Cobalt(II) cyanat | |
---|---|
Tên khác | Coban đicyanat Coban(II) isocyanat Coban đisocyanat Cobanơ cyanat Cobanơ isocyanat |
Nhận dạng | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Co(OCN)2 |
Khối lượng mol | 142,9658 g/mol |
Bề ngoài | tinh thể màu oải hương nhạt |
Khối lượng riêng | 2,432 g/cm³[1] |
Điểm nóng chảy | 80 °C (353 K; 176 °F) (phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | tan |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độ độc cao |
Các hợp chất liên quan | |
Hợp chất liên quan | Cobalt(II) thiocyanat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Cobalt(II) cyanat là một hợp chất hóa học vô cơ có công thức Co(OCN)2. Hợp chất này tồn tại dưới trạng thái là các tinh thể màu oải hương nhạt, tan trong nước, không bền với nhiệt (phân hủy ở 80 °C (176 °F; 353 K)).[1]
Cobalt(II) cyanat có thể được điều chế bằng cách cho cobalt(II) oxit hoặc cobalt(II) hydroxide tác dụng với acid cyanic ở điều kiện bình thường:
Cobalt(II) cyanat có đầy đủ tính chất hóa học của muối.
Cobalt(II) cyanat có thể phản ứng với nước ở nhiệt độ cao để tạo ra các loại muối kiềm, có công thức tổng quát là Co(OH)x(OCN)2 – x. Các muối với x = 0,6 (0,6 nước) và x = 0,75 (0,2 nước) đã được biết đến. Chúng đều có màu hồng và không tan trong nước, với khối lượng riêng d = 2,81 g/cm³.[2]
Giống như hầu hết các muối cyanat khác, cobalt(II) cyanat rất độc, mặc dù con người cũng cần có một lượng nhỏ cobalt. Do đó, khi sử dụng hợp chất này (cũng như các muối cyanat khác) phải hết sức thận trọng.
Co(OCN)2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Co(OCN)2·2N2H4 là chất rắn màu hồng.[3]