Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2019

Wake-up 247 V.League 1 – 2019
Mùa giải2019
Thời gian21 tháng 2 - 23 tháng 10 năm 2019
Vô địchHà Nội (lần thứ 5)
Xuống hạngKhánh Hòa
AFC Champions LeagueThành phố Hồ Chí Minh
AFC CupThan Quảng Ninh
Số trận đấu182
Số bàn thắng534 (2,93 bàn mỗi trận)
Vua phá lướiBruno Cantanhede (Viettel)
Pape Omar Faye (Hà Nội)
(15 bàn)
Chiến thắng sân
nhà đậm nhất
Hà Nội 5–0 Than Quảng Ninh
(23 tháng 2 năm 2019)
Hà Nội 5–0 Thanh Hóa
(11 tháng 8 năm 2019)
Hà Nội 6–1 Nam Định
(11 tháng 9 năm 2019)
Chiến thắng sân
khách đậm nhất
Becamex Bình Dương 1–5 Sông Lam Nghệ An
(15 tháng 9 năm 2019)
Trận có nhiều bàn thắng nhấtViettel 5–3 SHB Đà Nẵng
(23 tháng 10 năm 2019)
Chuỗi thắng dài nhất6 trận
Hà Nội
Chuỗi bất bại dài nhất14 trận
Hà Nội
Chuỗi không
thắng dài nhất
11 trận
Thanh Hóa
Chuỗi thua dài nhất8 trận
Thanh Hóa
Trận có nhiều khán giả nhất25,000
Nam Định 2–2 Hoàng Anh Gia Lai
(4 tháng 8 năm 2019)
Trận có ít khán giả nhất0
Hà Nội 5–2 Viettel
(15 tháng 9 năm 2019)
Hà Nội 2–2 Quảng Nam
(19 tháng 10 năm 2019)
Tổng số khán giả1.306.700
Số khán giả trung bình7.180
2018
2020
Thống kê tính đến ngày 25 tháng 10 năm 2019.

Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2019, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Wake-up 247 2019 (tiếng Anh: Wake-up 247 V.League 1 - 2019) vì lý do tài trợ, là mùa giải chuyên nghiệp thứ 19 và là mùa giải thứ 36 của V.League 1. Mùa giải bắt đầu từ ngày 21 tháng 2 năm 2019[1] và kết thúc vào ngày 23 tháng 10 năm 2019 với 14 đội bóng tham dự. Đội vô địch V.League 1 mùa giải này sẽ giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ Đông Nam Á năm 2020. Do đại dịch COVID-19, giải đấu này sau đó bị hủy bỏ vào ngày 11 tháng 4 năm 2020.

Thay đổi trước mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi đội bóng[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi điều lệ[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu sẽ vận hành theo luật "3 + 1", trong đó mỗi đội được phép đăng ký tối đa 3 cầu thủ nước ngoài và 1 cầu thủ Việt Nam gốc nước ngoài.

Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]


Sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng Địa điểm Sân vận động Sức chứa
Becamex Bình Dương Thủ Dầu Một Sân vận động Gò Đậu 18.250
Hà Nội Hà Nội Sân vận động Hàng Đẫy 25.500
Hải Phòng Hải Phòng Sân vận động Lạch Tray 30.000
Hoàng Anh Gia Lai Pleiku Sân vận động Pleiku 12.000
Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh Sân vận động Thống Nhất 25.000
Dược Nam Hà Nam Định Nam Định Sân vận động Thiên Trường 30.000
Quảng Nam Tam Kỳ Sân vận động Tam Kỳ 15.624
Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh Sân vận động Thống Nhất 25.000
Khánh Hòa Nha Trang Sân vận động 19 tháng 8 20.000
SHB Đà Nẵng Đà Nẵng Sân vận động Hòa Xuân 20.000
Sông Lam Nghệ An Vinh Sân vận động Vinh 18.000
Than Quảng Ninh Cẩm Phả Sân vận động Cửa Ông 15.000
Thanh Hóa Thanh Hóa Sân vận động Thanh Hóa 11.000
Viettel Hà Nội Sân vận động Hàng Đẫy 25.000

Nhân sự và nhà tài trợ áo đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng Huấn luyện viên Đội trưởng Nhà sản xuất áo đấu Nhà tài trợ chính
Becamex Bình Dương Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn Việt Nam Nguyễn Anh Đức Việt Nam Kamito Việt Nam Becamex IDC
Hà Nội Việt Nam Chu Đình Nghiêm Việt Nam Nguyễn Văn Quyết Ý Kappa Thái Lan SCG
Việt Nam Artexport
Hải Phòng Việt Nam Trương Việt Hoàng Jamaica Andre Diego Fagan Nhật Bản Jogarbola
Hoàng Anh Gia Lai Hàn Quốc Lee Tae-hoon Việt Nam Nguyễn Tuấn Anh Nhật Bản Mizuno Việt Nam THACO
TP Hồ Chí Minh Hàn Quốc Chung Hae-seong Việt Nam Huỳnh Kesley Alves Hàn Quốc Zaicro Việt Nam CityLand
Malaysia Berjava
Dược Nam Hà Nam Định Việt Nam Nguyễn Văn Dũng Việt Nam Ghana Lê Văn Phú Việt Nam VNA Sport Việt Nam Dược Nam Hà
Quảng Nam Việt Nam Vũ Hồng Việt Việt Nam Đinh Thanh Trung Nhật Bản Jogarbola Hàn Quốc LS
Sài Gòn Việt Nam Nguyễn Thành Công Việt Nam Nguyễn Ngọc Duy Việt Nam Fraser Sport
Sanna Khánh Hòa BVN Việt Nam Võ Đình Tân Pháp Algérie Chaher Zarour Việt Nam Sanest
SHB Đà Nẵng Việt Nam Lê Huỳnh Đức Việt Nam Hoàng Minh Tâm Việt Nam Kamito Việt Nam SHB
Sông Lam Nghệ An Việt Nam Nguyễn Đức Thắng Việt Nam Trần Nguyên Mạnh Anh Mitre Việt Nam Bắc Á Bank

Việt Nam TH true WATER

Than Quảng Ninh Việt Nam Phan Thanh Hùng Việt Nam Huỳnh Tuấn Linh Tây Ban Nha Joma Việt Nam Vinacomin
Việt Nam Asanzo
Thanh Hóa Việt Nam Mai Xuân Hợp Việt Nam Hoàng Đình Tùng Nhật Bản Jogarbola
Viettel Việt Nam Nguyễn Hải Biên Việt Nam Bùi Tiến Dũng Việt Nam VNA Sports Việt Nam Viettel (thương hiệu Viettel Pay và 4G)

Thay đổi huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng Huấn luyện viên đi Hình thức
rời đi
Ngày rời đi Vị trí trên BXH Huấn luyện viên đến Ngày đến
Thành phố Hồ Chí Minh Nhật Bản Miura Toshiya Sa thải 10 tháng 10 năm 2018 Trước mùa giải Hàn Quốc Chung Hae-seong 18 tháng 12 năm 2018
SHB Đà Nẵng Việt Nam Nguyễn Minh Phương 31 tháng 10 năm 2018 Việt Nam Lê Huỳnh Đức 13 tháng 11 năm 2018
Viettel Việt Nam Nguyễn Hải Biên Từ chức 12 tháng 2 năm 2019 Hàn Quốc Lee Heung-sil 12 tháng 2 năm 2019[4]
Becamex Bình Dương Việt Nam Trần Minh Chiến Từ chức 29 tháng 3 năm 2019 Thứ 6 Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn 2 tháng 4 năm 2019[5]
Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam Dương Minh Ninh Sa thải 21 tháng 4 năm 2019 Thứ 11 Hàn Quốc Lee Tae-hoon 22 tháng 4 năm 2019[6]
Quảng Nam Việt Nam Hoàng Văn Phúc Từ chức 22 tháng 5 năm 2019 Thứ 13 Việt Nam Vũ Hồng Việt 23 tháng 5 năm 2019[7]
Dược Nam Hà Nam Định Việt Nam Nguyễn Văn Sỹ Từ chức 23 tháng 5 năm 2019 Thứ 12 Việt Nam Nguyễn Văn Dũng 24 tháng 5 năm 2019[8]
Viettel Hàn Quốc Lee Heung-sil Sa thải 12 tháng 6 năm 2019 Thứ 11 Việt Nam Nguyễn Hải Biên 12 tháng 6 năm 2019
Thanh Hóa Việt Nam Nguyễn Đức Thắng Từ chức 2 tháng 7 năm 2019 Thứ 5 Việt Nam Vũ Quang Bảo 2 tháng 7 năm 2019
Thanh Hóa Việt Nam Vũ Quang Bảo Từ chức 13 tháng 8 năm 2019 Thứ 10 Việt Nam Mai Xuân Hợp 13 tháng 8 năm 2019

Cầu thủ nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tên cầu thủ in đậm cho biết cầu thủ được đăng ký trong kỳ chuyển nhượng giữa mùa.

Câu lạc bộ Cầu thủ 1 Cầu thủ 2 Cầu thủ 3 Cầu thủ châu Á Cầu thủ Việt Nam nhập tịch Cầu thủ cũ 1
Becamex Bình Dương Burkina Faso Ali Rabo Brasil Pedro Augusto Brasil Wander Luiz Kyrgyzstan Veniamin Shumeyko Việt Nam Nigeria Đinh Hoàng Max Hoa Kỳ Victor Mansaray
Hà Nội Pháp Papa Ibou Kébé Uganda Moses Oloya Sénégal Pape Omar Faye Iran Sajjad Moshkelpour Nigeria Ganiyu Oseni

Guam Brandon McDonald

Hải Phòng Jamaica Andre Diego Fagan Jamaica Jeremie Lynch Uganda Joseph Mpande - Việt Nam Nigeria Hoàng Vissai
Hoàng Anh Gia Lai Brasil Felipe Martins Hà Lan Wieger Sietsma Hàn Quốc Kim Bong-jin - Jamaica Chevaughn Walsh
Thành phố Hồ Chí Minh Nigeria Ismahil Akinade Cameroon Louis Ewonde Hoa Kỳ Victor Mansaray - Việt Nam Brasil Huỳnh Kesley Alves Brasil Joel Vinicius

