Huỳnh Quốc Anh

Huỳnh Quốc Anh
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Huỳnh Quốc Anh
Ngày sinh 10 tháng 5, 1985 (39 tuổi)
Nơi sinh Bắc Trà My, Quảng Nam, Việt Nam
Chiều cao 1,72 m (5 ft 8 in)
Vị trí Tiền vệ cánh trái
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1998–2002 Quảng Nam
2002–2003 Đà Nẵng
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2001–2002 Quảng Nam
2004–2016 SHB Đà Nẵng (32)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2005 Việt Nam
2005 U-23 Việt Nam 24 (7)
2012–2014 Việt Nam 15 (3)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2019 U-15 SHB Đà Nẵng (trợ lý)
2020 U-17 SHB Đà Nẵng
2021 U-19 SHB Đà Nẵng
2022–2023 Quảng Nam (trợ lý)
2024 U-19 SHB Đà Nẵng
2025 Trường Tươi Bình Phước (tạm quyền)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Huỳnh Quốc Anh (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1985) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam từng thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ SHB Đà Nẵngđội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Được xem là một cầu thủ triển vọng của bóng đá Việt Nam, nhưng Quốc Anh đã từng phải nhận án cấm thi đấu ba năm vì có liên quan đến một vụ dàn xếp tỷ số khi cùng đội tuyển U-23 Việt Nam tham dự SEA Games 2005 tại Philippines. Sau khi kết thúc án treo giò, anh quay trở lại và cùng SHB Đà Nẵng giành hai chức vô địch V-League vào các năm 20092012, cùng với một chức vô địch Cúp Quốc gia vào năm 2009. Anh là chủ nhân của danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam vào năm 2012.

Hiện nay, Quốc Anh đang là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ hạng Nhất Trường Tươi Bình Phước.

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

1985–2004: Sự nghiệp ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Quốc Anh sinh ngày 10 tháng 5 năm 1985[1][2] tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có hai chị em.[3] Cha của anh từng là công nhân lái xe cho một xí nghiệp ở địa phương, trong khi mẹ anh là một giáo viên tiểu học.[4] Năm lên lớp 8, anh giấu gia đình đăng ký dự thi vào lớp năng khiếu của Đoàn bóng đá Quảng Nam và được nhận không lâu sau đó.[5] Bất chấp sự phản đối ban đầu khi phải di chuyển việc học xuống Tam Kỳ, gia đình đã đồng ý cho anh theo học bóng đá với điều kiện phải trở về nhà sau một năm. Tuy vậy, nhờ tố chất kỹ thuật khá tốt và thái độ luyện tập chăm chỉ, anh nhanh chóng tiến bộ và trở nên nổi bật trong đội năng khiếu.[5][6]

Năm 2001, Quốc Anh khi đó mới 16 tuổi đã được huấn luyện viên Bùi Thông Tuân điền tên vào đội một của đội bóng Quảng Nam thi đấu tại giải hạng Nhì Quốc gia, và chỉ sau một năm đã giành được một vị trí trong đội hình chính thức.[5] Sau đó, anh được đưa về đội U-21 Đà Nẵng và trở thành trụ cột trong chức vô địch giải U-21 Quốc gia lần đầu tiên của đội bóng vào năm 2003.[2] Cũng nhờ danh hiệu này, Quốc Anh đã được đôn lên đội một của câu lạc bộ Đà Nẵng tham dự giải Vô địch Quốc gia mùa bóng kế tiếp.[7]

2005–2008: Đại án Bacolod và trở lại cùng SHB Đà Nẵng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, Quốc Anh bị phát hiện tham gia vào đường dây dàn xếp tỷ số khi đang cùng với U-23 Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á diễn ra ở Philippines, khiến cho tất cả mọi người bị sốc bởi anh vốn đã được chuẩn bị cho một kế hoạch trọng thưởng sau màn trình diễn nổi bật tại giải đấu.[8] Anh bị kết án 2 năm 6 tháng tù treo và 3 năm thử thách vì tội tổ chức đánh bạc trong phiên tòa xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 25 tháng 1 năm 2007,[9] đồng thời còn phài chịu án cấm thi đấu ba năm từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Trong thời gian thi hành án, anh vẫn được câu lạc bộ SHB Đà Nẵng tạo điều kiện nâng đỡ bằng việc cho phép anh tập luyện cùng với toàn đội, cũng như được chi trả 50% lương hàng tháng để trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, anh còn tranh thủ thời gian để theo học lớp Lập trình viên của Trung tâm Công nghệ phầm mềm Thành phố Đà Nẵng, với ý định sẽ kiếm một công việc khác phòng trường hợp không thể quay lại với bóng đá.[8][6]

