Quan chức Chủ tọa Thượng viện | |
---|---|
Con dấu Thượng viện | |
Bổ nhiệm bởi |
|
Người đầu tiên nhậm chức | John Langdon 6 tháng 4 năm 1789 |
Thành lập | Hiến pháp Hoa Kỳ 4 tháng 3 năm 1789 |
Quan chức Chủ tọa Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: Presiding Officer of the United States Senate) là quan chức có nhiệm vụ chủ tọa và duy trì trật tự tại Thượng viện Hoa Kỳ, có quyền chỉ định thành viên phát biểu, giải thích các quy tắc, thông lệ và tiền lệ của Thượng viện. Quan chức chủ tọa Thượng viện thực chất chỉ là vai trò, không có một văn phòng thực tế. Vai trò chủ tọa theo hiến pháp được giao cho: Phó Tổng thống Hoa Kỳ (thường ngày), Chủ tịch Thượng viện tạm quyền (khi Phó Tổng thống vắng mặt), Chánh án Tòa án Tối cao (chỉ trong các phiên luận tội Tổng thống Hoa Kỳ).
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Phó Tổng thống đồng thời làm Chủ tịch Thượng viện, chỉ bỏ phiếu khi số phiếu hòa. Các Phó Tổng thống thời kỳ đầu đóng vai trò tích cực trong việc thường xuyên chủ tọa Thượng viện, với Chủ tịch Thượng viện tạm quyền chỉ được triệu tập trong thời gian Phó Tổng thống vắng mặt. Trong suốt thế kỷ 20, vai trò của Phó Tổng thống đã hướng sang nhánh hành pháp. Hiện nay, Phó Tổng thống thường được coi là một phần không thể thiếu trong chính quyền của tổng thống và chỉ chủ tọa Thượng viện trong các nghi lễ hoặc khi cần bỏ phiếu phá vỡ thế hòa. Hiện nay, vai trò chủ tọa Thượng viện của Phó Tổng thống thường được coi như là một trong những hình thức kiểm tra và cân đối của cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp.[1]
Hiến pháp cũng quy định việc chọn ra một Chủ tịch Thượng viện tạm quyền. Thượng nghị sĩ này chủ tọa khi Phó Tổng thống vắng mặt. Các Chủ tịch tạm quyền sẽ luôn luôn chủ tọa theo hiến pháp nếu không có Phó Tổng thống. Theo truyền thống, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền luôn luôn là Thượng nghị sĩ thâm niên nhất đảng đa số. Trong thực tế tại Thượng viện hiện đại, Chủ tịch tạm quyền cũng không thường xuyên thực hiện vai trò chủ tọa (dù đó là quyền hiến định của họ). Thay vào đó, theo quy định của Quy tắc I, đảng đa số thường chỉ định một thượng nghị sĩ thứ cấp làm chủ tọa để họ học tập cách làm việc của Thượng viện.
Khi Thượng viện xét xử một Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm, theo Hiến pháp, Chánh án sẽ chủ tọa, vì vậy trong đa phần lịch sử Thượng viện, Chánh án chỉ chủ tọa Thượng viện trong 3 lần, mỗi lần kéo dài vài ngày, cho đến khi kết thúc phiên luận tội.
Bài viết này là một phần của loạt bài về |
Thượng viện Hoa Kỳ |
---|
Lịch sử Thượng viện Hoa Kỳ |
Thành viên |
|
Chính trị và Thủ tục |
Trụ sở |
Theo Điều Một, Mục 3, Khoản 4, Phó Tổng thống Hoa Kỳ sẽ luôn là Chủ tịch Thượng viện. Với cương vị này, Phó Tổng thống sẽ chủ tọa các phiên họp thường ngày của Thượng viện, chỉ bỏ phiếu phá vỡ thế hòa. Từ John Adams năm 1789 đến Richard Nixon vào những năm 1950, chủ tọa Thượng viện là nhiệm vụ chính của Phó Tổng thống, người có văn phòng ở Điện Capitol, được các nhân viên hỗ trợ và nhận lương từ Quốc hội, hiếm khi được mời tham gia các cuộc họp nội các hoặc các hoạt động hành pháp khác. Năm 1961, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson chuyển văn phòng chính của ông từ Điện Capitol đến Nhà Trắng, cho thấy sự chú ý của ông đối với nhánh hành pháp, và ông cũng chỉ tham dự các phiên họp của Thượng viện vào những dịp quan trọng hay cần bỏ phiếu phá vỡ thế hòa. Việc làm của Johnson đánh dấu việc vai trò chính của Phó Tổng thống giờ đây là các hoạt động hành pháp.[2]
Theo Điều 1, Mục 3, Khoản 5, Thượng viện sẽ chọn ra một Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, vai trò sẽ tương tự như Chủ tịch Thượng viện và sẽ chủ tọa khi Chủ tịch (Phó Tổng thống) vắng mặt. Vì vai trò chính của Phó tổng thống là chủ tọa thế kỷ 18 và 19 nên Thượng viện quyết định chỉ bầu Chủ tịch tạm quyền khi Phó Tổng thống vắng mặt. Do đó, Thượng viện chỉ bầu Chủ tịch tạm quyền để chủ tọa một phiên họp duy nhất.[2]
Trong Thế kỷ 19, Thượng viện có 3 lần không có cả Chủ tịch và Chủ tịch tạm quyền:
Ngoài ra, Điều 1, Mục 3, Khoản 6 trao cho Thượng viện quyền xét xử các phiên tòa luận tội liên bang. Trong các phiên tòa thì Chánh án sẽ chủ tọa các phiên tòa luận tội tổng thống. Quy tắc này ra đời để tránh việc Phó Tổng thống chủ tọa sẽ hướng các Thượng nghị sĩ luận tội nhằm bãi nhiệm Tổng thống, rồi chính Phó Tổng thống sau đó sẽ kế nhiệm và trở thành Tổng thống.[3] Chánh án đã chủ tọa ba lần như vậy:
Có một trường hợp đặc biệt là khi Thượng viện xét xử phiên tòa luận tội một cựu Tổng thống, Chánh án không cần chủ tọa. Trường hợp này xảy ra vào tháng 2 năm 2021, khi Thượng viện xét xử cựu Tổng thống Donald Trump, Chánh án John Roberts đã không chủ tọa mà thay vào đó là Chủ tịch tạm quyền Patrick Leahy.
Theo Điều Một, Mục 5, Khoản 2, Thượng viện được phép tự thiết lập các quy tắc hoạt động của riêng mình, bao gồm cả vai trò và nhiệm vụ của quan chức chủ tọa. Những quy tắc đó được gọi là Quy tắc thường trực của Thượng viện Hoa Kỳ, và Quy tắc Một quy định rõ vai trò của quan chức chủ tọa trong các hoạt động hàng ngày của Thượng viện. Quy tắc này công nhận vai trò được ủy quyền theo hiến pháp của Phó Tổng thống và Chủ tịch tạm quyền, nhưng cũng cho phép bổ nhiệm một Thượng nghị sĩ bất kì để chủ tọa thay thế cho Chủ tịch tạm quyền. Vì vậy, hiện này, rất hiếm khi vai trò chủ tọa thực sự được Chủ tịch tạm quyền đảm nhiệm (và càng hiếm khi Phó Tổng thống đảm nhiệm). Thay vào đó, một thượng nghị sĩ thứ cấp được chỉ định từ đảng đa số sẽ thực hiện công việc này để học hỏi cách làm việc của Thượng viện.
Quan chức chủ tọa thường được xưng hô là "Mr. President" (Thưa Chủ tịch) hoặc "Madam President" (Thưa Bà Chủ tịch). Trong các phiên tòa luận tội tổng thống, Chánh án được xưng hô là "Mr. Chief Justice" (Thưa Chánh án).[4]
Khi Thượng viện và Hạ viện họp chung để nghe bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ, đã có các thông lệ đã khác nhau về cách Tổng thống Hoa Kỳ xưng hô với Phó Tổng thống. Theo thông lệ, các Tổng thống từ George Washington đến George H.W. Bush xưng hô với Phó Tổng thống là "Mr. President" (Thưa Chủ tịch) trong khi phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội, đề cập tới vai trò của họ với tư cách Chủ tịch Thượng viện. Tuy nhiên, mọi tổng thống kể từ Bill Clinton đều xưng hô với Phó Tổng thống là “Mr./Madam Vice President” (Thưa Ông/Bà Chủ tịch).
Danh sách này gồm tất cả các Quan chức Chủ tọa chính thức. Trong hầu hết thời gian, Phó Tổng thống là Quan chức Chủ tọa chính thức. Trong trường hợp chức Phó Tổng thống bị bỏ trống thì Quan chức Chủ tọa chính thức là Chủ tịch Thượng viện tạm quyền. Còn trong phiên tòa luận tội Tổng thống, Quan chức Chủ tọa chính thức là Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “n”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="n"/>
tương ứng