N'Djamena

N'Djamena
نجامينا
Niǧāmīnā
Thông lộ chính vào N'Djamena
Thông lộ chính vào N'Djamena
Ấn chương chính thức của N'Djamena
Ấn chương
N'Djamena trên bản đồ Thế giới
N'Djamena
N'Djamena
Country Tchad
Dân số (2005)
 • Tổng cộng721,000
Múi giờUTC+1 sửa dữ liệu
Mã điện thoại235 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166TD-ND sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaToulouse, Stupino, Istanbul sửa dữ liệu

N’Djamena, với dân số 721.000 (2005) là thủ đô và thành phố lớn nhất nước Tchad. Đây cũng là trung tâm văn hóa, hành chính và kinh tế toàn quốc, chủ yếu là nơi mua bán gia súc, muối, chà làngũ cốc. Kỹ nghệ chính là ngành chế biến thịt.

Thành phố N'Djamena nằm phía tây Nam nước Tchad và cũng là lỵ sở tỉnh (Prefecture) Chari-Baguirmi. Nằm trên sông Chari gần hợp lưu với sông Logone, N'Djamena có cầu nối với bờ sông đối diện là thị trấn Kousséri, thuộc nước Cameroon.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

N'Djamena do sĩ quan Pháp Emile Gentil thành lập năm ngày 29 Tháng Năm năm 1900 với tên Fort-Lamy để kỷ niệm Amédée-Francois Lamy, người chỉ huy bị giết trong trận Kousséri trước đó mấy ngày. Thời Pháp thuộc thành phố phát triển thành một trạm quân sự và thương mại của Tây Phi thuộc Pháp. Dân số năm 1937 được ghi là 9.976. Mười năm sau tăng thành 18.485. Sau khi giành độc lập năm 1960 dân số thành phố đạt 126.483 người (1968). Năm 1973 tên Fort-Lamy được thay thế với tên N'Djamena dưới chủ trương dùng tên thổ ngữ của tổng thống François Tombalbaye. Vào những năm 1979-1980, thành phố bị phá hủy trong cuộc nội chiến Tchad. Dân chúng phải tản cư nhưng sang đầu thập niên 1990 dân số đã hồi phục, vượt con số nửa triệu (529.555 vào năm 1993). Năm 2006 quân phiến loạn FUC (Front uni pour le changement) mở cuộc tấn công thành phố nhưng không chiếm được. Đầu năm 2008 thì hai nhóm chống chính phủ khác là UFDD và RFC (Rassemblement des forces démocratiques) uy hiếp thành phố, gây thiệt hại và xáo trộn lớn.

Dân cư, thắng tích và cơ sở giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thờ N'Djamena

N'Djamena có nhiều sắc tộc nhưng văn hóa chính là văn hóa Hồi giáo. Các sắc dân góp phần tạo nên N'Djamena là Ngambaye (16,41%), Ả rập Tchad (11,08%), Hadjerai (9,15%), Daza (6,97%), Biala (5,83%) và Kanembu (5,8%).

Thành phố có Đại giáo đường Hồi giáo và nhà thờ lớn do người Pháp xây dựng vào thời thuộc địa. Thành phố cũng có các phế tích cổ đại của nền văn hóa Sao.

Đáng kể trong các cơ sở văn hóa là Bảo tàng Viện Quốc gia Tchad.

N'Djamena có trường đại học, trường hành chánh và trường thú y cùng một số trường trung học.

Địa lý và Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

N'Djamena nằm ở vĩ độ 12°6'47" bắc, 15°2'57" đông. Về mặt hành chính N'Djamena được chia thành 10 quận (arrondissement). Thành phố có khu thương mại Nassara và các khu dân cư Mbololo, Chagua, Paris Congo và Moursal. Thành phố này cũng là trung tâm giao thông của Tchad với nhiều tuyến đường bộ và một sân bay quốc tế (mã số IATA là NDJ). Thành phố là đầu tuyến của Xa lộ Xuyên Sahel (Trans-Sahelian Highway) nối Tchad với các nước Đông Phi Châu. Xa lộ Tripoli—Cape Town (Bắc nam châu Phi) cũng băng ngang thành phố.

Khi thành lập, thành phố là một giang cảng trên sông Chari nhưng ngày nay lưu thông bằng thuyền không đáng kể.

N'Djamena không có đường sắt.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của N'Djamena (1961–1990)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 32.4
(90.3)
35.2
(95.4)
38.7
(101.7)
41.0
(105.8)
39.9
(103.8)
37.2
(99.0)
33.5
(92.3)
31.6
(88.9)
33.7
(92.7)
36.9
(98.4)
35.8
(96.4)
33.5
(92.3)
35.8
(96.4)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 14.3
(57.7)
16.6
(61.9)
21.0
(69.8)
24.8
(76.6)
25.8
(78.4)
24.7
(76.5)
23.1
(73.6)
22.4
(72.3)
22.7
(72.9)
21.8
(71.2)
17.8
(64.0)
14.8
(58.6)
20.8
(69.4)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 0.0
(0.0)
0.0
(0.0)
0.3
(0.01)
10.3
(0.41)
25.8
(1.02)
50.3
(1.98)
144.0
(5.67)
174.4
(6.87)
84.3
(3.32)
20.3
(0.80)
0.1
(0.00)
0.0
(0.0)
509.8
(20.07)
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 29 23 21 28 39 52 68 76 72 49 33 31 43
Số giờ nắng trung bình tháng 297.6 277.2 282.1 273.0 285.2 258.0 213.9 201.5 228.0 285.2 300.0 303.8 3.205,5
Nguồn: NOAA[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nd'Jamena Observatory Climate Normals 1961–1990” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2015.

Bản mẫu:Sơ khai Tchad

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Giám sát viên Utahime Iori trường Kyoto Jujutsu Kaisen
Giám sát viên Utahime Iori trường Kyoto Jujutsu Kaisen
Utahime Iori (Iori Utahime?) là một nhân vật trong seri Jujutsu Kaisen, cô là một chú thuật sư sơ cấp 1 và là giám thị học sinh tại trường trung học Jujutsu Kyoto.
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
Mirai Radio to Jinkou Bato là dự án mới nhất của Laplacian - một công ty Eroge còn khá non trẻ với tuổi đời chỉ mới 3 năm trong ngành công nghiệp
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất