – 2030
Chợ Bến – Tân Kỳ 235 Hòa Bình Nghệ An
Tân Kỳ – Khe Cò 84 Nghệ An Hà Tĩnh
Khe Cò – Can Lộc 32 Hà Tĩnh
Hà Tĩnh – Quảng Bình (Can Lộc – Bùng) 145 Quốc lộ 8 tại Đức Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh Tỉnh lộ 2B tại Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình Đang xây dựng, đi trùng với
Quảng Bình – Quảng Trị (Bùng – Cam Lộ) 117 Nam cầu Bùng, Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình Quốc lộ 9 tại Nút giao Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị
Quảng Trị – Đà Nẵng (Cam Lộ – Túy Loan) 182 Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị Nút giao Túy Loan, Hòa Vang, Đà Nẵng Đã hoàn thành đoạn Cam Lộ – Hòa Liên, đoạn Hoà Liên – Túy Loan hiện đang được thi công trên cơ sở nâng cấp Quốc lộ 1 lên chuẩn cao tốc 4 làn xe, đi trùng với
Đà Nẵng – Ngọc Hồi 220 Đà Nẵng Kon Tum Dự kiến xây dự án trong giai đoạn 2025 – 2030
Bờ Y – Ngọc Hồi – Pleiku 111 Kon Tum Gia Lai
Pleiku – Chơn Thành 404 Gia Lai Bình Phước
Chơn Thành – Đức Hòa 84 Bình Phước Nút giao tại Km 82 + 574, giao với đường tỉnh ĐT 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa (Đức Hòa, Long An) Đang thi công
Đức Hòa – Mỹ An 81 Long An Đồng Tháp Trên cơ sở nâng cấp Quốc lộ N2 lên chuẩn cao tốc 4 làn xe sau năm 2030
Mỹ An – Cao Lãnh 26 Đồng Tháp Dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 20212025
Cao Lãnh – Rạch Sỏi 84 Nút giao đường dẫn cầu Cao Lãnh với tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp Tuyến tránh TP Rạch Giá (huyện Châu Thành, Kiên Giang) Đã hoàn thành giai đoạn 1
Hà Nội – Lạng Sơn 143
Hà Nội
Lạng Sơn Đã hoàn thành đoạn Hà Nội – Chi Lăng (Lạng Sơn), hiện đang thi công đoạn Hữu NghịChi Lăng
Sáp nhập thành một phần của CT.01 theo quy hoạch năm 2021
Hà Nội – Hải Phòng
106
Hà Nội
Hải Phòng Đã hoàn thành
Hà Nội – Lào Cai
264
Lào Cai Yên Bái – Lào Cai: đã hoàn thành giai đoạn 1
Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái
304
Quảng Ninh Đã hoàn thành đoạn Hà NộiBắc NinhHạ LongMóng Cái
Chuyển đoạn Hà Nội - Hạ Long thành CT.09 (mới) và sáp nhập đoạn Hải Phòng - Hạ Long từ CT.09 (cũ) theo quy hoạch năm 2021
Hà Nội – Thái Nguyên 70 Thái Nguyên Đã hoàn thành đoạn Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới
Kéo dài tuyến đường đến Cao Bằng theo quy hoạch năm 2021
Thái Nguyên – Chợ Mới – Bắc Kạn 43
Bắc Kạn
Hà Nội – Hòa Bình
56

Hà Nội

Hòa Bình Láng – Hòa Lạc: đã hoàn thành toàn bộ
Hòa Lạc – Hòa Bình: đã hoàn thành giai đoạn 1
Chuyển toàn tuyến thành CT.03 (mới) và kéo dài tuyến đường đến Điện Biên theo quy hoạch năm 2021
Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh
160
Ninh Bình
Quảng Ninh Đã hoàn thành đoạn Hải Phòng – Hạ Long
Chuyển đoạn Hải Phòng - Hạ Long sáp nhập vào CT.06 và chuyển đoạn còn lại thành CT.08 (mới) theo quy hoạch năm 2021
Hồng Lĩnh – Hương Sơn 34 Hà Tĩnh Bị loại khỏi quy hoạch từ năm 2021
Cam Lộ – Lao Bảo 70 Quảng Trị Chuyển toàn tuyến thành CT.19 (mới) theo quy hoạch năm 2021
Quy Nhơn – Pleiku 160
Bình Định
Gia Lai Chuyển toàn tuyến thành CT.20 (mới) và kéo dài tuyến đường đến cửa khấu Lệ Thanh theo quy hoạch năm 2021
Biên Hòa – Vũng Tàu
76
Đồng Nai
Bà Rịa – Vũng Tàu Đang xây dựng
Chuyển toàn tuyến thành CT.28 theo quy hoạch năm 2021
Dầu Giây – Đà Lạt
220
Lâm Đồng Đã hoàn thành toàn bộ đoạn Liên Khương – Prenn
Dầu Giây – Liên Khương: sẽ đầu tư xây dựng trước năm 2025
Chuyển toàn tuyến thành CT.27 theo quy hoạch năm 2021
Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành 69
Thành phố Hồ Chí Minh
Bình Phước Chuyển toàn tuyến thành CT.30 và kéo dài tuyến đường đến cửa khấu Hoa Lư theo quy hoạch năm 2021
Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài 55 Tây Ninh Chuyển toàn tuyến thành CT.31 theo quy hoạch năm 2021
Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng 200 An Giang Sóc Trăng Đang xây dựng
Chuyển toàn tuyến thành CT.34 theo quy hoạch năm 2021
Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu 225 Kiên Giang Bạc Liêu Chuyển toàn tuyến thành CT.35 theo quy hoạch năm 2021
Cần Thơ – Cà Mau 150
Cần Thơ
Cà Mau Đang xây dựng
Sáp nhập thành một phần của CT.01 theo quy hoạch năm 2021
Vành đai 3 (Hà Nội) 55
Hà Nội
Chuyển toàn tuyến thành CT.37 theo quy hoạch năm 2021
Vành đai 4 (Hà Nội) 125
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang
Đang xây dựng
Chuyển toàn tuyến thành CT.38 theo quy hoạch năm 2021
Vành đai 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) 89
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An
Đang xây dựng
Chuyển toàn tuyến thành CT.40 theo quy hoạch năm 2021

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Phấn đấu đến năm 2025, cả nước có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc”. https://dangcongsan.vn. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ “Đặt mục tiêu đến năm 2050, cả nước có hơn 9.000 km đường cao tốc”. hanoimoi.com. 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5729 : 2012 ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC – YÊU CẦU THIẾT KẾ
  4. ^ VnExpress. 'Sẽ nâng tốc độ giới hạn các tuyến cao tốc từ 80 lên 90 km/h'. vnexpress.net. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ ONLINE, TUOI TRE (14 tháng 5 năm 2023). “Đề xuất nâng tốc độ tối đa trên đường cao tốc 4 làn xe lên 90km/h”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ Anh Duy (9 tháng 11 năm 2023). “Đề xuất kéo dài tuyến cao tốc Bắc Nam thêm 90 km”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ a b c d e baochinhphu.vn (21 tháng 8 năm 2024). “Bổ sung quy hoạch thêm 2 tuyến cao tốc mới”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ thanhnien.vn (21 tháng 8 năm 2024). “Đề xuất bổ sung 2 tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi và Quảng Ngãi - Kon Tum”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ “Đường cao tốc sẽ về đến Đất Mũi, Cà Mau”. laodong.vn. 22 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ “Thủ tướng: Đường cao tốc phải làm đến tận mũi Cà Mau”.
  11. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Một chút về Sayu - Genshin Impact
Sayu là một ninja bé nhỏ thuộc Shuumatsuban – một tổ chức bí mật dưới sự chỉ huy của Hiệp Hội Yashiro
Top quán kem ngon nổi tiếng TP.HCM giải nhiệt cuối tuần
Top quán kem ngon nổi tiếng TP.HCM giải nhiệt cuối tuần
Kem là một trong những món ăn yêu thích của mọi thế hệ. Đó là lý do mà thế giới kem tại thị trường Việt Nam phát triển rất nhanh và nhiều thương hiệu lớn thế giới cũng có mặt. Dưới đây là top những thương hiệu đang dẫn đầu tại Việt Nam.
Guide trang bị trong Postknight
Guide trang bị trong Postknight
Trang bị là các item thiết yếu trong quá trình chiến đấu, giúp tăng các chỉ số phòng ngự và tấn công cho nhân vật