Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2022

Night Wolf V.League 1 – 2022
Biểu trưng chính thức của Night Wolf V.League 1 – 2022
Mùa giải2022
Thời gian25 tháng 2 – 19 tháng 11 năm 2022
Vô địchHà Nội (lần thứ 6)
Xuống hạngSài Gòn
Á quânHải Phòng
Hạng baTopenland Bình Định
AFC Champions LeagueHà Nội
Cúp AFCHải Phòng
Số trận đấu156
Số bàn thắng380 (2,44 bàn mỗi trận)
Vua phá lướiRimario Gordon (Hải Phòng)
(17 bàn)
Chiến thắng sân
nhà đậm nhất
Đông Á Thanh Hóa 4–0 Sài Gòn
(16 tháng 7 năm 2022)
Viettel 4–0 Nam Định
(14 tháng 9 năm 2022)
Hà Nội 5–1 Becamex Bình Dương
(1 tháng 10 năm 2022)
Chiến thắng sân
khách đậm nhất
Thành phố Hồ Chí Minh 0–6 Hà Nội
(19 tháng 10 năm 2022)
Trận có nhiều bàn thắng nhấtHồng Lĩnh Hà Tĩnh 3–4 Sài Gòn
(30 tháng 7 năm 2022)
Hải Phòng 4–3 Thành phố Hồ Chí Minh
(26 tháng 8 năm 2022)
Hà Nội 5–2 Nam Định
(15 tháng 10 năm 2022)
Chuỗi thắng dài nhấtHà Nội
(7 trận)
Chuỗi bất bại dài nhấtHải Phòng
(14 trận)
Chuỗi không
thắng dài nhất
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
(11 trận)
Chuỗi thua dài nhấtSài Gòn, SHB Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
(4 trận)
Trận có nhiều khán giả nhất22.139
Hải Phòng 3–2 Hà Nội
(23 tháng 10 năm 2022)
Trận có ít khán giả nhất0
Hoàng Anh Gia Lai 0–0 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
(2 tháng 3 năm 2022)
Hoàng Anh Gia Lai 2–2 Viettel
(11 tháng 3 năm 2022)
Hải Phòng 1–0 SHB Đà Nẵng
(5 tháng 8 năm 2022)
Tổng số khán giả983.639
(không bao gồm các trận đấu không có khán giả)
Số khán giả trung bình6.305
2021
2023

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2022, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Night Wolf 2022 (tiếng Anh: Night Wolf V.League 1 – 2022) vì lý do tài trợ, là mùa giải chuyên nghiệp thứ 22 và là mùa giải thứ 39 của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia. Đây là năm đầu tiên trong hợp đồng ba năm của Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum với tư cách là nhà tài trợ chính của giải đấu.[1][2]

Mùa giải khởi tranh vào ngày 25 tháng 2 và kết thúc vào ngày 19 tháng 11 năm 2022, ban đầu dự kiến có 14 câu lạc bộ tham dự (tất cả các đội bóng tham dự mùa giải 2021 bị hủy bỏ được giữ nguyên cho mùa giải lần này). Tuy nhiên, do câu lạc bộ Than Quảng Ninh đã tuyên bố bỏ giải, số lượng đội bóng đã giảm xuống còn 13. Đội vô địch mùa giải này sẽ giành quyền tham dự vòng bảng của AFC Champions League 2023–24, đội xếp cuối bảng xuống thi đấu tại giải hạng Nhất Quốc gia 2023.

Hà Nội đã giành chức vô địch lần thứ 6 sớm một vòng đấu sau khi đánh bại Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vì đội áp sát sau họ, Hải Phòng nghỉ trong lượt trận cuối.

Thay đổi trước mùa giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi đội bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 25 tháng 8 năm 2021, do khó khăn về mặt tài chính khi mùa giải 2021 bị hủy và nợ lương các cầu thủ, Than Quảng Ninh đã thông báo dừng hoạt động vĩnh viễn và thanh lý các cầu thủ, kể cả ban huấn luyện của đội bóng để "làm lại từ đầu", và không tham dự các giải chuyên nghiệp quốc gia trong năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc Than Quảng Ninh sẽ rút lui khỏi giải đấu.

Nhạc hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải này chứng kiến lần đầu tiên giải đấu có một bản nhạc ra sân tự sáng tác với tên "Những bước chân của rồng", do ê-kíp của nhạc sỹ, ca sỹ Hoàng Bách sản xuất và hợp tác với VPF. Chủ tịch VPF Trần Anh Tú đã bày tỏ sự hãnh diện khi những trận đấu của giải chuyên nghiệp Việt Nam sắp tới sẽ có một bản nhạc ra sân hoành tráng nhưng cũng mang tính dân tộc trong đó.[3]

Thể thức thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau hai mùa giải thi đấu phân nhóm tranh vô địch và trụ hạng, mùa giải V.League 1 lần này sẽ trở lại với thể thức thi đấu vòng tròn hai lượt truyền thống.[4]

Bên cạnh đó, tại cuộc họp được tổ chức vào ngày 7 tháng 1 năm 2022, VPF cũng đã đưa ra hai phương án khác để tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu tùy theo tình hình dịch bệnh COVID-19. Theo đó, nếu giải đấu đã hoàn thành giai đoạn lượt đi mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch thì các đội bóng sẽ được phân nhánh đua vô địch và nhánh trụ hạng giống như hai mùa giải trước. Còn nếu lượt đi chưa kết thúc nhưng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, ban tổ chức sẽ căn cứ vào số điểm của các đội tại thời điểm giải đấu dừng lại để tiến hành chia nhánh thi đấu tiếp phần còn lại. Trong trường hợp này, các đội bóng không được bảo lưu điểm số ở giai đoạn 1 khi bước vào thi đấu giai đoạn 2.[5]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội vô địch mùa giải này sẽ nhận được cúp và tiền thưởng trị giá 3 tỷ đồng. Đội á quân được thưởng 1,5 tỷ đồng và đội xếp thứ ba được 750 triệu đồng.

Các đội tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Địa điểm các đội bóng tham dự V.League 1 - 2022

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội bóng Địa điểm Sân vận động Sức chứa
Becamex Bình Dương Thủ Dầu Một, Bình Dương Gò Đậu 18.250
Hà Nội Đống Đa, Hà Nội Hàng Đẫy 22.500
Hải Phòng Quận Ngô Quyền, Hải Phòng Lạch Tray 30.000
Hoàng Anh Gia Lai Pleiku, Gia Lai Pleiku 12.000
Thành phố Hồ Chí Minh Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Thống Nhất 15.000
Nam Định Thành phố Nam Định, Nam Định Thiên Trường 30.000
Topenland Bình Định Quy Nhơn, Bình Định Quy Nhơn 20.000
Sài Gòn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Thống Nhất 15.000
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh Thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh Hà Tĩnh 15.000
SHB Đà Nẵng Cẩm Lệ, Đà Nẵng Hòa Xuân 20.000
Sông Lam Nghệ An Vinh, Nghệ An Vinh 18.000
Đông Á Thanh Hóa Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa Thanh Hóa 14.000
Viettel Đống Đa, Hà Nội Hàng Đẫy 22.500

Số đội theo khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]
Số lượng Khu vực Đội
4 Đồng bằng sông Hồng Hải Phòng, Hà Nội, Nam ĐịnhViettel
3 Bắc Trung Bộ Đông Á Thanh Hóa, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, và Sông Lam Nghệ An
Duyên hải Nam Trung Bộ SHB Đà Nẵng, Topenland Bình Định
2 Đông Nam Bộ Becamex Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn
1 Tây Nguyên Hoàng Anh Gia Lai

Nhân sự, nhà tài trợ và áo đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: Cờ cho biết đội tuyển quốc gia như đã được xác định theo quy tắc đủ điều kiện FIFA. Cầu thủ có thể có nhiều quốc tịch không thuộc FIFA.

Đội bóng Huấn luyện viên Đội trưởng Nhà sản xuất áo đấu Nhà tài trợ chính (trên áo đấu)
Becamex Bình Dương Việt Nam Lư Đình Tuấn Việt Nam Tô Văn Vũ
Việt Nam Nguyễn Tiến Linh
Việt Nam Nguyễn Thanh Long
Việt Nam Kamito Việt Nam Becamex IDC
Đông Á Thanh Hóa Serbia Svetislav Tanasijevic Việt Nam Lê Văn Thắng
Việt Nam Nguyễn Minh Tùng
Việt Nam Hoàng Đình Tùng
Nhật Bản Jogarbola Việt Nam Dong A Group
Việt Nam Bamboo Airways
Hà Nội Hàn Quốc Chun Jae-ho Việt Nam Nguyễn Văn Quyết
Việt Nam Nguyễn Thành Chung
Việt Nam Đỗ Hùng Dũng
Việt Nam Đỗ Duy Mạnh
Việt Nam Nguyễn Văn Công
Việt Nam BaF Meat

