Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2022

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2022
2022 AFF Championship
Be The Game Changer
"Hãy là người thay đổi cuộc chơi"
Chi tiết giải đấu
Thời gian20 tháng 12 năm 2022 – 16 tháng 1 năm 2023
Số đội10 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu10 (tại 9 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Thái Lan (lần thứ 7)
Á quân Việt Nam
Thống kê giải đấu
Số trận đấu26
Số bàn thắng90 (3,46 bàn/trận)
Số khán giả479.571 (18.445 khán giả/trận)
Vua phá lướiThái Lan Teerasil Dangda
Việt Nam Nguyễn Tiến Linh
(6 bàn thắng)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Thái Lan Theerathon Bunmathan
Cầu thủ trẻ
xuất sắc nhất
Indonesia Marselino Ferdinan
Đội đoạt giải
phong cách
 Malaysia
2020
2024

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2022 (tiếng Anh: 2022 AFF Championship), tên chính thức là AFF Mitsubishi Electric Cup 2022[1] vì lý do tài trợ (cũng thường được gọi là AFF Cup 2022), là lần tổ chức thứ 14 của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, giải vô địch bóng đá của các quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á và lần đầu tiên dưới tên gọi AFF Mitsubishi Electric Cup sau khi tập đoàn Mitsubishi Electric trở thành nhà tài trợ tên giải.[2] Giải đấu diễn ra từ ngày 20 tháng 12 năm 2022 đến ngày 16 tháng 1 năm 2023.

Thái Lan đã bảo vệ thành công chức vô địch sau khi giành chiến thắng với tổng tỉ số 3–2 trước Việt Nam ở hai lượt trận chung kết.

Thể thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Do đại dịch COVID-19 về cơ bản đã được kiểm soát nên AFF quyết định tổ chức AFF Cup 2022 theo thể thức thi đấu như năm 2018. Cụ thể, các đội được chia làm hai bảng, mỗi đội tuyển thi đấu hai trận trên sân nhà và hai trận trên sân khách luân phiên nhau. Trận bán kết và chung kết cũng sẽ thi đấu theo thể thức sân nhà – sân khách, luật bàn thắng sân khách sẽ được áp dụng để xác định đội thắng nếu sau hai lượt đi và về có kết quả hòa.[3][4]

Dù được đề xuất rất nhiều ở giải đấu lần trước, VAR sẽ không được áp dụng tại giải đấu lần này do những vướng mắc về việc triển khai hệ thống tại khu vực.[5][6]

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

9 đội tuyển tự động đủ điều kiện tham dự vòng bảng và được chia vào các nhóm tương ứng dựa trên thành tích của hai giải đấu gần nhất. Brunei và Đông Timor là 2 đội thành tích thấp nhất nên sẽ thi đấu vòng loại với nhau để chọn ra đội tham dự giải đấu. Brunei giành chiến thắng với tổng tỉ số 6–3 sau 2 lượt trận trước Đông Timor để trở thành đội tuyển cuối cùng tham dự giải.

Úc, một thành viên đầy đủ của AFF từ năm 2013, vẫn quyết định không tham dự giải đấu.[3]

Các đội tuyển tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Tham dự Thành tích tốt nhất lần trước
 Brunei 2 lần Vòng bảng (1996)
 Campuchia 9 lần Vòng bảng (1996, 2000, 2002, 2004, 2008, 2016, 2018, 2020)
 Indonesia 14 lần Á quân (2000, 2002, 2004, 2010, 2016, 2020)
 Lào 13 lần Vòng bảng (1996, 1998, 2000, 2002, 2004, 2007, 2008, 2010, 2012, 2014, 2018, 2020)
 Malaysia 14 lần Vô địch (2010)
 Myanmar 14 lần Hạng tư (2004), Bán kết (2016)
 Philippines 13 lần Bán kết (2010, 2012, 2014, 2018)
 Singapore 14 lần Vô địch (1998, 2004, 2007, 2012)
 Thái Lan 14 lần Vô địch (1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020)
 Việt Nam 14 lần Vô địch (2008, 2018)

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra tại Băng Cốc vào lúc 14:00 ICT (GMT+7) ngày 30 tháng 8 năm 2022.[3][7]

Mỗi bảng sẽ có 5 đội từ 5 nhóm hạt giống với mỗi nhóm gồm hai đội tuyển, dựa vào thành tích của hai giải đấu trước đó.

Nhóm 1
Đội bóng
 Thái Lan
 Việt Nam
Nhóm 2
Đội bóng
 Malaysia
 Philippines
Nhóm 3
Đội bóng
 Indonesia
 Singapore
Nhóm 4
Đội bóng
 Myanmar
 Campuchia
Nhóm 5
Đội bóng
 Lào
 Brunei
Chú thích
     Đương kim vô địch
     Đương kim á quân
     Bán kết 2020
     Vượt qua vòng loại

