Đỗ Duy Mạnh

Đỗ Duy Mạnh
Đỗ Duy Mạnh trong màu áo đội tuyển Việt Nam tại Cúp bóng đá châu Á 2019
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Đỗ Duy Mạnh
Ngày sinh 29 tháng 9, 1996 (28 tuổi)
Nơi sinh Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
Chiều cao 1,8 m (5 ft 11 in)
Vị trí Trung vệ
Thông tin đội
Đội hiện nay
Hà Nội
Số áo 2
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2013–2015 Hà Nội
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2015– Hà Nội 112 (5)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2012–2013 U-16 Việt Nam 15 (4)
2013–2014 U-19 Việt Nam 18 (5)
2015–2016 U-20 Việt Nam 23 (6)
2015–2019 U-23 Việt Nam 32 (4)
2015– Việt Nam 41 (1)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Việt Nam
Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á
Á quân Trung Quốc 2018 Đồng đội
AFF Cup
Vô địch Đông Nam Á 2018 Đồng đội
Á quân Đông Nam Á 2022 Đồng đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 2 tháng 9 năm 2022
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 1 tháng 6 năm 2022

Đỗ Duy Mạnh (sinh ngày 29 tháng 9 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Hà Nội và đội trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Duy Mạnh sinh ra tại Đông Anh, Hà Nội và bắt đầu chơi bóng đá vào khoảng 8 tuổi. Thần tượng từ thời thơ ấu của anh là danh thủ người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo.[1] Năm 2006, khi mới 10 tuổi, anh được tuyển chọn vào Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Hà Nội và chuyển sang chơi bóng cho các đội trẻ CLB Hà Nội T&T vào năm 2013. Tháng 12 năm 2013, Duy Mạnh cùng với người đồng đội Phạm Đức Huy đã có buổi thử việc tại câu lạc bộ Consadole Sapporo của Nhật Bản.[2]

Sự nghiệp cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thềm mùa giải 2015, Đỗ Duy Mạnh được huấn luyện viên Phan Thanh Hùng đôn lên đội một Hà Nội T&T. Ngày 5 tháng 1 năm 2015, Duy Mạnh ra mắt V-League khi vào sân từ băng ghế dự bị trong trận gặp Đồng Tâm Long An và chính anh là cầu thủ ghi bàn thắng gỡ hòa 1–1 cứu đội bóng thủ đô khỏi một trận thua ở vòng mở màn.[3] Kể từ đó, anh trở thành cầu thủ thường xuyên có mặt trong đội hình xuất phát của câu lạc bộ. Kết thúc mùa giải, Duy Mạnh có tổng cộng 22 lần ra sân, ghi được 2 bàn thắng và được vinh danh là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất V-League 2015.[4]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên Duy Mạnh được tập trung cấp tuyển quốc gia là năm 2011 trong danh sách tuyển U-16 Việt Nam.[5] Duy Mạnh tiếp tục được triệu tập tuyển U-19 Việt Nam vào năm 2013 tham dự giải bóng đá vô địch U-19 Đông Nam Á.[6]

Năm 2015, tiền vệ Duy Mạnh chính thức có tên trong danh sách tuyển U-23 Việt Nam tham dự vòng loại giải bóng đá vô địch U-22 châu Á 2016 và gọi lên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự trận đấu giao hữu gặp câu lạc bộ Manchester City.[7][8]

Đầu năm 2016, anh chính thức có tên trong danh sách đội hình tham dự giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016 diễn ra ở Qatar.[9] Ngày 14 tháng 1 năm 2016, anh đã ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển U-23 Việt Nam ở giải đấu này, nhưng chung cuộc U-23 Việt Nam để thua U-23 Jordan với tỉ số 1–3.[10]

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 2020, Đỗ Duy Mạnh kết hôn với bạn gái lâu năm Nguyễn Quỳnh Anh, con gái thứ 2 của cựu chủ tịch câu lạc bộ Sài Gòn Nguyễn Giang Đông. Tháng 5 năm 2020, cả hai khoe tin vui có con đầu lòng trên mạng xã hội và có chuyến du lịch tại Nha Trang.

