Thành lập | 1971 |
---|---|
Khu vực | UEFA (châu Âu) |
Số đội | 48 (vòng bảng) 2 (trận chung kết) |
Đội vô địch hiện tại | Atalanta (lần thứ 1) |
Câu lạc bộ thành công nhất | Sevilla (7 lần) |
Chung kết UEFA Europa League 2024 |
UEFA Europa League, tiền thân là Cúp UEFA, là một giải đấu bóng đá do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức thường niên vào năm 1971.[1] Đây được coi là sân chơi quốc tế quan trọng thứ hai dành cho các câu lạc bộ ở châu Âu sau UEFA Champions League. Những đội bóng hội tụ đủ điều kiện dự Europa League dựa trên màn trình diễn của họ tại giải vô địch quốc gia và cúp quốc gia nội địa. Trong 25 năm đầu tiên tổ chức giải, trận chung kết diễn ra theo thể thức hai lượt trận, mỗi trận đá ở sân nhà của từng đội góp mặt nhưng vào năm 1998, Inter Milan đánh bại Lazio trong trận chung kết theo thể thức một trận duy nhất đầu tiên diễn ra tại một địa điểm trung lập, sân vận động Công viên các Hoàng tử ở Paris.[2] Tottenham Hotspur là đội bóng đầu tiên lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Wolverhampton Wanderers trên tổng tỷ số 3–2.[3] 10 trận chung kết có sự góp mặt của hai đội bóng từ cùng hiệp hội quốc gia: Ý (1990, 1991, 1995 và 1998), Tây Ban Nha (2007 và 2012), Anh (1972 và 2019), Đức (1980) và Bồ Đào Nha (2011).
Sevilla là đội sở hữu kỷ lục nhiều danh hiệu nhất khi đăng quang tới bảy lần kể từ khi giải đấu ra đời.[4] Real Madrid (đội vô địch trong các năm 1985 và 1986) và Sevilla (đội vô địch trong các năm 2006 và 2007; và trong các năm 2014, 2015, 2016) là những câu lạc bộ duy nhất bảo vệ thành công ngôi vô địch. Các đại diện từ Tây Ban Nha đăng quang giải tới 11 lần, nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác.[1] Nhà vô địch cuối cùng trước khi Cúp UEFA được đổi tên thành UEFA Europa League là Shakhtar Donetsk, đội đã đánh bại Werder Bremen 2–1 sau hiệp phụ trong trận chung kết năm 2009. Benfica và Marseille là hai đội thua nhiều trận chung kết nhất, với 3 trận thua trong giải đấu. Nhà vô địch hiện tại là Atalanta, đội đã đánh bại Bayer Leverkusen với tỷ số 3–0 trong trận chung kết năm 2024.
Trong khi Inter-Cities Fairs Cup được coi là tiền thân của Cúp UEFA, Liên đoàn bóng đá châu Âu lại không công nhận nó là một giải đấu chính thức của UEFA, do đó thống kê của giải đó sẽ không nằm trong danh sách này.[5]
Trận đấu kết thúc sau hiệp phụ | |
* | Trận đấu kết thúc sau loạt sút luân lưu |
§ | Trận đấu kết thúc bởi một bàn thắng vàng |
Quốc gia | Số lần vô địch | Số lần á quân | Tổng cộng |
---|---|---|---|
Tây Ban Nha | 14 | 5 | 19 |
Ý | 10 | 8 | 18 |
Anh | 9 | 8 | 17 |
Đức[o] | 7 | 9 | 16 |
Hà Lan | 4 | 3 | 7 |
Bồ Đào Nha | 2 | 5 | 7 |
Nga | 2 | 0 | 2 |
Thụy Điển | 2 | 0 | 2 |
Bỉ | 1 | 2 | 3 |
Ukraina | 1 | 1 | 2 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1 | 0 | 1 |
Pháp | 0 | 5 | 5 |
Scotland | 0 | 4 | 4 |
Áo | 0 | 1 | 1 |
Hungary | 0 | 1 | 1 |
Nam Tư | 0 | 1 | 1 |
Chung
Cụ thể