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Malaysia Kuala Lumpur Indonesia Jakarta Campuchia Phnôm Pênh
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động Kuala Lumpur[note 1] Sân vận động Gelora Bung Karno[8][9] Sân vận động Quốc gia Morodok Techo
Sức chứa: 87.411 Sức chứa: 18.000 Sức chứa: 77.193 Sức chứa: 60.000
Việt Nam Hà Nội Vị trí các sân vận động của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2022 Myanmar Yangon
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình Sân vận động Thuwunna
Sức chứa: 40.192 Sức chứa: 32.000
Thái Lan Pathum Thani Lào Viêng Chăn Philippines Manila Singapore Kallang
Sân vận động Thammasat[note 2] Sân vận động Quốc gia Lào mới Sân vận động tưởng niệm Rizal Sân vận động Jalan Besar[note 3][10][11]
Sức chứa: 25.000 Sức chứa: 25.000 Sức chứa: 12.873 Sức chứa: 6.000

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi đội được đăng ký danh sách sơ bộ gồm 50 cầu thủ. Danh sách chính thức của các đội gồm 23 cầu thủ (bao gồm 3 thủ môn) và phải đăng ký một ngày trước ngày trận đấu diễn ra.

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các trọng tài được phân công tại giải đấu. Khi trận đấu được phát sóng, các trợ lý trọng tài và trọng tài thứ tư không được công bố.

Khu vực Quốc gia Trọng tài Trợ lý trọng tài Trọng tài thứ tư
AFF Brunei Mohammad Faisal Ali Abdul Hakim Mohd Haidi
Campuchia Chy Samdy
Indonesia Nurhadi Sulchan Thoriq Alkatiri
Bangbang Syamsudar
Lào Kilar Ladsavong Xaypaseuth Phongsanit
Souei Vongkham
Malaysia Mohd Arif Shamil Abd Rasid Yassin Tuan Mohd Hanafiah
Muhammad Usaid Jamal
Mohd Amirul Izwan Yaacob
Myanmar Kyaw Zaw Lwin
Philippines Clifford Daypuyat
Singapore Ronnie Min Kiat Koh Ahmad A'Qashah
Muhammad Taqi
Thái Lan Apichit Nophuan Songkran Bunmeekiart
Tanate Chuchuen Pansa Chaisanit
Mongkolchai Pechsri
Supawan Hinthong Sivakorn Pu-Udom
Pattarapong Kijsathit Warintorn Sassadee
Torphong Somsing
Việt Nam Nguyễn Trung Hậu Ngô Duy Lân
CAFA Uzbekistan Aziz Asimov Timur Gaynullin
EAFF Đài Bắc Trung Hoa Chen Hsin-chuan Chen Hsiao-en
Hồng Kông Tam Ping Wun So Kai Man
Nhật Bản Araki Yusuke Hamamoto Yusuke
Kasahara Hiroki Mihara Jun
Nishihashi Ishao
Satō Ryūji Takagi Takumi
Yamamoto Yudai Takebe Yosuke
Watanabe Kota
Hàn Quốc Choi Hyun-jai Bang Yi-keol
Kim Dae-yong Jang Jong-pil
Kim Hee-gon Kwak Seung-soon
Kim Jong-hyeok Park Sang-jun
Ko Hyung-jin Song Bong-keun
SAFF
WAFF Jordan Adham Makhadmeh Hamza Abuobead
Mohammad Alkalaf
Ahmed Faisal Al Ali Ahmad Alroalle
Ahmad Mansour Samara Múhen
Ả Rập Xê Út Majed Al Shamrani Omar Ali Al Jamal
Faisal Nasser Al Qahtani
Mohammed Al Hoish Abdulrahim Al Shammari
Khalaf Zaid Al Shammari
Fahad Awaiedh Al Umri
Oman Omar Al-Yaqoubi Hamed Talib Al Ghafri
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Omar Mohamed Al Ali Jasem Abdulla Al Ali
Qatar Faisal Eid Alshammari
Juma Al Burshaid
Yousuf Al Shamari

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Vòng bảng
Lượt trận Bảng A Bảng B
Lượt đấu 1 20 tháng 12 năm 2022 21 tháng 12 năm 2022
Lượt đấu 2 23 tháng 12 năm 2022 24 tháng 12 năm 2022
Lượt đấu 3 26 tháng 12 năm 2022 27 tháng 12 năm 2022
Lượt đấu 4 29 tháng 12 năm 2022 30 tháng 12 năm 2022
Lượt đấu 5 2 tháng 1 năm 2023 3 tháng 1 năm 2023
Vòng đấu loại trực tiếp
Trận Lượt đi Lượt về
Bán kết Bán kết 1 Bán kết 2 Bán kết 1 Bán kết 2
6 tháng 1 năm 2023 7 tháng 1 năm 2023 9 tháng 1 năm 2023 10 tháng 1 năm 2023
Chung kết Lượt đi Lượt về
13 tháng 1 năm 2023 16 tháng 1 năm 2023

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiêu chí

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, 0 điểm cho một trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau sẽ được áp dụng theo thứ tự để xác định thứ hạng:

  1. Điểm số đạt được trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  3. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu vòng bảng;

Nếu hai hoặc nhiều đội bằng nhau ở cả ba tiêu chí trên, vị trí sẽ được xác định như sau:

  1. Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan;
  2. Sút luân lưu nếu hai đội liên quan gặp nhau trong trận cuối cùng;
  3. Bốc thăm của ban tổ chức.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan 4 3 1 0 13 2 +11 10 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Indonesia 4 3 1 0 12 3 +9 10
3  Campuchia 4 2 0 2 10 8 +2 6
4  Philippines 4 1 0 3 8 10 −2 3
5  Brunei 4 0 0 4 2 22 −20 0
Nguồn: AFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Campuchia 3–2 Philippines
Bunheing  16'59'
Chanpolin  20'
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Daniels  41'55'
Brunei 0–5 Thái Lan
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Phala  19'
Dangda  44'
Yunus  88' (l.n.)
Chamratsamee  90+1' (ph.đ.)90+3'

Philippines 5–1 Brunei
Daniels  7'
Reyes  12'
Melliza  50'
Rasmussen  51'88'
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Ramlli  70'
Indonesia 2–1 Campuchia
Egy  7'
Witan  35'
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Krya  15'

Brunei 0–7 Indonesia
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Abimanyu  20'
Dendy  41'
Egy  59'
Spasojevic  60'
Sananta  68'
Klok  86'
Sayuri  90+2'
Thái Lan 4–0 Philippines
Dangda  3'41' (ph.đ.)
Adisak  57'
Bureerat  63'
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)

Indonesia 1–1 Thái Lan
Klok  50' (ph.đ.) Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Sarach  79'
Campuchia 5–1 Brunei
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)

Thái Lan 3–1 Campuchia
Dangda  45+2' (ph.đ.)90'
Purisai  50'
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Chanthea  68'
Philippines 1–2 Indonesia
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Việt Nam 4 3 1 0 12 0 +12 10 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Malaysia 4 3 0 1 10 4 +6 9
3  Singapore 4 2 1 1 6 6 0 7
4  Myanmar 4 0 1 3 4 9 −5 1
5  Lào 4 0 1 3 2 15 −13 1
Nguồn: AFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Myanmar 0–1 Malaysia
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Halim  52'

Malaysia 5–0 Lào
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Singapore 3–2 Myanmar
Ilhan Fandi  45'
Shahiran  49'
Anuar  74'
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Maung Maung Lwin  34'66'

Lào 0–2 Singapore
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Irfan Fandi  32'
Anuar  90+4'

Singapore 0–0 Việt Nam
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Myanmar 2–2 Lào
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 4.100
Trọng tài: Aziz Asimov (Uzbekistan)

Malaysia 4–1 Singapore
Lok  35'
Wilkin  50'54'
Agüero  88'
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  Bán kết Chung kết
                         
A2   Indonesia 0 0 0  
B1   Việt Nam 0 2 2  
    SF1   Việt Nam 2 0 2
  SF2   Thái Lan 2 1 3
B2   Malaysia 1 0 1
A1   Thái Lan 0 3 3  

Các trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Lượt đi
[sửa | sửa mã nguồn]
Indonesia 0–0 Việt Nam
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)

Lượt về
[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam thắng với tổng tỉ số 2–0.

Thái Lan 3–0 Malaysia
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)

Thái Lan thắng với tổng tỷ số 3–1.

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Lượt đi
[sửa | sửa mã nguồn]


Lượt về
[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 1–0 Việt Nam
Chi tiết (AFFMEC)
Chi tiết (AFF)


Thái Lan thắng với tổng tỷ số 3–2.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2022 

Thái Lan

Lần thứ 7

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ xuất sắc nhất Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Vua phá lưới Giải phong cách
Thái Lan Theerathon Bunmathan Indonesia Marselino Ferdinan Thái Lan Teerasil Dangda  Malaysia
Việt Nam Nguyễn Tiến Linh
Trận thắng đậm nhất giải đấu
Đội 1 Tỷ số Đội 2 Vòng đấu
 Brunei 0–7  Indonesia Vòng bảng

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 90 bàn thắng ghi được trong 26 trận đấu, trung bình 3.46 bàn thắng mỗi trận đấu.

6 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Nguồn: AFF

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Một cầu thủ hoặc quan chức của đội sẽ tự động bị đình chỉ thi đấu hoặc làm nhiệm vụ ở trận đấu tiếp theo nếu vi phạm các lỗi sau:

  • Nhận thẻ đỏ (thời gian đình chỉ vì thẻ đỏ có thể kéo dài nếu phạm lỗi nghiêm trọng);
  • Nhận 2 thẻ vàng trong 2 trận đấu khác nhau; thẻ vàng đã bị xóa sau khi trận đấu kết thúc (thẻ vàng không áp dụng cho bất kỳ trận đấu quốc tế nào khác trong tương lai).

Dựa vào các tiêu chí xếp hạng ở vòng bảng. Trong bảng xếp hạng đó, khi có hai hay nhiều đội có số bàn thắng, hiệu số, số điểm bằng nhau, điểm kỷ luật sẽ được xét đến (chỉ có thể áp dụng một điểm trừ cho một cầu thủ trong một trận đấu):

Nhận thẻ Hình thẻ Điểm
Thẻ vàng Thẻ vàng −1 điểm
Thẻ đỏ gián tiếp (thẻ vàng thứ hai) Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) −3 điểm
Thẻ đỏ trực tiếp Thẻ đỏ −4 điểm
Thẻ vàng sau đó thẻ đỏ trực tiếp Thẻ vàng Thẻ đỏ −5 điểm

Các đình chỉ sau đây đã được thực hiện trong suốt giải đấu:

Cầu thủ Vi phạm Đình chỉ
Campuchia Boris Kok Thẻ vàng Bảng A gặp Philippines (lượt trận 1; 20 tháng 12, 2022)
Thẻ vàng Bảng A gặp Indonesia (lượt trận 2; 23 tháng 12, 2022)
Bảng A gặp Brunei (lượt trận 4; 29 tháng 12, 2022)
Myanmar Nanda Kyaw Thẻ đỏ Bảng B gặp Singapore (lượt trận 2; 24 tháng 12, 2022) Bảng B gặp Lào (lượt trận 4; 30 tháng 12, 2022)
Brunei Alinur Rashimy Jufri Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) Bảng A gặp Indonesia (lượt trận 3; 26 tháng 12, 2022) Bảng A gặp Campuchia (lượt trận 4; 29 tháng 12, 2022)
Việt Nam Nguyễn Văn Toàn Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) Bảng B gặp Malaysia (lượt trận 3; 27 tháng 12, 2022) Bảng B gặp Singapore (lượt trận 4; 30 tháng 12, 2022)
Malaysia Azam Azmi Thẻ đỏ Bảng B gặp Việt Nam (lượt trận 3; 27 tháng 12, 2022) Bảng B gặp Singapore (lượt trận 5; 3 tháng 1, 2023)

Bán kết lượt đi gặp Thái Lan (7 tháng 1, 2023)

Thái Lan Sanrawat Dechmitr Thẻ đỏ Bảng A gặp Indonesia (lượt trận 4; 29 tháng 12, 2022) Bảng A gặp Campuchia (lượt trận 5; 2 tháng 1, 2023)
Indonesia Jordi Amat Thẻ vàng Bảng A gặp Campuchia (lượt trận 2; 23 tháng 12, 2022)
Thẻ vàng Bảng A gặp Thái Lan (lượt trận 4; 29 tháng 12, 2022)
Bảng A gặp Philippines (lượt trận 5; 2 tháng 1, 2023)
Myanmar Maung Maung Lwin Thẻ vàng Bảng B gặp Singapore
Thẻ vàng Bảng B gặp Lào
Bảng B gặp Việt Nam (lượt trận 5; 3 tháng 1, 2023)
Lào Anantaza Siphongphan Thẻ vàng Bảng B gặp Malaysia
Thẻ vàng Bảng B gặp Myanmar
Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Lào Billy Ketkeophomphone Thẻ vàng Bảng B gặp Việt Nam
Thẻ vàng Bảng B gặp Myanmar
Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Thái Lan Peeradon Chamratsamee Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) Chung kết (lượt về) gặp Việt Nam (16 tháng 1, 2023) Đình chỉ sau giải đấu

Đội hình tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình tiêu biểu của giải đấu, do ban tổ chức bình chọn, là đội hình gồm những cầu thủ thi đấu ấn tượng nhất tại các vị trí được chọn lựa trong giải đấu.[12]

Cầu thủ
Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo
Việt Nam Đặng Văn Lâm LB Thái Lan Sasalak Haiprakhon LM Việt Nam Nguyễn Hoàng Đức LW Thái Lan Teerasil Dangda
CB Indonesia Jordi Amat CM Thái Lan Theerathon Bunmathan CF Việt Nam Nguyễn Tiến Linh
CB Thái Lan Kritsada Kaman RM Thái Lan Sarach Yooyen RW Malaysia Faisal Halim
RB Việt Nam Đoàn Văn Hậu

Bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hạng Đội Trận Thắng Hòa Thua BT BB HS Điểm
1  Thái Lan 8 5 2 1 19 5 +14 17
2  Việt Nam 8 4 3 1 16 3 +13 15
Bị loại ở bán kết
3  Malaysia 6 4 0 2 11 7 +4 12
4  Indonesia 6 3 2 1 12 5 +7 11
Bị loại ở vòng bảng
5  Singapore 4 2 1 1 6 6 0 7
6  Campuchia 4 2 0 2 10 8 +2 6
7  Philippines 4 1 0 3 8 10 −2 3
8  Myanmar 4 0 1 3 4 9 −5 1
9  Lào 4 0 1 3 2 15 −13 1
10  Brunei 4 0 0 4 2 22 −20 0

Tiền thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù có nhà trợ mới, song đội vô địch vẫn nhận mức tiền thưởng giống mùa giải trước là 300.000 đô la Mỹ. Trong khi đó, đội á quân sẽ nhận được 100.000 đô la Mỹ. Hai đội bóng dừng chân ở bán kết sẽ nhận thưởng 50.000 đô la Mỹ mỗi đội.[13]

Tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Warrix tiếp tục là nhà cung cấp các trang thiết bị thể thao cho giải đấu trong mùa giải thứ 2 liên tiếp. Hãng đã giới thiệu quả bóng được đặt tên là BERSATU làm mẫu bóng thi đấu chính thức cho AFF Cup 2022.[14]

Trong tiếng Thái, Bersatu có nghĩa là "đoàn kết". Trái bóng được cho là hiện thân của tình hữu nghị và yêu mến, tương trợ lẫn nhau của những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Điều này còn được thể hiện qua những đường vân đa sắc trên quả bóng. Chúng đồng thời là biểu tượng cho nhiệt huyết và năng lượng căng tràn trong mỗi trận đấu.