Việt Nam T&T Group

Hải Phòng Việt Nam Chu Đình Nghiêm Việt Nam Nguyễn Hải Huy
Uganda Moses Oloya
Jamaica Rimario Gordon
Không
Hoàng Anh Gia Lai Thái Lan Kiatisuk Senamuang Việt Nam Lương Xuân Trường
Việt Nam Nguyễn Văn Toàn
Việt Nam Nguyễn Tuấn Anh
Việt Nam Vũ Văn Thanh
Việt Nam Nguyễn Công Phượng
Nhật Bản Mizuno Thái Lan Red Bull
Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Vũ Tiến Thành Việt Nam Sầm Ngọc Đức
Việt Nam Ngô Hoàng Thịnh
Việt Nam Trần Đình Khương
Tây Ban Nha Kelme Việt Nam Viva Land
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh Việt Nam Nguyễn Thành Công Việt Nam Đinh Thanh Trung
Việt Nam Đào Văn Nam
Brasil Janclesio Almeida
Việt Nam Trần Phi Sơn
Thái Lan Grand Sport Việt Nam Bia Nghệ Tĩnh
Nam Định Việt Nam Vũ Hồng Việt Việt Nam Nguyễn Hạ Long
Việt Nam Trần Trung Hiếu
Việt Nam Đinh Xuân Việt
Việt Nam Phạm Mạnh Hùng
Tây Ban Nha Kelme Việt Nam Xuân Thiện Group
Sài Gòn Việt Nam Phùng Thanh Phương Việt Nam Cao Văn Triền
Việt Nam Phạm Văn Phong
Việt Nam Huỳnh Tấn Tài
Úc Nicholas Olsen
Việt Nam Nguyễn Công Thành
Việt Nam SCB

Việt Nam NovaWorld

SHB Đà Nẵng Việt Nam Phan Thanh Hùng Việt Nam Hoàng Minh Tâm
Việt Nam Phạm Nguyên Sa
Việt Nam Đặng Anh Tuấn
Việt Nam Kamito Việt Nam SHB
Sông Lam Nghệ An Việt Nam Nguyễn Huy Hoàng Việt Nam Hoàng Văn Khánh
Việt Nam Quế Ngọc Hải
Việt Nam Phan Văn Đức
Việt Nam Phạm Xuân Mạnh
Thái Lan Grand Sport Việt Nam Gạo A An
Topenland Bình Định Việt Nam Nguyễn Đức Thắng Việt Nam Dương Thanh Hào
Việt Nam Hồ Tấn Tài
Việt Nam Nghiêm Xuân Tú
Brasil Hendrio Araujo
Việt Nam Đỗ Văn Thuận

Việt NamNga Đặng Văn Lâm

Việt Nam Kamito Việt Nam Topenland
Viettel Hàn Quốc Bae Ji-won Việt Nam Bùi Tiến Dũng
Việt Nam Trần Nguyên Mạnh
Việt Nam Nguyễn Đức Chiến
Việt Nam Nguyễn Hoàng Đức
Trung Quốc Li-Ning Việt Nam Viettel Money

Thay đổi huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội bóng Huấn luyện viên đi Hình thức Ngày rời đi Vị trí xếp hạng Huấn luyện viên đến Ngày đến Ghi chú
Thành phố Hồ Chí Minh BrasilĐức Alexandre Polking Sa thải Tháng 8 năm 2021 (2021-08) Trước mùa giải Việt Nam Trần Minh Chiến 21 tháng 10 năm 2021 (2021-10-21)
Hải Phòng Việt Nam Phạm Anh Tuấn Từ chức Tháng 5 năm 2021 (2021-05) Việt Nam Chu Đình Nghiêm 6 tháng 10 năm 2021 (2021-10-06)
Becamex Bình Dương Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn Tạm quyền Tháng 10 năm 2021 (2021-10) Việt Nam Đặng Trần Chỉnh 15 tháng 10 năm 2021 (2021-10-15)
Hà Nội Hàn Quốc Park Choong-kyun Từ chức 19 tháng 2 năm 2022 (2022-02-19) Hàn Quốc Chun Jae-ho 19 tháng 2 năm 2022 (2022-02-19) Tạm quyền
Viettel Việt Nam Trương Việt Hoàng 12 tháng 7 năm 2022 (2022-07-12) Thứ 7 Hàn Quốc Bae Ji-won 12 tháng 7 năm 2022 (2022-07-12)
Becamex Bình Dương Việt Nam Đặng Trần Chỉnh Sa thải 1 tháng 8 năm 2022 (2022-08-01) Thứ 10 Việt Nam Lư Đình Tuấn 1 tháng 8 năm 2022 (2022-08-01)
Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Trần Minh Chiến Từ chức 8 tháng 8 năm 2022 (2022-08-08) Thứ 12 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng 8 tháng 8 năm 2022 (2022-08-08) Tạm quyền
Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng Tạm quyền 23 tháng 8 năm 2022 (2022-08-23) Thứ 11 Việt Nam Trương Việt Hoàng 23 tháng 8 năm 2022 (2022-08-23)
Nam Định Việt Nam Nguyễn Văn Sỹ Sa thải 24 tháng 8 năm 2022 (2022-08-24) Thứ 12 Việt Nam Vũ Hồng Việt 24 tháng 8 năm 2022 (2022-08-24)
Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Trương Việt Hoàng Từ chức 1 tháng 10 năm 2022 (2022-10-01) Thứ 13 Việt Nam Vũ Tiến Thành 3 tháng 10 năm 2022 (2022-10-03)
Đông Á Thanh Hóa Serbia Ljupko Petrović Nghỉ việc 2 tháng 11 năm 2022 (2022-11-02) Thứ 5 Serbia Svetislav Tanasijevic 2 tháng 11 năm 2022 (2022-11-02) Tạm quyền

Cầu thủ nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên cầu thủ in đậm cho biết cầu thủ đã đăng ký trong kỳ chuyển nhượng giữa mùa. Do hai câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai và Viettel tham dự các giải đấu cấp câu lạc bộ châu Á nên mỗi đội được đăng ký thêm một cầu thủ nước ngoài thuộc châu Á.

Câu lạc bộ Cầu thủ 1 Cầu thủ 2 Cầu thủ 3 Cầu thủ 4 (cầu thủ châu Á, chỉ dành cho đội dự giải AFC) Cầu thủ 5 (cầu thủ nhập tịch Việt Nam) Cầu thủ Việt kiều1 Cầu thủ cũ Cầu thủ bị loại khỏi danh sách thi đấu
Becamex Bình Dương Sénégal Guy Olivier N'Diaye Brasil Eydison Brasil Wellington Adão Việt NamBrasil Huỳnh Kesley Alves Burkina Faso Abdoul Abass Guiro
Gambia Dawda Ceesay
Đông Á Thanh Hóa Brasil Gustavo Santos Brasil Zé Paulo Brasil Gustavo Santos Costa Serbia Igor Jelic

Zimbabwe Victor Kamhuka

Brasil Paulo Henrique

Hà Nội Brasil Lucão do Break Serbia Vladimir Siladji Croatia Tonci Mujan Croatia Josip Ivancic Serbia Djuro Zec
Hải Phòng Uganda Joseph Mpande Jamaica Rimario Gordon Uganda Moses Oloya Việt NamÚc Martin Lò
Hoàng Anh Gia Lai Brasil Washington Brandão Brasil Mauricio Teixeira Brasil Bruno Henrique Hàn Quốc Ahn Sae-hee Việt NamPháp Tiêu Exal Hàn Quốc Kim Dongsu
Brasil Jefferson Baiano
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh Brasil Janclesio Almeida BrasilBồ Đào Nha Paollo Madeira Brasil Dionatan Machado Ghana Mohammed Abdul Basit Ghana Zakaria Suraka
Nam Định Hoa Kỳ Victor Mansaray Brasil Alisson Pereira Brasil Rodrigo Dias Việt NamUganda Kizito Trung Hiếu Việt NamHoa Kỳ Đặng Thanh Hoàng Brasil Márcio de Oliveira Marques

Ukraina Yevhen Bokhashvili

Jamaica Andre Diego Fagan

Sài Gòn Brasil Matheus Vieira Úc Nicholas Olsen PhápCộng hòa Congo Rodrigue Nanitelamio Việt NamArgentina Đỗ Merlo Brasil Alex Flavio Santos

Brasil Gustavo Santos Costa

Hàn Quốc Ahn Byung-keon

Bồ Đào Nha André Vieira

SHB Đà Nẵng Brasil Walisson Brasil Claudir Marini Brasil Erick Palma Serbia Ivan Maric
Pháp Aboubakar Koné
Nigeria Christian Osaguona
Serbia Damir Memović
Sông Lam Nghệ An Nigeria Michael Olaha Tây Ban Nha Mario Arqués Nigeria Ganiyu Oseni Việt NamBrasil Trường An Ghana Mohammed Abdul Basit Cameroon Mark O'Ojong
Thành phố Hồ Chí Minh Brasil Brendon Lucas Jamaica Daniel Green Jamaica Atapharoy Bygrave Việt NamNigeria Hoàng Vũ Samson Việt NamHoa Kỳ Lee Nguyễn Brasil Maurício Cordeiro

Brasil Bruno Cosendey

Topenland Bình Định Brasil Rafaelson Brasil Hendrio Araujo Jamaica Jermie Lynch Việt NamCộng hòa Séc Mạc Hồng Quân

Việt NamĐức Adriano Schmidt

Việt NamNga Đặng Văn Lâm

Viettel Brasil Pedro Paulo Brasil Caíque Brasil Geovane Magno Uzbekistan Jahongir Abdumominov

^1 Cầu thủ Việt kiều được tính là nội binh.

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi câu lạc bộ được đăng ký từ 20 đến 35 cầu thủ, trong đó tối thiểu 3 thủ môn, tối đa 3 cầu thủ nước ngoài và 1 cầu thủ nhập tịch. Riêng hai câu lạc bộ tham dự các giải đấu cấp câu lạc bộ châu Á là Hoàng Anh Gia Lai và Viettel được đăng ký thêm một cầu thủ châu Á nước ngoài. Trước mỗi trận đấu, các câu lạc bộ phải đăng ký 20 cầu thủ, trong đó tối thiểu có 1 thủ môn dự bị.[6]

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm xếp lịch thi đấu của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2022 diễn ra vào lúc 15:00 ngày 7 tháng 1 năm 2022.

