Cobalt(II) hydroxide

Cobalt(II) hydroxide
Danh pháp IUPACCoban(II) hydroxide
Tên khácCoban đihydroxide, cobanơ hydroxide, α-coban(II) hydroxide, β-coban(II) hydroxide, α-coban đihydroxide, β-coban đihydroxide, α-cobanơ hydroxide, β-cobanơ hydroxide
Nhận dạng
Số CAS21041-93-0
PubChem10129900
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Co+2].[OH-].[OH-]

InChI
đầy đủ
  • 1/Co.2H2O/h;2*1H2/q+2;;/p-2
ChemSpider8305419
Thuộc tính
Công thức phân tửCo(OH)2
Khối lượng mol92,94768 g/mol
Bề ngoàibột hồng đỏ hoặc bột xanh dương
Khối lượng riêng3,597 g/cm³
Điểm nóng chảy 168 °C (441 K; 334 °F) (phân hủy)[1]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước3,2 mg/L
Tích số tan, Ksp1,0×10-15
Độ hòa tanhòa tan trong axit, amonia; không hòa tan trong kiềm loãng
Cấu trúc
Tọa độmặt thoi
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-539,7 kJ·mol−1
Entropy mol tiêu chuẩn So29879,0 J·mol−1·K−1[1]
Các nguy hiểm
Phân loại của EUCó hại Xn
NFPA 704

0
1
2
 
Chỉ dẫn RR20 R21 R22 R36 R37 R38 R43
Chỉ dẫn SS24 S26 S36 S37 S39[2]
Các hợp chất liên quan
Anion khácCobalt(II) chloride
Cobalt(II) bromide
Cobalt(II) iodide
Cation khácSắt(II) hydroxide
Nickel(II) hydroxide
Đồng(II) hydroxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Cobalt(II) hydroxide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Co(OH)2, dạng thường gặp là β-Co(OH)2. Đó là loại bột màu hồng đỏ, không hòa tan trong nước.[3][4] Một mẫu màu xanh lam không ổn định, còn được gọi là α-Co(OH)2, cũng đã được tìm thấy[3][4].

Nó được sử dụng nhiều như tác nhân làm khô cho sơn, vecni và mực, trong việc điều chế các hợp chất cobalt khác, như một chất xúc tác và trong việc sản xuất điện cực pin.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Cobalt(II) hydroxide kết tủa như một chất rắn khi một hydroxide kim loại kiềm được thêm vào một dung dịch nước muối Co2+:[5]

Co2+ + 2NaOH → Co(OH)2 + 2Na+

Hợp chất này có thể điều chế bằng phản ứng của cobalt(II) nitrat trong nước với dung dịch triethylamin N(C
2
H
5
)
3
như là cả base lẫn tác nhân tạo phức.[4]. Nó cũng được điều chế bằng điện phân dung dịch cobalt(II) nitrat với cathode platin.[6]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cobalt(II) hydroxide phân hủy thành cobalt(II) oxide ở nhiệt độ 168 °C trong chân không và bị oxy hóa bằng không khí.[5] Sản phẩm phân hủy nhiệt trong không khí trên 300 °C là Co3O4.[7][8]

Giống như sắt(II) hydroxide, cobalt(II) hydroxide là một hydroxide base. Nó tạo thành [Co(H2O)6]2+ trong dung dịch acid. Trong các base mạnh, cobalt(II) hydroxide chấp nhận thêm các ion hydroxide để tạo thành dung dịch cobaltat(II) màu xanh đậm [Co(OH)4]2− và [Co(OH)6]4−.[9]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cobalt(II) hydroxide có cấu trúc tinh thể brucit. Như vậy, các liên kiết giữa anion và cation giống như trong cadmi(II) iodide, trong đó các cation cobalt(II) có cấu trúc hình học phân tử bát diện[9].

