Năm Thiên Mệnh thứ 10 (1625), cùng với em trai Tháp Bái (塔拜), Ba Bố Thái (巴布泰) thảo phạt Đông hải Nữ ChânHô Nhĩ Cáp bộ, bắt giữ được hơn 1500 hộ. Khi ông trở lại, được Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất thành nghênh đón, và thụ phong Ngưu Lục Chương Kinh.[1][2] Năm Thiên Thông thứ 8 (1634), ông thụ phong Mai Lặc Ngạch Chân.[3] Năm Sùng Đức thứ 3 (1638), ông được bổ nhiệm làm Thừa chính của Lại bộ.[4] Năm thứ 4 (1639), được phong làm Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân. Năm thứ 6 (1641), chịu trách nhiệm đóng quân trấn giữ Cẩm Châu. Năm thứ 8 (1643), với lý do tuổi già, ông bị bãi miễn chức vụ Thừa Chính.
Năm Thuận Trị thứ 4 (1647), tiến phong Nhị đẳng Trấn quốc Tướng quân. Năm thứ 5 (1648), ông bệnh mất vào ngày 21 tháng 2, thọ 64 tuổi. Vào tháng 5 năm Thuận Trị thứ 10 (1653), triều đình truy phong ông làm Trấn quốc công, thuỵ hiệu "Cần Mẫn" (勤敏).[5]
A Bái có bảy người con trai, trong đó có ba người có tước vị, Củng An thừa tập tước vị Tam đẳngTrấn quốc Tướng quân của A Bái, sau tiến phong Phụ quốc công. Can Đồ và Hạo Thiện đều được phong Phụ quốc công. Hậu duệ của Củng An và Hạo Thiện đều thế tập Phụng ân Tướng quân.
Tịch Đặc Khố (席特库, 1612 – 1677), mẹ là Tha Tháp Lạp thị, Chính Lam kỳ đệ thập nhất tộc. Sơ phong Phụng quốc Tướng quân, sau bị cách tước (1641). Năm 1645 được phong Trấn quốc Tướng quân, sau tấn Trấn quốc công (1649). Năm 1650 bị hàng tước xuống Trấn quốc Tướng quân.
Thê thiếp
Đích thê: Y Nhĩ Căn Giác La thị, con gái Khô Tích Tha (枯锡他).
Kế thê: Y Nhĩ Căn Giác La thị, con gái Nam Vĩnh Thuận (男永顺).
Tam thú thê: Nạp Lạt thị, con gái Tô Ba Tích Thái (苏巴锡泰).
Can Đồ (干圖, 1624 – 1659), mẹ là Đông Giai thị. Năm 1637 được phong làm Tam đẳng Phụng quốc Tướng quân, sau tấn Nhị đẳng (1647). Năm 1649 tấn Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân. 2 năm sau (1651) tấn Phụ quốc công. Sau khi qua đời được truy thụy "Giới Trực" (介直) tức Phụ quốc Giới Trực công. Có 1 con trai.
Đích thê: Nữu Hỗ Lộc thị, con gái Thượng thư Xa Nhĩ Cách (车尔格) – con trai Ngạch Diệc Đô.
Phạm Đồ (範圖, 1627 – 1648), mẹ là Đông Giai thị. Năm 1645 được phong làm Phụng ân Tướng quân. Sau khi qua đời được truy phong Phụ quốc Tướng quân, thụy "Hoài Nghĩa" (怀义) tức Phụ quốc Hoài Nghĩa Tướng quân.
Đích thê: Đông giai thị, con gái Khinh xa đô úy Ông Khắc Nghi (翁克宜).
Hậu duệ:
Pháp Khách (法喀, 1640 – 1708), năm 1652 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân, sau bị hàng làm Phụng quốc Tướng quân (1660).
Pháp Phục Lễ (法復禮, 1642 – 1709), năm 1652 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân. Năm 1695 bị cách thối.
