Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018
2018 AFF Championship
Time To Shine
"Thời khắc để tỏa sáng"
Chi tiết giải đấu
Thời gian8 tháng 11 – 15 tháng 12
Số đội10 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu12 (tại 10 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Việt Nam (lần thứ 2)
Á quân Malaysia
Thống kê giải đấu
Số trận đấu26
Số bàn thắng80 (3,08 bàn/trận)
Số khán giả757.570 (29.137 khán giả/trận)
Vua phá lướiThái Lan Adisak Kraisorn (8 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Việt Nam Nguyễn Quang Hải
Đội đoạt giải
phong cách
 Malaysia
2016
2020

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018 (tiếng Anh: 2018 AFF Championship) là mùa giải thứ 12 của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, giải vô địch bóng đá của các quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), và lần thứ 6 dưới tên AFF Suzuki Cup.[1] Vòng chung kết diễn ra từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 năm 2018.[2]

Đội tuyển Thái Lan là đương kim vô địch nhưng đã để thua trước đội tuyển Malaysia ở bán kết.[3] Đội tuyển Việt Nam đã giành chức vô địch sau khi giành chiến thắng trước đội tuyển Malaysia với tổng tỷ số 3–2 trong trận chung kết lượt đi và lượt về, đây cũng là danh hiệu vô địch lần thứ 2 của đội tuyển Việt Nam.[4][5][6]

Thể thức thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 3 năm 2016, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã cân nhắc về những thay đổi đối với thể thức của giải đấu do các trận đấu không có đội chủ nhà thi đấu thường có ít khán giả.[7] Sau đó, AFF xác nhận rằng bắt đầu từ giải năm 2018, một thể thức mới sẽ được áp dụng. Chín đội xếp hạng cao nhất sẽ vào thẳng vòng chung kết trong khi các đội xếp thứ 10 và thứ 11 sẽ thi đấu vòng loại hai lượt. 10 đội sẽ được chia thành hai bảng 5 đội và thi đấu vòng tròn một lượt. Mỗi đội tuyển thi đấu hai trận đấu trên sân nhà và hai trận đấu trên sân khách. Một lễ bốc thăm đã được tổ chức để xác định hạt giống trong khi thể thức của vòng đấu loại trực tiếp vẫn không thay đổi.[8]

Phân chia trận đấu sân nhà-sân khách
Nhóm 1 2 3 4 5
1 ~ H A H A
2 A ~ H A H
3 H A ~ H A
4 A H A ~ H
5 H A H A ~

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
  Giành quyền tham dự giải đấu
  Không vượt qua vòng loại
  Không tham dự
  Không phải là thành viên AFF

Chín đội tuyển được đặc cách vào thẳng vòng chung kết Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Dựa trên bảng xếp hạng của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016, hai đội tuyển có thứ hạng thấp nhất là BruneiĐông Timor phải thi đấu cặp trận play-off theo thể thức sân nhà-sân khách, được tổ chức vào ngày 1 và 8 tháng 9 năm 2018, để chọn đội cuối cùng lọt vào vòng chung kết.[9]

Úc, một thành viên đầy đủ chính thức của AFF từ năm 2013, đã không tham dự giải đấu lần này.[2]

Các đội tuyển tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Tham dự Thành tích tốt nhất lần trước
 Campuchia 7 lần Vòng bảng (1996, 2000, 2002, 2004, 2008, 2016)
 Indonesia 12 lần Á quân (2000, 2002, 2004, 2010, 2016)
 Lào 11 lần Vòng bảng (1996, 1998, 2000, 2002, 2004, 2007, 2008, 2010, 2012, 2014)
 Malaysia 12 lần Vô địch (2010)
 Myanmar Hạng tư (2004), Bán kết (2016)
 Philippines 11 lần Bán kết (2010, 2012, 2014)
 Singapore 12 lần Vô địch (1998, 2004, 2007, 2012)
 Thái Lan Vô địch (1996, 2000, 2002, 2014, 2016)
 Đông Timor 2 lần Vòng bảng (2004)
 Việt Nam 12 lần Vô địch (2008)

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm cho giải đấu được tổ chức vào ngày 2 tháng 5 năm 2018[10] tại khách sạn Mulia ở Jakarta, Indonesia[11][12] với mỗi nhóm gồm hai đội tuyển, dựa vào thành tích của hai giải đấu trước đó.[13] Tại thời điểm bốc thăm, đội tuyển vượt qua vòng loại chưa xác định (đội tuyển vượt qua vòng loại là Đông Timor).

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
 Thái Lan (Đương kim vô địch)
 Việt Nam
 Indonesia
 Malaysia
 Philippines
 Myanmar
 Singapore
 Campuchia
 Lào
 Đông Timor (Thắng vòng loại)
Nguồn: AFF Suzuki Cup 2018[14]

Danh sách cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi đội tuyển được phép đăng ký đội hình sơ bộ gồm 50 cầu thủ. Đội hình chính thức gồm 23 cầu thủ (ba trong số đó phải là thủ môn) phải được đăng ký một ngày trước trận đấu đầu tiên của giải.[15]

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách trọng tài và trợ lý trọng tài được chọn để làm nhiệm vụ tại giải đấu. Khi trận đấu được phát sóng, trợ lý trọng tài và trọng tài thứ tư không được công bố.

Trọng tài

Trợ lý trọng tài

  • Brunei Ali Faisal Rosli
  • Brunei Raffizal Ramli
  • Campuchia Pisal Kimsy
  • Campuchia Sopheap Chi
  • Trung Quốc Zhou Fei
  • Indonesia Bambang Syamsudar
  • Indonesia Dinan Lazuardi
  • Indonesia Malang Nurhadi
  • Iran Mohammadreza Mansouri
  • Iran Reza Sokhandan
  • Nhật Bản Akane Yagi
  • Jordan Ahmed Al-Roalle
  • Lào Kilar Ladsavong
  • Lào Somphavanh Louanglath
  • Malaysia Arif Shamil
  • Malaysia Azman Ismail
  • Malaysia Zairul Khalil
  • Myanmar Chit Moe Aye
  • Myanmar Win Thiha
  • Myanmar Zayar Maung
  • Oman Abu Bakar Al-Amri
  • Philippines Krizmark Nanola
  • Philippines Relly Balila
  • Qatar Saoud Al-Maqaleh
  • Qatar Taleb Al-Marri
  • Singapore Abdul Hannan
  • Singapore Lim Kok Heng
  • Singapore Manoj Kalwani
  • Singapore Ronnie Koh Min Kiat
  • Thái Lan Komsun Khumpan
  • Thái Lan Pattarapong Kijsathit
  • Thái Lan Phubes Lekpha
  • Thái Lan Phulsawat Samransuk
  • Thái Lan Rachen Srichai
  • Thái Lan Thanet Chuchueun
  • Việt Nam Nguyễn Trung Hậu
  • Việt Nam Phạm Mạnh Long
  • Việt Nam Trần Liêm Thanh
  • Việt Nam Trương Đức Chiến

Trọng tài thứ tư

  • Brunei Abdul Hakim Haidi
  • Campuchia Chy Samdy
  • Campuchia Khuon Virak
  • Indonesia Oki Dwi Putra
  • Lào Souei Vongkham
  • Lào Xaypaseuth Phongsanit
  • Malaysia Fitri Maskon
  • Myanmar Myat Thu
  • Myanmar Thant Zin Oo
  • Philippines Steve Supresencia
  • Singapore Jansen Foo Chuan Hui
  • Singapore Letchman Gopalakrishnan
  • Singapore Muhammad Taqi
  • Thái Lan Mongkolchai Pechsri
  • Thái Lan Titichai Nuanchan
  • Thái Lan Wiwat Jumpaoon

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi quốc gia tham dự giải có một sân nhà và mỗi đội được thi đấu hai trận đấu vòng bảng trên sân nhà. Với thể thức này, Lào và Campuchia sẽ có lần đầu tiên được đăng cai các trận đấu chính thức của một giải đấu AFF Cup.

Trước khi giải đấu diễn ra, cả Hiệp hội bóng đá Indonesia (PSSI) và Liên đoàn bóng đá Myanmar (MFF) đã yêu cầu Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) cho phép hai trận đấu trên sân nhà của họ được tổ chức tại hai sân vận động ở các thành phố khác nhau. Yêu cầu của MFF sau đó đã được chấp thuận.[16][17] Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cũng đề xuất được chuyển địa điểm trận đấu giữa Việt Nam và Campuchia tại vòng bảng sang sân vận động Hàng Đẫy do trùng thời gian tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốcsân vận động Quốc gia Mỹ Đình, và cũng được AFF chấp nhận.[18][19]

Do sân vận động Đô thị Dili đang sửa chữa hệ thống ánh sáng, Đông Timor đã phải thi đấu hai trận "sân nhà" gặp Thái Lan tại sân vận động Rajamangala ở Băng Cốc và trận gặp Philippines tại sân vận động Kuala Lumpur ở Malaysia.[20]

Malaysia Kuala Lumpur Việt Nam Hà Nội
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động Kuala Lumpur Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình Sân vận động Hàng Đẫy
Sức chứa: 87.411 Sức chứa: 18.000 Sức chứa: 40.192 Sức chứa: 22.500
Indonesia Jakarta
Vị trí các sân vận động của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018.
Campuchia Phnôm Pênh
Sân vận động Gelora Bung Karno Sân vận động Olympic
Sức chứa: 77.193 Sức chứa: 50.000
Singapore Kallang Thái Lan Băng Cốc
Sân vận động Quốc gia Sân vận động Rajamangala
Sức chứa: 55.000 Sức chứa: 49.722
Myanmar Yangon Myanmar Mandalay Lào Viêng Chăn Philippines Bacolod
Sân vận động Thuwunna Sân vận động Mandalarthiri Sân vận động Quốc gia Lào mới Sân vận động Panaad
Sức chứa: 32.000 Sức chứa: 30.000 Sức chứa: 25.000 Sức chứa: 9.825

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả của các đội tuyển tham dự Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018

Hai đội tuyển đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng bán kết.

Các tiêu chí

Xếp hạng trong mỗi bảng sẽ được xác định như sau:

  1. Điểm số;
  2. Hiệu số bàn thắng thua;
  3. Số bàn thắng ghi được;

Nếu hai hoặc nhiều đội bằng nhau dựa trên ba tiêu chí trên, thứ hạng sẽ được xác định như sau:

  1. Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan;
  2. Sút luân lưu nếu hai đội liên quan gặp nhau trận cuối cùng;
  3. Bốc thăm của Ban tổ chức.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Việt Nam 4 3 1 0 8 0 +8 10 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Malaysia 4 3 0 1 7 3 +4 9
3  Myanmar 4 2 1 1 7 5 +2 7
4  Campuchia 4 1 0 3 4 9 −5 3
5  Lào 4 0 0 4 3 12 −9 0
Nguồn: AFF
Campuchia 0–1 Malaysia
Chi tiết (AFFSZ) Chi tiết (AFF)

Malaysia 3–1 Lào
Chi tiết (AFFSZ) Chi tiết (AFF)
Myanmar 4–1 Campuchia
Chi tiết (AFFSZ) Chi tiết (AFF)