Nhà nước Palestine Matias Jadue

Dược Nam Hà Nam Định Brasil Gustavo Nigeria Emmanuel Tony Agbaji Brasil Diogo Pereira - Việt Nam Ghana Lê Văn Phú Cộng hòa Dân chủ Congo Patiyo Tambe

Nigeria Sunday Emmanuel

Quảng Nam Brasil Rodrigo Dias Brasil Gabriel Davis Brasil Lucas Rocha - Việt Nam Nigeria Hoàng Vũ Samson Brasil Claudecir

Việt Nam Brasil Nguyễn Trung Đại Lộc

Sài Gòn FC Brasil Geovane Magno Brasil Gustavo Santos Brasil Pedro Paulo - Việt Nam Uganda Trần Trung Hiếu Mauritanie Dominique Da Sylva

Brasil Thiago Moura

Sanna Khánh Hòa BVN Cộng hòa Dân chủ Congo Patiyo Tambe Pháp Youssouf Touré Pháp Algérie Chaher Zarour - Việt Nam Nigeria Nguyễn Trung Đại Dương Brasil Warley Oliveira
SHB Đà Nẵng Brasil Bernardo Frizoni Cameroon Aimé Djicka Gassissou Pháp Victor Nirennold - Việt Nam Argentina Đỗ Merlo Brasil Patrick Boni
Đức Dominik Schmitt
Sông Lam Nghệ An Nigeria Michael Olaha Brasil Joel Vinicius' Serbia Damir Memović - Brasil Marcio
Than Quảng Ninh Bosna và Hercegovina Neven Lastro Bờ Biển Ngà Kouassi Yao Hermann Nga Rod Dyachenko -
Thanh Hóa Jamaica Rimario Gordon Đức Kosovo Gramoz Kurtaj Jamaica Errol Stevens - Nigeria Monday Samuel
Viettel Brasil Bruno Cantanhede Brasil Janclesio Almeida Brasil Jean Carlos - Brasil João Paulo
Brasil Gustavo
Brasil Kayo Dias
  • ^1 Cầu thủ nước ngoài rời câu lạc bộ của họ sau lượt đi hoặc bị thay vì chấn thương.

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
hoặc xuống hạng
1 Hà Nội[a] (C, D) 26 15 8 3 60 30 +30 53
2 Thành phố Hồ Chí Minh 26 14 6 6 41 29 +12 48 Lọt vào vòng sơ loại 2 AFC Champions League
3 Than Quảng Ninh 26 10 9 7 41 33 +8 39 Lọt vào vòng bảng AFC Cup
4 Becamex Bình Dương 26 10 6 10 32 32 0 36
5 Sài Gòn 26 10 6 10 37 40 −3 36
6 Viettel 26 11 3 12 33 40 −7 36
7 Sông Lam Nghệ An 26 8 11 7 32 26 +6 35
8 Hoàng Anh Gia Lai 26 10 5 11 45 46 −1 35
9 Quảng Nam 26 8 10 8 43 38 +5 34
10 SHB Đà Nẵng 26 9 6 11 38 38 0 33
11 Dược Nam Hà Nam Định 26 8 7 11 32 41 −9 31
12 Hải Phòng 26 8 6 12 33 44 −11 30
13 Thanh Hóa (O) 26 6 8 12 36 52 −16 26 Lọt vào vòng play-off xuống hạng
14 Sanna Khánh Hòa BVN (R) 26 6 7 13 31 45 −14 25 Xuống hạng đến V.League 2 2020
Nguồn: vpf.vn
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Điểm đối đầu; 3) Hiệu số bàn thắng đối đầu; 4) Số bàn thắng đối đầu; 5) Số bàn thắng sân khách đối đầu; 6) Hiệu số bàn thắng; 7) Tổng số bàn thắng; 8) Số bàn thắng sân khách; 9) Play-off (nếu tranh huy chương và xuống hạng); 10) Bốc thăm (Tiêu chí 2 đến 5 chỉ áp dụng sau khi kết thúc vòng 13).
(C) Vô địch; (D) Truất quyền tham dự; (O) Thắng play-off; (R) Xuống hạng
Ghi chú:
  1. ^ Hà Nội bị cấm tham dự vòng loại thứ hai của AFC Champions League 2020 do đội U-15 của họ không tham dự giải U-15 quốc gia. Suất dự giải đấu này đã được chuyển xuống cho đội á quân Thành phố Hồ Chí Minh và suất tham dự AFC Cup 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh trước đó cũng đã được chuyển xuống cho đội hạng ba là Than Quảng Ninh.