Trái bóng chính thức của AFF Cup được tạo hình bằng nhiệt thay vì chỉ khâu, giúp nó bền bỉ, giữ trạng thái tốt hơn trong mọi điều kiện thời tiết. Vì vậy, cầu thủ sẽ kiểm soát và điều bóng dễ dàng hơn.

Khẩu hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khẩu hiệu chính thức của giải đấu lần này là "Be The Game Changer" (tạm dịch: Hãy là người thay đổi cuộc chơi).

Tài trợ áo đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Hãng áo đấu
 Thái Lan Thái Lan Warrix
 Myanmar
 Việt Nam Thái Lan Grand Sport
 Lào
 Campuchia Campuchia Varaman
 Malaysia Hoa Kỳ Nike
 Singapore
 Indonesia Indonesia Mills
 Brunei Brunei FABD
 Philippines Tây Ban Nha Kelme

Tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà tài trợ chính thức[15]

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà tài trợ danh hiệu Nhà tài trợ chính thức Nhãn hàng ủng hộ chính thức Đối tác trang web bóng đá chính thức

Các nhà tài trợ đến từ các quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà tài trợ in đậm là các nhà tài trợ thuộc khu vực Đông Nam Á.

Số lượng Quốc gia Nhà tài trợ
3  Nhật Bản Mitsubishi Electric, Pocari Sweat, Yanmar
2  Việt Nam Acecook Vietnam, Herbalife Vietnam
1  Úc TMGM
 Trung Quốc TikTok
 Singapore Tiger Brokers
 Thái Lan Warrix

Đối tác truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nước trong khu vực quy định sở hữu bản quyền AFF Cup 2022
Quốc gia Mạng phát sóng Kênh truyền hình Phát thanh Nền tảng trực tuyến
 Brunei RTB[23] RTB Aneka RTB Go
 Campuchia FPT[24], Bayon TV BTV, BTV News
 Lào FPT[24] Lao Star Channel TBA
 Indonesia MNC Media, Emtek[25] RCTI[note 4], iNews TV, Soccer Channel, MNC Sports MNC Trijaya FM[26] RCTI+, Vision+, Vidio
 Malaysia Astro[27] Astro Arena, TV2
 Myanmar FPT[24], Sky Net Sky Net Sports HD, Sky Net Sports 4

 Philippines

MNC Media, Emtek[25] One Sports TAP Go
 Singapore Mediacorp[28] Channel 5[note 5] MeWATCH
 Thái Lan SAT[29], Kong Salak Plus[30] MCOT HD [note 6], T Sports 7
 Việt Nam FPT[24], VTV[31] VTV2, VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV Cần Thơ Pladio247 FPT Play, VTV Go
Đài truyền hình trực tiếp sở hữu bản quyền giải đấu ngoài khu vực Đông Nam Á
Toàn cầu YouTube AFF Mitsubishi Electric Cup Channel
 Hàn Quốc Seoul Broadcasting System[32] SBS, SBS Sports [note 7][33] SBS TV Live, SBS Sports YouTube, SBS Now (tất cả các trận đấu)[34]