Lào 1–3 Myanmar
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Myanmar 0–0 Việt Nam
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 29.954
Trọng tài: Khamis Al-Marri (Qatar)
Campuchia 3–1 Lào
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Việt Nam 3–0 Campuchia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Malaysia 3–0 Myanmar
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan 4 3 1 0 15 3 +12 10 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Philippines 4 2 2 0 5 3 +2 8
3  Singapore 4 2 0 2 7 5 +2 6
4  Indonesia 4 1 1 2 5 6 −1 4
5  Đông Timor 4 0 0 4 4 19 −15 0
Nguồn: AFF
Singapore 1–0 Indonesia
Chi tiết (AFFSZ) Chi tiết (AFF)
Đông Timor 0–7 Thái Lan
Chi tiết (AFFSZ) Chi tiết (AFF)

Indonesia 3–1 Đông Timor
Chi tiết (AFFSZ) Chi tiết (AFF)
Philippines 1–0 Singapore
Chi tiết (AFFSZ) Chi tiết (AFF)
Khán giả: 4.327
Trọng tài: Suhaizi Shukri (Malaysia)

Đông Timor 2–3 Philippines
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Thái Lan 4–2 Indonesia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Philippines 1–1 Thái Lan
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 3.522
Trọng tài: Nagor Amir Noor Mohamed (Malaysia)
Singapore 6–1 Đông Timor
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Thái Lan 3–0 Singapore
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Indonesia 0–0 Philippines
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  Bán kết Chung kết
                         
A2   Malaysia (a) 0 2 2  
B1   Thái Lan 0 2 2  
    A2   Malaysia 2 0 2
  A1   Việt Nam 2 1 3
B2   Philippines 1 1 2
A1   Việt Nam 2 2 4  

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Lượt đi
Malaysia 0–0 Thái Lan
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Philippines 1–2 Việt Nam
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 5.489
Trọng tài: Abdulrahman Al-Jassim (Qatar)

Lượt về
Thái Lan 2–2 Malaysia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Tổng tỷ số là 2–2. Malaysia thắng theo luật bàn thắng sân khách.

Việt Nam 2–1 Philippines
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 38.816
Trọng tài: Kimura Hiroyuki (Nhật Bản)

Việt Nam thắng với tổng tỷ số 4–2.

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Lượt đi
Malaysia 2–2 Việt Nam
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Lượt về
Việt Nam 1–0 Malaysia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Việt Nam thắng với tổng tỷ số 3–2.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018 

Việt Nam

Lần thứ 2

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ xuất sắc nhất Vua phá lưới Giải phong cách
Việt Nam Nguyễn Quang Hải Thái Lan Adisak Kraisorn  Malaysia

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 80 bàn thắng ghi được trong 26 trận đấu, trung bình 3.08 bàn thắng mỗi trận đấu.

8 bàn thắng

5 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Nguồn: AFF

Đội hình tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình tiêu biểu của giải đấu, do ban tổ chức bình chọn, là đội hình gồm những cầu thủ thi đấu ấn tượng nhất tại các vị trí được chọn lựa trong giải đấu.[21]

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng chung kết, một cầu thủ sẽ bị cấm thi đấu trận tiếp theo nếu nhận thẻ đỏ hoặc hai thẻ vàng ở hai trận đấu khác nhau.

Cầu thủ Phạm lỗi Đình chỉ
Campuchia Hong Pheng Thẻ vàng trong bảng A v Malaysia
Thẻ vàng trong bảng A v Việt Nam
Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Indonesia Putu Gede Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong bảng B v Singapore Bảng B v Đông Timor
Lào Soukaphone Vongchiengkham Thẻ vàng trong bảng A v Malaysia
Thẻ vàng trong bảng A v Myanmar
Bảng A v Campuchia
Myanmar Hlaing Bo Bo Thẻ vàng trong bảng A v Việt Nam
Thẻ vàng trong bảng A v Malaysia
Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Myanmar Thein Than Win Thẻ vàng trong bảng A v Campuchia
Thẻ vàng trong bảng A v Lào
Bảng A v Việt Nam
Singapore Zulqarnaen Suzliman Thẻ vàng trong bảng B v Indonesia
Thẻ vàng trong bảng B v Thái Lan
Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Đông Timor Aderito Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong bảng B v Thái Lan Bảng B v Indonesia
Đông Timor Feliciano Goncalves Thẻ vàng trong bảng B v Thái Lan
Thẻ vàng trong bảng B v Indonesia
Bảng B v Philippines
Đông Timor Filomeno Thẻ vàng trong bảng B v Philippines
Thẻ vàng trong bảng B v Singapore
Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Đông Timor Gumario Thẻ vàng trong bảng B v Thái Lan
Thẻ vàng trong bảng B v Indonesia
Bảng B v Philippines

 • Cầu thủ nhận thẻ trong trận bán kết và trận chung kết không bao gồm ở đây.

Bảng xếp hạng đội tuyển giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này xếp hạng các đội tuyển trong giải đấu. Ngoại trừ hai vị trí đầu tiên, thứ tự các vị trí tiếp được xác định bằng điểm số với các đội lọt vào cùng một giai đoạn của giải.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Việt Nam 8 6 2 0 15 4 +11 20 Vô địch
2  Malaysia 8 3 3 2 11 8 +3 12 Á quân
3  Thái Lan 6 3 3 0 17 5 +12 12 Bị loại ở bán kết
4  Philippines 6 2 2 2 7 7 0 8
5  Myanmar 4 2 1 1 7 5 +2 7 Bị loại ở vòng bảng
6  Singapore 4 2 0 2 7 5 +2 6
7  Indonesia 4 1 1 2 5 6 −1 4
8  Campuchia 4 1 0 3 4 9 −5 3
9  Lào 4 0 0 4 3 12 −9 0
10  Đông Timor 4 0 0 4 4 19 −15 0
Nguồn: AFF

Tiền thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch Á quân Bị loại ở bán kết
300.000 US$ 100.000 US$ 50.000 US$

Tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]
Lược đồ màu AFF Suzuki Cup.[22]

Hình ảnh của giải đấu được đổi mới, bao gồm cả biểu trưng, cho Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á đã được công bố cho giải năm 2018 trong buổi lễ bốc thăm vào ngày 2 tháng 5 năm 2018. Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã hợp tác với Lagardère Sports để xây dựng thương hiệu của giải đấu. Năm thuộc tính đã được xác định là "đồng nghĩa" với giải đấu này. Các yếu tố được kết hợp để tạo thành biểu trưng này là một trái tim đang đập, một khung thành và một đôi tay của người hâm mộ giơ cao mang ý nghĩa biểu thị cho "niềm tự hào, lòng trung thành, bóng đá, sự cạnh tranh và niềm đam mê".[22]

Ngoài ra, một bộ màu đã được phát triển cho việc xây dựng thương hiệu. Các màu sắc được tạo ra là màu hồng (niềm đam mê và năng lượng), màu xanh da trời (sự khởi đầu mới mẻ), màu xanh lá cây (độ rung của sân bóng) và màu xanh lam (địa hình của vùng).[22]

Bóng thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng thi đấu chính thức của giải đấu là Primero Mundo X Star,[23][24] được tài trợ bởi Grand Sport Group.[25]

Khẩu hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khẩu hiệu chính thức cho giải đấu lần này là "Time To Shine" (tạm dịch: Thời khắc để tỏa sáng).[26]

Tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà tài trợ danh hiệu Nhà tài trợ chính thức Nhà ủng hộ chính thức Nhà ủng hộ khu vực

Bản quyền phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

AFF, thông qua công ty tiếp thị thể thao Lagardère Sports, đã bán bản quyền phát sóng Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018 cho các quốc gia sau.[35]

Các đài truyền hình sở hữu bản quyền Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018 trong khu vực Đông Nam Á
Quốc gia/khu vực Mạng phát sóng Kênh truyền hình Phát thanh Nền tảng trực tuyến
 ASEAN (chỉ Brunei và Malaysia) Fox International Channels Fox Sports Asia (một số trận)[36]
 Brunei RTB[37] RTB Aneka (một số trận)[38]
 Campuchia Bayon Television[39] BTV News (một số trận)
 Indonesia MNC Media,[40] Emtek, Kompas Gramedia Group[41] RCTI (chỉ các trận đấu của Indonesia),[42][43] K-Vision,[44] Nexmedia (một số trận)[45] MNC Trijaya FM MeTube (chỉ các trận đấu của Indonesia),[46] Vidio (một số trận)[47]
 Lào LNTV[37] TVLao HD (chỉ các trận đấu của Lào)
 Malaysia RTM[48] TV1, TV2, RTM HD Sports (tất cả các trận đấu) MyKlik (tất cả các trận đấu)
 Myanmar MRTV,[49] Sky Net MRTV, MRTV Entertainment, MRTV Sports (chỉ các trận đấu của Myanmar), Sky Net Sports 1, Sky Net Sports 4, Sky Net Sports HD (tất cả các trận đấu)[50] Myanmar Radio
 Philippines TV5 Network Inc. 5 Network, AksyonTV (chỉ các trận đấu của Philippines) ESPN 5 (chỉ các trận đấu của Philippines)[51]
 Singapore MediaCorp Okto (chỉ các trận đấu của Singapore) Toggle (chỉ các trận đấu của Singapore)[52]
 Thái Lan BBTV 7HD (chỉ các trận đấu của Thái Lan) Bugaboo TV (tất cả các trận đấu),[53] LINE TV (một số trận)[54]
 Đông Timor Esperança Timor Oan ETO+,[38] DTV (chỉ các trận đấu của Đông Timor)
 Việt Nam VTV,[37] VOV, VTC, Next Media[55] VTV5, VTV6,[38] BĐTV, TTTV, VTC3, VTC9, THVL2[56], K+ (tất cả các trận đấu) VOV1, VOV2, VOV3, VOV Giao thông, VOV FM 89 (chỉ các trận đấu của Việt Nam) VTV Sports, vtv.vn, VTV Go, VTV Giải Trí, THVLi, On Sports, Onme, myK+ (tất cả các trận đấu); vov.vn, VTC Now (chỉ các trận đấu của Việt Nam)
Các đài truyền hình sở hữu bản quyền Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018 ngoài khu vực Đông Nam Á
 Hồng Kông Truyền hình cáp Hồng Kông i-Cable Sports (một số trận)[57] i-Cable Web and Mobile (một số trận)
 Hàn Quốc SBS[58] SBS, SBS Sports (chỉ các trận đấu của Việt Nam)[59] SBS Play (chỉ các trận đấu của Việt Nam)
 Hoa Kỳ Turner Broadcasting System Bleacher Report (tất cả các trận đấu)[60][61]
Toàn cầu YouTube AFF Suzuki Cup Channel
N/A = Không có sẵn

Tại Hàn Quốc, SBS là nhà đài đầu tiên phát sóng trực tiếp một giải vô địch Đông Nam Á, với việc mua bản quyền truyền hình các trận đấu của Việt Nam tại AFF Cup 2018.[62] Việc mua bản quyền này diễn ra trong bối cảnh huấn luyện viên Park Hang-seo đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ và truyền thông Hàn Quốc sau những thành tích vượt bậc cùng với các đội tuyển Việt Nam. Sức hút của ông Park đối với quốc gia này lớn đến mức SBS đã phải hoãn chiếu bộ phim Fates & Furies để phát sóng trận đấu chung kết lượt về giữa Việt Nam và Malaysia.[63] Thống kê từ Nielsel trong trận chung kết lượt về cho thấy rating (lượng khán giả theo dõi) của đài này đã đạt 18,1% (thời điểm cao nhất đạt tới 25,3%), mức kỷ lục cho một chương trình thể thao tại Hàn Quốc. Ngoài ra, trận chung kết lượt về cũng được phát sóng đồng thời trên kênh trả phí SBS Sports với mức rating là 3,8%.[64]

Các sự cố và tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã bị Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) phạt 10.000 USD (khoảng 220 triệu đồng) vì không cử cầu thủ tham dự buổi họp báo trước trận gặp Lào vào ngày 8 tháng 11 tại Viêng Chăn. Theo quy định của AFF, huấn luyện viên trưởng và một cầu thủ xuất phát của mỗi đội phải có mặt trong cuộc họp báo trước trận đấu diễn ra một ngày.[65]
  • Trong trận đấu giữa MyanmarViệt Nam ở bảng A tại Yangon, phía Việt Nam đã tỏ ra không hài lòng về quyết định của trọng tài người Qatar Khamis Al-Marri sau khi bị từ chối hai quả phạt đền và một bàn thắng do trọng tài biên người Thái Lan Phubes Lekpha báo lỗi việt vị dù đoạn băng ghi lại cho thấy cầu thủ Việt Nam đã thực sự không việt vị ở thời điểm đó.[66][67] Một cuộc tranh cãi sau đó đã nổ ra giữa huấn luyện viên Antoine Hey của Myanmar và huấn luyện viên Park Hang-seo của Việt Nam, dẫn đến việc ông Park không bắt tay Hey sau trận đấu.[67][68] Nhiều cổ động viên đã đặt dấu hỏi về sự xuất hiện và tầm quan trọng của trợ lý trọng tài video (VAR) trong giải đấu, như đã từng áp dụng tại FIFA World Cup 2018 trước đó.[69]
  • Trước trận đấu vòng bảng giữa Malaysia và Việt Nam tại Hà Nội, một số người hâm mộ Việt Nam đợi mua vé qua đêm đã bị nhóm côn đồ địa phương đe dọa và buộc phải rời đi.[70] Lực lượng cảnh sát sau đó đã được điều động để theo dõi các hoạt động của băng nhóm.[71]
  • Sau khi đội tuyển Việt Nam thắng Malaysia trên sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trong lượt trận vòng bảng, nhiều cổ động viên Malaysia đã xông vào khán đài áo đỏ đánh các cổ động viên Việt Nam khiến nhiều người Việt bị thương. Lực lượng an ninh đã phải can thiệp và kịp thời giải quyết được vụ việc này. Sau vụ việc, Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM) đã gửi lời xin lỗi tới các cổ động viên của Việt Nam.
  • Sau trận thắng của Malaysia trước Myanmar trong lượt trận cuối của vòng bảng, một nhóm 30 cổ động viên Malaysia đã xông vào tấn công 20 cổ động viên Myanmar (trong đó có phụ nữ) đang đợi xe buýt ở Kuala Lumpur.[72][73] Ba cổ động viên Myanmar bị thương nghiêm trọng và chảy máu, nhiều chiếc điện thoại di động của họ cũng bị nhóm cổ động viên Malaysia cướp đi. Sau đó các nạn nhân đã được đội tình nguyện địa phương cứu thoát và được đưa tới bệnh viện điều trị. Tổng thư ký FAM Stuart Michael Ramalingam đã đến gặp đại diện các nạn nhân để xin lỗi, giải thích rằng họ đã đảm bảo các biện pháp an ninh bên trong sân vận động trong trận đấu, nhưng không thể ngăn chặn bất kỳ sự cố không đáng có nào xảy ra bên ngoài sân.[74] Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá Myanmar (MFF) đã gửi thư tới AFF để yêu cầu các biện pháp chống lại nước chủ nhà vì nước này đã nhiều lần xảy ra các vụ bạo lực tương tự trong những năm gần đây, kêu gọi chấm dứt những hành vi bạo lực như vậy đối với các cổ động viên trong bất kỳ trận đấu nào trong tương lai do Malaysia tổ chức, cũng như sẽ đưa ra án phạt nặng cho họ nếu để tình trạng này tiếp tục tái diễn.[75]
  • Hiệp hội bóng đá Indonesia (PSSI) đã bị AFF phạt 116 triệu Rp (8.000 USD) sau khi một cầu thủ của họ bị phát hiện sử dụng áo có logo nhà tài trợ trong buổi tập trước trận đấu với Đông Timor. Theo quy định của AFF, các đội không được in logo của nhà tài trợ trong hoặc ngoài sân vận động trong thời gian tập luyện chính thức, các trận đấu và tại các cuộc họp báo.[76] Một khoản tiền phạt 73 triệu Rp (5.000 USD) cũng được đưa ra cho đội bóng này sau khi họ quên dán logo của giải trên áo đấu trong trận gặp Đông Timor.[77]
  • Việc huấn luyện viên Bima Sakti tố cáo đội tuyển Philippines sử dụng nhiều "cầu thủ nhập tịch" khiến nhiều cổ động viên bóng đá Philippines tức giận.[78] Tiền vệ Stephan Schröck, một người Đức gốc Philippines, cũng bày tỏ sự tức giận của mình qua mạng xã hội về vấn đề này.[79]
  • Trong buổi họp báo trước trận chung kết lượt đi tại Malaysia, một cuộc tranh cãi đã xảy ra giữa các phóng viên ảnh Malaysia và Việt Nam khi phóng viên người Việt làm ảnh hưởng tầm nhìn của nhiếp ảnh gia Malaysia đang đứng phía sau để chụp ảnh cả hai đội, dẫn đến phản ứng dữ dội. Một nhiếp ảnh gia Malaysia khác mặc áo đen tiến lại phía nhiếp ảnh gia Việt Nam nhưng đã được các nhân viên phòng họp báo cũng như hai huấn luyện viên can thiệp, yêu cầu giữ bình tĩnh.[80]
  • Sau khi các cổ động viên Việt Nam mới đặt chân xuống sân bay Kuala Lumpur để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt đi, nhóm cổ động viên Ultras Malaysia đã xông vào đánh các cổ động viên Việt Nam. Lực lượng an ninh của Kuala Lumpur cũng đã có mặt để can thiệp, nhiều cổ động viên Malaysia bị bắt giữ và bị điều tra. Do lực lượng an ninh đảm bảo nên nhiều cổ động viên Việt Nam đã thoát ly kịp thời khỏi nhóm cổ động viên nước chủ nhà.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Suzuki returns as AFF Championship title sponsor”. Sports Pro Media. ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ a b “New format for AFF Suzuki Cup 2018”. ASEAN Football Federation. ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ “Thailand suffer shock exit in AFF Suzuki Cup”. The Nation. ngày 5 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ “Vietnam edge Malaysia for title”. Asian Football Confederation. ngày 15 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2018.
  5. ^ “Vietnam win second AFF Cup trophy”. Nhân Dân. ngày 15 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “Vietnam crowned at AFF Championship after 10 years of waiting”. Xinhua News Agency. ngày 16 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2018.
  7. ^ “AFF proposes Suzuki Cup format changes”. Football Channel Asia. ngày 11 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “New format confirmed for AFF Suzuki Cup”. Football Channel Asia. ngày 14 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ Huaxia (ngày 9 tháng 9 năm 2018). “Timor-Leste through to AFF Championship group stage after 3-2 win over Brunei”. Xinhua News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2018.
  10. ^ Beatrice Go (ngày 3 tháng 4 năm 2018). “Azkals move forward with possible new recruits, 'bayanihan' initiatives – Palami”. Rappler. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2018.
  11. ^ “Official Draw to Raise Curtain on AFF Suzuki Cup 2018”. 2018 AFF Suzuki Cup. ngày 23 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  12. ^ “Philippines Football Teams Journey To Forge Their Place Among Asia's Best”. Philippine Football Federation. ngày 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2018.
  13. ^ “VN, Thailand top seeds at 2018 AFF Cup”. Vietnam News. ngày 2 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2018.
  14. ^ “AFF Suzuki Cup Draw: The Possible Groups and Match-ups”. 2018 AFF Suzuki Cup. ngày 23 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2018.
  15. ^ “AFF Suzuki Cup 2018 Tournament Regulation” (PDF). ASEAN Football Federation. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2018.
  16. ^ Ooi Kin Fai (ngày 2 tháng 5 năm 2018). “Indonesia proposing Pakansari and Patriot Stadiums for 2018 AFF Suzuki Cup group matches”. Goal.com. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2018.
  17. ^ Win Htut (ngày 27 tháng 8 năm 2018). “MFF proposes AFF to allow two ASEAN Suzuki group matches to be held in Yangon and Mandalay”. Eleven Myanmar. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2018.
  18. ^ Bá Hổ (ngày 12 tháng 9 năm 2018). “AFF Cup 2018: Trận Việt Nam - Campuchia không đá trên sân Mỹ Đình”. Saostar. Soha.vn. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2018.
  19. ^ Theo Tiến Anh (ngày 13 tháng 9 năm 2018). “Vì sao ĐT Việt Nam không đá AFF Cup 2018 trên sân Mỹ Đình?”. Goal.com. Dan Việt. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2018.
  20. ^ Tan, Gabriel (ngày 3 tháng 10 năm 2018). “Timor-Leste to play AFF Suzuki Cup home games in Thailand, Malaysia”. Fox Sports. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  21. ^ “2018 AFF Suzuki Cup Best XI”. 2018 AFF Suzuki Cup. ngày 18 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
  22. ^ a b c “Southeast Asia's Most Watched Football Tournament AFF Suzuki Cup Unveils Progressive New Look”. AFF Suzuki Cup. ngày 2 tháng 5 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018. Chú thích có tham số trống không rõ: |2= (trợ giúp)
  23. ^ “มาตรฐานระดับโลก! แกรนด์สปอร์ตเปิดตัวลูกบอลใช้ในศึกซูซูกิคัพ 2018” [World class standards! Grand Sport launches ball used in the Suzuki Cup 2018] (bằng tiếng Thái). Goal.com. ngày 2 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2018.
  24. ^ “เอเอฟเอฟเปิดตัวลูกบอลแกรนด์สปอร์ตใช้ในศึกซูซูกิ” [AFF launches Grand Sport ball used in the Suzuki battle] (bằng tiếng Thái). Fox Sports Thailand. ngày 3 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.[liên kết hỏng]
  25. ^ a b “Grand sport partners AFF Suzuki Cup 2018 as official match ball and kit supplier”. ASEAN Football Federation. ngày 28 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  26. ^ toquoc.vn. “Tiền vệ Xuân Trường: 'Ngôi sao vàng trên cờ Việt Nam sẽ có cơ hội tỏa sáng'. toquoc.vn. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024.
  27. ^ “Suzuki returns as AFF Championship title sponsor”. Soccerex. ngày 9 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  28. ^ “Huawei's smartphone brand, Honor, becomes the first Chinese sponsor of the AFF Suzuki Cup”. 2018 AFF Suzuki Cup. ngày 8 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2018.
  29. ^ “Men's Bioré supports AFF Suzuki Cup 2018 as official sponsor”. ASEAN Football Federation. ngày 30 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  30. ^ “Yanmar scores 2018 ASEAN Football Championship partnership deal”. Yanmar. ngày 15 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  31. ^ “AirAsia takes flight with AFF Suzuki Cup 2018 as official supporter”. Marketing Interactive. ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  32. ^ “Pinaco renews as official supporter of AFF Suzuki Cup 2018”. ASEAN Football Federation. ngày 27 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  33. ^ “AFF Suzuki Cup 2018 scores Unionpay as Official Payment Brand”. 2018 AFF Suzuki Cup. ngày 2 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  34. ^ “100PLUS as official hydration partner of AFF Suzuki Cup 2018”. ASEAN Football Federation. ngày 2 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  35. ^ “Lagardère Sports concludes three AFF Championship deals”. SportBusiness Media (bằng tiếng Anh). 3 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024.
