Giải vô địch bóng đá vùng Caribe

Giải vô địch bóng đá vùng Caribe
Cơ quan tổ chứcCFU
Thành lập1989; 36 năm trước (1989)
Bãi bỏ2017; 8 năm trước (2017)
Khu vựcVùng Caribe
Số đội31
Giải đấu liên quanGiải vô địch bóng đá CFU
Copa Centroamericana/Copa de Naciones UNCAF
Cúp các quốc gia Bắc Mỹ
Đội vô địch
cuối cùng
 Curaçao (lần thứ nhất)
Đội bóng
thành công nhất
 Trinidad và Tobago
(8 lần)
Trang webwww.caribbeancup.org

Giải vô địch bóng đá vùng Caribe (tên chính thức: Caribbean Cup) từng là giải đấu bóng đá tổ chức dành cho các đội tuyển bóng đá quốc gia là thành viên của Liên đoàn bóng đá Caribe. Giải đấu đầu tiên do Shell thành lập và điều hành bởi cựu cầu thủ ném bóng nhanh của đội tuyển Cricket Anh Fred Rumsey, được tổ chức vào năm 1989 tại Barbados. Giải vô địch bóng đá vùng Caribe đóng vai trò là giải đấu vòng loại giữa các thành viên CFU cho Cúp Vàng CONCACAF. Giải vô địch bóng đá vùng Caribe là giải đấu thay thế cho giải vô địch bóng đá CFU tổ chức từ năm 1978 đến 1988.

Trinidad và Tobago, đội tuyển vô địch tám lần, cùng Jamaica, đội tuyển có sáu lần vô địch, là hai đội tuyển thành công nhất, vô địch tổng cộng 14 giải đấu trên 18 giải đấu đã được tổ chức. Martinique, Haiti, CubaCuraçao là những đội tuyển còn lại đã từng lên ngôi vô địch.

Trong ngày diễn ra trận chung kết của giải đấu năm 1990, một cuộc nổi loạn diễn ra tại quốc gia chủ nhà Trinidad và Tobago do nhóm khủng bố Jamaat al Muslimeen gây ra đã khiến cho giải đấu buộc phải hủy bỏ mà không thể tổ chức trận chung kết và tranh hạng ba. Ngoài ra, giải đấu cũng không được tổ chức vào các năm 2000, 2002 và 2003.

Giải đấu năm 2017 là lần tổ chức thứ 19 và cũng là lần tổ chức cuối cùng của giải đấu. Giải đấu đã được hủy bỏ và thay vào đó các đội tuyển thành viên sẽ tham gia tranh tài tại CONCACAF Nations League.[1]

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Qua nhiều năm, giải đấu đã được đặt tên theo các nhà tài trợ tương ứng của nó. Shell đã tài trợ cho giải đấu kể từ khi nó được thành lập vào năm 1989.[2]

Vào tháng 2 năm 1996, Jack Warner đã công bố một khoản tài trợ mới từ công ty sản xuất quần áo thể thao Umbro cho Giải vô địch bóng đá vùng Caribe 1996.[3] Giải đấu cũng được Umbro đồng tài trợ vào năm 1997 trước khi Shell giành lại quyền tài trợ duy nhất cho giải đấu năm 1998.

Tháng 10 năm 1998, trong năm đầu tiên và duy nhất được tài trợ bởi Asia Sport Group (nay là World Sport Group), giải đấu đã đổi tên thành Copa Caribe. Chủ tịch CFU Jack Warner tuyên bố rằng sự thay đổi này được thực hiện để làm nổi bật giải đấu như một nhánh của Copa de Oro.[4] Inter/Forever có trụ sở tại Florida (nay là Traffic Group) đã đồng ý một thỏa thuận tài trợ mới để thay thế thỏa thuận của Asia Sport Group vào tháng 1 năm 1999.[5] Giải đấu vẫn giữ nguyên tên gọi Copa Caribe vào các năm 1999 và 2001.

Giải đấu không được tổ chức vào năm 2003, thay vào đó các đội tuyển tập trung thi đấu vòng bảng của vòng loại Cúp Vàng CONCACAF 2003.

Công ty điện thoại Digicel có trụ sở tại Caribe đã tiếp quản quyền tài trợ giải đấu vào năm 2004,[6] và vào tháng 6 năm 2007 họ tiếp tục đồng ý tài trợ cho các giải đấu năm 2008 và 2010.[7] Các giải đấu năm 2012 và 2014 không có nhà tài trợ chính, trong khi giải đấu cuối cùng năm 2017 được tài trợ bởi Scotiabank.[8]

Các giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba
Nhà vô địch Tỷ số Á quân Hạng ba Tỷ số Hạng tư
Shell Caribbean Cup
1989
Chi tiết
 Barbados
Trinidad và Tobago
2–1
Grenada

Guadeloupe
Không tổ chức[n 1]
Antille thuộc Hà Lan
1990
Chi tiết
 Trinidad và Tobago Không tổ chức
( Trinidad và Tobago vs  Martinique)[n 2]
Không tổ chức
( Jamaica vs  Barbados)[n 2]
1991
Chi tiết
 Jamaica
Jamaica
2–0
Trinidad và Tobago

