Bộ Cá mặt trăng | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: tầng Champagne – gần đây | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Nhánh | Acanthomorphata |
Bộ (ordo) | Lampriformes Regan, 1909 |
Các họ | |
Xem văn bản. | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Allotriognathi |
Bộ Cá mặt trăng (danh pháp khoa học: Lampriformes) là một bộ cá vây tia. Chúng được gọi chung là lamprids (đúng hơn là được sử dụng cho Lampridae) hoặc lampriforms. Một từ đồng nghĩa với bộ này là Allotriognathi, trong khi một biến thể chính tả thường được nhìn thấy nhưng dường như không chính xác là Lampridiformes. Theo truyền thống, người ta xếp 7 họ còn sinh tồn trong bộ này, thường là cá nhỏ nhưng rất khác biệt, và tổng cộng chỉ có 12 chi với khoảng 24 loài được công nhận,[1] nhưng một nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy họ Stylephoridae với 1 loài duy nhất là Stylephorus chordatus bị xếp sai chỗ vào bộ này, và vị trí đúng của nó là gần với các loại cá tuyết của bộ Gadiformes, nhưng với hình thái học độc đáo và khác với Gadiformes nên được đề xuất tách ra thành bộ Stylephoriformes[2].
Bộ này thỉnh thoảng được chia ra thành Bathysomi và Taeniosomi. Tên gọi trước là một tổ hợp cận ngành, và do đó là đồng nghĩa với toàn bộ bộ này, trong khi tên gọi sau có thể được coi là một phân bộ hợp lệ. Bao gồm cả các đơn vị phân loại hóa thạch, phân loại của bộ Lampriformes theo trình tự phát sinh chủng loài với số lượng các chi và loài còn sinh tồn có thể được đưa ra như sau:[3][4]
Họ Stylephoridae trước đây xếp trong phân bộ Taeniosomi — cá đuôi roi, cá mắt ống (tube-eye), cá đuôi chỉ (thread-tail): Đơn loài.
Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Betancur-R. et al. (2017):[6]
Acanthomorpha |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Borden et al. (2019):[7]
Acanthomorpha |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Biểu đồ phát sinh nội bộ Lampriformes theo Betancur-R. et al. (2017):[6]
Lampriformes |
| ||||||||||||||||||
Biểu đồ phát sinh nội bộ Lampriformes theo Olney et al. (1993):[8]
Lampriformes |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||