Dạng beta có thể thu được như là các tấm rất nhỏ với hình học lục diện một phần, rộng 100-300 nm và dày 5–10 nm.[4][6]

Dạng alpha

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái gọi là α-Co(OH)2 liên quan chặt chẽ với β-Co(OH)2 nhưng có cấu trúc hydrotalcit.[4] Như vậy nó chứa các anion khác (như nitrat, carbonat, chloride) trong các lớp xen vào giữa các lớp hydroxide-cobalt-hydroxide có điện tích dương tồn dư, do đó nó không phải là một đa hình. Nó thường thu được như là chất kết tủa màu xanh lam khi một base như natri hydroxide được thêm vào dung dịch muối của cobalt(II).

α-Co(OH)2 là tiền thân của β-Co(OH)2 và kết tủa này chuyển hóa chậm thành dạng beta.[10]

Ống nano

[sửa | sửa mã nguồn]

Cobalt(II) hydroxide có thể thu được dưới dạng các ống nano, có thể được quan tâm trong công nghệ nanokhoa học vật liệu.[11]

Ống nano cobalt(II) hydroxide. Quy mô thanh: (a, b) 500 nm, 200 nm; (c, e) 50 nm; (d) 100 nm.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Lide, David R. (1998). Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 513. ISBN 0-8493-0594-2.
  2. ^ “Safety (MSDS) data for cobalt (II) hydroxide”. Oxford University. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ a b Lide, David R. (1998). Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 454. ISBN 0-8493-0594-2.
  4. ^ a b c d e Xiaohe Liu, Ran Yi, Ning Zhang, Rongrong Shi, Xingguo Li, and Guanzhou Qiu (2008): "Cobalt hydroxide nanosheets and their thermal decomposition to cobalt oxide nanorings". Chemistry, an Asian Journal 3(4): 732-738. doi:10.1002/asia.200700264
  5. ^ a b O. Glemser "Cobalt(II) Hydroxide" in Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, ấn bản lần 2 Chủ biên G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Quyển 1. tr. 1521.
  6. ^ a b P. Benson, G. W. D. Briggs & W. F. K. Wynne-Jones (1964): "The cobalt hydroxide electrode - I. Structure and phase transitions of the hydroxides". Electrochimica Acta 9(3): 275-280. doi:10.1016/0013-4686(64)80016-5
  7. ^ Jayashree R. S.; Kamath P. Vishnu (1999). “Electrochemical synthesis of a-cobalt hydroxide”. Journal of Materials Chemistry. 9 (4): 961–963. doi:10.1039/A807000H.
  8. ^ Xu Z. P.; Zeng H. C. (1998). “Thermal evolution of cobalt hydroxides: a comparative study of their various structural phases”. Journal of Materials Chemistry. 8 (11): 2499–2506. doi:10.1039/A804767G.
  9. ^ a b Wiberg, Nils; Wiberg, Egon; Holleman, A. F. (2001). Inorganic Chemistry. Academic Press. tr. 1478–1479. ISBN 0-12-352651-5. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  10. ^ Liu, Zhaoping; Ma, Renzhi; Osada, Minoru; Takada, Kazunori; Sasaki, Takayoshi (2005). “Selective and Controlled Synthesis of α- and β-Cobalt Hydroxides in Highly Developed Hexagonal Platelets”. Journal of the American Chemical Society. 127: 13869–13874. doi:10.1021/ja0523338.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ a b Ni, Bing; Liu, Huiling; Wang, Peng-Peng; He, Jie; Wang, Xun (2015). “General synthesis of inorganic single-walled nanotubes”. Nature Communications. 6: 8756. doi:10.1038/ncomms9756. PMC 4640082. PMID 26510862.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Sự kiện sáp nhập Ukraine vào Nga năm 1654
Trong sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, chúng ta thường hay nghe vụ Liên Xô cắt bán đảo Crimea cho Ukraine năm 1954
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker: lực lượng chiến đấu tinh nhuệ bậc nhất của phe Decepticon Transformers
Seeker (Kẻ dò tìm) là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm các người lính phản lực của Decepticon trong The Transformers
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Altered Carbon: Resleeved - Hoạt hình spin-off của loạt phim Netflix
Là bộ phim hoạt hình Nhật Bản ra mắt năm 2020, Altered Carbon: Resleeved đóng vai trò như spin-off của loạt phim truyền hình gốc Altered Carbon trên Netflix