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến ngày 4 tháng 6 năm 2023[11]
Câu lạc bộ Mùa giải Giải đấu Cúp quốc gia Châu lục Khác Tổng cộng
Hạng Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
Hà Nội 2015 V.League 1 22 2 3 0 1[a] 0 26 2
2016 V.League 1 8 0 3 0 2[a] 0 1[b] 0 14 0
2017 V.League 1 17 0 1 0 6[c] 0 1[b] 0 25 0
2018 V.League 1 24 2 5 0 29 2
2019 V.League 1 21 0 4 0 15[d] 1 0 0 36 1
2020 V.League 1 0 0 0 0 1[b] 0 1 0
2021 V.League 1 10 1 0 0 0 0 10 1
2022 V.League 1 18 0 3 1 21 1
2023 V.League 1 9 1 0 0 1 0 10 1
Tổng sự nghiệp 129 6 19 1 26 1 3 0 172 8
  1. ^ a b Số trận ra sân tại AFC Champions League
  2. ^ a b c Ra sân tại Siêu cúp Quốc gia
  3. ^ Ra sân 1 trận tại AFC Champions League và 5 trận tại AFC Cup
  4. ^ Ra sân 2 trận tại AFC Champions League; 13 trận và ghi 1 bàn thắng tại AFC Cup

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến ngày 1 tháng 6 năm 2022[12]
Đội tuyển quốc gia Năm Trận Bàn
Việt Nam 2015 2 0
2016 2 0
2017 3 0
2018 9 0
2019 11 1
2021 13 0
2022 1 0
Tổng cộng 41 1

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
Bàn thắng của đội tuyển Việt Nam được ghi trước.
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 15 tháng 10 năm 2019 Sân vận động Kapten I Wayan Dipta, Bali, Indonesia  Indonesia 1–0 3–1 Vòng loại World Cup 2022

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]
, U-21 Hà Nội

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Hà Nội T&T/ Câu lạc bộ Hà Nội

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
U-19 Việt Nam
U-23 Việt Nam
Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Gương mặt U23 Việt Nam - Đỗ Duy Mạnh: Đến với bóng đá vì mê Ronaldo”. Bóng Đá Plus. ngày 10 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ “Đức Huy và Duy Mạnh đi Nhật”. Thanh Niên. ngày 14 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ “Tuyển thủ U19 Việt Nam cứu thua cho Hà Nội T&T”. VnExpress. ngày 4 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ “Chân dung cầu thủ trẻ xuất sắc nhất V League 2015”. ngày 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ VFF (2 tháng 7 năm 2011). “ĐT U16 Việt Nam chốt danh sách cầu thủ tham dự giải vô địch U16 Đông Nam Á 2011”. vff.org.vn. Truy cập 6 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ VFF (14 tháng 8 năm 2013). “Danh sách ĐT U19 QG tập trung chuẩn bị tham dự giải U19 Đông Nam Á 2013”. vff.org.vn. Truy cập 6 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ VFF (13 tháng 2 năm 2015). “Danh sách ĐT Olympic QG tập trung chuẩn bị tham dự VL U23 châu Á 2016”. vff.org.vn. Truy cập 6 tháng 1 năm 2016.
  8. ^ VFF (23 tháng 7 năm 2016). “DANH SÁCH ĐTQG VIỆT NAM TẬP TRUNG CHUẨN BỊ CHO TRẬN ĐẤU GẶP CLB MAN CITY”. vff.org.vn. Truy cập 6 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ U23 Việt Nam chốt danh sách dự VCK U23 châu Á 2016
  10. ^ Duy Mạnh ghi bàn danh dự cho U23 Việt Nam
  11. ^ Đỗ Duy Mạnh tại Soccerway
  12. ^ “Đỗ Duy Mạnh”. National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Nghệ thuật của việc mất cân bằng trong phát triển
Mất cân bằng trong phát triển là điều rất dễ xảy ra, vậy mất cân bằng như thế nào để vẫn lành mạnh? Mình muốn bàn về điều đó thông qua bài viết này.
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
[Review sách] Bay trên tổ cúc cu - Ken Kesey
Wire, briar, limber-lock Three geese in a flock One flew east, one flew west And one flew over the cuckoo's nest.
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Con đường tiến hóa của tộc Orc (trư nhân) trong Tensura
Danh hiệu Gerudo sau khi tiến hóa thành Trư nhân là Trư nhân vương [Orc King]