Lịch thi đấu và kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Tóm tắt kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà \ Khách BBD HAN HPG HAG HCM NDI QNA SGN SKH SLN DNG TQN THH VTL
Becamex Bình Dương 2–2 2–0 3–0 2–3 1–1 1–1 1–0 1–0 1–5 3–1 0–2 1–1 1–0
Hà Nội 2–1 3–1 1–1 1–0 6–1 2–2 2–0 2–2 4–0 3–2 5–0 5–0 5–2
Hải Phòng 3–2 1–2 1–0 1–2 2–1 0–3 1–2 1–1 0–0 1–1 3–2 2–2 2–1
Hoàng Anh Gia Lai 1–1 0–0 5–1 1–2 2–0 1–2 1–3 4–1 3–2 2–1 3–2 3–3 2–3
Thành phố Hồ Chí Minh 2–0 2–2 1–0 1–2 2–0 1–1 4–1 1–2 2–1 3–2 3–1 0–0 2–0
Dược Nam Hà Nam Định 1–0 2–0 2–1 2–2 1–1 2–3 3–1 1–2 2–0 2–1 1–1 4–2 2–0
Quảng Nam 1–2 1–1 1–2 3–0 2–0 1–1 3–1 4–2 2–2 1–4 0–1 3–0 0–2
Sài Gòn 0–1 1–4 1–0 3–1 0–0 4–1 1–1 2–1 2–2 3–1 2–2 2–0 3–0
Sanna Khánh Hoà 1–0 0–0 3–4 1–4 1–2 3–0 3–2 0–0 1–4 1–0 1–1 1–3 0–1
Sông Lam Nghệ An 2–1 0–1 0–0 3–0 1–2 0–0 2–0 2–2 0–0 0–0 0–0 1–0 3–1
SHB Đà Nẵng 0–2 1–2 1–1 2–1 2–0 2–0 2–2 4–1 2–1 0–2 1–0 1–0 3–1
Than Quảng Ninh 0–1 4–2 4–2 3–0 1–2 0–0 1–1 3–0 2–1 0–0 1–1 3–0 1–0
Thanh Hóa 1–1 4–1 0–3 2–3 3–3 3–2 3–2 2–1 2–2 2–0 0–0 1–3 1–3
Viettel 2–1 0–2 2–0 0–3 1–0 1–0 1–1 0–1 2–0 0–0 5–3 3–3 2–1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
Màu sắc: Xanh = đội nhà thắng; Vàng = hòa; Đỏ = đội khách thắng.

Tiến trình mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ╲ Vòng1234567891011121314151617181920212223242526
Becamex Bình DươngDWLWLLLDWDLWWDLLDWLWWWLLWD
Hà NộiWDWWDWWDLWLDWWDDWDWWWWWWDL
Hải PhòngLWWWDLWLDDLLLLDWWLLDWWDLLL
Hoàng Anh Gia LaiWLLLWLDWWDLDLLLDWWDLLWLWWW
Thành phố Hồ Chí MinhWWWDWWLWDWWLDLWWDDLLWWDWLW
Dược Nam Hà Nam ĐịnhWLLLLWDLDDWLWDWWLWDDLLDLWL
Quảng NamLDDLDWLLDDLWLWWLDDWWWWLDDD
Sài GònLWWDDLWWLWLDLDLDLLWLWWWLDW
Sanna Khánh Hoà BVNLLLWDDLLLDWLLLDWLDWWLLDWDL
SHB Đà NẵngWLDDDLLWWLWWLDDLWWDLLLWWLL
Sông Lam Nghệ AnWDWLWWDDDDLDWDLDLLWDWLWLDD
Than Quảng NinhLDWWLWWLDLWDWDWWLDDDLLWDDW
Thanh HóaDLLDLDDWWDWWDWWLDLLLLLLLLD
ViettelLWLLWLWDLLWDWWLLWDLWLLLWWW
Cập nhật tới (các) trận đấu được diễn ra vào ngày 23 tháng 10 năm 2019. Nguồn: Vietnam Professional Football
W = Thắng; D = Hòa; L = Thua; - = Chưa thi đấu

Vị trí các đội qua các vòng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ╲ Vòng1234567891011121314151617181920212223242526
Becamex Bình Dương7364678109811968101010898535644
Thanh Hóa811131414141411101097554446710121313131313
Hà Nội12212212222221222211111111
Hải Phòng98433556557101212121191113131179101212
Hoàng Anh Gia Lai2599812977688101213131210101113121211108
Thành phố Hồ Chí Minh61121121111112111122222222
Dược Nam Hà Nam Định461012129101212121212111086855581010121111
Quảng Nam121212131311121313131413131311121313129647769
Sài Gòn10955566463447797111211121086885
Sanna Khánh Hòa BVN1314141212131314141413141414141414141414141414141414
Sông Lam Nghệ An54364333345544555966464457
SHB Đà Nẵng37789101198966896864447985710
Than Quảng Ninh1413867445463333333333353333
Viettel1110111210878111110119679778791111996
Vô địch
Hạng 2, Tham dự vòng loại thứ hai AFC Champions League
Hạng 3, Tham dự AFC Cup
Tham dự trận play-off
Xuống hạng chơi V.League 2 2020
Cập nhật tới (các) trận đấu được diễn ra vào ngày 23 tháng 10 năm 2019. Nguồn: VPF (tiếng Việt)

Lượt đấu đi -về: 1-26; 2-25; 3-23; 4-24; 5-15; 6-14; 7-18; 8-19; 9-20; 10-21; 11-22; 12-16; 13-17

Play-off[sửa | sửa mã nguồn]

Đội xếp thứ 13 của V.League 1 sẽ thi đấu với đội xếp thứ 2 của V.League 2 tại một địa điểm trung lập. Trong trường hợp hòa sau 90 phút thi đấu chính thức, 2 đội sẽ tiến hành loạt sút luân lưu để xác định kết quả chung cuộc (không có hiệp phụ).