Thứ tự bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 3 lượt:

  • Lượt 1: Câu lạc bộ Viettel sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên vào mã số 1 hoặc 13 để thi đấu vòng 1. Hà Nội sẽ mang mã số 2 nếu Viettel được bốc vào mã số 1 và sẽ mang mã số 12 nếu Viettel được bốc vào mã số 13.
  • Lượt 2: Hai đội bóng Thành phố Hồ Chí MinhSài Gòn sẽ được bốc thăm vào cặp mã số đối còn lại là 1 và 2 hoặc 12 và 13 tùy theo kết quả của lượt bốc thăm thứ nhất (ví dụ, nếu ViettelHà Nội mang mã số 1 và 2 thì Thành phố Hồ Chí MinhSài Gòn sẽ được bốc thăm vào mã số 12 hoặc 13 và ngược lại).
  • Lượt 3: Chín câu lạc bộ còn lại được bốc thăm ngẫu nhiên vào các mã số còn trống.

Sau khi câu lạc bộ cuối cùng có được mã số, lịch thi đấu sẽ được dựa vào đó để tổ chức giải bóng đá vô địch quốc gia 2022.

Mã số thi đấu các đội

[sửa | sửa mã nguồn]
Mã số Đội
01 Sài Gòn
02 Thành phố Hồ Chí Minh
03 SHB Đà Nẵng
04 Hoàng Anh Gia Lai
05 Topenland Bình Định
06 Đông Á Thanh Hóa
Mã số Đội
07 Becamex Bình Dương
08 Sông Lam Nghệ An
09 Hải Phòng
10 Nam Định
11 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
12 Hà Nội
13 Viettel

Phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn bộ các trận đấu của V.League 1 2022 đều được trực tiếp trên các kênh truyền hình và nền tảng sau:

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Nền tảng trực tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ứng dụng: VTV Go, VTVcab ON, On Sports TV, Onme, TV360 và Vina Sports.
  • Kênh YouTube Next Sports, Facebook Next Sports.

Khai mạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ khai mạc chính thức của giải đấu diễn ra lúc 17:45 ngày 26 tháng 2 năm 2022 tại sân vận động Thiên Trường thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, với trận đấu khai mạc diễn ra lúc 18:00 giữa Nam ĐịnhHoàng Anh Gia Lai.

Bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
hoặc xuống hạng
1 Hà Nội (C) 24 15 6 3 47 21 +26 51 Lọt vào vòng bảng AFC Champions League 2023–24
2 Hải Phòng 24 14 6 4 39 26 +13 48 Lọt vào vòng loại AFC Champions League 2023–24[a]
3 Topenland Bình Định 24 14 5 5 37 22 +15 47
4 Viettel 24 11 6 7 29 14 +15 39
5 Sông Lam Nghệ An 24 9 6 9 29 28 +1 33
6 Hoàng Anh Gia Lai 24 7 11 6 26 24 +2 32 Có thể lọt vào vòng bảng AFC Cup 2023–24[a]
7 Becamex Bình Dương 24 7 7 10 32 41 −9 28[b]
8 Đông Á Thanh Hóa 24 8 4 12 27 27 0 28[b]
9 Thành phố Hồ Chí Minh 24 6 7 11 23 34 −11 25[c]
10 SHB Đà Nẵng 24 6 7 11 18 35 −17 25[c]
11 Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 24 5 9 10 26 33 −7 24
12 Nam Định 24 6 5 13 21 33 −12 23
13 Sài Gòn (R) 24 5 7 12 26 42 −16 22 Xuống hạng V.League 2 2023
Nguồn: VPF
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Kết quả đối đầu; 3) Hiệu số bàn thắng thua; 4) Số bàn thắng; 5) Số bàn thắng sân khách; 6) Điểm thẻ phạt (thẻ vàng = –1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp = –3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = –3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = –4 điểm); 7) Play-off (nếu tranh huy chương hoặc xuống hạng); 8) Bốc thăm.
(C) Vô địch; (R) Xuống hạng
Ghi chú:
  1. ^ a b Do Hà Nội đồng thời vô địch V.League và Cúp Quốc gia, đội á quân Hải Phòng sẽ tham dự AFC Champions League từ vòng loại. Nếu Hải Phòng vượt qua vòng loại, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tham dự vòng bảng AFC Cup; ngược lại Hải Phòng sẽ xuống thi đấu tại AFC Cup và Hoàng Anh Gia Lai không được thi đấu quốc tế.
  2. ^ a b Điểm đối đầu: Becamex Bình Dương: 6, Đông Á Thanh Hoá: 0.
  3. ^ a b Điểm đối đầu: Thành phố Hồ Chí Minh: 4, SHB Đà Nẵng: 1.

Lịch thi đấu và kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà \ Khách BFC ĐATH HNFC HPFC HAGL HLHT NĐFC SGFC SHBĐN SLNA HCMC TBĐFC VTFC
Becamex Bình Dương 4–2 0–3 2–2 1–1 2–2 1–1 2–1 2–2 0–1 0–0 2–3 2–1
Đông Á Thanh Hóa 0–1 1–1 0–1 2–3 2–0 1–1 4–0 3–0 2–0 1–2 2–1 1–0
Hà Nội 5–1 1–0 2–1 2–1 2–0 5–2 3–1 3–0 2–1 0–0 0–3 1–0
Hải Phòng 2–1 1–1 3–2 1–1 1–1 2–1 3–1 1–0 4–1 4–3 3–1 1–2
Hoàng Anh Gia Lai 2–1 2–0 1–1 1–2 0–0 2–0 1–1 1–0 1–2 1–2 1–1 2–2
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 3–1 2–1 1–2 0–1 1–1 2–0 3–4 1–1 1–1 1–1 1–3 0–0
Nam Định 0–1 0–1 1–1 0–1 0–0 2–0 3–0 2–1 0–1 2–1 0–2 1–0
Sài Gòn 2–1 0–1 1–1 0–1 0–1 3–2 2–2 2–2 1–1 1–2 1–1 1–1
SHB Đà Nẵng 0–4 1–0 2–1 0–2 0–0 1–1 1–0 1–0 3–1 0–0 0–1 0–2
Sông Lam Nghệ An 3–0 0–0 1–1 3–0 2–0 1–0 2–1 1–2 2–2 2–0 1–2 0–1
Thành phố Hồ Chí Minh 1–1 1–0 0–6 2–1 0–2 1–2 0–1 0–2 3–0 2–2 1–2 0–0
Topenland Bình Định 4–1 2–1 0–1 0–0 1–1 2–1 2–1 3–0 0–1 1–0 2–1 0–2
Viettel 0–1 3–1 0–1 1–1 2–0 0–1 4–0 2–0 3–0 2–0 1–0 0–0
Nguồn: VPF
Màu sắc: Xanh = đội nhà thắng; Vàng = hòa; Đỏ = đội khách thắng.

Tiến trình mùa giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội ╲ Vòng1234567891011121314151617181920212223242526
Becamex Bình DươngBTHHTBHBNBTTBBTHBTHBHHBTNB
Đông Á Thanh HóaBBHTBHTNBTHTBBTNTTBBTBHBBB
Hà NộiTTHHBTNTTTTTTHBHTNTTBTHTTH
Hải PhòngTTHHTBBTBBTNTTTHHHTTTTHTTN
Hoàng Anh Gia LaiHHBHHTTTTNTBBNHHHBBBHHTHTH
Hồng Lĩnh Hà TĩnhBHHBTTBTBBNBTBNHBHHBHHHHBT
Nam ĐịnhHBHNBHBTHBTBBTTBTBBNBHBBTB
Sài GònHNBHBHBBHTBBBTHHTBHTBBBNBT
SHB Đà NẵngHHHBTBHTTTBBNBBHNBHTHBTBBB
Sông Lam Nghệ AnTBTHNTTBTBHTBHBHBHTBHNTBBT
Thành phố Hồ Chí MinhNHHHTBBBBTBBTBBHBTHBHTNTHB
Topenland Bình ĐịnhBTNTHHTBBTBTTTTHBTNTTHHTTT
ViettelTBTHBNTBTBBTTTBTTHHTNHHBHT
Nguồn: VPF
H = Hòa; N = Nghỉ vòng đấu; B = Bại; T = Thắng

Vị trí các đội qua các vòng đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này liệt kê vị trí của các đội sau mỗi vòng đấu. Để duy trì diễn biến theo trình tự thời gian, bất kỳ trận đấu nào bị hoãn sẽ không được tính vào vòng đấu mà chúng được lên lịch ban đầu, và được thêm vào vòng đấu đầy đủ mà chúng được chơi ngay sau đó. Ví dụ, nếu một trận đấu nằm trong khuôn khổ vòng 16, nhưng sau đó bị hoãn và thi đấu trong khoảng thời gian giữa vòng 19 và vòng 20, thì trận đấu sẽ được thêm vào bảng xếp hạng sau vòng 19.

