Kẽm phosphat (công thức hóa học: Zn3(PO4)2) là một hợp chất vô cơ được sử dụng làm lớp phủ chống ăn mòn trên bề mặt kim loại hoặc là một phần của quá trình mạ điện hoặc được sử dụng như một chất nhuộm màu sơn lót. Năm 2006, nó đã trở thành chất ức chế ăn mòn được sử dụng phổ biến nhất[1].
Các dạng tự nhiên của kẽm phosphat bao gồm các khoáng vật hopeit và parahopeit, Zn3(PO4)2·4H2O. Khoáng chất tương tự là tarbuttit, Zn2PO4OH – chứa muối kiềm của kẽm phosphat. Cả hai đều được biết đến từ các vùng oxy hóa của các lớp quặng Zn và được hình thành qua quá trình oxy hóa sphalerit bởi sự có mặt của các dung dịch giàu phosphat. Dạng khan chưa được tìm thấy trong tự nhiên.
Kẽm phosphat được hình thành từ xi măng kẽm phosphat và được sử dụng trong nha khoa. Kẽm phosphat xi măng nha khoa là một trong những loại xi măng cũ nhất và được sử dụng rộng rãi và thường được dùng để tráng vĩnh viễn kim loại và zirconi(IV) oxit[2][3][4][5][6][7] phục hồi và làm cơ sở cho phục hồi nha khoa. Xi măng kẽm phosphat được sử dụng để kết hợp các lớp lót, thân răng, cầu, dụng cụ chỉnh hình và đôi khi là phục hồi tạm thời.
Đây là loại xi măng tiêu chuẩn để đánh giá. Nó có lịch sử lâu nhất về sử dụng trong nha khoa. Nó vẫn thường được sử dụng; tuy nhiên, các loại xi măng ionomer cải tiến được thuận tiện hơn và mạnh mẽ hơn khi sử dụng trong môi trường nha khoa.
^Kalendov´a, A.; Kalenda, P.; Vesel´y, D. (2006). “Comparison of the efficiency of inorganic nonmetal pigments with zinc powder in anticorrosion paints”. Progress in Organic Coatings (bằng tiếng Tiếng Anh). Elsevier. 57: 1–10. doi:10.1016/j.porgcoat.2006.05.015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)