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng khán giả[sửa | sửa mã nguồn]

Theo câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Tổng cộng Số trận Trung bình
Dược Nam Hà Nam Định 195.000 13 15.000
Hà Nội 105.000 11* 8.077
Hoàng Anh Gia Lai 109.000 13 8.385
SHB Đà Nẵng 101.000 13 7.769
Thanh Hóa 95.500 13 7.346
Viettel 94.000 13 7.231
Sông Lam Nghệ An 91.000 13 7.000
Thành phố Hồ Chí Minh 88.000 13 6.769
Sanna Khánh Hòa Biển Việt Nam 82.500 13 6.346
Quảng Nam 81.000 13 6.231
Hải Phòng 81.000 13 6.231
Becamex Bình Dương 67.700 13 5.208
Than Quảng Ninh 67.500 13 5.192
Sài Gòn 48.500 13 3.731
Tổng cộng 1.306.700 182 7.180

Theo vòng[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng Tổng cộng Số trận Trung bình
Vòng 1 67.000 7 9.571
Vòng 2 53.000 7 7.571
Vòng 3 51.000 7 7.286
Vòng 4 55.000 7 7.857
Vòng 5 45.000 7 6.428
Vòng 6 53.000 7 7.571
Vòng 7 52.500 7 7.500
Vòng 8 55.500 7 7.929
Vòng 9 54.000 7 7.714
Vòng 10 42.000 7 6.000
Vòng 11 70.200 7 10.028
Vòng 12 45.000 7 6.428
Vòng 13 59.000 7 8.429
Vòng 14 40.500 7 5.786
Vòng 15 54.000 7 7.714
Vòng 16 58.000 7 8.286
Vòng 17 46.000 7 6.571
Vòng 18 62.500 7 8.929
Vòng 19 51.000 7 7.286
Vòng 20 46.000 7 6.571
Vòng 21 58.000 7 8.286
Vòng 22 43.000 7 6.143
Vòng 23 46.000 7* 6.571
Vòng 24 36.000 7 5.143
Vòng 25 42.500 7* 6.071
Vòng 26 21.000 7 3.000
Tổng cộng 1.306.700 182 7.180

* Hà Nội phải thi đấu 2 trận ở vòng 23 và vòng 25 trên sân nhà mà không có khán giả.[9]

Thống kê mùa giải[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi hat-trick[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ Đội bóng Đối thủ Kết quả Ngày
Jamaica Jeremie Lynch Hải Phòng Sanna Khánh Hòa Biển Việt Nam 3–4 (A) 5 tháng 3 năm 2019 (2019-03-05)
Nga Rod Dyachenko Than Quảng Ninh Hải Phòng 4–2 (H) 16 tháng 6 năm 2019 (2019-06-16)
Brasil Joel Vinicius Sông Lam Nghệ An Becamex Bình Dương 1–5 (A) 15 tháng 9 năm 2019 (2019-09-15)
Việt Nam Trần Minh Vương Hoàng Anh Gia Lai Hải Phòng 5–1 (H) 20 tháng 9 năm 2019 (2019-09-20)
Việt Nam Lê Quốc Phương Sài Gòn Dược Nam Hà Nam Định 4–1 (H) 23 tháng 10 năm 2019 (2019-10-23)
Brasil Bruno Cantanhede4 Viettel SHB Đà Nẵng 5–3 (H) 23 tháng 10 năm 2019 (2019-10-23)
  • Ghi chú: 4: ghi 4 bàn; (H) – Sân nhà; (A) – Sân khách

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng tháng[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng Câu lạc bộ của tháng Huấn luyện viên của tháng Cầu thủ của tháng TK
Huấn luyện viên Câu lạc bộ Cầu thủ Câu lạc bộ
Tháng 2 và 3 Thành phố Hồ Chí Minh Hàn Quốc Jung Hae-seong Thành phố Hồ Chí Minh Jamaica Jeremie Dwayne Lynch Hải Phòng [11]
Tháng 4 Hà Nội Việt Nam Chu Đình Nghiêm Hà Nội Việt Nam Nguyễn Quang Hải Hà Nội [12]
Tháng 5 Thành phố Hồ Chí Minh Hàn Quốc Jung Hae-seong Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Nguyễn Văn Toàn Hoàng Anh Gia Lai [13]
Tháng 6 Thanh Hóa Việt Nam Nguyễn Đức Thắng Thanh Hóa Việt Nam Nguyễn Hải Huy Than Quảng Ninh [14]
Tháng 7 Dược Nam Hà Nam Định Việt Nam Nguyễn Văn Dũng Dược Nam Hà Nam Định Việt Nam Nguyễn Văn Quyết Hà Nội [15]
Tháng 8 Hà Nội Việt Nam Chu Đình Nghiêm Hà Nội Việt Nam Nguyễn Văn Quyết Hà Nội [16]