Saint Lucia
4–1
Guyana
1992
Chi tiết
 Trinidad và Tobago
Trinidad và Tobago
3–1
Jamaica

Martinique
1–1
(5–3 s.h.p)

Cuba
1993
Chi tiết
 Jamaica
Martinique
0–0
(6–5 s.h.p)

Jamaica

Trinidad và Tobago
3–2
Saint Kitts và Nevis
1994
Chi tiết
 Trinidad và Tobago
Trinidad và Tobago
7–2
Martinique

Guadeloupe
2–0
Suriname
1995
Chi tiết
 Quần đảo Cayman
 Jamaica

Trinidad và Tobago
5–0
Saint Vincent và Grenadines

Cuba
3–0
Quần đảo Cayman
Shell/Umbro Caribbean Cup
1996
Chi tiết
 Trinidad và Tobago
Trinidad và Tobago
2–0
Cuba

Martinique
1–1
(3–2 s.h.p)

Suriname
1997
Chi tiết
 Antigua và Barbuda
 Saint Kitts và Nevis

Trinidad và Tobago
4–0
Saint Kitts và Nevis

Jamaica
4–1
Grenada
Shell Caribbean Cup
1998
Chi tiết
 Jamaica
 Trinidad và Tobago

Jamaica
2–1
Trinidad và Tobago

Haiti
3–2
Antigua và Barbuda
Copa Caribe
1999
Chi tiết
 Trinidad và Tobago
Trinidad và Tobago
2–1
Cuba
 Haiti
 Jamaica
Không tổ chức[n 3]
2001
Chi tiết
 Trinidad và Tobago
Trinidad và Tobago
3–0
Haiti

Martinique
1–0
Cuba
Digicel Caribbean Cup
2005
Chi tiết
 Barbados
Jamaica
VT[n 4]
Cuba

Trinidad và Tobago
VT[n 4]
Barbados
2007
Chi tiết
 Trinidad và Tobago
Haiti
2–1
Trinidad và Tobago

Cuba
2–1
Guadeloupe
2008
Chi tiết
 Jamaica
Jamaica
2–0
Grenada

Guadeloupe
0–0
(5–4 s.h.p)

Cuba
2010
Chi tiết
 Martinique
Jamaica
[9]
1–1
(5–4 s.h.p)

Guadeloupe

Cuba
1–0
Grenada
Caribbean Cup
2012
Chi tiết
 Antigua và Barbuda[10]
Cuba
1–0
Trinidad và Tobago

Haiti
1–0
Martinique
2014
Chi tiết
 Jamaica
Jamaica
0–0
(4–3 s.h.p)

Trinidad và Tobago

Haiti
2–1
Cuba
Scotiabank Caribbean Cup
2017
Chi tiết
 Martinique
Curaçao
2–1
Jamaica

Guyane thuộc Pháp
1–0
Martinique

Các đội tuyển từng tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên của CFU từng tham dự giải đấu và vòng loại

Thành tích của các đội tuyển

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm được in nghiêng thể hiện đó là giải đấu mà đội tuyển ấy là chủ nhà hoặc đồng chủ nhà.

Đội tuyển Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư
 Trinidad và Tobago 8 (1989, 1992, 1994, 1995, 1996, 1997, 1999, 2001) 5 (1991, 1998, 2007, 2012, 2014) 2 (1993, 2005) 0
 Jamaica 6 (1991, 1998, 2005, 2008, 2010, 2014) 3 (1992, 1993, 2017) 2 (1997, 1999) 0
 Cuba 1 (2012) 3 (1996, 1999, 2005) 3 (1995, 2007, 2010) 4 (1992, 2001, 2008, 2014)
 Haiti 1 (2007) 1 (2001) 4 (1998, 1999, 2012, 2014) 0
 Martinique 1 (1993) 1 (1994) 3 (1992, 1996, 2001) 2 (2012, 2017)
 Curaçao1 1 (2017) 0 0 1 (1989)
 Grenada 0 2 (1989, 2008) 0 2 (1997, 2010)
 Guadeloupe 0 1 (2010) 3 (1989), (1994), (2008) 1 (2007)
 Saint Kitts và Nevis 0 1 (1997) 0 1 (1993)
 Saint Vincent và Grenadines 0 1 (1995) 0 0
 Saint Lucia 0 0 1 (1991) 0
 Guyane thuộc Pháp 0 0 1 (2017) 0
 Suriname 0 0 0 2 (1994, 1996)
 Guyana 0 0 0 1 (1991)
 Quần đảo Cayman 0 0 0 1 (1995)
 Antigua và Barbuda 0 0 0 1 (1998)
 Barbados 0 0 0 1 (2005)
1 bao gồm cả kết quả đại diện cho Antille thuộc Hà Lan