Đội ╲ Vòng1234567891011121314151617181920212223242526
Becamex Bình Dương1144626799109999879877778887
Nam Định71010111212121111121111121191089911101112121112
Hà Nội8121323242111111111111111111
Hải Phòng21111121454433333422222222
Hoàng Anh Gia Lai679910864332366665788887756
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh121181395968910101010111111111112121211111211
Topenland Bình Định135655435766542224244333333
Sài Gòn58121213131313131313131313131312131310111313131313
SHB Đà Nẵng46510810108645777109101010999991010
Sông Lam Nghệ An33346313223225556655665565
Đông Á Thanh Hóa101311711118101088888787566556678
Thành phố Hồ Chí Minh99787911121211121211121212131212131310101099
Viettel12234757577654442333444444
Tham dự vòng bảng AFC Champions League
Hạng 2, Tham dự vòng loại AFC Champions League
Xuống thi đấu tại V.League 2 2023
Nguồn: VPF (tiếng Việt)

Thống kê mùa giải

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Câu lạc bộ Số lượng
CLB thắng nhiều nhất Hà Nội 15 trận
CLB thắng ít nhất Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, Sài Gòn 5 trận
CLB hoà nhiều nhất Hoàng Anh Gia Lai 11 trận
CLB hoà ít nhất Đông Á Thanh Hóa 4 trận
CLB thua nhiều nhất Nam Định 13 trận
CLB thua ít nhất Hà Nội 3 trận
Chuỗi thắng dài nhất Hà Nội 7 trận
Chuỗi bất bại dài nhất Hải Phòng 14 trận
Chuỗi không thắng dài nhất Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 11 trận
Chuỗi thua dài nhất Thành phố Hồ Chí Minh, SHB Đà Nẵng, Sài Gòn 4 trận
CLB ghi nhiều bàn thắng nhất Hà Nội 47 bàn
CLB ghi ít bàn thắng nhất SHB Đà Nẵng 18 bàn
CLB lọt lưới nhiều nhất Sài Gòn 42 bàn
CLB lọt lưới ít nhất Viettel 14 bàn
CLB nhận thẻ vàng nhiều nhất Nam Định 43 thẻ
CLB nhận thẻ vàng ít nhất Hoàng Anh Gia Lai 25 thẻ
CLB nhận thẻ đỏ nhiều nhất Topenland Bình Định 5 thẻ
CLB nhận thẻ đỏ ít nhất Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, Becamex Bình Dương, SHB Đà Nẵng, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 0 thẻ

Theo cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách cầu thủ ghi bàn hàng đầu của giải đấu. Chỉ có các cầu thủ nằm trong top 10 với số lượng bàn thắng nhiều nhất được liệt kê trong danh sách này.

Đã có 380 bàn thắng ghi được trong 156 trận đấu, trung bình 2.44 bàn thắng mỗi trận đấu.

Xếp hạng Cầu thủ Câu lạc bộ Số bàn thắng
1 Jamaica Rimario Gordon Hải Phòng 17
2 Việt Nam Phạm Tuấn Hải Hà Nội 10
3 Việt Nam Nguyễn Tiến Linh Becamex Bình Dương 9
Brasil Zé Paulo Đông Á Thanh Hóa
Brasil Geovane Magno Viettel
6 Brasil Lucão do Break Hà Nội 8
BrasilBồ Đào Nha Paollo Madeira Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Jamaica Jermie Lynch Topenland Bình Định
9 Uganda Joseph Mpande Hải Phòng 7
Việt Nam Nguyễn Văn Toàn Hoàng Anh Gia Lai
Brasil Janclesio Almeida Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Việt Nam Phan Văn Đức Sông Lam Nghệ An
Brasil Hendrio Araujo Topenland Bình Định

Bàn phản lưới nhà

[sửa | sửa mã nguồn]
Xếp hạng Cầu thủ Câu lạc bộ Đối thủ Số bàn
1 Việt Nam Nguyễn Anh Tài Becamex Bình Dương Topenland Bình Định 1
Việt Nam Bùi Hoàng Việt Anh Hà Nội Hải Phòng
Brasil Washington Brandão Hoàng Anh Gia Lai Sông Lam Nghệ An
Brasil Janclesio Almeida Hồng Lĩnh Hà Tĩnh Nam Định
Việt NamArgentina Đỗ Merlo Sài Gòn Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Việt Nam Lê Cao Hoài An Topenland Bình Định
Việt Nam Nguyễn Quốc Long Hải Phòng
Việt Nam Cao Trần Hoàng Hùng Viettel Đông Á Thanh Hóa
Việt Nam Nguyễn Thanh Bình Nam Định

Ghi hat-trick

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ Câu lạc bộ Đối thủ Kết quả Ngày
Brasil Rodrigo da Silva Dias Nam Định Sài Gòn 3–0 (H) 13 tháng 11 năm 2022
Brasil Rafaelson Topenland Bình Định Hà Nội 3–0 (A) 2 tháng 9 năm 2022
  • Ghi chú:

4: ghi 4 bàn; (H) – Sân nhà; (A) – Sân khách

Số trận giữ sạch lưới

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách thủ môn có từ 5 trận giữ sạch lưới trở lên trong suốt giải.

Xếp hạng Thủ môn Câu lạc bộ Số trận giữ sạch lưới
1 Việt Nam Trần Nguyên Mạnh Viettel 9
2 Việt Nam Nguyễn Thanh Diệp Đông Á Thanh Hóa 7
Việt Nam Nguyễn Đình Triệu Hải Phòng
Việt Nam Nguyễn Văn Hoàng Sông Lam Nghệ An
Việt NamNga Đặng Văn Lâm Topenland Bình Định
6 Việt Nam Nguyễn Văn Công Hà Nội 5
Việt Nam Huỳnh Tuấn Linh Hoàng Anh Gia Lai

Khán giả và tổ chức trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải này, ban tổ chức đã xây dựng bộ quy tắc hướng dẫn tổ chức thi đấu trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo đó, tất cả thành viên tham gia trận đấu (cầu thủ, ban lãnh đạo, giám sát, trọng tài...) được yêu cầu phải xét nghiệm COVID-19 1 ngày trước khi trận đấu diễn ra; những ai có kết quả âm tính sẽ được vào sân làm nhiệm vụ và thi đấu.[9] Trong một trận đấu, nếu một đội bóng không đủ đội hình để thi đấu thì trận đấu đó sẽ được hoãn lại và dời sang một thời điểm thích hợp.[10]

Tùy vào ban tổ chức trận đấu và tình hình dịch bệnh tại địa phương, các trận đấu có thể được tổ chức trong điều kiện không khán giả, hạn chế số lượng khán giả hay mở cửa toàn bộ. Khán giả đến sân phải chấp hành quy định 5K của Chính phủ, được sát khuẩn tay và đo nhiệt độ trước khi vào sân.[10]

Tổng số khán giả

[sửa | sửa mã nguồn]
  Đội làm khách vòng này
  Đội làm chủ nhà hoặc nghỉ vòng đấu này
CLB Tr Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5 Vòng 6 Vòng 7 Vòng 8 Vòng 9 Vòng 10 Vòng 11 Vòng 12 Vòng 13 Vòng 14 Vòng 15 Vòng 16 Vòng 17 Vòng 18 Vòng 19 Vòng 20 Vòng 21 Vòng 22 Vòng 23 Vòng 24 Vòng 25 Vòng 26 Tổng cộng TB
Becamex Bình Dương 12 6.000 6.000 3.000 Nghỉ 6.200 3.000 7.000 6.000 8.500 4.000 5.000 5.000 3.000 Nghỉ 62.700 5.225
Đông Á Thanh Hóa 12 3.500 4.000 5.000 4.000 Nghỉ 7.000 4.000 7.000 Nghỉ 5.000 8.000 4.000 5.000 3.500 60.000 5.000
Hà Nội 12 4.000 5.000 12.500 Nghỉ 5.000 10.000 14.000 9.000 3.000 Nghỉ 10.000 5.000 8.000 10.000 95.500 7.958
Hải Phòng 12 10.000 17.500 4.000 6.000 7.000 0 Nghỉ 6.000 9.000 5.000 22.139 11.000 19.000 Nghỉ 116.639 9.719
Hoàng Anh Gia Lai 12 0 0 8.000 8.000 10.000 Nghỉ 10.000 Nghỉ 9.000 6.000 4.000 6.000 5.000 4.000 70.000 5.833
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 12 1.000 2.000 6.000 6.000 5.000 Nghỉ 5.000 Nghỉ 6.500 5.000 3.000 6.000 10.000 8.000 63.500 5.291
Nam Định 12 10.000 19.000 Nghỉ 10.000 11.000 8.000 12.000 10.000 7.000 10.000 Nghỉ 5.000 12.000 18.000 132.000 11.000
Sài Gòn 12 3.000 Nghỉ 6.000 4.500 2.500 7.000 3.000 3.500 3.000 3.000 4.000 5.000 Nghỉ 3.000 47.500 3.958
SHB Đà Nẵng 12 5.000 5.000 5.000 4.800 5.000 8.000 Nghỉ 3.000 Nghỉ 5.000 2.000 6.000 4.000 5.000 57.800 4.816
Sông Lam Nghệ An 12 4.000 4.000 Nghỉ 7.000 10.000 10.000 10.000 16.000 5.000 3.000 2.000 Nghỉ 3.000 3.000 77.000 6.416
Thành phố Hồ Chí Minh 12 Nghỉ 5.000 4.000 7.000 2.000 4.000 4.500 4.000 2.500 5.000 3.000 Nghỉ 3.000 3.000 47.000 3.916
Topenland Bình Định 12 11.000 Nghỉ 16.000 10.000 7.000 14.000 7.000 5.500 10.000 Nghỉ 6.000 4.000 5.500 4.000 100.000 8.333
Viettel 12 5.000 3.000 2.000 Nghỉ 4.000 3.000 8.000 5.000 5.000 6.000 5.000 Nghỉ 5.000 3.000 54.000 4.500
Tổng cộng 156 35.000 27.500 53.500 23.000 41.000 43.000 40.000 37.800 39.500 37.200 42.000 45.500 40.000 46.000 38.000 38.000 29.500 35.000 33.000 25.000 45.139 31.000 33.000 41.500 58.500 25.000 983.639 37.832
Trung bình 12 5.833 4.583 8.916 3.833 6.833 7.166 6.666 6.300 6.583 6.200 7.000 7.583 6.666 7.666 6.533 6.533 4.916 5.833 5.500 4.166 7.523 5.166 5.500 6.916 9.750 4.166 164.330 6.305

