Bộ Cá chình | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Creta-gần đây[1] | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Phân thứ lớp (infraclass) | Teleostei |
Nhánh | Elopocephalai |
Nhánh | Elopocephala |
Liên bộ (superordo) | Elopomorpha |
Bộ (ordo) | Anguilliformes |
Các phân bộ | |
Bộ Cá chình (danh pháp khoa học: Anguilliformes; /æŋˌɡwɪlfɔːrmiːz/) là một bộ cá, bao gồm 4 phân bộ, 16 họ, 154 chi và khoảng trên 900 loài. Phần lớn các loài cá chình là động vật săn mồi.
Phần lớn các loài cá chình ưa thích sinh sống trong các vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy biển, đôi khi trong các lỗ. Các lỗ này gọi là lỗ cá chình. Chỉ có họ Anguillidae là di chuyển vào vùng nước ngọt để sinh sống nhưng không sinh sản tại đó. Một vài loài cá chình sinh sống trong các vùng nước sâu (trong trường hợp họ Synaphobranchidae, chúng có thể xuống tới độ sâu 4.000 m (13.123 ft)) hoặc là những loài bơi lội tích cực (họ Nemichthyidae - tới độ sâu 500 m (1.640 ft)). Chúng hoạt động vào ban đêm để đi săn mồi.
Phân loại dưới đây liệt kê theo FishBase, với phân chia thành 16 họ. Các họ bổ sung được đưa ra trong các hệ thống phân loại khác (như ITIS và Systema Naturae 2000) được ghi phía dưới các họ mà trong hệ thống của FishBase thì chúng được gộp trong họ đó.
Trong một số phân loại gần đây thì các họ Cyematidae, Eurypharyngidae, Monognathidae, Saccopharyngidae[2] và họ đề xuất năm 2018 là Neocyematidae[3] cũng được gộp trong bộ Anguilliformes như là phân bộ Saccopharyngoidei, nhưng trong một vài hệ thống phân loại trước đây thì chúng được đặt trong bộ Saccopharyngiformes.
Loài gọi là "cá chình điện" hay "lươn điện" (Electrophorus electricus) ở Nam Mỹ không phải là cá chình thật sự.
Phát sinh chủng loài vẽ theo Johnson et al. (2012).[4]
Anguilliformes |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||