Bàn thắng của tháng[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng Cầu thủ Câu lạc bộ Đối thủ Sân vận động Ngày Tỷ lệ
Tháng 2 và 3 Việt Nam Trần Mạnh Hùng Dược Nam Hà Nam Định Sài Gòn Sân vận động Thiên Trường 24 tháng 2 năm 2019 31,02 %
Tháng 4 Việt Nam Nguyễn Văn Toàn Hoàng Anh Gia Lai Than Quảng Ninh Sân vận động Pleiku 13 tháng 4 năm 2019 73,03 %
Tháng 5 Việt Nam Nguyễn Trọng Hùng Thanh Hóa Hà Nội Sân vận động Thanh Hóa 11 tháng 5 năm 2019 74,62 %
Tháng 6 Việt Nam Vũ Thế Vương Dược Nam Hà Nam Định Hà Nội Sân vận động Thiên Trường 24 tháng 5 năm 2019 52,14 %
Tháng 7 Việt Nam Lương Xuân Trường Hoàng Anh Gia Lai Thanh Hóa Sân vận động Thanh Hóa 28 tháng 7 năm 2019 60,79 %
Tháng 8 Việt Nam Nguyễn Quang Hải Hà Nội SHB Đà Nẵng Sân vận động Hòa Xuân 16 tháng 8 năm 2019 71,60 %
Tháng 9 Việt Nam Trần Minh Vương Hoàng Anh Gia Lai Sanna Khánh Hòa Biển Việt Nam Sân vận động Pleiku 23 tháng 10 năm 2019 81,07 %

Giải thưởng chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Người chiến thắng Câu lạc bộ
Huấn luyện viên của mùa Hàn Quốc Chung Hae-seong Thành phố Hồ Chí Minh
Cầu thủ của mùa Việt Nam Nguyễn Quang Hải Hà Nội
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất Brasil Bruno Cantanhede Viettel
Sénégal Pape Omar Faye Hà Nội
Cầu thủ kiến tạo nhiều nhất Việt Nam Nguyễn Văn Toàn Hoàng Anh Gia Lai
Bàn thắng đẹp nhất giải đấu Việt Nam Nghiêm Xuân Tú Than Quảng Ninh
Cầu thủ trẻ của mùa Việt Nam Đoàn Văn Hậu Hà Nội
Trọng tài của mùa Việt Nam Hoàng Ngọc Hà
Trợ lý trọng tài của mùa Việt Nam Phạm Mạnh Long
Đội hình của mùa giải
Việt Nam Trần Nguyên Mạnh (Sông Lam Nghệ An)
Việt Nam Hồ Tấn Tài (Becamex Bình Dương) Việt Nam Bùi Tiến Dũng (Viettel) Việt Nam Nguyễn Hữu Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) Việt Nam Đoàn Văn Hậu (Hà Nội)
Việt Nam Nguyễn Quang Hải (Hà Nội) Việt Nam Mạc Hồng Quân (Than Quảng Ninh) Việt Nam Trần Minh Vương (Hoàng Anh Gia Lai) Việt Nam Nguyễn Văn Quyết(Hà Nội)
Sénégal Pape Omar Faye (Hà Nội) Việt Nam Nguyễn Văn Toàn (Hoàng Anh Gia Lai)

Các sự việc xoay quanh giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Lời hứa triển khai VAR đi vào quên lãng[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thềm mùa giải 2019, Chủ tịch VPF Trần Anh Tú cho biết V.League sẽ bắt đầu sử dụng VAR để hỗ trợ các trọng tài điều hành trận đấu, hạn chế các tình huống gây tranh cãi. Tuy nhiên, hết giai đoạn một công nghệ trên vẫn chưa được áp dụng.

Đến giữa tháng 7, ông Tú tiếp tục nói rằng tới giai đoạn cuối mùa giải VAR sẽ được dùng cho các trận đấu nhạy cảm, quyết định tới ngôi vô địch hay cuộc chiến trụ hạng. Bẫng đi qua 3 tháng, V.League 2019 đã khép lại nhưng người hâm mộ vẫn chưa thấy dấu hiệu của VAR. Cũng theo ông Tú, sớm nhất phải đến năm 2020 thì VAR mới có hy vọng được áp dụng ở V.League, và BTC giải cần được FIFA cấp phép.

Trước đó, VPF cũng dự kiến phương án triển khai VAR bằng cách sử dụng 2 xe ô tô lưu động. Mỗi ngày thi đấu sẽ có 2 trận được hệ thống này hỗ trợ. Điều này có thể sẽ dẫn đến những bất công khi mỗi vòng đấu có tới 7 trận diễn ra, sẽ có trận được sử dụng, trận lại không, trong khi các đội đều phải đóng tiền như nhau.

Liên quan đến cầu thủ, huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

HLV Chu Đình Nghiêm đã có những phản ứng gay gắt sau trận đấu gặp Sanna Khánh Hoà BVN khiến ông phải chịu thi hành lệnh cấm 2 trận (trong đó có trận hoà 1-1 gặp Hoàng Anh Gia Lai).

Liên quan đến trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu giữa ViettelBình Dương tại vòng 24 V.League 2019 đã nhận được rất nhiều sự chú ý của báo chí và người hâm mộ sau khi trọng tài Trương Hồng Vũ có hành động "bẻ còi" và từ chối bàn gỡ hòa 2-2 của Becamex Bình Dương.

Ở những phút cuối trận, trong một pha tranh chấp giữa Bùi Tiến Dũng với Hồ Sỹ Giáp, trọng tài Trương Hồng Vũ cắt còi, giơ tay phải ra ám chỉ lỗi để bóng chạm tay cầu thủ của Viettel và cho Bình Dương hưởng quả đá phạt. Các cầu thủ Bình Dương lập tức thực hiện pha đá phạt nhanh, Sỹ Giáp băng lên và căng ngang cho Tiến Linh ghi bàn, bàn thắng hợp lệ và được ông Vũ công nhận. Ngay sau đó, ban huấn luyện và cầu thủ Viettel phản ứng, cho rằng Bùi Tiến Dũng mới là người bị phạm lỗi mà trọng tài lại cho Bình Dương hưởng đá phạt. Và sau ít phút hội ý với các trợ lý, ông Vũ đã quyết định "bẻ còi", từ chối bàn thắng của Bình Dương khiến đội bóng này thất thủ với tỷ số 1-2.

Sau trận, trọng tài Trương Hồng Vũ nhận thấy mình đã mắc sai lầm nghiêm trọng, tuy nhiên kết quả trận đấu là không thể thay đổi. Vị trọng tài này xin lỗi cầu thủ Bình Dương vì "chỉ sai hướng" và hứa sẽ "chịu trách nhiệm". ban tổ chức giải đấu, lãnh đạo VPF cho biết từ nay trở đi trọng tài Trương Hồng Vũ sẽ không bao giờ được mời làm nhiệm vụ cầm còi ở các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam.

Phát ngôn của bầu Đức[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi lễ ký hợp đồng của Công Phượng với CLB Sint Truidense (Bỉ) chính thức diễn ra, Đoàn Nguyên Đức đã có những phát ngôn làm dậy sóng dư luận. Khi được các phóng viên hỏi về cơ hội vô địch của CLB TP. Hồ Chí Minh ở V.League 2019, bầu Đức đã khẳng định chắc nịch: "Không đời nào có chuyện đó, TP.HCM mà vô địch thì mất gì tôi cũng chịu". Ngay cả đội bóng Hoàng Anh Gia Lai của ông cũng không có ý định đầu tư để giành danh hiệu này: "Sự thật là HAGL cũng không có động lực để đầu tư, phấn đấu để đá và giành chức vô địch.gì cả... HAGL bây giờ chỉ đá tàm tạm trong nước cho vui thôi, giữ hạng. Chứ làm sao mà vô địch được, đời nào có chuyện đó, không bao giờ xảy ra luôn".

Ông bầu này liên tục ám chỉ về việc "5 đánh 1" ở V.League khiến những đội bóng còn lại có đầu tư bao nhiêu cũng không thể nào vô địch được. Phát ngôn này của bầu Đức đưa ra đúng thời điểm mà Hoàng Anh Gia Lai đang có phong độ tệ hại.

Cổ động viên Dược Nam Hà Nam Định ném pháo sáng[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đá bù vòng 22 V.League giữa Hà Nội và Nam Định trên sân Hàng Đẫy diễn ra không hấp dẫn như kỳ vọng, khi đội chủ nhà dễ dàng giành chiến thắng với tỷ số 6-1. Điểm nhấn của trận đấu lại đến từ khán đài của các CĐV Nam Định, với những tiếng chửi đồng thanh, những quả pháo sáng liên tục được đốt lên bởi nhóm CĐV áo vàng.

Sự việc trở nên nghiêm trọng khi 1 quả pháo thăng thiên được bắn thẳng từ khu vực CĐV đội khách sang khán đài A và đi trúng chân chị Tô Huyền Anh, một cổ động viên nữ đến sân theo dõi trận đấu. Ngay sau đó chị đã được đưa sang bệnh viện Xanh Pôn để cấp cứu. Ngoài nữ CĐV bị bắn pháo sáng, còn có 2 chiến sĩ cảnh sát cơ động phải nhập viện sau khi xô xát với 1 nhóm CĐV áo vàng. Sự cố đáng tiếc này đã làm xấu đi hình ảnh bóng đá Việt Nam đang trên đà phát triển. Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Sỹ cùng các cầu thủ Nam Định ngày hôm sau đã phải công khai gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân và người hâm mộ cả nước.

Những án phạt kỷ lục đã được đưa ra, CLB Hà Nội bị phạt 85 triệu đồng và treo sân Hàng Đẫy 2 trận. CLB Dược Nam Hà Nam Định cũng bị phạt 85 triệu đồng, còn các CĐV của đội bóng này thì bị cấm cổ vũ ở 2 trận sân khách tiếp theo. Các đối tượng gây rối sau đó đã được công an Hà Nội triệu tập, tiến hành điều tra và nhận những hình phạt theo quy định của pháp luật.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thông báo ban hành Lịch thi đấu (lượt đi) Giải VĐQG 2019”.
  2. ^ “Kết thúc giải hạng Nhất QG – An Cường 2018: Viettel đăng quang, CAND xuống hạng Nhì - Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia - Tin tức bóng đá - Các Giải Bóng Đá Chuyên nghiệp Việt Nam - V.League - HNQG - Cup QG - Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF - www.vpf.vn - www.vnleague.com - www.vnleague.vn Nguyễn Đức Kiên - Bầu Kiên - Đoàn Nguyên Đức - Võ Quốc Thắng - Phạm Ngọc Viễn - Lê Hùng Dũng - Nguyễn Trọng Hỷ - Trần Quốc Tuấn - Tanaka Koji”. www.vnleague.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2019.
  3. ^ “Vòng 26 giải VĐQG Nuti Café 2018: Chia điểm Nam Định, chủ nhà XSKT Cần Thơ xuống hạng Nhất - Giải bóng đá Vô địch Quốc gia - Tin tức bóng đá - Các Giải Bóng Đá Chuyên nghiệp Việt Nam - V.League - HNQG - Cup QG - Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF - www.vpf.vn - www.vnleague.com - www.vnleague.vn Nguyễn Đức Kiên - Bầu Kiên - Đoàn Nguyên Đức - Võ Quốc Thắng - Phạm Ngọc Viễn - Lê Hùng Dũng - Nguyễn Trọng Hỷ - Trần Quốc Tuấn - Tanaka Koji”. www.vnleague.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ “Lee Heung Sil trở thành tân HLV trưởng của CLB Viettel”. viettelsports.vn. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ “Trợ lý Nguyễn Thanh Sơn tạm thời dẫn dắt Becamex Bình Dương”. vtv.vn. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Lee Tae-hoon – người được bầu Đức chỉ định giải cứu HAGL là ai?”. www.foxsports.com.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2019.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Quảng Nam thay HLV Hoàng Văn Phúc bằng ông Vũ Hồng Việth”. bongdaplus.vn. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ “V.League 2019: Ông Nguyễn Văn Sỹ chính thức rời ghế HLV trưởng Dược Nam Hà Nam Định”. www.foxsports.com.vn. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2019.[liên kết hỏng]
  9. ^ “Thông báo số 27 Giải VĐQG Wake-up 247 - 2019”. www.vpf.vn.
  10. ^ “V.League 1 2019 Results - Vietnam Soccer Live” (bằng tiếng Anh).
  11. ^ “Thông báo số 7 Giải VĐQG Wake-up 247-2019” (bằng tiếng Vie). V.league 1. ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  12. ^ “Thông báo số 13 giải VĐQG Wake-up 247 – 2019” (bằng tiếng Vie). V.league 1. ngày 17 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  13. ^ “Thông báo số 16 Giải VĐQG Wake-up 247-2019” (bằng tiếng Vie). V.league 1. ngày 11 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  14. ^ “Thông báo số 19 Giải VĐQG Wake-up 247-2019” (bằng tiếng Vie). V.league 1. ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  15. ^ “Thông báo số 24 Giải VĐQG Wake-up 247-2019” (bằng tiếng Vie). V.league 1. ngày 8 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  16. ^ “Thông báo số 28 giải VĐQG Wake-up 247 – 2019” (bằng tiếng Vie). V.league 1. ngày 18 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2019.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Đánh giá, Hướng dẫn build Kazuha - Genshin Impact
Kazuha hút quái của Kazuha k hất tung quái lên nên cá nhân mình thấy khá ưng. (E khuếch tán được cả plunge atk nên không bị thọt dmg)
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro - Sakurasou No Pet Na Kanojo
Shiina Mashiro (椎名 ましろ Shiina Mashiro) là main nữ trong "Sakurasou no Pet Na Kanojo" và hiện đang ở tại phòng 202 trại Sakurasou. Shiina có lẽ là nhân vật trầm tính nhất xuyên suốt câu chuyện.
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
[Review] Bí Mật Nơi Góc Tối – Từ tiểu thuyết đến phim chuyển thể
Dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, hay đã bước vào đời, hy vọng rằng 24 tập phim sẽ phần nào truyền thêm động lực, giúp bạn có thêm can đảm mà theo đuổi ước mơ, giống như Chu Tư Việt và Đinh Tiễn vậy
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Cánh cổng Arataki, Kế thừa Iwakura, mãng xà Kitain, Vết cắt sương mù Takamine