Sau khi được xóa án treo giò vào năm 2008, anh cùng hai người đồng đội khác là Châu Lê Phước VĩnhTrần Hải Lâm được huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức điền tên trở lại vào danh sách thi đấu của đội cho giai đoạn lượt về V-League mùa giải 2008. Anh ra sân trong trận đấu đầu tiên kể từ sau "Đại án Bacolod" khi đội nhà để thua đậm Hải Phòng 0–4 ở vòng 14,[10] và ghi bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng 4–0 trước Hoàng Anh Gia Lai ở vòng 19.[11] Quốc Anh kết thúc mùa giải với 3 bàn thắng để giúp SHB Đà Nẵng cán đích ở vị trí thứ tư chung cuộc.[12]

2009–2013: Danh hiệu vô địch và Quả bóng vàng Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu mùa giải 2009, Quốc Anh không được ra sân thường xuyên khi mắc phải những chấn thương liên tục.[8] Tuy nhiên, mùa giải này đã đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của Huỳnh Quốc Anh, khi anh trở thành nhân tố quan trọng trong chiến tích giành cú đúp danh hiệu V-LeagueCúp Quốc gia của câu lạc bộ SHB Đà Nẵng, qua đó chấm dứt cơn khát danh hiệu gần 20 năm của đội nhà. Mặc dù vậy, anh không được lựa chọn vào đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup năm 2010, thậm chí còn dính một chấn thương gối rất nặng ngay mùa giải năm đó.[13][3]

Sang mùa giải 2012, Quốc Anh thi đấu bùng nổ với 7 bàn thắng và một lần nữa cùng đội bóng chủ quản lên ngôi vô địch quốc gia, trong đó có một cú đúp vào lưới Xi măng The Vissai Ninh Bình trong chiến thắng 3–1 ở vòng đấu cuối cùng để giúp SHB Đà Nẵng đăng quang với cách biệt chỉ 1 điểm so với á quân Sài Gòn Xuân Thành.[14] Nhờ những nỗ lực cống hiến của anh trong cả màu áo câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia mùa giải năm đó, Quốc Anh đã vinh dự giành được giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam trong lễ trao giải vào ngày 7 tháng 5 năm 2013;[2] và anh cũng được xem là cầu thủ thành công nhất trong số nhóm tuyển thủ U-23 Việt Nam từng vướng vào Đại án Bacolod năm 2005.[15]

Những năm cuối sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, do gánh nặng tuổi tác và chấn thương, Quốc Anh không còn được huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức trọng dụng thường xuyên. Tại mùa giải cuối cùng trong sự nghiệp (2016), anh chỉ có vỏn vẹn 4 lần ra sân tại V-League và giã từ sự nghiệp trong âm thầm.

Sự nghiệp quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Quốc Anh lần đầu tiên được triệu tập lên đội tuyển quốc gia Việt Nam vào năm 2005.[16] Tháng 11 năm 2005, Quốc Anh cùng đội tuyển U-23 Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 23 ở Philippines; đây là giải đấu mà U-23 Việt Nam đã để lại dư chấn tiêu cực với bê bối dàn xếp tỷ số trong trận gặp U-23 Myanmar ở vòng bảng, trong đó Quốc Anh bị xác định là một trong bảy cầu thủ tham gia cá độ. Sự kiện này đã gây ngỡ ngàng cho giới truyền thông và người hâm mộ, khi trước đó anh đã được đánh giá rất tốt về màn thể hiện trong giải đấu năm đó.[17] Cũng từ sau vụ bê bối, Quốc Anh đã không có cơ hội trở lại đội tuyển quốc gia cho đến tháng 6 năm 2012, khi anh được huấn luyện viên Phan Thanh Hùng triệu tập nhằm chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Mozambique.[18]

Cuối năm 2012, Quốc Anh có tên trong danh sách đội tuyển Việt Nam tham dự Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012, giải đấu lớn duy nhất của anh trong màu áo đội tuyển quốc gia. Mặc dù toàn đội đã có một giải đấu thất bại khi bị loại ngay từ vòng bảng, nhưng Quốc Anh là một trong số ít những người được nhận xét tích cực với tinh thần thi đấu cống hiến và đầy nỗ lực.[19][2] Sau đó, anh tiếp tục nhận được sự tín nhiệm từ huấn luyện viên Hoàng Văn Phúc trong những trận đấu vòng loại Asian Cup 2015.[20][21] Lần cuối cùng Quốc Anh được gọi vào đội tuyển là vào năm 2014, khi anh bị huấn luyện viên người Nhật Toshiya Miura loại khỏi danh sách cuối cùng tham dự Giải vô địch Đông Nam Á diễn ra vào cuối năm.[22]

