Anh Thái

Nghệ sĩ ưu tú
Anh Thái
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Anh Thái
Ngày sinh
1938
Nơi sinh
Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
15 tháng 6, 2024(2024-06-15) (85–86 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên, đaọ diễn
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Đạo diễn
Năm hoạt động1962 – 2016
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
StudioHãng phim truyện Việt Nam
Vai diễnanh Dậu trong Chị Dậu
Tác phẩmKhi vắng bà, Đằng sau cánh cửa
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 1988
Đạo diễn phim thiếu nhi
Website

Nguyễn Anh Thái (1938 – 15 tháng 6 năm 2024) là nam diễn viên, đạo diễn điện ảnh Việt Nam. Ông được biết đến qua vai anh Dậu trong bộ phim điện ảnh Chị Dậu, cụ Cần trong hai phần phim truyền hình Chạy án. Bộ phim điện ảnh Khi vắng bà do ông đạo diễn từng giành giải Bông sen bạc nhạc mục Phim thiếu nhi, cá nhân ông cũng giành giải Đạo diễn xuất sắc cùng hạng mục này tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Anh Thái từng theo học trường Thiếu sinh quân cùng với một số người như nhà văn Ma Văn Kháng,[1] Năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam được thành lập, Anh Thái là học viên lớp Diễn viên điện ảnh khóa 1 của trường, ông nằm trong số những người luôn đạt điểm cao nhất lớp. Khóa học này tốt nghiệp năm 1962.[2]

Anh Thái từng đóng cặp với Trà Giang trong vở kịch Một ngày đầu thu, được thầy giáo và các bạn học đánh giá cao, nhưng khi vở kích được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 1992 thì trong hai người chỉ có Trà Giang được nhận vai.[1] Sau khi ra trường, ông về công tác tại Hãng Phim truyện Việt Nam, sau này là đạo diễn tại Đoàn kịch điện ảnh của Hãng.[3] Anh Thái nhận được các vai phim các bộ phim điện ảnh như Người chiến sĩ trẻ, Nổi gió, Bài ca ra trận.[4] Trong Bài ca ra trận ông đóng vai một thương binh, với diễn xuất tốt, nên nhân vật của ông được đạo diễn Trần Đắc sửa lại thành nhân vật thứ chính, đây là một chuyện đặc biệt hiếm xảy ra với quy trình sản xuất phim thời bấy giờ.[5][1] Một năm sau ông được đạo diễn Khắc Lợi mời tham gia thực hiện bộ phim Bức tường không xây.[3]

Năm 1980, khi đạo diễn Phạm Văn Khoa thực hiện bộ phim Chị Dậu cũng đã rất ưu ái ông, vì nhân vật chính là nữ nên ông không thể nhận vai này, Phạm Văn Khoa đã cho ông tự chọn một trong ba nhân vật thứ quan trọng sau chị Dậu. Anh Thái đã chọn thể hiện nhân vật anh Dậu mặc dù nhân vật này không có nhiều đất diễn.[1] Bộ phim đã rất thành công và được xem là một trong những phim kinh điển của Việt Nam, vai diễn anh Dậu cũng giúp ông được khán giả biết đến nhiều hơn. Ngoài diễn xuất, Anh Thái còn kiêm vai trò đạo diễn phim thiếu nhi, bộ phim Đàn chim trở về do ông đạo diễn năm 1984 đã giành được giải Bông sen Bạc hạng mục Phim thiếu nhi tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7. Sau đó ông lần lượt chuyển thể các tác phẩm thơ của Xuân QuỳnhHoàng Nhuận Cầm thành hai bộ phim thiếu nhi Khi vắng bàĐằng sau cánh cửa. Bộ phim thiếu nhi Khi vắng bà sản xuất năm 1985 cũng đã giành được giải Bông sen Bạc và cá nhân ông cũng giành được giải Đạo diễn xuất sắc tại hạng mục Phim thiếu nhi của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8. trong khi hạng mục này của kỳ liên hoan này không có giải Vàng.[5][1] Trong cả hai kỳ Liên hoan phim này, hạng mục Phim thiếu nhi đều không có giải Bông sen Vàng.[6]

Từ thập niên 1990, Anh Thái bắt đầu chuyển sang đóng vai phụ trong các bộ phim truyền hình, nổi bật trong số này có thể kể đến như Chạy án, Chủ tịch tỉnh hay Cầu vồng tình yêu.[5] Kể từ sau bộ phim truyền hình tết Lời nói dối ngọt ngào, ông không còn tham gia đóng bộ phim nào khác.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Anh Thái qua đời chiều 15 tháng 6 năm 2024 tại nhà riêng sau một tuần chạy chữa tại bệnh viện Việt Đức, trước đấy ông đã gặp tai nạn giao thông khi trên đường đi lĩnh lương hưu và bị xuất huyết não sau vụ va chạm.[7]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa đề Vai diễn Định dạng Chú thích
1964 Người chiến sĩ trẻ Kính Điện ảnh [8]
1966 Nổi gió Song
1967 Khói Bí thư chi đoàn
1965 Biển lửa Bất
1969 Tiền tuyến gọi Bằng
1972 Sau cơn bão Phấn
1973 Bài ca ra trận Thương binh
1977 Bức tường không xây [3]
1978 Chom và Sa Xi
1980 Chị Dậu Anh Dậu [8]
1984 Đàn chim trở về Đạo diễn
1985 Khi vắng bà [5]
1987 Đằng sau cánh cửa
1988 Hoang tưởng
Giờ học bình thường
1996 Hoa muống biển Điện ảnh truyền hình [3]
Giấc mơ hoa Đạo diễn và vai phụ
2003 Miếu làng Đạo diễn [5]
2005 Tia nắng mong manh Ông Nho Ngắn tập
2006 Chạy án Cụ Cần Dài tập [8]
2007 Gia đình thợ mỏ Ngắn tập
2008 Giấc mộng lên đời Trưởng họ Điện ảnh truyền hình
Chạy án 2 Dài tập [8]
2009 Bố con người làm đồ giả Ông Can Tương Điện ảnh truyền hình
2010 Lều chõng cụ Bảng Dài tập [8]
2011 Chủ tịch tỉnh Ông trần
Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long Nguyễn Bặc
Cầu vồng tình yêu Ông Kim [5]
2016 Lời nói dối ngọt ngào Ông Khang Ngắn tập

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Đề cử Kết quả Tác phầm Vai trò Chú thích
1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 Phim thiếu nhi xuất sắc (bộ phim) Bông sen Bạc Đàn chim trở về Đạo diễn [6]
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 (bộ phim) Khi vắng bà [5][6]
Đạo diễn Phim thiếu nhi xuất sắc Anh Thái Đoạt giải [6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e NSƯT Anh Thái, Theo Báo giấy, (28 tháng 10 năm 2012). “Anh Dậu đa chiều”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ P.V (10 tháng 10 năm 2019). “Các nghệ sĩ điện ảnh khóa 1 tay bắt mặt mừng ngày gặp lại tại 'Dấu ấn vàng của điện ảnh Việt Nam'. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b c d Lạc Thành (17 tháng 6 năm 2024). “NSND Minh Châu, Đức Lưu kể kỷ niệm khó quên với NSƯT Anh Thái”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ theo Tạp chí tri thức (16 tháng 6 năm 2024). “Báo VietnamNet”. VietNamNet (bằng tiếng vietnamese). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ a b c d e f g Ngọc Ánh (17 tháng 6 năm 2024). “Bộ phim làm nên tên tuổi NSƯT Anh Thái trước khi qua đời”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ a b c d “Giải thưởng Bông sen vàng qua 16 kỳ LHPVN”. 11 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2016.
  7. ^ Thu An (17 tháng 6 năm 2024). “NSƯT Anh Thái gặp tai nạn khi đi lĩnh lương hưu, xuất huyết não trước khi qua đời”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ a b c d e Đậu Dung (17 tháng 6 năm 2024). “Nghệ sĩ Anh Thái, anh Dậu trong phim Chị Dậu, qua đời vì tai nạn giao thông”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn đang đầu tư (investing) hay là đánh bạc (gambling)?
Bạn đang đầu tư (investing) hay là đánh bạc (gambling)?
Bài viết này mục đích cung cấp cho các bạn đã và đang đầu tư trên thị trường tài chính một góc nhìn để cùng đánh giá lại quá trình đầu tư của bạn thực sự là gì
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Những nhân vật Black Myth sẽ khai thác tiếp sau Wukong
Sau Wukong, series Black Myth sẽ khai thác tiếp Thiện Nữ U Hồn, Phong Thần Bảng, Khu Ma Đế Chân Nhân, Sơn Hải Kinh, Liêu Trai Chí Dị…
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không