Củng An (鞏安, 1629 – 1682), mẹ là Đông Giai thị. Chính Lam kỳ đệ thập tộc. Năm 1646 được phong Phụng ân Tướng quân. Năm 1648 tập Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân. 1 năm sau (1649) tấn Phụ quốc công.
Thê thiếp:
Đích thê: Kỳ Lộc thị, con gái Tề Mặc Khắc (齐默克).
Kế thê: Nạp Lạt thị, con gái Hộ quân Tham lĩnh Bính Đồ (炳图).
Đồ Tát (圖薩, 1654 – 1707), năm 1668 được phong Phụ quốc Tướng quân sau bị cách tước (1695). Có 10 con trai.
Ba Cáp Mục (巴哈穆, 1656 – 1711), năm 1670 được phong Phụ quốc Tướng quân. Có 10 con trai.
Hạo Thiện (灝善, 1634 – 1706), mẹ là Đông Giai thị. Chính Lam kỳ đệ nhất tộc. Năm 1649 được phong Tam đẳng Trấn quốc Tướng quân. 2 năm sau (1651) tấn Phụ quốc công.
Bảo Cách (保格, 1661 – 1734), năm 1678 được phong Tam đẳng Thị vệ, sau bị cách thối (1704). Năm 1724 được phong Phụng ân Tướng quân, nhậm chức Tông học Tổng quản[6][7]. Có 9 con trai.
Thiện Phúc (善福, 1664 – 1734), năm 1676 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân. Năm 1684 nhậm Nhị đẳng Thị vệ. Năm 1724 nhậm chức Tông học Tổng quản. Có 6 con trai.
Thượng Lộc (尙祿, 1664 – 1743), năm 1678 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân. Năm 1684 nhậm Nhị đẳng Thị vệ. Năm 1695 cáo thối Phụ quốc Tướng quân. Có 6 con trai.
Mã Tích Lễ (瑪錫禮, 1666 – 1741), năm 1670 được phong Tam đẳng Phụ quốc Tướng quân. Có 9 con trai.
^Ngưu lộc Chương kinh (牛录章京, tiếng Mãn: ᠨ᠋ᡳᡵᡠ ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: niru janggin) được định danh trong Hán ngữ là Tá lĩnh
^Chương kinh (章京, tiếng Mãn: ᠵᠠᠩᡤᡳᠨ, Möllendorff: janggin, đại từ điển: zhanggin, Abkai: janggin, tiếng Mông Cổ: Занги) dịch sang tiếng Hán là Tướng quân; đến năm 1634, Giáp lạt Ngạch chân được đổi gọi là Giáp lạt Chương kinh (tương tự Ngưu lục ngạch chân được đổi gọi là Ngưu lục Chương kinh; chỉ có Cố sơn Ngạch chân là không đổi). Năm 1660, Giáp lạt Chương kinh được định danh trong Hán ngữ là Tham lĩnh (Ngưu lục Chương kinh được định danh là Tá lĩnh)
^Năm 1660, Mai lặc Ngạch chân được định danh trong Hán ngữ là Phó đô thống
^Năm 1631, nhà Thanh phỏng theo nhà Minh lập ra Lục bộ, do các Bối lặc (Thân vương, Quận vương) quản lý, bên dưới thiết lập các chức quan Mãn-Mông-Hán Thừa chính, Tham chính, Khải tâm lang, Ngạch triết khố. Đến năm 1644, Thừa chính đổi thành Thượng thư, Tham chính thành Thị lang, Lý sự quan thành Lang trung, Phó Lý sự quan thành Viên ngoại lang, Ngạch triết khố thành Chủ sự.
Nhà Lữ Hành thân mến! Trong phiên bản mới "Vôi Trắng và Rồng Đen", ngoại trừ cách chơi mới, còn có rất nhiều trang bị mới. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách nhận trang bị nhé!
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da