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cầu thủ có giá trị cao nhất Vua phá lưới(tính riêng vòng chung kết) Thủ môn xuất sắc nhất Giải thưởng Fair Play
1989 Grenada Steve Mark[11] Trinidad và Tobago Dwight Yorke, Trinidad và Tobago Philbert Jones (2 bàn)  Grenada
1991 Jamaica Paul Davis Jamaica Paul Davis (5 bàn)
1992 Trinidad và Tobago Leonson Lewis (7 bàn)[12]
1993 Jamaica Walter Boyd Martinique Jean-Michel Modestin (5 bàn)  Saint Kitts và Nevis
1994 Trinidad và Tobago David Nakhid
1995 Trinidad và Tobago David Nakhid
1996 Trinidad và Tobago Russell Latapy (6 bàn)
1997 Trinidad và Tobago Jerren Nixon Trinidad và Tobago Clayton Ince
1998 Trinidad và Tobago Stern John Trinidad và Tobago Stern John (10 bàn) Trinidad và Tobago Clayton Ince
1999 Cuba Raciel Martínez Cuba Ariel Álvarez (5 bàn) Trinidad và Tobago Clayton Ince
2001 Trinidad và Tobago Dennis Lawrence Haiti Golman Pierre (5 bàn) Trinidad và Tobago Clayton Ince
2005 Jamaica Andy Williams[13] Jamaica Luton Shelton (9 bàn)
2007 Haiti Pierre Richard Bruny Trinidad và Tobago Gary Glasgow (6 bàn)
2008 Jamaica Eric Vernan[14] Grenada Kithson Bain, Jamaica Luton Shelton (5 bàn)
2010 Jamaica Rodolph Austin Jamaica Dane Richards, Grenada Kithson Bain (3 bàn)
2012 Antigua và Barbuda Peter Byers,

Cuba Ariel Martínez, Cộng hòa Dominica Kerbi Rodríguez, Guyane thuộc Pháp Gary Pigrée, Haiti Jean-Philippe Peguero, Haiti Leonel Saint-Preux, Martinique Kévin Parsemain, Martinique Frédéric Piquionne (2 bàn)

2014 Jamaica Rodolph Austin Haiti Kervens Belfort, Jamaica Darren MattocksTrinidad và Tobago Kevin Molino (3 bàn) Jamaica Andre Blake  Haiti
2017 Curaçao Gino van Kessel Curaçao Elson Hooi (2 bàn) Curaçao Eloy Room
  1. ^ Trận tranh hạng 3 không được tổ chức. Vị trí thứ ba được xác định dựa trên vị trí bảng xếp hạng.
  2. ^ a b Trận đấu bị hoãn khi nhóm khủng bố Jamaat al Muslimeen thực hiện một cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính quyền Trinidad và Tobago. Giải đấu sau đó đã bị hủy bỏ hoàn toàn sau cơn Bão nhiệt đới Arthur khiến cho lượt đấu cuối cùng cũng phải hủy bỏ.
  3. ^ Trận tranh hạng 3 bị hủy do tình trạng mặt sân sau khi trận chung kết được tổ chức.
  4. ^ a b Vòng chung kết được thi đấu theo thể thức vòng tròn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “CONCACAF Nations League to replace Caribbean Cup”. Caribbean National Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ “Shell Football Cup to kick off April 1989”. Jamaica Gleaner. 25 tháng 8 năm 1988. tr. 12.
  3. ^ “CFU boss takes shot at regional federations”. Jamaica Gleaner. 28 tháng 2 năm 1996. tr. 1.
  4. ^ “New name for Carib champs”. Kingston Gleaner. 1 tháng 10 năm 1998. tr. 20.
  5. ^ “New Sponsor, Format For Cup”. Jamaica Gleaner. 7 tháng 1 năm 1999.
  6. ^ “Busy week for CFU's Burrell”. Jamaica Gleaner. 26 tháng 4 năm 2004. tr. 14.
  7. ^ “DIGICEL RENEWS SPONSORSHIP OF THE DIGICEL CARIBBEAN CUP”. Digicel Group. 8 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ “Curaçao wins maiden Caribbean Cup - Wikinews, the free news source”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ “Cummings, Jamaica win Caribbean Cup”. coloradorapids.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2012.
  10. ^ “Coach: T&T unlucky”. trinidadexpress.com. 16 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012.
  11. ^ “Shell/Umbro jinx persists – Trinidad & Tobago Football History”. www.ttfootballhistory.com. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  12. ^ “Trinidad regain Shell Cup – Trinidad & Tobago Football History”. www.ttfootballhistory.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2014.
  13. ^ “The Jamaica Star :: Andy set to miss Guatemala ::”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2012.
  14. ^ “Jamaica Star : Reggae Boyz bash Guyana : Sport : December 2, 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Hẹn hò qua dating app - làm gì sau buổi first date
Việc chúng ta cần làm ngay lập tức sau first date chính là xem xét lại phản ứng, tâm lý của đối phương để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp, hoặc là từ bỏ
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng
Thông tin nhân vật Oshino Shinobu - Monogatari Series
Thông tin nhân vật Oshino Shinobu - Monogatari Series
Oshino Shinobu (忍野 忍, Oshino Shinobu) là một bé ma cà rồng bí ẩn