Cá heo sông Trường Giang

Lipotes vexillifer
Một hình ảnh minh họa của cá heo sông Trường Giang
Kích thước so với người thường
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Eutheria
Bộ (ordo)Cetacea
Phân bộ (subordo)Odontoceti
Liên họ (superfamilia)Platanistoidea
Họ (familia)Lipotidae
Zhou, Qian & Li, 1978
Chi (genus)Lipotes
Miller, 1918[2]
Loài (species)L. vexillifer
Danh pháp hai phần
Lipotes vexillifer
Miller, 1918[2]
Khu vực phân bố của cá heo sông Trường Giang
Khu vực phân bố của cá heo sông Trường Giang

Cá heo sông Trường Giang hay còn được gọi là Nữ thần sông Trường Giang (giản thể: 长江女神; phồn thể: 長江女神; bính âm: Cháng Jiāng nǚshén; danh pháp hai phần: Lipotes vexillifer) hay Cá heo vây trắng[3] là một loài cá heo sông đặc hữu, được phân bố tại khu vực hạ lưu sông Trường Giang, Trung Quốc.

Quần thể loài này giảm mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Trung Quốc và việc sử dụng sông quá mức trong việc đánh bắt cá, giao thông thủy, và thủy điện. Đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn loài này nhưng cuộc thám hiểm cuối năm 2006 đã không tìm thấy cá thể nào trên sông. Nên loài này đã được tuyên bố là tuyệt chủng,[4] nên nó được xem là loài động vật có vú đầu tiên trở nên tuyệt chủng đầu tiên kể từ khi Sư tử biển Nhật BảnMonachus tropicalis tuyệt chủng vào thập niên 1950. Đây cũng là loài trong bộ Cá voi tuyệt chủng được nghiên cứu kỹ chịu tác động trực tiếp từ con người.

Vào tháng 8 năm 2007, một người đàn ông Trung Quốc đã ghi nhận được hình ảnh loài động vật màu trắng lớn bơi trên sông Trường Giang.[5] Mặc dù được dự kiến xác nhận loài động vật trên video có thể là một con baiji,[6] sự xuất hiện chỉ có một hoặc một vài loài thí, đặc biệt là thời đại công nghệ, cũng không đủ để cứu loài tuyệt chủng một phần này khỏi sự tuyệt chủng thật sự. Cá thể baiji cuối cùng có tên là Qiqi (淇淇) đã chết năm 2002.

Vào ngày 10 tháng 5 năm 2021, hai con cá heo sông Trường Giang đã được nhìn thấy tại đoạn Nghi Xương của sông Trường Giang, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.[7]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Smith, B.D.; Wang, D.; Braulik, G.T.; Reeves, R.; Zhou, K.; Barlow, J.; Pitman, R.L. (2017). Lipotes vexillifer. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T12119A50362206. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T12119A50362206.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b Miller, Gerrit S (1918). “A new river-dolphin from China”. Smithsonian Miscellaneous Collections. 68 (9): 1–12.
  3. ^ “Thông tư Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ “The Chinese river dolphin is functionally extinct”. baiji.org. ngày 13 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2006. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  5. ^ “Rare Dolphin Seen in China, Experts Say”. The New York Times. ngày 30 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2007.
  6. ^ “White dolphine appears from the brink”. Agence France-Presse. ngày 29 tháng 8 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ “Thích thú với sự trở lại của cá heo không vây sông Dương Tử”. nongnghiep.vn. 13 tháng 5 năm 2021.



Chúng tôi bán
Bài viết liên quan