Sự cố và tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hiệp hội bóng đá Indonesia (PSSI) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) quyết định dời các trận đấu trên sân nhà của Indonesia lên sớm hơn vào lúc 16:30 thay vì 19:30 như ban đầu. Nguyên nhân của sự việc này không được báo chí Indonesia đề cập nhiều. Medcom là trang báo hiếm hoi đưa ra giả thuyết rằng chính quyền Indonesia muốn tổ chức các trận đấu sớm nhằm ngăn chặn một thảm kịch như tại Kanjuruhan, nhất là khi sân Gelora Bung Karno có sức chứa lớn.[35]
  • Trong trận đấu thuộc bảng B giữa Việt NamMalaysia, trọng tài người Nhật Bản Satō Ryūji nhận nhiều chỉ trích khi trao quả phạt đền cho Việt Nam ở phút 59, sau một pha va chạm giữa Azam Azmi của Malaysia và Đoàn Văn Hậu của Việt Nam bên ngoài vòng cấm dẫn đến việc ​Azam bị đuổi khỏi sân.[36] Ông còn bỏ qua hai tình huống tiểu xảo của Đoàn Văn Hậu với cầu thủ Malaysia, trong đó một lần Văn Hậu thúc cùi chỏ ngăn Azam Azmi xâm nhập vòng cấm địa và một lần khác giơ cao tay vào mặt trung vệ Sharul Nazeem trong một pha tranh chấp ở gần giữa sân. Cả hai lần, trọng tài Sato chỉ nhắc nhở chứ không phạt Văn Hậu. Malaysia sau đó gửi đơn khiếu nại lên Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á về các quyết định của trọng tài Satō Ryūji.[37] Trước đây, ông từng cầm còi trong trận Việt Nam thắng Malaysia 2–1 ở vòng loại 2 World Cup 2022 khu vực châu Á tại UAE hồi tháng 6 năm 2021. Khi đó, ông nhận nhiều chỉ trích từ phía Malaysia khi xác định Brendan Gan phạm lỗi với Nguyễn Văn Toàn trong vòng cấm giúp Việt Nam có quả phạt đền để ấn định chiến thắng.[38] Tuy nhiên, trước khi quyết định gây tranh cãi được đưa ra, Sato đã tuyên bố sẽ giải nghệ vào cuối năm 2022.[39] AFF sau đó đã ra án cấm 2 trận đối với hậu vệ Azam Azmi.[40]
  • Tình trạng sân Mỹ Đình trước và trong giải đấu trở thành tâm điểm chỉ trích của người hâm mộ Việt Nam và khu vực.[41][42] Qua theo dõi trực tiếp tại sân và qua truyền hình, mặt cỏ sân Mỹ Đình bị nhiều cổ động viên đánh giá là tồi tệ, khi cỏ bị chết nhiều và để lộ những khoảng đất cứng rất xấu.[43][44] Các khán đài của sân vận động trở nên đầy bụi do không được lau dọn thường xuyên, cùng nhiều hạng mục khác trong và ngoài sân trở nên xuống cấp.[45] Ngoài ra, chất lượng hình ảnh truyền hình của các trận đấu tại Việt Nam cũng bị đặt dấu hỏi.[46][47]
  • Trước trận đấu thuộc bảng A giữa IndonesiaThái Lan, xe buýt chở đội khách khi đang di chuyển tới sân Gelora Bung Karno đã bị nhóm cổ động viên quá khích Indonesia vây kín và dùng gạch, đá ném vỡ kính; thậm chí một số còn đạp cửa xe và la hét, đốt pháo. Sau khi có sự can thiệp của lực lượng an ninh, xe chở tuyển Thái Lan thoát được ra khỏi đám đông hỗn loạn và vẫn kịp tới sân.[48] Trước sự việc đáng tiếc này, PSSI đã phải lên tiếng xin lỗi phía Thái Lan và thừa nhận rằng có hạn chế trong điều hành, dẫn tới vụ việc trên. Trận đấu sau đó diễn ra bình thường với tỷ số chung cuộc 1–1, và không có thêm sự cố đáng tiếc nào liên quan đến các CĐV. Sau trận, huấn luyện viên Mano Polking gọi hành động tấn công của CĐV chủ nhà là "đáng xấu hổ", trong khi huấn luyện viên Shin Tae-yong hiểu sự cuồng nhiệt của CĐV nhà, nhưng mong muốn người hâm mộ không tái diễn hành động này để tránh nhận án phạt thi đấu trên sân không khán giả của FIFA hay AFC.[49] Sau đó, ban tổ chức đã phải tăng cường các biện pháp phòng bị để bảo đảm an toàn cho Việt Nam trước trận bán kết lượt đi với chủ nhà Indonesia.[50][51]
  • Trước trận bán kết lượt đi giữa MalaysiaThái Lan, sân Bukit Jalil chỉ bán ra 59 nghìn vé cho các cổ động viên. Nguyên nhân là do một phần khán đâì đã được để trống để chuẩn bị cho buổi concert của ca sĩ Châu Kiệt Luân diễn ra vào ngày 15 tháng 1, tức là chỉ 1 ngày trước trận chung kết lượt về. Không những vậy, trong trường hợp Malaysia lọt vào chung kết, họ cũng sẽ chơi trận lượt về trong tình trạng tương tự. Các CĐV Malaysia tỏ ra rất phẫn nộ khi niềm tự hào Bukit Jalil của họ không được lấp đầy trong trận đấu quan trọng này; nhiều người còn tràn vào trang Facebook chính thức của Châu Kiệt Luân để yêu cầu nam ca sĩ hủy bỏ buổi diễn. Trước những bình luận gay gắt của khán giả, Châu Kiệt Luân đã lên tiếng trấn an rằng anh hoàn toàn có thể dời đêm diễn lại, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào các nhà tổ chức.[52] Trước đó, Singapore cũng đã phải tổ chức các trận đấu tại vòng bảng trên sân cỏ nhân tạo Jalan Besar thay vì sân vận động quốc gia của họ cũng vì lý do này.
  • Trong trận đấu bán kết lượt đi giữa MalaysiaThái Lan, trọng tài người Hàn Quốc Kim Dae-yong đã có quyết định gây tranh cãi khi từ chối công nhận bàn thắng thứ 2 cho Malaysia. Ở phút 55, Lee Tuck treo bóng từ cánh trái giúp Dominic Tan đánh đầu vào lưới trống, nhưng trọng tài Kim Dae-yong cho rằng cầu thủ Malaysia đã phạm lỗi với trung vệ Pansa Hemviboon của Thái Lan khiến anh bị chảy máu đầu. Sau khi tham khảo trọng tài biên và trọng tài bàn, ông Kim quyết định từ chối bàn thắng của Malaysia. Tuy nhiên, pha quay chậm cho thấy người va chạm với Pansa Hemviboon dẫn đến chấn thương là thủ môn Thái Lan Kittipong Phuthawchueak. Sau pha bóng trên, trọng tài Kim còn có thêm một tình huống xử lý sai khi từ chối cho Thái Lan hưởng phạt đền ở phút 86, với tình huống Bordin Phala đột phá bên cánh trái vào vòng cấm và bị truy cản trái phép.[53]