  36. ^ “The Official TV Listings for FOX Sports, FOX Sports 2, FOX Sports 3”. TV Fox Sports Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  37. ^ a b c “Vietnam Television earns broadcast rights for AFF Suzuki Cup 2018”. Nhân Dân. Vietnam Net. ngày 3 tháng 9 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018. Lagardère Sports, the official football supplier of the 2018 AFF Suzuki Cup, agreed to sell the broadcast rights to VTV, Lao National Television (TV Lao) and the Radio Television Brunei (RTB).
  38. ^ a b c “AFF Suzuki Cup 2018 – Live Streaming [Official Broadcasters]”. 2018 AFF Suzuki Cup. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2018.
  39. ^ “ដឹងតែល្អមើលហើយ SUZUKI CUP ឆ្នាំនេះអ្នកនៅកម្ពុជា អាចទស្សនាបានគ្រប់ការប្រកួតទាំងអស់” [It's good to see the SUZUKI CUP this year, all Cambodians can watch all competitions] (bằng tiếng Khmer). Cambodian Football News. ngày 20 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2018.
  40. ^ “Indonesian rights deal signed for AFF Football Championship”. SportBusiness. ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2018.
  41. ^ Futbal Momentum Asia - FMA (ngày 3 tháng 11 năm 2018). AFF SUZUKI CUP 2018 - TEASER (0:18). YouTube. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  42. ^ “RCTI sebagai official boradcaster Pialasa Suzuki AFF 2018-2020 dengan format baru” [RCTI as the official broadcaster of the 2018-2020 AFF Suzuki Cup with a new format] (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Indonesia). RCTI. ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018.
  43. ^ @En_zulkar2 (ngày 4 tháng 8 năm 2018). “Berikut ini adalah skema Tayangan utk Piala Indonesia,AFF Suzuki Cup dan UCL di RCTI sekaligus penayangan via paytv non MNC” [The following is the schedule scheme for the Indonesian Cup, AFF Suzuki Cup and UCL on RCTI as well as broadcast via paytv non MNC] (Tweet) (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2018 – qua Twitter.
  44. ^ K-Vision (ngày 7 tháng 11 năm 2018). “Dan inilah yang kita tunggu-tunggu! AFF SUZUKI CUP 2018 segera hadir di K-Vision! 🎉 Aktifkan Paket Juara agar dapat menyaksikannya ya! Dapat juga mengaktifkan Paket Champions Tambahan bagi kamu yang sedang memiliki paket aktif! Saksikan di Channel Total Sports Blast 3! Hanya di K-Vision On Terus! Indonesia! 🇲🇨🏆⚽️” [And this is what we've been waiting for! AFF SUZUKI CUP 2018 is coming soon at K-Vision! 🎉 Activate the Champion Package so you can watch it! Can also activate the Additional Champions Package for those of you who are currently having active package! Watch on the Sports Blast 3 Total Channel! Only in K-Vision On Directly! Indonesia! 🇲🇨🏆⚽️] (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018 – qua Instagram.
  45. ^ NexmediaTV (ngày 10 tháng 11 năm 2018). “NexFriends, sekarang bisa nonton pertandingan Liga Champions, Liga Europa, kejuaraan dunia bulutangkis, dan pertandingan kelas dunia lainnya di Nexmedia lewat kanal TSB 1 (Ch.621) dan TSB 4 (Ch.624). Selamat menonton! #NexGuide” [NexFriends, now can watch Champions League, European League, badminton world championships, and other world-class matches at Nexmedia via TSB 1 (Ch.621) and TSB 4 (Ch.624). Enjoy watching! #NexGuide] (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018 – qua Instagram.
  46. ^ MeTube.id (ngày 9 tháng 11 năm 2018). “Ayo dukung garuda Indonesia berjuang melawan Singapura pada ajang AFF SUZUKI 2019. Saksikan pertandingannya melalui Live Streaming Metube di channel RCTI” [Come support Garuda Indonesia to fight against Singapore at the AFF SUZUKI 2019 event. Watch the match through Metube Live Streaming on the RCTI channel]. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2018 – qua Instagram.
  47. ^ “Coba pengalaman baru nonton tayangan premium di Vidio Premier mulai hari ini” [Try the new experience of watching premium shows in Vidio Premier starting today]. Vidio.com (bằng tiếng Indonesia). merdeka.com. ngày 3 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  48. ^ “RTM penyiar rasmi Piala AFF Suzuki 2018” [RTM official broadcasters of AFF Suzuki Cup 2018]. Utusan Borneo (bằng tiếng Mã Lai). PressReader. ngày 3 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  49. ^ MRTV YouTube Channel (ngày 10 tháng 5 năm 2018). Asian Game Indonesia and AFF Suzuki Cup 2018 ဘောလုံးပြိုင်ပွဲ [Football] (0:34) (bằng tiếng Anh và Miến Điện). YouTube. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  50. ^ “2018 AFF Suzuki Cup (8 November – 15 December)”. Sky Net DTH on Facebook. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2018.
  51. ^ JC Ansis (ngày 22 tháng 10 năm 2018). “Philippine Azkals gear up for campaign in AFF Suzuki Cup 2018”. ESPN. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2018.
  52. ^ “oktoSports AFF Suzuki Cup 2018”. Toggle. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  53. ^ “โปรแกรมถ่ายทอดสดฟุตบอลซูซูกิคัพ 2018” [2018 Suzuki Cup Live Broadcast] (bằng tiếng Thái). Bugaboo TV. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2018.
  54. ^ “2018 Suzuki Cup Live Broadcast [Thailand]”. LINE TV. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2018.
