Cúp bóng đá Nam Mỹ

Cúp bóng đá Nam Mỹ
Cơ quan tổ chứcCONMEBOL
Thành lập1916; 108 năm trước (1916)
Khu vựcNam Mỹ
Số đội16 (2024)
Vòng loại choSiêu cúp Liên lục địa CONMEBOL–UEFA
Giải đấu liên quanGiải vô địch bóng đá châu Âu
Copa Centenario Revolución de Mayo
Đội vô địch
hiện tại
 Argentina (lần thứ 16)
Đội bóng
thành công nhất
 Argentina
(16 lần)
Trang webcopaamerica.com
Cúp bóng đá Nam Mỹ 2024

Cúp bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL Copa América, thường được gọi là Copa América), trước năm 1975 gọi là Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ (Campeonato Sudamericano de Fútbol trong tiếng Tây Ban Nha và Campeonato Sul-Americano de Futebol trong tiếng Bồ Đào Nha),[1] là giải đấu bóng đá nam dành cho các đội tuyển quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ.[2][3][4] Đây là giải đấu bóng đá cấp châu lục lâu đời nhất[2] và là giải đấu được quan tâm nhiều thứ ba trên thế giới.

Về tên gọi theo nghĩa đen, Copa América có nghĩa là "Cúp châu Mỹ", tuy nhiên trên thực tế thì đây là Cúp Nam Mỹ vì giải đấu được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) và chỉ bao gồm các đội tuyển thuộc khu vực này. Kể từ năm 1993, giải đấu mới có sự xuất hiện của các đội tuyển khách mời đến từ các khu vực khác, chủ yếu là các đội từ CONCACAF, ngoài ra đã có hai đội tuyển thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) được mời dự giải cho đến nay là Nhật BảnQatar.

Do khu vực Nam Mỹ chỉ có tổng cộng 10 đội tuyển trực thuộc CONMEBOL nên giải đấu được mở rộng bằng cách mời thêm 2 đội tuyển thuộc các khu vực khác bắt đầu từ năm 1993. Vì vậy, giải đấu thường có 12 đội tuyển tham dự, bao gồm tất cả 10 đội CONMEBOL và 2 đội khách mời. México tham gia mọi giải đấu từ năm 1993 đến 2016, với một đội bất kỳ được bổ sung từ CONCACAF, ngoại trừ năm 1999 khi có sự xuất hiện của đội tuyển Nhật Bản thuộc AFC và năm 2019 khi có 2 đội AFC góp mặt là Nhật Bản và Qatar.

Argentina là quốc gia có nhiều lần tổ chức Copa América nhất với 9 lần, bao gồm cả giải đầu tiên vào năm 1916. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất không thuộc CONMEBOL đăng cai giải đấu cho đến nay, nước này đã có hai lần tổ chức giải vào các năm 20162024. Cả hai giải đấu này đều có sự tham dự của 16 đội tuyển, bao gồm 10 đội từ CONMEBOL cùng với 6 đội từ CONCACAF, trong đó có đội chủ nhà Hoa Kỳ. Trong lịch sử, có ba lần giải đấu được tổ chức ở nhiều quốc gia Nam Mỹ vào các năm 1975, 19791983.

Tám trong số mười đội tuyển quốc gia CONMEBOL đã vô địch Copa América ít nhất một lần trong 48 lần tổ chức kể từ khi giải đấu chính thức ra đời vào năm 1916, chỉ có EcuadorVenezuela là những đội chưa từng giành chức vô địch. Argentina là đội vô địch nhiều nhất với 16 lần lên ngôi và cũng đang là đương kim vô địch của giải. Chưa có đội tuyển khách mời (không thuộc CONMEBOL) nào vô địch Copa América cho đến nay. México là đội khách mời có thành tích tốt nhất trong lịch sử với hai lần về nhì ở các giải năm 1993 và 2001.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng đá đầu tiên ở Nam Mỹ, Câu lạc bộ bóng đá và cricket Lima, được thành lập ở Peru vào năm 1859Hiệp hội bóng đá Argentina được thành lập vào năm 1893. Đến đầu thế kỷ 20, bóng đá ngày càng phổ biến và giải đấu quốc tế đầu tiên được tổ chức giữa các đội tuyển quốc gia của lục địa Nam Mỹ đã diễn ra vào năm 1910 khi Argentina tổ chức một sự kiện để kỷ niệm 100 năm của Cách mạng Tháng Năm[5]. ChileUruguay đã tham gia, nhưng sự kiện này không được CONMEBOL công nhận là giải đấu Copa America chính thức. Tương tự như vậy, để kỷ niệm 100 năm độc lập, Argentina đã tổ chức một giải đấu từ ngày 2 đến 17 tháng 7 năm 1916 gồm Argentina, Chile, UruguayBrasil là những ĐTQG tham gia đầu tiên của giải đấu. Tên gọi của giải khi đó là Campeonato Sudamericano de Football, cũng là phiên bản đầu tiên của Copa América hiện nay. Uruguay vô địch giải đầu tiên này sau khi thắng chủ nhà Argentina trong trận đấu quyết định được tổ chức tại Câu lạc bộ đua xe Estadio ở Avellaneda[6].

Nhận thấy sự thành công của giải đấu, một ủy viên của Hiệp hội bóng đá Uruguay, ông Héctor Rivadavia, đã đề xuất thành lập một liên minh các hiệp hội của Argentina, Brasil, Chile và Uruguay, và vào ngày 9 tháng 7, ngày độc lập ở Argentina, CONMEBOL đã được thành lập[7]. Năm 1917, giải tiếp tục được tổ chức, lần này là ở Uruguay. Uruguay đã tiếp tục vô địch sau khi đánh bại Argentina 1–0 trong trận chung kết của giải đấu. Thành công của giải đấu trên đất Uruguay khiến CONMEBOL vui mừng. Sau khi dịch cúm xảy ra ở Rio de Janeiro, CONMEBOL đã phải hủy bỏ giải đấu năm 1918. Brasil đã tổ chức giải đấu năm 1919 và lần đầu tiên họ lên ngôi vô địch sau khi đánh bại đương kim vô địch Uruguay 1–0 trong trận đấu quyết định. Sang giải đấu năm 1920, Uruguay đã đòi lại ngôi vương.

Ở giải đấu vào năm 1921, Paraguay đã tham gia lần đầu tiên sau khi LĐBĐ của họ gia nhập CONMEBOL. Argentina đã giành chức vô địch lần đầu tiên của họ ở giải đấu kỳ này nhờ các bàn thắng của Julio Libonatti. Trong những năm tiếp theo, Uruguay đã thống trị giải đấu, lúc đó, Copa America là giải bóng đá lớn nhất thế giới (khi Euro hay World Cup chưa ra đời). Sau khi Argentina thua trận chung kết tại Thế vận hội Mùa hè 1928 được tổ chức ở Amsterdam (Hà Lan), Argentina đã rửa được mối hận ở giải Copa America 1929 bằng việc đánh bại Uruguay trong trận đấu cuối cùng. Trong giai đoạn này, BoliviaPeru đã lần đầu tiên tham dự giải đấu năm 1926 và 1927.