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng tháng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng CLB xuất sắc nhất tháng HLV xuất sắc nhất tháng Cầu thủ xuất sắc nhất tháng Bàn thắng đẹp nhất tháng TK
Tháng 3 Hải Phòng Chu Đình Nghiêm (Hải Phòng) Rimario Gordon (Hải Phòng) Phan Văn Đức (Sông Lam Nghệ An) [11]
Tháng 7 Hoàng Anh Gia Lai Kiatisuk Senamuang (Hoàng Anh Gia Lai) Nguyễn Văn Toàn (Hoàng Anh Gia Lai) Phan Văn Đức (Sông Lam Nghệ An) [12]
Tháng 8 Hà Nội Chun Jae-ho (Hà Nội) Nguyễn Văn Quyết (Hà Nội) Ngô Hoàng Thịnh (Thành phố Hồ Chí Minh) [13]
Tháng 9 Topenland Bình Định Nguyễn Đức Thắng (Topenland Bình Định) Nguyễn Hoàng Đức (Viettel) Nguyễn Hoàng Đức (Viettel) [14]
Tháng 10 Hải Phòng Chu Đình Nghiêm (Hải Phòng) Phạm Tuấn Hải (Hà Nội) Phạm Tuấn Hải (Hà Nội) [15]

Giải thưởng chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Được trao trong lễ trao giải V.League Awards 2022 vào ngày 1 tháng 12 năm 2022.

Giải thưởng xếp hạng toàn giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ vô địch Câu lạc bộ giải nhì Câu lạc bộ giải ba
Hà Nội Hải Phòng Topenland Bình Định

Giải thưởng bình chọn toàn giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Người chiến thắng
Giải phong cách Viettel
Câu lạc bộ đào tạo trẻ tốt nhất mùa giải SHB Đà Nẵng
Ban tổ chức trận đấu tốt nhất mùa giải Becamex Bình Dương
Đông Á Thanh Hóa
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Topenland Bình Định
Câu lạc bộ có mặt sân thi đấu tốt nhất mùa giải Đông Á Thanh Hóa
Hà Nội
Hải Phòng
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Sông Lam Nghệ An
Topenland Bình Định
Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa giải Chu Đình Nghiêm (Hải Phòng)
Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải Nguyễn Văn Quyết (Hà Nội)
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải Nguyễn Phi Hoàng (SHB Đà Nẵng)
Bàn thắng đẹp nhất mùa giải Phạm Tuấn Hải (Hà Nội)

Đội hình tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội hình tiêu biểu Night Wolf V.League 1 - 2022
Thủ môn Trần Nguyên Mạnh (Viettel)
Hậu vệ Hồ Tấn Tài (Topenland Bình Định) Nguyễn Thành Chung (Hà Nội) Nguyễn Thanh Bình (Viettel) Đàm Tiến Dũng (Đông Á Thanh Hóa)
Tiền vệ Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội) Nguyễn Hoàng Đức (Viettel) Nguyễn Hải Huy (Hải Phòng)
Tiền đạo Nguyễn Văn Quyết (Hà Nội) Rimario Gordon (Hải Phòng) Phạm Tuấn Hải (Hà Nội)

Giải thưởng bình chọn toàn giải cho trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí Giải thưởng Người chiến thắng
Trọng tài Giải vàng Nguyễn Đình Thái
Giải bạc Vũ Nguyên Vũ
Giải đồng Nguyễn Trung Kiên
Trợ lý trọng tài Giải vàng Phạm Hoài Tâm
Giải bạc Nguyễn Thành Sơn
Giải đồng Trần Duy Khánh

Tranh cãi và sự cố

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên quan đến trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Trọng tài thay đổi quyết định sau khi xem lại màn hình trên sân

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Hải PhòngNam Định ở vòng 2, khi Triệu Việt Hưng đưa bóng vào lưới Nam Định nâng tỉ số lên 2-0 cho Hải Phòng, trọng tài Trần Đình Thịnh đã công nhận bàn thắng của cầu thủ này. Tuy nhiên, sau khi xem lại tình huống trên màn hình lớn được lắp tại sân cùng với sự trao đổi với trọng tài biên, trọng tài đã đảo ngược quyết định, không công nhận bàn thắng của Việt Hưng khi cho rằng cầu thủ này đã để bóng chạm tay trước đó.[16][17][18][19] Cuối trận, Hải Phòng vẫn giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Sau trận đấu, huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm bức xúc: "Trong bóng đá quyết định là quyền của trọng tài nhưng không thể xem lại trên màn hình chiếu tại sân để đưa ra quyết định. Nếu sử dụng VAR mới được phép thay đổi quyết định. Nhưng khi không sử dụng VAR, chỉ xem lại màn hình mà thay đổi quyết định thì chúng tôi đã bị tước đi 1 bàn thắng. Tôi không nói đúng hay không đúng, có thể là trọng tài sai lầm nhưng không được phép "bẻ còi" khi đã công nhận bàn thắng cho Hải Phòng."[20] Trưởng Ban trọng tài VFF Dương Văn Hiền cho biết: "Trong 1 trận đấu cả tổ trọng tài sẽ phải hỗ trợ nhau để đưa ra các tình huống chính xác nhất, có thể trọng tài chính không nhìn thấy tình huống phạm lỗi nhưng trợ lý thấy có thể hỗ trợ lại [...] Vì chưa có VAR nên trợ lý sẽ trợ, miễn sao cho đúng [...]. Ngay tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 có những tài giỏi chuyên môn, cấp cao củaFIFA, người ta vẫn có những sai sót ảnh hưởng đến kết quả."[21][22][23][24][25]

Trọng tài thổi penalty khi cầu thủ phạm lỗi ngoài vòng cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Becamex Bình DươngHải Phòng tại vòng 4, ở phút 79, Bùi Vĩ Hào khi đi bóng đã bị Vũ Ngọc Thịnh phạm lỗi và ngã vào trong khu vực vòng cấm của Hải Phòng. Trọng tài chính Mai Xuân Hùng lập tức thổi phạt Vũ Ngọc Thịnh và cho Becamex Bình Dương hưởng phạt đền.[26][27][28][29] Quả phạt đền được thực hiện thành công, kết quả trận đấu là 2-2.[30] Tuy nhiên, các góc máy truyền hình cho thấy tình huống này dường như đã diễn ra bên ngoài vòng cấm địa, khiến nhiều cổ động viên cho rằng quyết định thổi phạt đền của trọng tài là không chính xác, làm Hải Phòng mất "oan" một trận thắng.

Huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm quy trách nhiệm sai sót này cho "trình độ trọng tài, trọng tài không bám sát, không theo kịp tình huống".[31][32][33] Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền cho biết: "Trọng tài đứng xa, nhìn sau lưng theo trục dọc, dẫn tới nhận định sai, khi cầu thủ B.Bình Dương bị phạm lỗi bên ngoài nhưng ngã vào trong vòng cấm. Nhưng đây không thể là lý do biện hộ. Để dẫn tới sai lầm này là do trọng tài chủ quan, không di chuyển theo bóng. Đáng trách nhất trong sai lầm này là trợ lý Nguyễn Thành Trung. Cậu ấy đứng ngang bóng, quan sát tốt, hoàn toàn có thể xác định được điểm phạm lỗi để tư vấn cho trọng tài chính."[34][35]

Trọng tài không thổi việt vị Geovane, không công nhận bàn thắng qua vạch vôi của Viettel

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa ViettelHồng Lĩnh Hà Tĩnh tại vòng 5, vào phút 75, khi bóng đập vào chân Geovane Magno đi qua vạch vôi cầu môn trước khi bị Janclesio phá bóng ra ngoài, trọng tài chính Nguyễn Mạnh Hải đã không công nhận bàn thắng, vẫn cho trận đấu tiếp tục. Tuy nhiên, trong một tình huống trước đó, Geovane đã rơi vào thế việt vị nhưng trọng tài biên Ngô Quốc Toản lại không phất cờ dù đứng ở góc quan sát thuận lợi.[36][37][38][39][40] Hồng Lĩnh Hà Tĩnh có chiến thắng 1-0 chung cuộc.