  • Trước trận chung kết lượt đi giữa Việt NamThái Lan trên sân Mỹ Đình, Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) đề xuất tổ chức trận chung kết lượt về trên sân Rajamangala thay vì sân Thammasat, với mong muốn tạo sức ép cho đội khách trên sân đấu có sức chứa lớn hơn. Tuy nhiên, đề nghị trên đã bị từ chối do tình trạng sân Rajamangala khá tệ sau một sự kiện vừa được tổ chức.[54]
  1. ^ Brunei thi đấu các trận đấu trên sân nhà tại Malaysia do sân nhà của đội không đủ điều kiện tổ chức AFF Cup.
  2. ^ Địa điểm tổ chức các trận đấu trên sân nhà của Thái Lan được chuyển đến Sân vận động Thammasat, vì Sân vận động Rajamangala được sử dụng cho hai buổi hòa nhạc của Justin Bieber vào tháng 11, Maroon 5 vào tháng 12 và Golden Disc Awards lần thứ 37 vào tháng 1.
  3. ^ Địa điểm tổ chức hai trận đấu trên sân nhà của Singapore được chuyển đến Sân vận động Jalan Besar, vì Sân vận động Quốc gia được sử dụng cho buổi hòa nhạc "Carnival World Tour 2022" của ca sĩ Đài Loan Châu Kiệt Luân vào ngày 17 và 18 tháng 12.
  4. ^ Chỉ phát sóng các trận đấu của Indonesia
  5. ^ Chỉ phát sóng các trận đấu của Singapore
  6. ^ Chỉ phát sóng các trận đấu của Thái Lan
  7. ^ Chỉ phát sóng các trận đấu của Indonesia, Malaysia và Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “AFF Announces Mitsubishi Electric As The New Title Sponsor Of AFF Mitsubishi Electric Cup 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 19 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “14 điều cần biết về AFF Cup - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b c “Date Of Official Draw Set For The AFF Mitsubishi Electrc Cup 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 10 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ “Luật bàn thắng sân khách được áp dụng ở bán kết AFF Cup 2022”. Zing News. 6 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “Rất khó áp dụng VAR ở giải AFF Cup 2022”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ “AFF Cup 2022 sẽ không áp dụng công nghệ VAR?”. VOV.VN. 9 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ “Defending Champions Thailand To Play Indonesia In AFF Mitsubishi Electric Cup 2022 Group Stage”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 30 tháng 8 năm 2022.
  8. ^ “Stadion Gelora Bung Karno Siap Gelar Piala AFF 2022 untuk Timnas Indonesia”. Bolasport.com (bằng tiếng Indonesia). ngày 29 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ “FIFA Izinkan GBK untuk Piala AFF 2022, Larang Konser”. CNNIndonesia.com (bằng tiếng Indonesia). ngày 30 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ Singh, Surej (ngày 13 tháng 4 năm 2022). “Jay Chou Announces Two Concerts in Singapore This December”. MNE. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2022.
  11. ^ Lee, David (ngày 22 tháng 11 năm 2022). “Football: Lions to play AFF C'ship home group games at Jalan Besar”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ “AFF Mitsubishi Electric 2022 All-Star XI”. AFF Mitsubishi Electric 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  13. ^ “Công bố tiền thưởng cho đội vô địch AFF Cup 2022”. laodong.vn. 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  14. ^ snesports.co-admin (3 tháng 10 năm 2022). “Warrix revealed "BERSATU" Official Match ball AFF 2022”. SNE Sports.Co (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ “Our Sponsors (2022)”. AFF Mitsubishi Electric Cup (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  16. ^ “Tiger Brokens Unveiled As An Official Sponsor Of AFF Mitsubishi Electric Cup 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 22 tháng 8 năm 2022.
  17. ^ “AFF Welcomes Yanmar Back As Official Sponsor For AFF Mitsubishi Electric Cup 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 9 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ “TMGM Returns As An Official Supporter For Upcoming AFF Mitsubishi Electric Cup 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 11 tháng 8 năm 2022.
  19. ^ “Pocari Sweat Announced As Official Supporter Of The AFF Mitsubishi Electric Cup For 2022 And 2024”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 25 tháng 8 năm 2022.
  20. ^ “Warrix Renews Their Partnership For Upcoming AFF Mitsubishi Electric Cup 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 31 tháng 8 năm 2022.
  21. ^ “Herbalife Vietnam Becomes An Official Supporter Of The AFF Mitsubishi Electric Cup For The Second Time”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 17 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ “Tiktok On Board As Official Supporter Of The AFF Mitsubishi Electric Cup 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 22 tháng 12 năm 2022.
  23. ^ “AFF Cup: Brunei vừa mua xong bản quyền phát sóng, ĐTQG đã... bị loại ở vòng Play-off | Goal.com”. www.goal.com. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  24. ^ a b c d “FPT Play Awarded Media Rights In Four Countries For The AFF Championship 2022”. AFF Mitsubishi Electric Cup 2022. 23 tháng 5 năm 2022.
  25. ^ a b AFF, Editor (25 tháng 11 năm 2022). “MNC Group announced as media rights partner for AFF Mitsubishi Electric Cup in Indonesia”. AFF - The Official Website Of The Asean Football Federation (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  26. ^ “Piala AFF 2022 Digelar, Ikuti Dengar Bareng: DEBAR, Live Audio di Radio Trijaya FM”. mnctrijaya.com (bằng tiếng Indonesia). 19 tháng 12 năm 2022.
  27. ^ “Astro Returns As Official Broadcast Partner As AFF Mitsubishi Electric Cup Trophy Tour Lands In Malaysia”. 25 tháng 10 năm 2022.
  28. ^ “Mediacorp to air all AFF Mitsubishi Electric Cup 2022 matches for free”. CNA. 5 tháng 12 năm 2022.
  29. ^ danviet.vn. “Thái Lan đã có bản quyền AFF Cup 2022”. danviet.vn. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  30. ^ “แฟนบอลไทยเฮ! กองสลากพลัสยืนยันเอเอฟเอฟถ่ายสดช่อง 9 MCOT เริ่มแมตช์ดวลฟิลิปปินส์”. Goal (bằng tiếng Thái). 24 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  31. ^ “VTV trực tiếp toàn bộ các trận tại AFF Cup 2022”. VTV. 20 tháng 12 năm 2022.
  32. ^ “[AFF아세안축구선수권] '韓감독' 동남아 삼국지 박항서-신태용-김판곤 격돌, SBS스포츠 생중계” [[AFF ASEAN Football Championship] ‘Korean Coach’, the Three Kingdoms of Southeast Asia Park Hang-seo – Shin Tae-yong – Kim Pan-gon Clash, SBS Sports Live]. SBS (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  33. ^ “2022 AFF 아세안축구선수권대회”. SBS (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  34. ^ “2022 AFF 아세안축구선수권대회 중계안내 (12/21~)”. SBS (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
  35. ^ “Indonesia đổi giờ thi đấu AFF Cup vì sợ tái diễn thảm kịch làm hơn 100 người chết”. Tuổi Trẻ Online. 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  36. ^ “Vì sao Việt Nam được hưởng phạt đền trước Malaysia? - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
  37. ^ “Malaysia khiếu nại trọng tài Ryuji Sato - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  38. ^ “Malaysia tiếp tục phản đối trọng tài Ryuji Sato - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  39. ^ VTV, BAO DIEN TU (29 tháng 12 năm 2022). “AFF Cup 2022: Trọng tài bắt chính trận Việt Nam - Malaysia nghỉ hưu”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  40. ^ “AFF Cup 2022: Hậu vệ tuyển Malaysia chơi xấu với Văn Hậu bị cấm 2 trận”. Báo Thanh Niên. 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  41. ^ VnExpress. “Sân Mỹ Đình sẵn sàng trước trận Việt Nam - Indonesia - VnExpress”. vnexpress.net. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  42. ^ ONLINE, TUOI TRE (25 tháng 12 năm 2022). “Nhìn mặt sân Mỹ Đình mà tủi”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  43. ^ Trí, Dân (4 tháng 1 năm 2023). “Dân mạng chế ảnh châm biếm mặt cỏ thảm họa của sân Mỹ Đình”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  44. ^ Online, TTVH (3 tháng 1 năm 2023). “Nhìn mặt sân Mỹ Đình, CĐV Việt Nam tưởng tivi... bị hỏng màu”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  45. ^ News, V. T. C. (29 tháng 12 năm 2022). “Sân Mỹ Đình nhếch nhác, bẩn thỉu: Coi thường CĐV, bôi nhọ hình ảnh bóng đá Việt”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  46. ^ Xuka (4 tháng 1 năm 2023). “Fan tưởng tivi hỏng khi xem trận Việt Nam gặp Myanmar”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
  47. ^ “Tại sao chất lượng hình ảnh các trận đấu của Việt Nam tại sân Mỹ Đình lại cực tệ?”. UNEST. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.[cần nguồn tốt hơn]
  48. ^ “CĐV Indonesia tấn công xe chở tuyển Thái Lan, Madam Pang 'sợ xanh mặt'. Báo điện tử Tiền Phong. 29 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  49. ^ “Indonesia xin lỗi vụ CĐV tấn công xe buýt Thái Lan - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  50. ^ “Indonesia điều hàng nghìn cảnh sát chống bạo động, tuyển Việt Nam có luồng đi riêng”. Báo Thanh Niên. 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  51. ^ “Indonesia điều động bốn xe cảnh sát bảo vệ tuyển Việt Nam - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  52. ^ “Bị chỉ trích vì làm concert đúng bán kết AFF Cup, Châu Kiệt Luân lên tiếng”. Báo giao thông (bằng tiếng vietnamese). 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  53. ^ Trí, Dân. “Đội nhà mất oan bàn thắng trước Thái Lan, báo Malaysia lên án trọng tài”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  54. ^ “Tính toán của Thái Lan trước trận gặp Việt Nam bị đổ bể”. Báo giao thông (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Blue Roses (蒼 の 薔薇) là một nhóm thám hiểm được xếp hạng adamantite toàn nữ. Họ là một trong hai đội thám hiểm adamantite duy nhất của Vương quốc Re-Esfying.
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Chúng ta thường quan tâm đến Wifi, Bluetooth, Airdrop mà bỏ qua NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Giới thiệu Hutao - Đường chủ Vãng Sinh Đường.
Chủ nhân thứ 77 hiện tại của Vãng Sinh Đường