Sự gián đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau kỳ World Cup đầu tiên được tổ chức tại Uruguay vào năm 1930, sự thù hằn giữa hai nền bóng đá Uruguay và Argentina đã khiến Copa America bị gián đoạn trong một số năm. Đến năm 1935, giải đấu mới có thể được phục hồi. Peru đã trở thành quốc gia đăng cai giải đấu vào năm 1939 và lần đầu tiên họ giành chức vô địch, Ecuador đã tham dự lần đầu tiên ở giải đấu năm đó.

Năm 1941, Chile đã tổ chức giải để kỷ niệm 400 năm thành lập thành phố Santiago, nơi sân vận động Estád Nacional mới được xây dựng đã được mở rộng từ 30.000 đến 70.000 khán giả. Bất chấp sự đầu tư lớn, Chile đã bị Argentina đánh bại trong trận chung kết. Uruguay đã tổ chức và giành chiến thắng giải đấu năm 1942. Chile cũng tổ chức giải một lần nữa vào năm 1945 và Argentina đã một lần nữa giành chiến thắng trên đất Chile.

Giai đoạn sau đó, giải đấu bước vào một thời kỳ bị gián đoạn. Giải đã không được công nhận là chính thức ở nhiều kỳ được tổ chức ở thời điểm đó và chỉ được CONMEBOL coi là hợp lệ sau này. Ví dụ, Argentina đã là đội đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) giành được 3 chức vô địch liên tiếp vào các năm 1945, 1946 và 1947. Sau 3 giải đấu thường niên đó, giải đã được tổ chức 2 năm 1 lần, rồi 3 năm 1 lần và 4 năm 1 lần vào thời gian sau đó. Thậm chí giải đấu còn được tổ chức tới 2 lần vào năm 1959, một ở Argentina và một ở Ecuador.

Trong thời gian này, một số đội tuyển quốc gia đã thờ ơ với giải đấu. Một số không tham gia, một số thì gửi đội trẻ đến dự; giải đấu năm 1959 được tổ chức tại Ecuador, Brasil thậm chí đã gây sốc hơn khi gọi các cầu thủ từ một CLB đến từ bang Pernambuco vào ĐTQG để dự giải. Lần đầu tiên, Bolivia giành chức vô địch Copa America khi họ đăng cai vào năm 1963. Giải đấu năm 1967, Venezuela lần đầu tiên tham dự. Việc thành lập Copa Libertadores vào năm 1959 cũng ảnh hưởng đến số lượng khán giả tới xem.

Sau 8 năm vắng bóng không được tổ chức vì nhiều lý do, giải đã bắt đầu lại vào năm 1975 và chính thức được gọi tên là Copa América. Giải đấu không có địa điểm tổ chức cố định và tất cả các trận đấu được diễn ra trong suốt cả năm ở mỗi quốc gia. Cả 9 đội tuyển quốc gia tham gia vòng bảng, nhà đương kim vô địch Uruguay được đặc cách vào bán kết. Giải đấu được tổ chức 4 năm một lần cho đến năm 1987.

Sự thay đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1986, CONMEBOL quyết định luân phiên một quốc gia thành viên đăng cai giải đấu theo bảng chữ cái ABC. Từ năm 1987 đến năm 2001, giải này được tổ chức 2 năm một lần. Thể thức giải với vòng bảng có 9 đội chia làm 3 bảng, đội đương kim vô địch được đặc cách vào bán kết. Sự đổi mới này đã giúp giải đấu bắt đầu nhận được sự phủ sóng truyền hình ở châu Âu và Bắc Mỹ. Copa América 1987 được tổ chức tại Argentina sau 28 năm. Mặc dù đã vô địch FIFA World Cup 1986, lại được chơi trên sân nhà và có huyền thoại Diego Maradona dẫn dắt, nhưng Argentina chỉ giành hạng tư sau khi bị đánh bại bởi đương kim vô địch Uruguay 0–1 trong trận bán kết. Uruguay đã đánh bại Chile trong trận chung kết để đăng quang ngôi vô địch, đáng chú ý Chile đã thắng sốc Brasil 4–0 ở vòng bảng.

Brasil đã có danh hiệu quốc tế chính thức đầu tiên kể từ FIFA World Cup 1970 khi họ giành được cúp vô địch Copa América năm 1989 được tổ chức trên sân nhà. Đến lượt mình, Argentina cũng vô địch Copa América sau 32 năm dài chờ đợi vào năm 1991 tại Chile, nhờ một đội hình mạnh mẽ với cầu thủ vĩ đại Gabriel Batistuta. Giải đấu Copa América năm 1993 tại Ecuador được nâng lên 12 đội với 10 đội Nam Mỹ và 2 đội đến từ Bắc Mỹ là Mexico và Hoa Kỳ.

Uruguay đã vô địch giải năm 1995 với tư cách là chủ nhà, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng của bóng đá Uruguay. Với việc thực hiện nước đăng cai luân phiên theo bảng chữ cái ABC, Colombia, Paraguay và Venezuela đã được tổ chức giải đấu lần đầu tiên. Brasil đã giành 4 chức vô địch trong 5 kỳ được tổ chức sau đó  từ năm 1997 đến năm 2007. Lần đầu tiên, là vào năm 1997, Brasil đã giành cúp sau khi đánh bại quốc gia chủ nhà Bolivia với 3 bàn thắng của Leonardo, DenílsonRonaldo tại sân vận động ở Verde – nơi có sân vận động bóng đá cao nhất thế giới so với mực nước biển. Brasil đã bảo vệ thành công danh hiệu này vào năm 1999 sau khi đánh bại Uruguay 3–0 tại Asuncion, Paraguay. Tuy nhiên, Copa América năm 2001 đã chứng kiến một trong những bất ngờ lớn nhất của giải này khi Honduras (khách mời từ Bắc Mỹ) đã loại Brasil ở tứ kết. Colombia, quốc gia chủ nhà, đã lần đầu tiên giành cúp.

Từ năm 2001 đến 2007, giải đấu được tổ chức 3 năm một lần và từ năm 2007 trở đi quay lại với chu kì 4 năm 1 lần. Sau màn trình diễn đáng xấu hổ vào năm 2001, Brasil đã tái giành cúp ở giải vô địch Nam Mỹ năm 2004 được tổ chức tại Peru khi đánh bại Argentina trên chấm phạt đền sau khi hòa 2–2 trong 90 phút chính thức do công của Luisao và ngôi sao của giải – Adriano. Ba năm sau, hai đội gặp lại nhau trong trận chung kết, lần này là ở Venezuela. Một lần nữa, Brasil lại giành chiến thắng sau khi đè bẹp Argentina 3–0 với ngôi sao của giải – Júlio Baptista.

Argentina đã tổ chức giải năm 2011 và để thua dưới tay Uruguay ở tứ kết bằng loạt sút luân lưu. Uruguay đã đánh bại Peru 2–0 trong trận bán kết để lọt vào trận chung kết và hủy diệt Paraguay 3–0, qua đó giành được chiếc cúp trên đất Argentina lần thứ 3 và lần thứ 2 liên tiếp (khi được tổ chức ở Argentina). Đây là giải đấu lần thứ 43, là lần đầu tiên cả Argentina và Brasil không lọt vào bán kết của một giải đấu mà cả hai cùng tham gia. Giải đấu năm 2011 cũng ghi nhận một kỷ lục trong lịch sử bóng đá khi Paraguay là ĐTQG không giành được bất kỳ một chiến thắng nào, một bàn thắng nào (toàn hòa 0–0 ở 3 trận vòng bảng, thắng luân lưu ở tứ kết và bán kết sau khi hòa Brasil và Venezuela 0–0) để đi tới trận chung kết của giải, nơi họ tiếp tục không ghi bàn nhưng thua Uruguay 0–3.

Copa America 2015 đã được tổ chức tại Chile, giải lần đầu tiên áp dụng công nghệ vạch vôi điện tử Goal-line. Giải đấu này lẽ ra sẽ được tổ chức ở Brasil bởi quy luật đăng cai luân phiên theo vần ABC, nhưng trong bối cảnh Brasil bận tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2014Thế vận hội mùa hè 2016, Chile đã thế chỗ, đổi lại Brasil thay Chile đăng cai giải vào năm 2019. Chile đã giành chức vô địch lần đầu tiên trong lịch sử sau khi đánh bại Argentina của Lionel Messi trên chấm luân lưu.

Năm 2016, để kỷ niệm 100 năm của giải, giải được gán tên Copa América Centenario và được tổ chức tại Hoa Kỳ. Giải đấu này là lần đầu tiên được tổ chức bên ngoài Nam Mỹ và được mở rộng lên đến 16 đội (10 từ CONMEBOL và 6 từ CONCACAF) và là lần thứ hai áp dụng công nghệ Goal-line. Trong giải đấu, báo chí có thông tin cho rằng CONMEBOL và CONCACAF đang đàm phán để sáp nhập Copa América với Gold Cup để hình thành giải vô địch toàn châu Mỹ, dự định sẽ được tổ chức 2 năm một lần, với Hoa Kỳ là quốc gia tổ chức các giải đấu thường xuyên[8]. Tuy nhiên, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ Sunil Gulati gọi tin đồn này là không chính xác và nói rằng sẽ không có cuộc thảo luận nào như vậy xảy ra[9]. Chile tiếp tục gieo sầu cho người Argentina khi đánh bại họ trên chấm luân lưu để bảo vệ ngai vàng.

Năm 2019, giải được tổ chức ở Brasil theo chu kỳ 4 năm 1 lần sau lần trước vào năm 2015 ở Chile, lần thứ ba áp dụng Goal-line và lần đầu tiên áp dụng trợ lý video hỗ trợ trọng tài (VAR) cùng nhiều thay đổi của luật bóng đá do IFAB ban hành. Brasil đã giành chức vô địch sau khi đánh bại Peru (đội đã bất ngờ loại đương kim vô địch Chile ở bán kết) với tỉ số 3–1 nhờ sự tỏa sáng của ngôi sao trẻ Everton Soares.

Trong phiên họp năm 2019, CONMEBOL đã quyết định, giải sẽ quay lại năm chẵn và được tổ chức 4 năm một lần để cạnh tranh với UEFA Euro 2020, điều đó có nghĩa là Copa America sẽ được tổ chức vào năm 2020 do Argentina và Colombia đồng đăng cai[10]. Sau đó 4 năm sau, giải năm 2024 được tổ chức ở Ecuador (do Bolivia tiếp tục rút lui không đăng cai theo nghĩa vụ). Song tình hình đại dịch COVID-19 dai dẳng khiến cho Copa America (cũng như Euro) không thể diễn ra trong năm 2020. Cả Argentina và Colombia sau đó cũng bị tước quyền đăng cai do nơi thì dịch bệnh diễn biến phức tạp, nơi thì lại gặp những bất ổn về chính trị.[11] Brasil một lần nữa đứng ra đăng cai giải đấu lần này thông qua sự lựa chọn của CONMEBOL, mặc cho một số cầu thủ của Brasil, Argentina, Uruguay ra sức phản đối việc tổ chức này.[12][13] Tại giải đấu này, Argentina giành chức vô địch vô địch lần thứ 15 sau khi đánh bại đại kình địch Brasil với tỉ số 1–0 nhờ sự tỏa sáng của các ngôi sao Lionel Messi, Ángel Di María, Sergio Agüero.

Theo quy định luân phiên ABC, dễ dàng tìm ra nước chủ nhà cho các năm 2028, 2032, 2036. Tuy nhiên, trong tương lai có thể sẽ có sự thay đổi.

Chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1984, CONMEBOL đã thông qua chính sách luân phiên quyền tổ chức Copa América trong số 10 quốc gia thành viên theo bảng chữ cái ABC (nghĩa là Argentina đăng cai xong sẽ đến lượt Bolivia, Colombia,... cho đến Venezuela đăng cai các giải đấu sau đó). Vòng đăng cai đầu tiên đã được hoàn thành sau kỳ Copa América 2007 diễn ra ở Venezuela. Vòng đăng cai thứ hai bắt đầu vào năm 2011, với các nước chủ nhà luân chuyển theo thứ tự bảng chữ cái, bắt đầu với Argentina. Chile, Mexico và Hoa Kỳ bày tỏ sự quan tâm đến việc tổ chức giải đấu tiếp theo, nhưng Ủy ban điều hành CONMEBOL quyết định tiếp tục thực hiện vòng quay, ưu tiên tổ chức cho các nước thành viên của mình; mỗi nước sẽ xác nhận xem họ có khả năng tổ chức hay không, nếu không, nước tiếp sau trong bảng chữ cái được đăng cai thay. Argentina đã xác nhận vào ngày 24 tháng 11 năm 2008, thông qua đại diện của LĐBĐ Argentina, rằng họ sẽ tổ chức Copa América 2011.

Copa América 2015 dự kiến sẽ được tổ chức tại Bolivia theo thứ tự xoay vòng bảng chữ cái, nhưng Bolivia vì điều kiện kinh tế đã xin rút lui và Brasil được giao "nghĩa vụ" đăng cai. Tuy nhiên, việc tổ chức FIFA World Cup 2014Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Brasil dẫn đến sự việc được xem xét lại vì họ rất bận. Mặc dù Chủ tịch CONMEBOL Nicolas Leoz đã đề xuất tổ chức giải đấu ở Mexico (thành viên của liên đoàn CONCACAF), song Brasil và Chile đã thảo luận về khả năng hoán đổi quyền đăng cai giải đấu 2015 và 2019, và đã được CBF quyết định và xác nhận vào tháng 2 năm 2011 rằng Copa América 2015 sẽ vẫn ở Brasil. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2012, Chile đã thông báo rằng họ sẽ tổ chức Copa América 2015, sau khi Chủ tịch của CBF, ông Ricardo Teixeira từ chức và CBF đồng ý hoán đổi với Chile. Việc hoán đổi đã được chính thức công bố vào tháng 5 năm 2012. Phiên bản kỷ niệm 100 năm của giải đấu, Copa América Centenario, diễn ra vào tháng 6 năm 2016 và được tổ chức tại Hoa Kỳ. Copa América Centenario đánh dấu lần đầu tiên giải đấu được tổ chức bởi một quốc gia không thuộc CONMEBOL.

Mỗi kỳ Copa América từ năm 1987 luôn có linh vật và logo riêng, bao gồm cả bài hát chính thức và các sự kiện bên lề. Gardelito, linh vật cho giải năm 1987, là linh vật Copa América đầu tiên.

Bảng thống kê chủ nhà Copa America
Chủ nhà Năm đăng cai
 Argentina 9 (1916, 1921, 1925, 1929, 1937, 1946, 1959, 1987, 2011)
 Uruguay 7 (1917, 1923, 1924, 1942, 1956, 1967, 1995)
 Chile 7 (1920, 1926, 1941, 1945, 1955, 1991, 2015)
 Perú 6 (1927, 1935, 1939, 1953, 1957, 2004)
 Brasil 6 (1919, 1922, 1949, 1989, 2019, 2021)
 Ecuador 4 (1947, 1959, 1993, 2024)
Không có quốc gia đăng cai [F] 3 (1975, 1979, 1983)
 Bolivia 2 (1963, 1997)
 Hoa Kỳ C 2 (2016, 2024)
 Colombia 1 (2001)
 Paraguay 1 (1999)
 Venezuela 1 (2007)
C = chủ nhà không thuộc CONMEBOL

Thể thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu trước đây được gọi là Campeonato Sudamericano de Futbol (South American Championship of Football – Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ). South American Championship of Football là tên tiếng Anh chính thức. Tên hiện tại – Copa America đã được sử dụng từ năm 1975. Trong giai đoạn 19751983, giải không có quốc gia đăng cai và được tổ chức theo kiểu sân nhà và sân khách. Giải đấu hiện tại có 12 đội tuyển quốc gia thi đấu hơn một tháng tại quốc gia chủ nhà. Có hai giai đoạn: vòng bảng và vòng loại trực tiếp. Ở vòng bảng, các đội thi đấu vòng tròn với 3 bảng, mỗi bảng 4 đội. Ba đội được chọn là hạt giống, bao gồm cả đội chủ nhà, với các đội hạt giống khác được chọn bằng cách sử dụng Bảng xếp hạng (BXH) FIFA. Các nhóm khác được dựa trên BXH FIFA và các đội được bốc thăm ngẫu nhiên.

Mỗi bảng, các đội được lên lịch chơi ba trận đấu với các đội khác trong cùng một bảng. Vòng cuối của vòng bảng, 2 trận đấu trong bảng không được đá cùng giờ – một điều lạ, khác với nhiều giải đấu trên thế giới. Hai đội đứng đầu từ mỗi bảng tiến vào vòng tứ kết cùng hai đội hạng ba có thành tích tốt nhất. Điểm được sử dụng để xếp hạng các đội trong một bảng. Bắt đầu từ năm 1995, 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho trận hòa và 0 điểm nào cho trận thua (trước đó, đội thắng nhận được 2 điểm).

Thứ hạng của mỗi đội trong mỗi bảng được xác định như sau:

a) Điểm số lớn nhất đạt được

b) Hiệu số bàn thắng bàn thua;

c) Tổng bàn thắng ghi được.

Nếu hai hoặc nhiều đội bằng nhau ở ba tiêu chí trên, thứ hạng của họ được xác định như sau:

d) Điểm số đạt được trong các trận đấu giữa các đội liên quan;

e) Hiệu số bàn thắng trong các trận đấu giữa các đội liên quan;

f) Số lượng bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu giữa các đội liên quan;

g) Bốc thăm của Ban tổ chức CONMEBOL.

Vòng đấu loại trực tiếp, các đội chỉ thi đấu mỗi trận một lượt duy nhất, với các loạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu trận đấu hòa trong 90 phút và 30 phút hiệp phụ.

Khách mời

[sửa | sửa mã nguồn]

Do số lượng thành viên của CONMEBOL ít, chỉ có 10 đội, các quốc gia từ các châu lục khác thường được mời tham gia để tạo nên 12 đội cho dễ chia bảng. Kể từ năm 1993, hai đội từ các khu vực khác, thường là từ CONCACAF gần gũi về mặt địa lývăn hóa, cũng đã được mời. Trong lịch sử, 10 ĐTQG khác nhau đã được mời tham gia giải là:

*: chủ nhà

Mexico đã tham dự đầy đủ các kỳ từ năm 1993 đến 2016, Hoa Kỳ đã được mời ở mọi giải đấu từ năm 1997 đến 2007 nhưng cũng thường xuyên từ chối lời mời do xung đột lịch trình với Major League Soccer – giải nhà nghề Mỹ. Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 10 năm 2006, Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ đã chấp nhận lời mời tham gia giải đấu năm 2007, chấm dứt 12 năm vắng bóng. Tại Copa América 2001, Canada là ĐTQG được mời, nhưng đã rút lui ngay trước khi bắt đầu giải đấu vì những lo ngại về an ninh.

Tại Copa América 2011, Nhật Bản tiếp tục rút lui, do khó khăn trong việc gọi các cầu thủ thi đấu ở châu Âu lên ĐTQG và nhất là trận động đất và sóng thần Tōhoku khiến họ không còn tâm trí để đá bóng. ĐTQG Tây Ban Nha được mời tham dự năm 2011, nhưng theo Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha, họ đã từ chối vì không muốn làm gián đoạn ngày nghỉ của các cầu thủ Tây Ban Nha. Tại Copa América 2015, Nhật Bản đã từ chối lời mời vì họ cũng không thể gọi các cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu lên tuyển. Trung Quốc sau đó cũng được mời thay những cũng phải rút lui do bận thi đấu Vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á.[14] Cuối cùng, Jamaica đồng ý tham gia và gấp rút lên đường sang thi đấu.

ÚcQatar là 2 đội tuyển được mời tham dự Copa America 2021 nhưng sau đó phải bỏ cuộc do trùng với lịch thi đấu Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, vốn dĩ đã được dời sang năm 2021 do COVID-19.[15][16]

Thành tích của các đội khách mời

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Ecuador

1993

Uruguay

1995

Bolivia

1997

Paraguay

1999

Colombia

2001

Perú

2004

Venezuela

2007

Argentina

2011

Chile

2015

Hoa Kỳ

2016

Brasil

2019

Hoa Kỳ

2024

Lần tham dự
 Canada 4th 1
 Costa Rica VB TK TK VB VB VB 6
 Haiti VB 1
 Honduras 3rd 1
 Jamaica VB VB VB 3
 Nhật Bản VB VB 2
 México 2nd TK 3rd 3rd 2nd TK 3rd VB VB TK VB 11
 Panama VB TK 2
 Qatar VB 1
 Hoa Kỳ VB 4th VB 4th VB 5
  • Chú thích: TK = tứ kết, VB = vòng bảng, 2nd, 3rd, 4th: á quân, hạng ba, hạng tư.

Cúp vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiếc cúp vô địch của Copa America.

Chiếc cúp Copa América, được trao cho ĐTQG vô địch giải đấu, đã được trao tặng cho CONMEBOL bởi Bộ Ngoại giao Argentina vào năm 1910, khi Argentina tổ chức một giải để kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Năm. Giải khi đó (cũng có sự tham gia của Uruguay và Chile) được đặt tên là "Copa del Centenario" (Cúp trăm năm).

Chiếc cúp Copa América hiện tại được mua vào năm 1916 từ "Casa Escasany", một cửa hàng bán đồ trang sức ở Buenos Aires, với giá 3.000 franc Thụy Sĩ.

Chiếc cúp Copa América có trọng lượng 9 kg (20 lb), được làm bằng bạc nguyên chất cao 77 cm (30 inch), với đế bằng gỗ 3 cấp có chứa nhiều mảng. Các tấm mảng được khắc tên các đội tuyển vô địch trong lịch sử.

Vào tháng 4 năm 2016, một chiếc cúp mới – được thiết kế dành riêng cho Copa América Centenario – đã được giới thiệu tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Colombia ở Bogota để kỷ niệm 100 năm của giải đấu. Chiếc cúp được dựa trên hình dạng của chiếc cúp Copa América ban đầu, được thêm vào logo giải năm 2016. Nó cao 61 cm (24 inch) với trọng lượng 7,1 kg (16 lb), được mạ vàng nguyên chất 24 cara. Các logo của CONMEBOL và CONCACAF cũng được khắc trên thân của nó.

Chiếc cúp Copa América Centenario 2016 được thiết kế bởi Epico Studios ở Hoa Kỳ và được sản xuất bởi London Work Workshop của Thomas Lyte ở Anh. Chile đã vô địch và được giữ cúp bằng vàng này vĩnh viễn.

Ngoài chiếc cúp chính, "Copa Bolivia" (một chiếc cúp được làm bằng bạc nguyên khối) đã được trao cho á quân của giải kể từ năm 1997[17] – một điều được coi là độc nhất ở các giải đấu bóng đá của thế giới khi mà á quân cũng được cúp. Chiếc cúp được đặt theo tên quốc gia tổ chức Copa América năm 1997, với một lá cờ Bolivian nhỏ được gắn ở một trong các mặt của nó.

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Xếp hạng chung cuộc
Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
1916
Chi tiết
 Argentina
Uruguay

Argentina

Brasil

Chile
1917
Chi tiết
 Uruguay
Uruguay

Argentina

Brasil

Chile
1919
Chi tiết
 Brasil
Brasil

Uruguay

Argentina

Chile
1920
Chi tiết
 Chile
Uruguay

Argentina

Brasil

Chile
1921
Chi tiết
 Argentina
Argentina

Brasil

Uruguay

Paraguay
1922
Chi tiết
 Brasil
Brasil

Paraguay

Uruguay

Argentina
1923
Chi tiết
 Uruguay
Uruguay

Argentina

Paraguay

Brasil
1924
Chi tiết
 Uruguay
Uruguay

Argentina

Paraguay

Chile
1925
Chi tiết
(1)
 Argentina
Argentina

Brasil

Paraguay
n/a
1926
Chi tiết
 Chile
Uruguay

Argentina

Chile

Paraguay
1927
Chi tiết
 Perú
Argentina

Uruguay

Perú

Bolivia
1929
Chi tiết
 Argentina
Argentina

Paraguay

Uruguay

Perú
1935
Chi tiết
 Perú
Uruguay

Argentina

Perú

Chile
1937
Chi tiết
 Argentina
Argentina

Brasil

Uruguay

Paraguay
1939
Chi tiết
 Perú
Perú

Uruguay

Paraguay

Chile
1941
Chi tiết
 Chile
Argentina

Uruguay

Chile

Perú
1942
Chi tiết
 Uruguay
Uruguay

Argentina

Brasil

Paraguay
1945
Chi tiết
 Chile
Argentina

Brasil

Chile

Uruguay
1946
Chi tiết
 Argentina
Argentina

Brasil

Paraguay

Uruguay
1947
Chi tiết
 Ecuador
Argentina

Paraguay

Uruguay

Chile
1949
Chi tiết
 Brasil
Brasil

Paraguay

Perú

Bolivia
1953
Chi tiết
 Perú
Paraguay

Brasil

Uruguay

Chile
1955
Chi tiết
 Chile
Argentina

Chile

Perú

Uruguay
1956
Chi tiết
 Uruguay
Uruguay

Chile

Argentina

Brasil
1957
Chi tiết
 Perú
Argentina

Brasil

Uruguay

Perú
1959
Chi tiết
 Argentina
Argentina

Brasil

Paraguay

Perú
1959
Chi tiết
 Ecuador
Uruguay

Argentina

Brasil

Ecuador
1963
Chi tiết
 Bolivia
Bolivia

Paraguay

Argentina

Brasil
1967
Chi tiết
 Uruguay
Uruguay

Argentina

Chile

Paraguay

Cúp bóng đá Nam Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Nước chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba
Vô địch Tỷ số Á quân Hạng 3 Tỷ số Hạng 4
1975
Chi tiết
Nhiều quốc gia
Perú
0–1 / 2–0
Play - off

1–0


Colombia
 Brasil
 Uruguay
n/a(2)
1979
Chi tiết
Nhiều quốc gia
Paraguay
3–0 / 0–1
Play - off

0–0 (h.p.)


Chile
 Brasil
 Perú
n/a(2)
1983
Chi tiết
Nhiều quốc gia
Uruguay
2–0 / 1–1
Brasil
 Paraguay
 Perú
n/a(2)
1987
Chi tiết
 Argentina
Uruguay
1–0
Chile

Colombia
2–1
Argentina
1989
Chi tiết
 Brasil
Brasil
1–0
Uruguay

Argentina
0–0
Paraguay
1991
Chi tiết
 Chile
Argentina
3–2
Brasil

Chile
1–1
Colombia
1993
Chi tiết
 Ecuador
Argentina
2–1
México

Colombia
1–0
Ecuador
1995
Chi tiết
 Uruguay
Uruguay
1–1 (h.p.)
(5–3)

(p)


Brasil

Colombia
4–1
Hoa Kỳ
1997
Chi tiết
 Bolivia
Brasil
3–1
Bolivia

México
1–0
Perú
1999
Chi tiết
 Paraguay
Brasil
3–0
Uruguay

México
2–1
Chile
2001
Chi tiết
 Colombia
Colombia
1–0
México

Honduras
2–2
(5–4)

(p)


Uruguay
2004
Chi tiết
 Perú
Brasil
2–2 (h.p.)
(4–2)

(p)


Argentina

Uruguay
21
Colombia
2007
Chi tiết
 Venezuela
Brasil
3–0
Argentina

México
31
Uruguay
2011
Chi tiết
 Argentina
Uruguay
3–0
Paraguay

Perú
4–1
Venezuela
2015
Chi tiết
 Chile
Chile
0–0 (h.p.)
(4–1)

(p)


Argentina

Perú
2–0
Paraguay
2016
Chi tiết
 Hoa Kỳ
Chile
0–0 (h.p.)
(4–2)

(p)


Argentina

Colombia
1–0
Hoa Kỳ
2019
Chi tiết
 Brasil[A]
Brasil
3–1
Perú

Argentina
2–1
Chile
2021
Chi tiết

Argentina
1–0
Brasil

Colombia
3–2
Perú
2024
Chi tiết
 Hoa Kỳ
Argentina
1–0 (h.p.)
Colombia

Uruguay
2–2
(4–3)

(p)


Canada

(Các đội khách mời được in nghiêng)

1 Chỉ có 3 đội tham dự.
2 Đồng giải ba (không thi đấu).
  1. ^ Giải đấu năm 2020 dự kiến diễn ra tại ArgentinaColombia. Tuy nhiên, tháng 5/2021, Colombia phải huỷ đăng cai vì vấn đề chính trị, sau đó Argentina cũng phải huỷ đăng cai vì đại dịch COVID-19, sau đó quyền đăng cai được trao cho Brasil.

Các đội tuyển đạt đến hạng tư

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
 Argentina 16 (1921*, 1925*, 1927, 1929*, 1937*, 1941, 1945, 1946*, 1947, 1955, 1957, 1959 (Argentina)*, 1991, 1993, 2021, 2024) 14 (1916*, 1917, 1920, 1923, 1924, 1926, 1935, 1942, 1959 (Ecuador), 1967, 2004, 2007, 2015, 2016) 5 (1919, 1956, 1963, 1989, 2019) 2 (1922, 1987*)
 Uruguay 15 (1916, 1917*, 1920, 1923*, 1924*, 1926, 1935, 1942*, 1956*, 1959 (Ecuador), 1967*, 1983, 1987, 1995*, 2011) 6 (1919, 1927, 1939, 1941, 1989, 1999) 10 (1921, 1922, 1929, 1937, 1947, 1953, 1957, 1975, 2004, 2024) 5 (1945, 1946, 1955, 2001, 2007)
 Brasil 9 (1919*, 1922*, 1949*, 1989*, 1997, 1999, 2004, 2007, 2019*) 12 (1921, 1925, 1937, 1945, 1946, 1953, 1957, 1959 (Argentina), 1983, 1991, 1995, 2021*) 7 (1916, 1917, 1920, 1942, 1959 (Ecuador), 1975, 1979) 3 (1923, 1956, 1963)
 Paraguay 2 (1953, 1979) 6 (1922, 1929, 1947, 1949, 1963, 2011) 7 (1923, 1924, 1925, 1939, 1946, 1959 (Argentina), 1983) 7 (1921, 1926, 1937, 1942, 1967, 1989, 2015)
 Chile 2 (2015*, 2016) 4 (1955*, 1956, 1979, 1987) 5 (1926*, 1941*, 1945*, 1967, 1991*) 11 (1916, 1917, 1919, 1920*, 1924, 1935, 1939, 1947, 1953, 1999, 2019)
 Perú 2 (1939*, 1975) 1 (2019) 8 (1927*, 1935*, 1949, 1955, 1979, 1983, 2011, 2015) 6 (1929, 1941, 1957*, 1959 (Argentina), 1997, 2021)
 Colombia 1 (2001*) 2 (1975, 2024) 5 (1987, 1993, 1995, 2016, 2021) 2 (1991, 2004)
 Bolivia 1 (1963*) 1 (1997*) 2 (1927, 1949)
 México^ 2 (1993, 2001) 3 (1997, 1999, 2007)
 Honduras^ 1 (2001)
 Ecuador 2 (1959 (Ecuador)*, 1993*)
 Hoa Kỳ^ 2 (1995, 2016)
 Venezuela 1 (2011)
 Canada^ 1 (2024)
*=Chủ nhà
^=Khách mời

Kết quả của các nước chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Nước đăng cai Kết quả
1916  Argentina Á quân
1917  Uruguay Vô địch
1919  Brasil Vô địch
1920  Chile Hạng tư
1921  Argentina Vô địch
1922  Brasil Vô địch
1923  Uruguay Vô địch
1924  Uruguay Vô địch
1925  Argentina Vô địch
1926  Chile Hạng ba
1927  Perú Hạng ba
1929  Argentina Vô địch
1935  Perú Hạng ba
1937  Argentina Vô địch
1939  Perú Vô địch
1941  Chile Hạng ba
1942  Uruguay Vô địch
1945  Chile Hạng ba
1946  Argentina Vô địch
1947  Ecuador Hạng sáu
1949  Brasil Vô địch
1953  Perú Hạng năm
1955  Chile Á quân
1956  Uruguay Vô địch
1957  Perú Hạng tư
1959  Argentina Vô địch
1959  Ecuador Hạng tư
1963  Bolivia Vô địch
1967  Uruguay Vô địch
1987  Argentina Vô địch
1989  Brasil Vô địch
1991  Chile Hạng ba
1993  Ecuador Hạng tư
1995  Uruguay Vô địch
1997  Bolivia Á quân
1999  Paraguay Tứ kết
2001  Colombia Vô địch
2004  Perú Tứ kết
2007  Venezuela Tứ kết
2011  Argentina Tứ kết
2015  Chile Vô địch
2016  Hoa Kỳ Hạng tư
2019  Brasil Vô địch
2021  Brasil Á quân
2024  Hoa Kỳ Vòng bảng

Kết quả của đương kim vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Đương kim vô địch Kết quả
1917  Uruguay Vô địch
1919  Uruguay Á quân
1920  Brasil Hạng ba
1921  Uruguay Hạng ba
1922  Argentina Hạng tư
1923  Brasil Hạng tư
1924  Brasil Vô địch
1925  Brasil Vô địch
1926  Argentina Á quân
1927  Uruguay Á quân
1929  Argentina Vô địch
1935  Argentina Á quân
1937  Uruguay Vô địch
1939  Argentina Bỏ cuộc
1941  Perú Hạng tư
1942  Argentina Á quân
1945  Uruguay Hạng tư
1946  Argentina Vô địch
1947  Argentina Vô địch
1949  Argentina Bỏ cuộc
1953  Brasil Á quân
1955  Paraguay Hạng năm
1956  Argentina Hạng ba
1957  Uruguay Hạng ba
1959  Argentina Vô địch
1959  Argentina Vô địch
1963  Uruguay Bỏ cuộc
1967  Bolivia Hạng sáu
1975  Uruguay Hạng tư
1979  Perú Hạng tư
1983  Paraguay Hạng ba
1987  Uruguay Vô địch
1989  Uruguay Á quân
1991  Brasil Á quân
1993  Argentina Vô địch
1995  Argentina Tứ kết
1997  Uruguay Vòng bảng
1999  Brasil Vô địch
2001  Brasil Tứ kết
2004  Colombia Hạng tư
2007  Brasil Vô địch
2011  Brasil Tứ kết
2015  Uruguay Tứ kết
2016  Chile Vô địch
2019  Chile Hạng tư
2021  Brasil Á quân
2024  Argentina Vô địch
2028  Argentina Chưa xác định

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ xuất sắc nhất giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cầu thủ
1916 Uruguay Isabelino Gradín
1917 Uruguay Héctor Scarone
1919 Brasil Arthur Friedenreich
1920 Uruguay José Piendibene
1921 Argentina Américo Tesoriere
1922 Brasil Agostinho Fortes Filho
1923 Uruguay José Nasazzi
1924 Uruguay Pedro Petrone
1925 Argentina Manuel Seoane
1926 Uruguay José Leandro Andrade
1927 Argentina Manuel Seoane
1929 Argentina Manuel Ferreira
1935 Uruguay José Nasazzi
1937 Argentina Vicente de la Mata
1939 Perú Teodoro Fernández
1941 Chile Sergio LivinVBtone
1942 Uruguay Obdulio Varela
1945 Brasil Domingos da Guia
1946 Argentina Adolfo Pedernera
1947 Argentina José Manuel Moreno
1949 Brasil Ademir
1953 Paraguay Heriberto Herrera
1955 Chile Enrique Hormazábal
1956 Uruguay Óscar Míguez
1957 Argentina Omar Sívori
1959 Brasil Pelé
1959 Uruguay Alcides Silveira
1963 Bolivia Ramiro Blacut
1967 Uruguay Pedro Rocha
1975 Perú Teófilo Cubillas
1979 Chile Carlos Caszely
1983 Uruguay Enzo Francescoli
1987 Colombia Carlos Valderrama
1989 Uruguay Rubén Sosa
1991 Argentina Leonardo Rodríguez
1993 Argentina Sergio Goycochea
1995 Uruguay Enzo Francescoli
1997 Brasil Ronaldo
1999 Brasil Rivaldo
2001 Honduras Amado Guevara
2004 Brasil Adriano
2007 Brasil Robinho
2011 Uruguay Luis Suárez
2015 Argentina Lionel Messi
2016 Chile Alexis Sánchez
2019 Brasil Daniel Alves
2021 Argentina Lionel Messi
2024 Colombia James Rodríguez

Vua phá lưới

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cầu thủ Số bàn
thắng
1916 Uruguay Isabelino Gradín 3
1917 Uruguay Ángel Romano 4
1919 Brasil Arthur Friedenreich 4
Brasil Neco
1920 Uruguay José Pérez 3
Uruguay Ángel Romano
1921 Argentina Julio Libonatti 3
1922 Argentina Julio Francia 4
1923 Argentina Vicente Aguirre 3
Uruguay Pedro Petrone
1924 Uruguay Pedro Petrone 4
1925 Uruguay Manuel Seoane 6
1926 Chile David Arellano 7
1927 Argentina Alfredo Carricaberry 3
Argentina Segundo Luna
Uruguay Roberto Figueroa
Uruguay Pedro Petrone
Uruguay Héctor Scarone
1929 Paraguay Aurelio González 5
1935 Argentina Herminio Masantonio 4
1937 Chile Raúl Toro Julio 7
1939 Perú Teodoro Fernández 7
1941 Argentina Juan Marvezzi 5
1942 Argentina Herminio Masantonio 7
Argentina José Manuel Moreno
1945 Argentina Norberto Méndez 6
Brasil Heleno de Freitas
1946 Uruguay José María Medina 7
1947 Uruguay Nicolás Falero 8
1949 Brasil Jair da Rosa Pinto 9
1953 Chile Francisco Molina 7
1955 Argentina Rodolfo Micheli 8
1956 Chile Enrique Hormazábal 4
1957 Argentina Humberto Maschio 9
Uruguay Javier Ambrois
1959 Brasil Pelé 8
1959 Argentina José Sanfilippo 6
1963 Ecuador Carlos Alberto Raffo 6
1967 Argentina Luis Artime 5
1975 Argentina Leopoldo Luque 4
Colombia Ernesto Díaz
1979 Chile Jorge Peredo 4
Paraguay Eugenio Morel
1983 Argentina Jorge Burruchaga 3
Brasil Roberto Dinamite
Uruguay Carlos Aguilera
1987 Colombia Arnoldo Iguarán 4
1989 Brasil Bebeto 6
1991 Argentina Gabriel Batistuta 6
1993 Venezuela José Luis Dolgetta 4
1995 Argentina Gabriel Batistuta 4
México Luis García
1997 México Luis Hernández 6
1999 Brasil Rivaldo 5
Brasil Ronaldo
2001 Colombia Víctor Aristizábal 6
2004 Brasil Adriano 7
2007 Brasil Robinho 6
2011 Perú Paolo Guerrero 5
2015 Chile Eduardo Vargas 4
Perú Paolo Guerrero
2016 Chile Eduardo Vargas 6
2019 Brasil Everton Soares 3
Perú Paolo Guerrero
2021 Argentina Lionel Messi 4
Colombia Luis Díaz
2024 Argentina Lautaro Martínez 5

Bảng xếp hạng tổng thể

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến Cúp bóng đá Nam Mỹ 2024
Chú thích
Đội đã vô địch giải đấu
TT Đội tuyển Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm
1.  Argentina 208 132 43 33 483 183 +300 439
2.  Uruguay 212 115 40 57 421 226 +195 385
3.  Brasil 195 109 41 45 435 206 +229 368
4.  Chile 191 67 35 89 291 317 –26 236
5.  Paraguay 180 64 43 73 267 311 –44 235
6.  Perú 164 58 40 66 230 258 –28 214
7.  Colombia 130 53 26 51 154 194 –40 185
8.  Bolivia 122 20 26 76 109 308 –199 86
9.  Ecuador 130 17 28 85 139 331 –192 79
10.  México[a] 51 20 14 17 67 63 +4 74
11.  Venezuela 74 11 18 45 59 182 –123 51
12.  Costa Rica[a] 20 6 4 10 19 35 –16 22
13.  Hoa Kỳ[a] 21 6 2 13 21 32 –11 20
14.  Honduras[a] 6 3 1 2 7 5 +2 10
15.  Panama[a] 7 3 0 4 10 20 –10 9
16.  Canada[a] 6 1 3 2 4 7 –3 6
17.  Nhật Bản[a] 6 0 3 3 6 15 –9 3
18.  Qatar[a] 3 0 1 2 2 5 –3 1
19.  Haiti[a] 3 0 0 3 1 12 –11 0
20.  Jamaica[a] 9 0 0 9 1 16 –15 0

Ghi chú

  1. ^ a b c d e f g h i j Đội khách mời

Các huấn luyện viên vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Huấn luyện viên Vô địch
1916 Uruguay Alfredo Foglino  Uruguay
1917 Uruguay Ramón Platero  Uruguay
1919 Brasil Haroldo Domingues  Brasil
1920 Uruguay Ernesto Fígoli  Uruguay
1921 Argentina Pedro Calomino  Argentina
1922 Brasil Laís  Brasil
1923 Uruguay Leonardo De Lucca  Uruguay
1924 Uruguay Ernesto Meliante  Uruguay
1925 Argentina Américo Tesoriere  Argentina
1926 Uruguay Ernesto Fígoli  Uruguay
1927 Argentina José Lago Millón  Argentina
1929 Argentina Fransisco Olazar  Argentina
1935 Uruguay Raúl V. Blanco  Uruguay
1937 Argentina Manuel Seoane  Argentina
1939 Anh Jack Greenwell  Perú
1941 Argentina Guillermo Stábile  Argentina
1942 Uruguay Pedro Cea  Uruguay
1945 Argentina Guillermo Stábile  Argentina
1946 Argentina Guillermo Stábile  Argentina
1947 Argentina Guillermo Stábile  Argentina
1949 Brasil Flávio Costa  Brasil
1953 Paraguay Manuel Fleitas Solich  Paraguay
1955 Argentina Guillermo Stábile  Argentina
1956 Uruguay Hugo Bagnulo  Uruguay
1957 Argentina Guillermo Stábile  Argentina
1959 Argentina Victorio Spinetto  Argentina
1959 Uruguay Juan Carlos Corazzo  Uruguay
1963 Brasil Danilo Alvim  Bolivia
1967 Uruguay Juan Carlos Corazzo  Uruguay
1975 Perú Marcos Calderón  Perú
1979 Paraguay Ranulfo Miranda  Paraguay
1983 Uruguay Omar Borrás  Uruguay
1987 Uruguay Roberto Fleitas  Uruguay
1989 Brasil Sebastião Lazaroni  Brasil
1991 Argentina Alfio Basile  Argentina
1993 Argentina Alfio Basile  Argentina
1995 Uruguay Héctor Núñez  Uruguay
1997 Brasil Mário Zagallo  Brasil
1999 Brasil Vanderlei Luxemburgo  Brasil
2001 Colombia Francisco Maturana  Colombia
2004 Brasil Carlos Alberto Parreira  Brasil
2007 Brasil Dunga  Brasil
2011 Uruguay Óscar Tabárez  Uruguay
2015 Argentina Jorge Sampaoli  Chile
2016 Tây Ban Nha Juan Antonio Pizzi  Chile
2019 Brasil Tite  Brasil
2021 Argentina Lionel Scaloni  Argentina
2024 Argentina Lionel Scaloni  Argentina

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đội tuyển

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vô địch nhiều nhất: Argentina – 16 lần
  • Tham dự nhiều nhất: Uruguay – 45 lần
  • Thi đấu nhiều trận nhất: Uruguay – 197 trận
  • Vào chung kết nhiều nhất: Argentina – 29 lần
  • Thắng nhiều trận nhất: Argentina – 123 trận
  • Ghi nhiều bàn thắng nhất: Argentina – 455 bàn
  • Hiệu suất bàn thắng nhiều nhất: Argentina – 2,41 bàn/trận
  • ĐTQG duy nhất vô địch 3 lần liên tiếp: Argentina (1945, 1946, 1947)
  • ĐTQG vào chung kết nhiều lần liên tiếp nhất: Argentina (8 lần)
  • ĐTQG thất bại đậm nhất lịch sử: Ecuador 0–12 Argentina
  • ĐTQG bị thủng lưới nhiều nhất lịch sử: Ecuador – 311 bàn

Theo cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất 1 kỳ Copa: Jair Da Rosa (Brasil), Humberto Maschio (Argentina), Javier Ambrois (Uruguay) – cùng 9 bàn
  • Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong 1 trận đấu: Scarone, Marvezzi, Evaristo – cùng ghi được 5 bàn
  • Tay săn bàn vĩ đại nhất lịch sử Copa: Norberto Mendez (Argentina), Zizinho (Brasil) – cùng 17 bàn
  • Cầu thủ đá hỏng phạt đền nhiều nhất trong một trận: Martin Palermo (Argentina) tại Copa 1999 – đá hỏng 3 quả trong 1 trận đấu

Kỷ lục khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • HLV tham dự nhiều kỳ Copa nhất: Guillermo Stabile – 6 lần
  • Siêu kinh điển của Copa America không phải Argentina gặp Brasil mà là Uruguay gặp Argentina trong 12 trận chung kết
  • Copa America là giải đấu bóng đá dành cho ĐTQG lâu đời nhất hành tinh, với lịch sử 105 năm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “X Campeonato Sud Americano de Football”. biblioteca.afa.org.ar. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ a b “The oldest main continental tournament in the world”. CONMEBOL.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ “CONCACAF and CONMEBOL Announce Agreement to Bring Copa America 2016 to the United States”. CONCACAF.com. 1 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Copa América: History”. CONMEBOL. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ “Truyền thông Argentina đưa đậm nét về ý nghĩa Cách mạng tháng Tám”.
  6. ^ “Campeonato de la Asociación Argentina de Football 1916”.
  7. ^ “Trang web chính thức của Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ”.
  8. ^ “Copa America có thể sáp nhập với Gold Cup”.
  9. ^ “Nên sáp nhập Gold Cup với Copa America?”.
  10. ^ “Argentina and Colombia là chủ nhà của Copa America 2020”.
  11. ^ “Tước quyền hai đồng chủ nhà, Copa America 2021 chuyển đến Brazil”. Người Lao Động. 1 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ “Brazil đăng cai Copa America thay Colombia và Argentina”. Tuổi Trẻ Online. 1 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ “Các ngôi sao tẩy chay, Copa America 2021 đứng trước nguy cơ bị hủy”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ “[流言板]遗憾!赛程撞车,足协忍痛放弃美洲杯”. Hupu. Lưu trữ bản gốc |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp).
  15. ^ “Football Australia confirms Socceroos' withdrawal from Copa America”. Football Australia. 24 tháng 2 năm 2021.
  16. ^ “Qatar not to feature in Copa America 2021”. Qatar Football Association. 23 tháng 2 năm 2021.
  17. ^ "'Bolivia' para el segundo", Correo del Sur, ngày 4 tháng 7 năm 2015

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
White Room (ホワイトルーム, Howaito Rūmu, Việt hoá: "Căn phòng Trắng") là một cơ sở đào tạo và là nơi nuôi nấng Kiyotaka Ayanokōji khi cậu còn nhỏ
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Pháo đài Meropide và Nước Biển Khởi Nguyên
Vào thời điểm không xác định, khi mà Thủy thần Egaria còn tại vị, những người Fontaine có tội sẽ bị trừng phạt
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Trong 2 bản DLC này, chúng ta sẽ thực sự vào vai Tôn Ngộ Không chứ không còn là Thiên Mệnh Hầu nữa.
Giới thiệu Cosmo the Space Dog trong MCU
Giới thiệu Cosmo the Space Dog trong MCU
Chú chó vũ trụ Cosmo cuối cùng cũng đã chính thức gia nhập đội Vệ binh dải ngân hà trong Guardians of the Galaxy