Sự nghiệp huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi giải nghệ, Quốc Anh chuyển sang công tác huấn luyện và bắt đầu với vai trò trợ lý huấn luyện viên ở đội U-15 SHB Đà Nẵng vào năm 2019.[23] Một năm sau đó, anh trở thành huấn luyện viên của đội U-17 Đà Nẵng tham dự giải U-17 Quốc gia.[24][6] Năm 2022, Quốc Anh rời Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Đà Nẵng và làm trợ lý cho huấn luyện viên Văn Sỹ Sơn ở câu lạc bộ Quảng Nam,[25] sau đó trở lại SHB Đà Nẵng để dẫn dắt đội U-19 vào năm 2024.[26]

Năm 2025, Quốc Anh lần đầu tiên dẫn dắt mội đội bóng chuyên nghiệp khi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm quyền của câu lạc bộ hạng Nhất Trường Tươi Bình Phước, thay thế cho người tiền nhiệm Nguyễn Anh Đức phải rời ghế do những kết quả không tốt của đội gần đây.[27][28]

Phong cách chơi bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên Nguyễn Thiên – người từng dẫn dắt Quốc Anh ở lớp năng khiếu bóng đá Quảng Nam năm 1998 cho biết, Huỳnh Quốc Anh khi mới tập luyện thi đấu thuận chân phải, nhưng một thời gian sau lại đá tốt hơn ở chân trái. Thời còn thi đấu, anh được biết đến là một trong số ít những cầu thủ Việt Nam chơi tốt cả hai chân, trong đó anh chơi tốt hơn khi thuận chân trái.[5][6] Khả năng bám biên, xử lý bóng ở tốc độ cao và kỹ năng cứa bóng gây mê hoặc của anh đã từng giúp anh được nhận diện là một "phát hiện mới của bóng đá Việt Nam".[2] Trong một số thời điểm, Quốc Anh cũng được khuyến khích dâng cao, thâm nhập vào vòng cấm như một tiền đạo ảo.[13]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Quốc Anh chính thức kết hôn với Đặng Thị Xuân Thư, một tiếp viên lễ tân tại Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 12 năm 2014.[29] Trong thời gian công tác tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Đà Nẵng, ngoài công việc chính, Quốc Anh còn làm giám đốc một trung tâm bóng đá cộng đồng mang tên mình và là chủ của quán cà phê "Không tên" ở Đà Nẵng.[7][6]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Câu lạc bộ Mùa giải Giải đấu Cúp quốc gia Châu lục Khác Tổng cộng
Hạng Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
SHB Đà Nẵng 2005 V-League 17 3 17 3
2008 13 3 5[a] 1 18 4
2009 1 2 3
2010 0 7[b] 3 1[c] 0 3
2011 17 1 ` 1
2012 21 7 7
2013 V.League 1 22 5 6 1 1[c] 2 8
2014 14 4 4
2015 9 1 1
2016 4 0 0
Tổng cộng 25 13 4 34
  1. ^ Ra sân tại Cúp BTV.[30]
  2. ^ Ra sân tại Cúp AFC.[31]
  3. ^ a b Ra sân tại Siêu cúp Quốc gia.

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Trận Bàn
2012 9 1
2013 5 1
2014 1 1
Tổng 15 3

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 26 tháng 10 năm 2012 Sân vận động Thống NhấtThành phố Hồ Chí MinhViệt Nam  Lào Lào 4–0 4–0 Giao hữu
2. 6 tháng 2 năm 2013 Sân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhHà Nội, Việt Nam   UAE 1–1 1–2 Vòng loại Asian Cup 2015
3. 5 tháng 3 năm 2014 Sân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhHà Nội, Việt Nam   Hồng Kông 1–0 3–1 Vòng loại Asian Cup 2015

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

SHB Đà Nẵng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trường Trung (ngày 8 tháng 5 năm 2013). "Đà Nẵng đón Quả bóng vàng VN 2012 trở về". Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  2. ^ a b c d e Hà Khánh (ngày 8 tháng 5 năm 2013). "Quả bóng vàng Quốc Anh: Từ "bùn đen" đến vinh quang!". VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2025.
  3. ^ a b An Nhơn (ngày 8 tháng 5 năm 2013). "'Con đường vòng' dài 8 năm của Quả bóng vàng 2012". VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  4. ^ Xuân Thành (ngày 23 tháng 12 năm 2005). "Thực hư về Huỳnh Quốc Anh". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  5. ^ a b c d Tường Vy (ngày 27 tháng 12 năm 2013). ""Quả Bóng vàng Việt Nam" Huỳnh Quốc Anh: Những điều ít biết". Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2025.
  6. ^ a b c d e Đon Ca (ngày 11 tháng 4 năm 2020). "Cuộc đời ngang tàng của "cu Tý"". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2025.
  7. ^ a b Đinh Nga (ngày 5 tháng 9 năm 2020). "Quốc Anh và bóng đá cộng đồng". Báo Công an Thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2025.
  8. ^ a b c Bảo Nghi (ngày 29 tháng 6 năm 2009). "Bài 2: Huỳnh Quốc Anh đã qua rồi tháng ngày đen tối". Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  9. ^ Hữu Vinh (ngày 26 tháng 1 năm 2007). "Quốc Vượng 6 năm tù, Văn Quyến hưởng án treo". Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2025.
  10. ^ Sĩ Huyên (ngày 27 tháng 4 năm 2008). "Vòng 14 V-League 2008: cảm xúc và kịch tính". Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  11. ^ "Huỳnh Quốc Anh: Cuộc đời như bóng đá". VFF. Liên đoàn bóng đá Việt Nam. ngày 6 tháng 7 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  12. ^ Tùy Phong (ngày 15 tháng 12 năm 2008). "Huỳnh Quốc Anh: Đường về ngay đây thôi". Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  13. ^ a b Mộc Miên (ngày 13 tháng 11 năm 2012). "Tiền vệ Huỳnh Quốc Anh: Hãy để quá khứ ngủ yên". Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  14. ^ Lâm Thỏa (ngày 8 tháng 5 năm 2013). "Cuộc đời thăng trầm của 'Quả bóng vàng' Quốc Anh". Infonet. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2025.
  15. ^ An Nhơn (ngày 7 tháng 5 năm 2013). "Quốc Anh: Từ kẻ dính chàm tới Quả bóng vàng Việt Nam". VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  16. ^ "Danh sách tập trung đợt 1-2005 (từ 26/4 đến 06/5)". VFF. ngày 21 tháng 4 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  17. ^ "Bắt giữ hai cầu thủ Quốc Anh, Bật Hiếu". Báo điện tử Dân Trí. ngày 28 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2025.
  18. ^ Quang Vinh (ngày 14 tháng 6 năm 2012). ""Đứa con lầm lỡ" Quốc Anh trở lại ĐT Việt Nam". Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  19. ^ Khánh Chi (ngày 26 tháng 4 năm 2013). "Quốc Anh xứng đáng nhận quả bóng Vàng Việt Nam năm 2012?". Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2025.
  20. ^ Thế Kiên (ngày 7 tháng 3 năm 2013). "Quốc Anh góp mặt ở đội hình tiêu biểu châu Á tháng 2". VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  21. ^ Kim Thúy (ngày 5 tháng 3 năm 2014). "Việt Nam chia tay bằng thắng lợi an ủi trước Hong Kong". VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  22. ^ Tuấn Thành (ngày 17 tháng 10 năm 2014). "ĐT Việt Nam: 3 tuyển thủ nói gì sau khi bị gạch tên?". Tạp chí Bóng đá. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  23. ^ Minh Ngọc (ngày 23 tháng 6 năm 2019). "Quốc Anh - thêm Quả bóng vàng cầm quân". Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2025.
  24. ^ Nguyễn Anh (ngày 31 tháng 8 năm 2020). "Huỳnh Quốc Anh: Tội đồ, Người hùng và Quả bóng Vàng Việt Nam 2012". Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2025.
  25. ^ Q.N (ngày 6 tháng 8 năm 2022). "Cựu Quả bóng Vàng Huỳnh Quốc Anh làm trợ lý HLV". Công an Thành phố Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2025.
  26. ^ Phi Nông (ngày 4 tháng 1 năm 2024). "U19 SHB Đà Nẵng sẵn sàng cho giải U19 quốc gia". Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  27. ^ Song Anh (ngày 2 tháng 3 năm 2025). "Cựu tuyển thủ Huỳnh Quốc Anh dẫn dắt Bình Phước". Tạp chí Bóng đá. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2025.
  28. ^ Nguyễn Tấn (ngày 3 tháng 3 năm 2025). "Huỳnh Quốc Anh được bổ nhiệm Huấn luyện viên trưởng tạm quyền CLB Trường Tươi Bình Phước". Báo Bình Phước. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2025. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2025.
  29. ^ Anh Tuấn (ngày 22 tháng 12 năm 2014). "Quả bóng Vàng 2012 Quốc Anh chuẩn bị cưới vợ". VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  30. ^ Nguồn:
  31. ^ Nguồn:
  32. ^ "Huỳnh, Quốc Anh". National Football Teams. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Có những chuyện chẳng thể nói ra trong Another Country (1984)
Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Julian Mitchell về một gián điệp điệp viên hai mang Guy Burgess
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.