Sau trận đấu, huấn luyện viên Trương Việt Hoàng chia sẻ: "Tôi chưa xem lại nhưng bóng qua vạch vôi. Trong bóng đá thì quyết định tất cả do trọng tài nên rất khó. Sau tình huống đó thì các cầu thủ mất tinh thần. Họ phản ứng như vậy thì tôi nghĩ là có bàn thắng."[41][42] Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền cho biết: "Trợ lý Quốc Toản chắc chắn sẽ bị kỷ luật do mắc lỗi nghiêm trọng trong trận đấu giữa Viettel với CLB Hà Tĩnh ở vòng 5. Tuy nhiên theo nguyên tắc của FIFA, chúng tôi không thể công bố mức độ xử phạt. Mặc dù lỗi này không ảnh hưởng đến kết quả trận đấu nhưng đó vẫn là sai sót chuyên môn."[43][44][45][46]

Trong trận đấu giữa Sài GònTopenland Bình Định tại vòng 6, vào phút thứ 9, khi Nguyễn Xuân Nam dùng tay đưa bóng vào lưới Sài Gòn, trọng tài Nguyễn Ngọc Châu cho rằng Xuân Nam đánh đầu ghi bàn và công nhận bàn thắng, khiến Sài Gòn phải chia điểm với Topenland Bình Định trên sân nhà.[47][48][49][50][51]

Sau trận, trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền nói rằng đó là một tình huống diễn tiến nhanh, và trọng tài chính đã không theo kịp tình huống dẫn đến quyết định sai lầm khi công nhận bàn thắng. "Xem xét tình huống này từ vị trí quan sát của trọng tài chính, có thể thấy trọng tài không ở vị trí thuận lợi, tầm nhìn bị che khuất khi cùng lúc có nhiều cầu thủ nhảy lên đánh đầu, hành vi cầu thủ dùng tay chơi bóng bị che khuất, khó quan sát. Mặc dù tình huống này trọng tài cũng đã có trao đổi qua bộ đàm cùng với trợ lý, tuy nhiên trợ lý trọng tài cũng ở vị trí xa, khó quan sát. Đối với sai lầm của trọng tài chính Nguyễn Ngọc Châu, Ban Trọng tài chắc chắn sẽ có hình thức xử lý kỷ luật.", ông Hiền cho biết.[52][53][54][55][56][57]

Trọng tài mắc nhiều lỗi sai trong trận đấu giữa Hà NộiHoàng Anh Gia Lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Hà NộiHoàng Anh Gia Lai tại vòng 12, vào phút thứ 33, khi Đỗ Duy Mạnh đạp vào chân Bruno Henrique trong vòng cấm của Hà Nội, trọng tài Ngô Duy Lân đã cho trận đấu tiếp tục, không cho Hoàng Anh Gia Lai hưởng phạt đền.[58][59][60] Sau đó 3 phút, khi thủ môn Huỳnh Tuấn Linh có tác động từ phía sau đối với Tonći Mujan trong vòng cấm của Hoàng Anh Gia Lai, tuy nhiên, trọng tài tiếp tục xua tay, bỏ qua quả phạt đền của Hà Nội.[61] Cuối hiệp 1, sau khi bị Đoàn Văn Hậu truy cản đường lên bóng, trước khi đứng dậy, Vũ Văn Thanh đã dùng chân kéo để Văn Hậu ngã theo, nhưng trọng tài chỉ thổi phạt đối với cầu thủ của Hà Nội.[62] Đến hiệp 2, Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục gặp may mắn khi Nguyễn Phong Hồng Duy được thoát thẻ đỏ sau khi đánh củi trỏ vào thủ quân Nguyễn Văn Quyết của Hà Nội.[63] Trước đó, Hồng Duy cũng có vài lần phạm lỗi nguy hiểm với Tonći Mujan nhưng đều được trọng tài bỏ qua.

Sau khi mắc sai sót trong trận đấu, trọng tài Ngô Duy Lân đã được tạm nghỉ ở vòng đấu tiếp theo.[64][65][66]

Trọng tài cho hưởng phạt đền sau khi cầu thủ đối phương chạm tay trong vòng cấm khi làm hàng rào

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Sài GònĐông Á Thanh Hóa tại vòng 18, vào phút thứ 87, khi Nguyễn Trọng Hùng chạm tay trong vòng cấm khi đứng làm hàng rào ngăn cản cú đá phạt của Sài Gòn, trọng tài Ngô Duy Lân đã cho Sài Gòn được hưởng quả phạt đền. Tuy nhiên, theo luật FIFA, Trọng Hùng chỉ phản xạ xoay người né bóng khi nhảy lên và bóng đập trúng tay chứ không phải cố tình dùng tay chơi bóng, vì thế quả penalty là không chính xác.[67][68] Rất may cho Đông Á Thanh Hóa khi thủ môn Nguyễn Thanh Diệp cản được quả phạt đền của Matheus Vieira, giữ lại tỷ số 1-0 cho đội khách.

Sau khi mắc sai sót trên, trọng tài Ngô Duy Lân đã không được phân công trong trận đấu tiếp theo.[69][70][71][72]

Trọng tài bỏ qua một quả phạt đền của Topenland Bình Định

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Nam ĐịnhTopenland Bình Định tại vòng 18, vào phút thứ 53, khi Phạm Minh Nghĩa phạm lỗi với Hồ Tấn Tài trong vòng cấm của Nam Định, trọng tài Nguyễn Viết Duẩn dù có góc theo dõi thuận lợi nhưng cũng không cho Topenland Bình Định hưởng quả phạt đền.[73]

Dù mắc phải sai lầm khá nghiêm trọng, trọng tài Viết Duẩn chỉ bị đẩy xuống làm nhiệm vụ tại giải hạng Nhất trong 1 vòng, tại trận cầu tâm điểm giữa Quảng NamCông An Nhân Dân.[74]

Trọng tài thổi sai phạt đền cho Sài Gòn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Sài GònViettel tại vòng 19, vào phút 13, khi trọng tài Nguyễn Mạnh Hải cho rằng Cao Trần Hoàng Hùng phạm lỗi với Huỳnh Tấn Tài trong vòng cấm, ông đã cho Sài Gòn được hưởng quả phạt đền.[75][76][77] Tuy nhiên, sau khi xem lại băng hình, ban trọng tài cho rằng trọng tài Nguyễn Mạnh Hải đã nhận định sai trong pha va chạm giữa Tấn Tài với Hoàng Hùng.[78]

Sau tình huống trên, trọng tài Mạnh Hải đã không được phân công tại vòng đấu 20.[79]

Trọng tài cho Hoàng Anh Gia Lai 2 quả phạt đền gây tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Hoàng Anh Gia LaiTopenland Bình Định tại vòng 22, vào phút 19, trọng tài Trần Ngọc Nhớ nhận định rằng Hà Đức Chinh đã phạm lỗi với Vũ Văn Thanh trong vòng cấm và cho Hoàng Anh Gia Lai hưởng quả phạt đền, tuy nhiên may mắn đã đến với đội khách khi Đặng Văn Lâm đã bắt được cú đá panenka của Nguyễn Công Phượng.[80] Đến phút thứ 90+4, khi Trần Minh Vương ngã trong vòng cấm của Topenland Bình Định, trọng tài Trần Ngọc Nhớ tiếp tục chỉ tay vào chấm phạt đền cho Hoàng Anh Gia Lai khi cho rằng Nguyễn Tiến Duy đã có tác động với Minh Vương, thậm chí còn rút thẻ đỏ cho huấn luyện viên Nguyễn Đức Thắng của Topenland Bình Định vì cho rằng ông có những phản ứng thái quá.[81][82][83] Lần này, Văn Lâm đã không thể cản được quả penalty, khiến Topenland Bình Định phải chấp nhận bị chia điểm trên sân Pleiku.

Sau trận đấu, huấn luyện viên Đức Thắng phát biểu rằng việc ông phải nhận thẻ đỏ cuối trận là xứng đáng và chấp nhận với điều đó. Nói về hai quả phạt đền Bình Định phải chịu trong trận này, ông Thắng cho rằng: "Quả đầu tiên không hoàn toàn chính xác 100%, nhưng ở tình huống thổi phạt thứ 2, tôi phải nói thẳng, trọng tài đã tặng cho đội chủ nhà 1 điểm. Tôi phải nói từ tặng bởi công tác trọng tài hôm nay có quá nhiều vấn đề."[84][85][86] Tiền vệ Đỗ Văn Thuận cũng bày tỏ sự không hài lòng với công tác trọng tài và cho rằng không có ai bị va chạm ở quả phạt đền thứ hai.[87][88] Chia sẻ của Văn Thuận trái ngược với những gì Minh Vương đã viết lên trang cá nhân của mình sau trận, rằng anh đã cảm nhận bị tác động và ngã trong vòng 16m50 cũng như không gặp và không nói bất cứ điều gì với trọng tài.[89][90][91] Ở chiều ngược lại, huấn luyện viên Kiatisuk Senamuang của Hoàng Anh Gia Lai lại cho rằng trọng tài đã quyết định chính xác, đồng thời đưa ra dẫn chứng về việc Hoàng Anh Gia Lai cũng bị bỏ qua những tình huống ngã trong vòng cấm của Văn Toàn hay cầu thủ khác ở nhiều trận trước đó[92].

Trong khi đó, trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền thì nhận định rằng trọng tài đã nhận định sai khi thổi penalty cho câu lạc bộ Bình Định: "Minh Vương tự vấp ngã, nhưng do cầu thủ này đi bóng giữa hai cầu thủ của Bình Định rồi ngã nên trọng tài đã nhận định và thổi 11m. Trọng tài ở gần, nhưng góc quan sát không thuận lợi nên đã quyết định sai."[93] Sau khi mắc phải sai lầm nghiêm trọng trên, trọng tài Ngọc Nhớ đã được cho nghỉ hết 4 vòng đấu còn lại của V.League 2022.[94][95][96]

Liên quan đến khán giả, cổ động viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ động viên Hải Phòng nhổ nước bọt vào mặt trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu giữa Hải PhòngTopenland Bình Định ở vòng 8, khi tổ trọng tài đang làm thủ tục hoàn tất trận đấu, một cổ động viên của Hải Phòng có tên Trần Tiền Dũng đã tiến đến, túm cổ và nhổ nước bọt vào mặt trọng tài chính Hoàng Ngọc Hà.[97][98] Vị trọng tài này cho rằng người gây sự từng làm việc ở câu lạc bộ Hải Phòng[99], trong khi theo giải trình của ban tổ chức sân Lạch Tray, người này là một khán giả, không phải nhân viên câu lạc bộ.[100] Ông Hoàng Ngọc Hà cũng cho biết công tác an ninh của sân không tốt và mong muốn tình hình được cải thiện để các trọng tài yên tâm làm nhiệm vụ.