  55. ^ “VTV and Next Media both holds AFF Championship broadcast rights in Vietnam”. ICTNews. ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2018.
  56. ^ “Lịch thi đấu AFF Suzuki Cup 2018”. Đài Phát Thanh và Truyền Hình Vĩnh Long. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.
  57. ^ “有線寬頻 i-CABLE [11/08 – 12/15]” [Wired Broadband] (bằng tiếng Trung). Hong Kong Cable Television. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2018.
  58. ^ “South Korea TV channel to broadcast VN's matches at AFF event”. Việt Nam News. ngày 9 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2018.
  59. ^ '박항서 매직'에 '동남아 월드컵' 스즈키컵, 사상 첫 국내 생중계” [SBS Sports will broadcast the main events of the 2018 AFF Championship] (bằng tiếng Hàn). Goal.com (Korea). ngày 1 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2018.
  60. ^ “B/R Live – Watch live sports online”. Live Bleacher Report. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  61. ^ “Bleacher Report Support – Answer Detail”. Live Bleacher Report. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  62. ^ News, V. T. C. (1 tháng 11 năm 2018). “Đài Hàn Quốc mua bản quyền AFF Cup để xem Park Hang Seo”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024.
  63. ^ “Truyền hình Hàn Quốc dừng chiếu phim, phát trực tiếp chung kết AFF Cup”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2019.
  64. ^ VTV, BAO DIEN TU (19 tháng 12 năm 2018). “Trận chung kết AFF Cup 2018 đạt rating kỷ lục trên đài SBS”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
  65. ^ Nhan Dat (26 tháng 11 năm 2018). “Vietnam Football Federation fined for players skipping pre-match press meet”. VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  66. ^ Hoang Khanh Phong (21 tháng 11 năm 2018). “Vietnam denied legitimate goal against Myanmar: international experts”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  67. ^ a b Lam Thoa; Duc Dong (22 tháng 11 năm 2018). “Aggrieved fans, coach slam refereeing mistakes in Vietnam-Myanmar match”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  68. ^ “AFF Suzuki Cup 2018: Vietnam coach refuses to shake hands with Myanmar coach at Full Time”. Fox Sports Asia. 21 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  69. ^ Giang Lao (22 tháng 11 năm 2018). “Bao giờ có VAR cho AFF Cup?”. Thanh Niên. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  70. ^ Nguyễn Hoàng Hà (11 tháng 11 năm 2018). 'Đầu gấu' đuổi người xếp hàng mua vé AFF Cup lúc nửa đêm” ['Bear head' chases people to buy AFF Cup tickets at midnight]. Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  71. ^ “Cảnh sát vào cuộc khi xuất hiện 2 thanh niên lạ mặt đuổi người xếp hàng mua vé AFF Cup”. Yan.vn. 11 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  72. ^ “AFF Suzuki Cup 2018: Myanmar fans attacked after defeat to Malaysia – Reports”. Fox Sports Asia. 25 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  73. ^ Zaw Zaw Htwe (26 tháng 11 năm 2018). “Three Myanmar football fans injured after match in Malaysia”. The Myanmar Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  74. ^ Mohamad Firdaus Abdullah (26 tháng 11 năm 2018). “FAM tetap peka biarpun tiada laporan polis” [FAM remains alert despite no police reports] (bằng tiếng Mã Lai). Kosmo!. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  75. ^ “AFF Suzuki Cup 2018: Myanmar demands AFF to take action against Malaysia fan violence”. Fox Sports Asia. 29 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2018.
  76. ^ Eris Eka Jaya; Nungki Nugroho (23 tháng 11 năm 2018). “Selain Gugur di Piala AFF 2018, Timnas Indonesia Pun Kena Denda” [Besides being knocked out in the 2018 AFF Cup, the Indonesian national team was also fined]. BolaSport.com (bằng tiếng Indonesia). Kompas. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  77. ^ “AFF Suzuki Cup 2018: Indonesia could be penalised for hilarious jersey error by PSSI”. Fox Sports Asia. 16 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  78. ^ “Azkals fans infuriated with Bima Sakti's 'half-blood' comments ahead of AFF Suzuki Cup encounter”. Fox Sports Asia. 24 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018.
  79. ^ “AFF Suzuki Cup 2018: Philippines Stephan Schrock slams Bima Sakti's 'Half Blood' comments”. Fox Sports Asia. 26 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  80. ^ “Phóng viên Việt Nam và Malaysia gây gổ trước chung kết AFF Cup”. ZingNews.vn. 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Bóng đá châu Á năm 2018

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Corpse Bride - tản mạn về phim, cảm xúc của Victor đối với Emily là gì?
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
Xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bộ phim cùng tên, Godzilla đã nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Cách chúng tôi lần ra mắt sản phẩm trên Product hunt và xếp hạng Top #1 ngày
Đây là lần đầu tiên mình quảng bá một sản phẩm công nghệ trên Product Hunt.
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Manabu Horikita (堀ほり北きた 学まなぶ, Horikita Manabu) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu Hội trưởng Hội học sinh