Cúp bóng đá bãi biển châu Á

Cúp bóng đá bãi biển châu Á
Thành lập2006
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội16 (2023)
Đội vô địch
hiện tại
 Nhật Bản
(lần thứ 3)
Đội bóng
thành công nhất
 Nhật Bản
(3 lần)
Trang webTrang chủ

Cúp bóng đá bãi biển châu Á (Tên tiếng Anh: AFC Beach Soccer Asian Cup), trước đây mang tên gọi là Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Á là giải bóng đá bãi biển quốc tế được tổ chức tại Châu Á, gần giống như Cúp bóng đá châu Á của bóng đá sân cỏ 11 người.

Giải từ trước năm 2017 còn được gọi là Vòng loại giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới khu vực AFC, mùa giải đầu tiên đã được thành lập vào năm 2006, sau khi FIFA đã yêu cầu cho tất cả các liên đoàn bắt đầu tổ chức một giải đấu để xác định thứ hạng các đội tuyển quốc gia tốt nhất trong khu vực và các đội tuyển đại diện cho lục địa của họ tham dự World Cup.

Từ năm 2009 World Cup diễn ra 2 năm một lần cho nên giải đấu này cũng như vậy, bắt đầu từ vòng loại Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới 2011.

Châu Á có ba suất tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá bãi biển do FIFA tổ chức. Các đội tuyển quốc gia đoạt chức vô địch, hạng nhì và hạng ba sẽ đại diện cho khu vực Châu Á tham dự vòng chung kết World Cup.

Thành công nhất tại giải đấu này là IranNhật Bản, họ đều giành được 3 chức vô địch trong 10 lần tổ chức. Tuy nhiên, Nhật Bản được xem là thành công nhất khi họ luôn giành quyền tham dự World Cup.

Giải đấu vốn không do AFC quản lý, mà do Beach Soccer Worldwide (BSWW) quản lý dưới tên Vòng loại giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới khu vực AFC. Từ năm 2015, cái tên Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Á mới chính thức được áp dụng khi AFC đồng tổ chức giải với BSWW, sau đó AFC trực tiếp quản lí giải bắt đầu từ giải năm 2017. Kể từ năm 2021, giải đấu được đổi tên tiếng Anh từ "AFC Beach Soccer Championship" thành "AFC Beach Soccer Asian Cup", tuơng tự như một loạt giải đấu cấp đội tuyển quốc gia khác của AFC cũng được đổi tên sau năm 2020.[1]

Các mùa giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Địa điểm Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Á quân Hạng ba Tỷ số Hạng tư
2006
Chi tiết
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Dubai, UAE
Bahrain
5–3
Nhật Bản

Iran
6–4
Trung Quốc
2007
Chi tiết
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Dubai, UAE
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
4–3
Nhật Bản

Iran
6–0
Bahrain
2008
Chi tiết
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Dubai, UAE
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
4–3
Nhật Bản

Iran
4–1
Trung Quốc
2009
Chi tiết
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Dubai, UAE
Nhật Bản
4–2
Bahrain

Oman
1–1 (s.h.p.)
(2–1 p)

Iran
2011
Chi tiết
Oman Muscat, Oman
Nhật Bản
2–1
Oman

Iran
6–2
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
2013
Chi tiết
Qatar Doha, Qatar
Iran
6–6 (s.h.p.)
(5–4 p)

Nhật Bản

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
3–2
Úc
2015
Chi tiết
Qatar Doha, Qatar
Oman
1–1 (s.h.p.)
(3–2 p)

Nhật Bản

Iran
8–3
Liban
2017
Chi tiết
Malaysia Kuala Terengganu, Malaysia
Iran
7–2
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Nhật Bản
6–3
Liban
2019
Chi tiết
Thái Lan Pattaya, Thái Lan
Nhật Bản
2–2 (s.h.p.)
(3–1 p)

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Oman
2–2 (s.h.p.)
(2–1 p)

Palestine
2021
Chi tiết
Thái Lan Phuket, Thái Lan Hủy bỏ do dịch bệnh COVID-19. Các đội tham dự World Cup được chọn bởi AFC.[2]
2023
Chi tiết
Thái Lan Pattaya, Thái Lan[2]
Iran
6–0
Nhật Bản

Oman
4–2
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Tổng cộng
 Nhật Bản 3 (2009, 2011,2019) 6 (2006, 2007, 2008, 2013, 2015, 2023) 1 (2017) - 10
 Iran 3 (2013, 2017, 2023) - 5 (2006, 2007, 2008, 2011, 2015) 1 (2009) 9
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2 (2007, 2008) 1 (2019) 2 (2013, 2017) 1 (2011, 2023) 7
 Oman 1 (2015) 1 (2011) 2 (2009, 2019, 2023) - 5
 Bahrain 1 (2006) 1 (2009) - 1 (2007) 3
 Trung Quốc - - - 2 (2006, 2008) 2
 Úc - - - 1 (2013) 1
 Liban - - - 1 (2015) 1
 Palestine 1 (2019) 1