Hành động của Trần Tiền Dũng đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của giải đấu nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Chủ tịch câu lạc bộ Hải Phòng, ông Văn Trần Hoàn cho rằng sự việc xảy ra nằm ngoài ý muốn của ban lãnh đạo đội nhưng đây vẫn là trách nhiệm của đội bóng.[101] Trưởng Ban kỷ luật VFF Vũ Xuân Thành khẳng định hành vi này có thể vượt qua cả các hình thức xử lý của bóng đá, bởi "cổ động viên này đã xúc phạm tới nhân phẩm và danh dự với trọng tài Hoàng Ngọc Hà, đó là chưa kể việc nhổ nước bọt vào mặt người khác như vậy vi phạm quy định phòng chống dịch."[102] Bản thân ông Dũng sau đó cũng bày tỏ sự hối lỗi với việc làm của mình: "Tôi thừa nhận đã sai khi phản ứng như vậy. Ngay sau sự cố, tôi đã điện thoại xin lỗi trọng tài Hoàng Ngọc Hà." Trước đó, cổ động viên này cũng từng tấn công trọng tài Võ Minh Trí cách đây 10 năm và phải nhận án treo.[103]

Với sự cố trên, câu lạc bộ Hải Phòng đã bị phạt thi đấu một trận trên sân nhà không có khán giả; còn ông Trần Tiến Dũng bị cấm vào sân vận động nơi tổ chức các trận thi đấu bóng đá thuộc quản lý, tổ chức của VFF trong vòng 36 tháng.[104]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nước tăng lực Sâm Ngọc Linh Night Wolf là Nhà tài trợ chính Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia trong 3 Năm (2022 – 2024)”. vpf.vn. 10 tháng 2 năm 2022. Truy cập 11 tháng 2, 2022.
  2. ^ ONLINE, TUOI TRE (10 tháng 2 năm 2022). “V-League 2022 mang tên 'Sói đêm', công bố nhà tài trợ chính”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ Trí Công (10 tháng 2 năm 2022). “V.League có bản nhạc hiệu ra sân tự sáng tác đầu tiên trong lịch sử”. Bongdaplus.
  4. ^ “V-League 2022 thi đấu theo thể thức sân nhà, sân khách với 26 vòng đấu”. Tuổi Trẻ Online. 29 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Báo Dân tộc và Phát triển, baodantoc.vn (22 tháng 1 năm 2022). “V-League 2022 có phương án tổ chức linh hoạt tùy theo diễn biến dịch”. baodantoc.vn. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ Thành Văn (23 tháng 1 năm 2022). “Đề phòng dương tính Covid-19, các đội V.League 2022 được đăng ký nhiều cầu thủ”. Bongdaplus.
  7. ^ Dân Việt. “Xem trực tiếp V.League 2022 trên kênh nào?”. danviet.vn. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Trận CLB Hà Nội – Đông Á Thanh Hóa chính thức tạm hoãn”. vtv.vn. 23 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “Những rủi ro mà các câu lạc bộ có thể đối mặt tại V.League 2022”. laodong.vn. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ a b “V.League 2022 làm gì để ứng phó với dịch COVID-19?”. laodong.vn. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ “CLB Hải Phòng giật cả 3 danh hiệu tháng 3 của V-League 2022”. Tuổi Trẻ Online. 28 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ “HAGL thống trị giải thưởng V-League 2022 tháng 7”. Báo điện tử Tiền Phong. 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
  13. ^ “Hà Nội thống trị giải thưởng tháng 8 ở V-League”. VnExpress. 29 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  14. ^ “Thông báo số 22 Night Wolf V.League 1-2022”. VPF. 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ Vpf, User (12 tháng 11 năm 2022). “Thông báo số 26 Night Wolf V.League 1-2022”. VPF. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ VnExpress (ngày 2 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài 'bẻ còi' trận Hải Phòng - Nam Định”.
  17. ^ Dân trí (ngày 2 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài "bẻ còi", CLB Hải Phòng thắng CLB Nam Định phút bù giờ”.
  18. ^ Kinh tế & Đô thị (ngày 3 tháng 3 năm 2022). “Công tác trọng tài bắt đầu gây bức xúc ở V-League 2022”.
  19. ^ Pháp luật (ngày 4 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài V-League "check VAR": Đúng hay sai luật?”.
  20. ^ VietNamNet (ngày 2 tháng 3 năm 2022). “HLV Hải Phòng tố trọng tài 'bẻ còi'.
  21. ^ VietNamNet (ngày 3 tháng 3 năm 2022). “Trưởng Ban trọng tài lên tiếng về sự cố 'bẻ còi' ở Lạch Tray”.
  22. ^ Lao động (ngày 3 tháng 3 năm 2022). “Trưởng ban trọng tài lên tiếng về tình huống "check VAR" gây tranh cãi”.
  23. ^ Zingnews (ngày 3 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài trận Hải Phòng - Nam Định bị phê bình”.
  24. ^ VTC News (ngày 3 tháng 3 năm 2022). 'Bẻ còi' hủy bàn thắng của CLB Hải Phòng: Trọng tài xử lý dở”.
  25. ^ VietnamPlus (ngày 3 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài V-League không sai khi 'bẻ còi' ở trận Hải Phòng-Nam Định?”.
  26. ^ VietNamNet (ngày 13 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài "cơi nới" vòng cấm địa, Hải Phòng mất oan trận thắng”.
  27. ^ Dân Việt (ngày 14 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài thổi penalty "tưởng tượng" trận B.Bình Dương - Hải Phòng từng bị treo còi 6 trận”.
  28. ^ Lao động (ngày 14 tháng 3 năm 2022). “CĐV Hải Phòng phản ứng gay gắt sau tình huống penalty "tưởng tượng".
  29. ^ Giáo dục và Thời đại (ngày 14 tháng 3 năm 2022). “Trưởng Ban trọng tài sẽ xem băng ghi hình trận Hải Phòng - Bình Dương”.
  30. ^ Thể thao & Văn hóa (ngày 13 tháng 3 năm 2022). “Tiến Linh ghi bàn tranh cãi, Bình Dương chia điểm với Hải Phòng”.
  31. ^ Sport5 (ngày 13 tháng 3 năm 2022). “HLV Hải Phòng: "Trọng tài không theo sát tình huống".
  32. ^ Giáo dục và Thời đại (ngày 14 tháng 3 năm 2022). “Huấn luyện viên Chu Đình Nghiêm nói về quả penalty gây tranh cãi của Bình Dương”.
  33. ^ Thethao247 (ngày 14 tháng 3 năm 2022). “Bị thổi penalty theo cách 'từ trên trời rơi xuống', Hải Phòng FC thẳng thừng chỉ trích công tác trọng tài”.
  34. ^ VnExpress (ngày 14 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài nhận lỗi khi phạt đền Hải Phòng”.
  35. ^ Thể thao & Văn hóa (ngày 14 tháng 3 năm 2022). “Trọng tài trận Bình Dương gặp Hải Phòng đối mặt án treo còi”.
  36. ^ Zingnews (ngày 4 tháng 7 năm 2022). “Tranh cãi bàn thắng bị từ chối của Viettel”.
  37. ^ Lao động (ngày 4 tháng 7 năm 2022). “Cầu thủ Viettel phạm luật khi sút tung lưới Hồng Lĩnh Hà Tĩnh”.
  38. ^ Tuổi trẻ (ngày 4 tháng 7 năm 2022). “Viettel thua Hà Tĩnh trên sân nhà với pha bóng tranh cãi”.
  39. ^ Thanh niên (ngày 4 tháng 7 năm 2022). “Trợ lý trọng tài mắc lỗi mất tập trung trong trận CLB Viettel gặp Hà Tĩnh”.
  40. ^ Bongdaplus (ngày 4 tháng 7 năm 2022). “Vì sao Viettel không được công nhận bàn thắng dù bóng qua vạch vôi”.
  41. ^ Dân trí (ngày 4 tháng 7 năm 2022). “HLV Viettel nói gì sau tình huống gây tranh cãi ở trận thua Hà Tĩnh”.
  42. ^ Nhà báo & Công luận (ngày 5 tháng 7 năm 2022). “HLV Viettel chia sẻ gì sau tình huống gây tranh cãi ở trận thua 0-1 Hà Tĩnh?”.
  43. ^ VTC News (ngày 4 tháng 7 năm 2022). “Trợ lý trọng tài mắc lỗi trận Viettel vs Hà Tĩnh đối diện án kỷ luật”.
  44. ^ VietNamNet (ngày 5 tháng 7 năm 2022). “Trợ lý trọng tài mơ ngủ ở Hàng Đẫy bị kỷ luật nặng”.
  45. ^ Zingnews (ngày 5 tháng 7 năm 2022). “Trợ lý trọng tài trận Viettel bị kỷ luật”.
  46. ^ Báo Giao Thông (ngày 5 tháng 7 năm 2022). “Trợ lý trọng tài V-League bị kỷ luật vì tạo ra tình huống "khó đỡ".
  47. ^ Tiền phong (ngày 9 tháng 7 năm 2022). “Ngôi sao V.League tái hiện bàn thắng bằng tay của Maradona”.
