Cobalt(II) acetat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Cobalt(II) acetate |
Tên khác | Cobalt diacetat Cobaltơ acetat |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh ảnh 2 |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Co(C2H3O2)2 |
Khối lượng mol | 177,02224 g/mol (khan) 178,823768 g/mol (0,1 nước) 195,03752 g/mol (1 nước) 249,08336 g/mol (4 nước) |
Bề ngoài | tinh thể đỏ đậm (khan) tinh thể hồng (4 nước) |
Mùi | giấm (4 nước) |
Khối lượng riêng | 1,705 g/cm³ (4 nước) |
Điểm nóng chảy | 140 °C (413 K; 284 °F) (4 nước) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | tan |
Độ hòa tan | tan trong alcohol, acid loãng, pentyl acetat (4 nước) |
MagSus | +11.000·10−6 cm³/mol |
Chiết suất (nD) | 1,542 (4 nước) |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
LD50 | 503 mg/kg (đường miệng, chuột) |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Cobalt(II) acetat là muối cobalt(II) của acid acetic với công thức hóa học Co(C2H3O2)2. Nó thường được tìm thấy dưới dạng tetrahydrat Co(CH3CO2)2·4H2O, còn được viết tắt là Co(OAc)2·4H2O. Nó được sử dụng làm chất xúc tác.
Giống như nhiều muối acetat của kim loại chuyển tiếp khác, cobalt(II) acetat được tạo ra bằng phản ứng của cobalt(II) oxide hoặc hydroxide với acid acetic:
Tinh thể học tia X đã chứng minh tetrahydrat có cấu trúc bát diện, trung tâm cobalt phối trí với bốn phân tử nước và hai phối tử acetat.[1]Nickel(II) acetat cũng có cấu trúc tương tự.[2]
Nhiều loại hydrat khác nhau được biết đến bao gồm Co(CH3CO2)2·H2O và [Co(CH3CO2)2]5·0,5H2O.[3]
Cobalt(II) acetat là tiền thân của nhiều loại chất làm khô dầu, chất xúc tác cho phép sơn và vecni cứng lại.[4]
Cobalt(II) acetat khan là nguồn cobalt được sử dụng rộng rãi trong quá trình tổng hợp vật liệu[5], chất xúc tác[6] và điều chế các phức chất.[7]
Muối cobalt có tính độc.[8]