Coban(II) iodat | |
---|---|
Tên khác | Coban điodat Cobanơ iodat Coban(II) iodat(V) Coban điodat(V) Cobanơ iodat(V) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Co(IO3)2 |
Khối lượng mol | 408,7374 g/mol (khan) 444,76796 g/mol (2 nước) 462,78324 g/mol (3 nước) 480,79852 g/mol (4 nước) 498,8138 g/mol (5 nước) 516, 82908 g/mol (6 nước) |
Bề ngoài | tinh thể: chàm (khan) dương sáng (2 nước) đỏ nhạt (3 nước) tím hồng (4 nước) hồng (5 nước) đỏ (6 nước) |
Khối lượng riêng | 5,008 g/cm³ (khan, 18 ℃) 4,9885 g/cm³ (2 nước, 19 ℃) 3,6893 g/cm³ (6 nước, 21 ℃)[1] |
Điểm nóng chảy | 200 °C (473 K; 392 °F) (phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | khan: 1,2 g/100 mL (20 ℃) ,91 g/100 mL (100 ℃) 2 nước: 1,02 g/100 mL (20 ℃), xem thêm bảng độ tan |
Nhiệt hóa học | |
Enthalpy hình thành ΔfH | -1082 kJ mol-1 (2 nước)[2] |
Entropy mol tiêu chuẩn S | 268 J mol-1K-1 (2 nước) |
Các nguy hiểm | |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Cobalt(II) chlorat Cobalt(II) bromat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Cobalt(II) iodat là hợp chất hóa học vô cơ có công thức Co(IO3)2. Chỉ có cobalt iodat hóa trị hai được biết đến.
Hydrat thu được từ dung dịch acid iodic và cobalt(II) carbonat. Đối với dạng khan, đun nóng hydrat ở 165–200 ℃ trong một thời gian dài, hoặc đun nóng cobalt(II) nitrat và kali iodat đến 120 ℃ trong trạng thái kín trong 2–3 giờ, hoặc sử dụng cobalt(II) nitrat và kali iodide; nó thu được bằng cách làm đặc hỗn hợp acid acetic và acid nitric ở 80–90 °C (176–194 °F; 353–363 K).
Cobalt(II) iodat hòa tan trong acid phosphoric loãng và acid sulfuric.
Độ hòa tan trong nước thấp, và tích số tan như sau:
acid sulfuric và acid phosphoric ở dạng loãng khi đun nóng sẽ tan nhiều Co(IO3)2 hơn. Hợp chất phân hủy khi được làm nóng đến khoảng 200 °C (392 °F; 473 K) giải phóng oxy và iod.
Cobalt(II) iodat còn tạo một số hợp chất với NH3, có dạng Co(IO3)2(NH3)x. Nó có màu đỏ nâu.[3] Điamin (x = 2) có màu tím nhạt, d25 ℃ = 3,37 g/cm³.[4]