Bảng xếp hạng tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]
Hạng Đội tuyển Số lần Trận Thắng Thắng hiệp phụ Thắng luân lưu Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
1  Nhật Bản 10 49 35 1 2 11 261 124 +137 109
2  Iran 10 47 33 1 1 12 279 123 +156 102
3  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 9 42 30 0 1 11 178 116 +82 91
4  Oman 7 34 23 0 4 7 148 80 +68 73
5  Bahrain 9 39 20 1 2 16 129 122 +7 64
6  Trung Quốc 10 39 12 0 2 25 112 171 –59 38
7  Liban 5 21 8 1 0 12 88 71 +17 26
8  Palestine 3 14 7 1 0 6 48 52 –8 23
9  Thái Lan 5 16 5 0 0 11 40 57 –17 15
10  Uzbekistan 6 21 5 0 0 16 72 94 –22 15
11  Afghanistan 4 15 4 1 0 10 48 58 –10 14
12  Úc 2 8 3 0 1 4 25 24 +1 10
13  Kuwait 4 13 3 0 1 9 44 61 –17 10
14  Iraq 5 15 2 1 1 11 41 83 –42 9
15  Ả Rập Xê Út 2 8 2 0 1 5 23 36 –13 7
16  Malaysia 3 12 2 0 0 10 33 72 –39 6
17  Lào 1 3 1 0 0 2 11 21 –10 3
18  Qatar 4 14 1 0 0 13 30 85 –55 3
19  Việt Nam 1 3 0 0 0 3 11 14 –3 0
20  Ấn Độ 1 2 0 0 0 2 5 10 –5 0
21  Syria 1 3 0 0 0 3 6 19 –13 0
22  Kyrgyzstan 2 6 0 0 0 63 12 40 –28 0
23  Indonesia 2 6 0 0 0 6 10 42 –32 0
24  Philippines 3 9 0 0 0 9 13 90 –77 0

Lưu ý: Chiến thắng trong thời gian thi đấu chính thức (W = 3 điểm/chiến thắng), trong thời gian hiệp phụ (W+ = 2 điểm /chiến thắng), trong loạt sút Penalty (WP = 1 điểm/chiến thắng), bị thua (L = 0 điểm).

Các đội châu Á tham dự giải thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là thời gian tham dự của các quốc gia châu Á đủ điều kiện tham dự vong chung kết giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới kể từ năm 2006 khi vòng đấu vòng loại đã được đưa ra cho tất cả các liên đoàn.

Đội tuyển \ Năm Brasil

2005[†]

Brasil
2006
Brasil
2007
Pháp
2008
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
2009
Ý
2011
Polynésie thuộc Pháp
2013
Bồ Đào Nha
2015
Bahamas
2017
Paraguay

2019

Nga
2021[†]
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
2023
Tổng cộng
 Bahrain QF R1 2
 Iran R1 R1 R1 R1 QF QF 3rd q 8
 Nhật Bản 4th QF R1 R1 QF R1 QF QF R1 4th 2nd q 12
 Oman R1 R1 R1 R1 q 5
 Thái Lan R1 1
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất R1 R1 R1 R1 R1 R1 R1 q 8
Ghi chú
  1. ^
    Năm 2005 và 2021, không có vòng loại AFC cho Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới được tổ chức và các đội đã được chọn để đại diện cho AFC (2005: Nhật Bản và Thái Lan; 2021: Nhật Bản, Oman và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “AFC rebrands age group championships to AFC Asian Cups”. AFC. 2 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ a b "الآسيوي" يبلغ الاتحاد اللبناني بمواعيد بطولاته الجديدة” (bằng tiếng Ả Rập). Lebanese Football Association. 15 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Kugisaki Nobara (釘くぎ崎さき野の薔ば薇ら Kugisaki Nobara?, Đanh Kì Dã Tường Vi) là nhân vật chính thứ ba (từ gốc: tritagonist) của bộ truyện Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight đang được phát hành trước, nhắm tới một số đối tượng người dùng ở khu vực Bắc Âu
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Với những ai đã hoàn thành xong trò chơi, hẳn sẽ khá ngạc nhiên về cái kết ẩn được giấu kỹ, theo đó hóa ra người mà chúng ta tưởng là Phản diện lại là một trong những Chính diện ngầm