  48. ^ Thanh niên (ngày 9 tháng 7 năm 2022). “Vụ Xuân Nam ghi bàn bằng tay được công nhận: 'Trọng tài Ngọc Châu bị kỷ luật'.
  49. ^ VnExpress (ngày 9 tháng 7 năm 2022). “Cầu thủ Bình Định ghi bàn bằng tay ở V-League”.
  50. ^ VietNamNet (ngày 9 tháng 7 năm 2022). “Xuân Nam tái hiện "bàn tay của Chúa", Bình Định cầm hòa Sài Gòn”.
  51. ^ Thethao.vn (ngày 10 tháng 7 năm 2022). “Trọng tài công nhận bàn thắng bằng tay của Xuân Nam bị xử lý kỷ luật”.
  52. ^ Thanh niên (ngày 9 tháng 7 năm 2022). “Xuân Nam ghi bàn bằng tay, trọng tài Ngọc Châu vẫn công nhận”.
  53. ^ An ninh Thủ đô (ngày 10 tháng 7 năm 2022). “Xuân Nam ghi bàn bằng tay, Trưởng ban trọng tài VFF nói gì?”.
  54. ^ Zingnews (ngày 10 tháng 7 năm 2022). “Trọng tài V.League bị kỷ luật vì công nhận bàn thắng bằng tay”.
  55. ^ VTC News (ngày 10 tháng 7 năm 2022). “Công nhận 'bàn thắng bằng tay kiểu Maradona', trọng tài Ngọc Châu bị kỷ luật”.
  56. ^ Dân Việt (ngày 10 tháng 7 năm 2022). “Công nhận bàn thắng bằng tay của Xuân Nam, trọng tài nhận án phạt nặng”.
  57. ^ VOV (ngày 10 tháng 7 năm 2022). “Trọng tài công nhận "bàn thắng bằng tay" của Xuân Nam sẽ bị kỷ luật nặng”.
  58. ^ Thanh Niên (ngày 14 tháng 8 năm 2022). “Trọng tài Ngô Duy Lân đã tước cơ hội được hưởng phạt đền của HAGL?”.
  59. ^ Dân Việt (ngày 15 tháng 8 năm 2022). “Khiến HAGL mất oan penalty, trọng tài Ngô Duy Lân viện lý do khó đỡ”.
  60. ^ Tuổi Trẻ (ngày 15 tháng 8 năm 2022). “Trưởng ban trọng tài khẳng định trọng tài Ngô Duy Lân sai sót khi không cho HAGL hưởng phạt đền”.
  61. ^ VnExpress (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “Trọng tài Ngô Duy Lân bị treo còi”.
  62. ^ Zingnews (ngày 15 tháng 8 năm 2022). “Văn Hậu cười đắc ý khi cản được Văn Toàn”.
  63. ^ Thể thao & Văn hóa (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “Sự việc - Ý kiến: Đừng 'đánh bùn sang ao'.
  64. ^ Zingnews (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “Trọng tài Ngô Duy Lân bị treo còi”.
  65. ^ VOV (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “Trọng tài Ngô Duy Lân bị treo còi ở vòng 13 V-League 2022”.
  66. ^ VietnamPlus (ngày 17 tháng 8 năm 2022). “Trọng tài Ngô Duy Lân nhận án kỷ luật vì mắc lỗi ở trận Hà Nội FC-HAGL”.
  67. ^ “Trọng tài Ngô Duy Lân sai khi cho CLB Sài Gòn hưởng phạt đền”. Tuổi Trẻ. ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  68. ^ “Trọng tài Ngô Duy Lân sai khi cho CLB Sài Gòn hưởng phạt đền”. VTC News. ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  69. ^ “Trọng tài Ngô Duy Lân nghỉ vòng 19 V.League”. Zing News. ngày 11 tháng 10 năm 2022.
  70. ^ “Trọng tài FIFA Ngô Duy Lân nghỉ vòng 19 V-League”. VTC News. ngày 11 tháng 10 năm 2022.
  71. ^ “Trọng tài FIFA Ngô Duy Lân lại bị "treo còi". Người Lao Động. ngày 11 tháng 10 năm 2022.
  72. ^ “Trọng tài Ngô Duy Lân không làm nhiệm vụ ở vòng 19 V.League 2022”. Lao Động. ngày 12 tháng 10 năm 2022.
  73. ^ “Những sai sót của trọng tài ở vòng 18 V-League và hạng nhất”. Thanh Niên. ngày 10 tháng 10 năm 2022.
  74. ^ “Khó hiểu trọng tài sai sót lại được phân công bắt chính cả V-League lẫn hạng Nhất”. Thanh Niên. ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  75. ^ “Trọng tài vẫn mắc nhiều sai sót”. Thanh Niên. ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  76. ^ “Thêm trọng tài FIFA mắc sai sót tại V-League 2022, đối diện án phạt nặng”. Thethao247.vn. ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  77. ^ “Trọng tài FIFA thổi penalty cho CLB Sài Gòn đối diện án phạt nặng”. On Sports. ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  78. ^ “Trọng tài FIFA thổi sai phạt đền cho CLB Sài Gòn”. Zingnews. ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  79. ^ “Trọng tài FIFA Mạnh Hải bị 'treo còi' ở vòng 20 V.League”. Giáo dục và Thời đại. ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  80. ^ “HLV Bình Định bức xúc vì công tác trọng tài sau trận hoà Hoàng Anh Gia Lai”. Lao Động. ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  81. ^ “Trọng tài "tặng" penalty cho HAGL từng bị… đấm vào mặt”. Dân Việt. ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  82. ^ “Trọng tài mắc sai sót ở trận HAGL gặp Bình Định”. Zing news. ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  83. ^ “Trọng tài Trần Ngọc Nhớ mắc sai lầm khi "tưởng tượng" ra phạt đền”. An ninh Thủ đô. ngày 30 tháng 10 năm 2022.
  84. ^ “HLV Đức Thắng: 'Bình Định tặng HAGL một điểm'. VnExpress. ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  85. ^ “HLV Đức Thắng: 'Trọng tài phá hỏng trận đấu, tặng điểm cho HAGL'. VTC News. ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  86. ^ “HLV đội Bình Định bức xúc, nhận thẻ đỏ sau pha ngã vờ của Minh Vương”. Zing news. ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  87. ^ “Đỗ Văn Thuận chia sẻ bằng chứng trọng tài tưởng tượng phạt đền cho HAGL”. Dân Việt. ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  88. ^ “Đỗ Văn Thuận: 'Minh Vương thừa nhận đó không phải là penalty'. Giáo dục và Thời đại. ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  89. ^ “Minh Vương lên tiếng sau quả phạt đền tranh cãi”. Zing news. ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  90. ^ “Minh Vương lên tiếng về quả penalty giúp HAGL có điểm”. Dân Việt. ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  91. ^ “Minh Vương thừa nhận bị tác động ở tình huống HAGL được hưởng penalty”. Lao Động. ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  92. ^ “HLV Kiatisak nói gì khi HAGL hưởng lợi từ quyết định của trọng tài?”. Dân Việt. ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  93. ^ “Trưởng Ban trọng tài VFF: "CLB Bình Định nhận phạt đền oan". Dân trí. ngày 29 tháng 10 năm 2022.
  94. ^ “Trọng tài Trần Ngọc Nhớ bị "treo còi" đến hết V-League 2022”. Dân trí. ngày 30 tháng 10 năm 2022.
  95. ^ “Trọng tài trả giá đắt vì "tặng điểm" cho HAGL”. Dân Việt. ngày 30 tháng 10 năm 2022.
  96. ^ “Trọng tài Ngọc Nhớ không còn xuất hiện ở V-League 2022”. Thanh Niên. ngày 30 tháng 10 năm 2022.
  97. ^ Thanh Niên (ngày 19 tháng 7 năm 2022). “Cổ động viên Hải Phòng quá khích, bóp gáy, 'phun mưa' vào trọng tài Hoàng Ngọc Hà”.
  98. ^ Tiền Phong (ngày 19 tháng 7 năm 2022). “Hải Phòng yêu cầu CLB giải trình vụ tóm cổ, nhổ nước miếng vào trọng tài”.
  99. ^ Lao Động (ngày 20 tháng 7 năm 2022). “Trọng tài Hoàng Ngọc Hà: "Người nhổ nước bọt vào tôi từng làm việc ở CLB Hải Phòng".
  100. ^ “Trọng tài Hoàng Ngọc Hà không làm nhiệm vụ tại vòng 9 V.League 2022”. laodong.vn. 21 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022.
  101. ^ VTC News (ngày 20 tháng 7 năm 2022). “CĐV nhổ nước bọt vào mặt trọng tài: Chủ tịch CLB Hải Phòng nhận trách nhiệm”.
  102. ^ Dân Trí (ngày 20 tháng 7 năm 2022). “Trọng tài Hoàng Ngọc Hà: "CĐV Hải Phòng túm cổ, nhổ nước bọt vào mặt tôi".
  103. ^ Lao Động (ngày 20 tháng 7 năm 2022). “Ai bảo vệ trọng tài V.League?”.
  104. ^ “Các quyết định kỷ luật tại giải bóng đá vô địch quốc gia Night Wolf 2022 (Ngày 21/7)”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Việt)

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan