Mời bạn dùng trang này để thêm vào tin tức (ấn vào nút + ở trên), một quản lý sẽ thêm vào tin này cho bạn vào tiêu bản tin tức. Thay vì thêm thông tin thẳng vào tiêu bản tin tức, cũng có thể thêm nó vào trang Chủ đề:Thời sự.
Đừng sử dụng mã "|right" hay "|phải" cho hình ở đây. Thay vào đó, xin hãy sử dụng <div class="show-image" style="float: right; margin-left: 1em"> ngay trước hình và </div> ngay đằng sau.
Chỉ sử dụng một hình, nếu không thì tiêu bản này sẽ dài quá.
Bình luận mới nhất: 13 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tôi thấy không nên để liên kết tới Wikinews như tin "Pháp thi hành lệnh cấm che kín mặt" như hiện nay. Nếu chưa có bài, đó sẽ là một liên kết đỏ, điều này rất bình thường ở Wikipedia.--Paris (thảo luận) 21:00, ngày 17 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Chỉ có thể ở mục tin tức của chủ đề Việt Nam thôi. Còn tin trên Trang Chính mang tính quốc tế, rất rất nhiều người nổi tiếng hơn rất nhiều khi qua đời cũng đâu xuất hiện trên mục tin tức.--Paris (thảo luận) 08:47, ngày 4 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ ta nên thảo luận về những nhân vật người Việt có đủ nổi bật để đưa lên Wikipedia khi qua đời (do tuổi già): các (cựu) nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, tổng bí thư, Võ Nguyên Giáp, Phạm Duy,...NHD (thảo luận) 16:53, ngày 4 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bên tiếng Anh họ cũng phải thảo luận và biểu quyết cho từng trường hợp, khó có thể xây dựng một tiêu chuẩn chung. Tôi vẫn giữ ý kiến tin tức trên Trang Chính phải mang tính thế giới, không thiên lệch, ưu tiên về Việt Nam. Hai ví dụ trên tôi thấy Võ Nguyên Giáp đủ nổi bật, còn Phạm Duy thì không.--Paris (thảo luận) 17:04, ngày 4 tháng 8 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 12 năm trước4 bình luận2 người đã thảo luận
Trên mục tin tức trang chính viết bão Sandy làm ít nhất thiệt mạng 65 người tại khu vực biển Caribe, có thể nói rõ thêm được không:
vi:Bão Sandy nói là "ít nhất 68 người thiệt mạng trên khắp vùng biển Caribbean, Bahamas, và Hoa Kỳ". 65 hay 68? Trong khi nguồn của bài (States declare storm emergency đề cập đến con số 58 "Officials said the hurricane has cost at least 58 lives in addition to destroying or badly damaging thousands of homes")
Bình luận mới nhất: 12 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tôi thấy việc một tổ chức quốc tế chỉ với 10 thành viên như ASEAN thay đổi tổng thư ký chẳng có gì đáng nói. Từ trước đến giờ ta chưa có tiền lệ đăng tin về việc các tổ chức như EU, AU, v.v. thay đổi lãnh đạo. NHD (thảo luận) 18:15, ngày 9 tháng 1 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bạn gia nhập wiki lâu rồi thì cũng biết là chẳng có quy định nào xóa vì chưa có bài cả. Các tin từ trước đến nay thì rất nhiều tin chưa có bài. Cứ phải đợi có bài mới được đưa nên chắc. Còn độ quan trọng của tin. G20 họp mà cứ như chuyện đùa ấy nhỉ. Đấy là 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Namnguyenvn (thảo luận) 04:04, ngày 11 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hiện nay đã thừa tin rồi thì phải xóa bớt đi chứ nhỉ, mà nên ưu tin xóa bài đã có hay xóa bài chưa có đây, và bạn có cảm tưởng thế nào khi đọc một bài viết, một bài báo chẳng hạn, chỉ còn tiêu đề, còn nội dung không có gì.--CNBH (thảo luận) 04:08, ngày 11 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bản mẫu này ưu tiên tin mới nhất và như anh Mxn nói thì không như tại WP TA, ta có thể để link đỏ nhằm khuyến khích tạo bài. Nếu dư có thể xoá tin cũ nhất. ~ Violet(talk) ~
Nếu với tốc độ 1 ngày/1 tin thì e là tạo không kịp, mục tin tức của chúng ta chắc là sẽ đỏ thắm hết hoặc bài sẽ chỉ có 2-3 câu, tôi nghĩ cần giới hạn chỉ 1 hoặc 2 tin đỏ vào một thời điểm thôi. --CNBH (thảo luận) 05:56, ngày 11 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Các tin tức muốn đưa trên Trang Chính tiếng Anh đều phải qua bình chọn. Một nhân vật tầm cỡ như Võ Nguyên Giáp thì chắc chắn đủ nổi bật rồi. Tôi nghĩ nếu không thường xuyên tham gia ở Wikipedia tiếng Anh, các bạn không nên và không cần thiết phải tham gia.--Paris (thảo luận) 14:14, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 10 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
"Đảng Dân chủ Kosovo của thủ tướng Hashim Thaci (hình) giành thắng lợi trong cuộc Bầu cử Quốc hội ở Kosovo."
Chưa nói đến độ nổi bật của tin này (nó không xuất hiện ở trang đề cử của Wiki tiếng Anh), nhưng tin tức đưa trên Tranh Chính cần phải câp nhật hay thay đổi một bài viết của Wikipedia. Tin hiện nay rất ít liên quan tới bài chính được tô đậm (Hashim Thaci). Một bài dù viết chọn lọc về Hashim Thaci cũng không có mấy thông tin liên quan. Vì thế tôi tạm loại tin này khỏi Trang Chính.--Paris (thảo luận) 12:51, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ tin này đủ nổi bật (bầu cử cấp quốc gia, tuy là một nước không được công nhận đầy đủ), còn nghi vấn về chất lượng bài viết tô đậm thì có thể khắc phục được. NHD (thảo luận) 19:28, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cáo lỗi với anh. Tôi dựa vào tựa một số bài báo tiếng Việt sáng nay. Sự mơ hồ của tựa đề lẫn khái niệm của chúng khiến tôi nhầm. Tât nhiên, cần có một bài về Cộng đồng ASEAN để phân biệt rõ với Cộng đồng Kinh tế ASEAN.--▐ Trình Thế Vânthảo luận15:45, ngày 22 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 6 năm trước9 bình luận6 người đã thảo luận
@DHN: Bạn lùi lại bài trong Mục Tin tức với lý do không phải tin quốc tế, trong khi trong bản mẫu chỉ ghi nên đăng tin quan trọng thôi. Bởi vậy cần phải làm rõ vấn đề này. Ngoài ra vụ này có đủ tính quốc tế chưa, khi thủ phạm sự việc này bị cho là người nước ngoài, việc xảy ra tại các sân bay quốc tế, nhiều hành khách nước ngoài cũng bị liên hệ. Việc tin tặc "đã công khai các dữ liệu của hơn 400.000 thành viên Golden Lotus. Danh sách này cũng không chỉ có những khách hàng người Việt Nam mà còn có cả khách hàng nước ngoài đến từ nhiều quốc gia như Nga, Đức, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... phần lớn khách hàng trong số này là các lãnh đạo, quản lý cơ quan Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực... Những thông tin trong file dữ liệu bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú, đơn vị làm việc, số điện thoại, quốc tịch, ngày tham gia chương trình, điểm tích lũy, mật khẩu tài khoản GLP" như vậy đã đủ quốc tế chưa? Ngoài ra đây còn là một vấn đề dính líu tranh chấp Biển Đông, theo bạn thì đó chỉ là tranh chấp vùng miền chưa đủ tính quốc tế? Trong khi bạn đưa lại phiên bản Tin tức cũ lại đăng bài Xả súng München 2016 viết về một người lên cơn điên giết những người khác ở München, một bài có tính địa phương thì đây lại được xếp vào tin quốc tế chỉ vì nó xảy ra ở nước ngoài? DanGong (thảo luận) 05:56, ngày 1 tháng 8 năm 2016 (UTC) Hoặc Vụ đâm người tại Sagamihara, mà vẫn còn trong Mục Tin tức, một vụ xảy ra hoàn toàn địa phương. Câu hỏi đặt ra là hễ có người chết thì trở thành quốc tế? Ngoài ra ai quy định đó phải là tin quốc tế, nhờ các bạn trích dẫn tính bắt buộc của nó, Wiki tiếng Đức không có vấn đề này. DanGong (thảo luận) 06:18, ngày 1 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Câu hỏi của DanGong cũng hàm chứa chính câu trả lời rồi. Và cá nhân tôi đồng ý với lập luận này. Sự kiện hoàn toàn có thể đăng tải tại mục Tin tức. Cái duy nhất hiện nay khiến tin có thể dời đi là vì mục "BCB" cũng đang đăng tải về sự kiện này.Việt Hà (thảo luận) 06:25, ngày 1 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi cảm thấy cách so sánh giữa một vụ giết người hàng loạt và một vụ tin tặc là khá khập khiễng. Mà từ bao giờ một hành động giết chóc lại được nhìn nhận một cách bình thường như lời DanGong vậy? Chưa kể bài viết này vẫn đang nằm chễm chệ ở mục BCB của tuần. Damian Vo (thảo luận) 06:12, ngày 1 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bạn Việt Hà, bạn Damian Vo, BCB đưa bài Tin tặc lên vào tối 31 trong khi bài này đã có trong mục Tin tức vào buổi sáng cùng ngày. Xóa bài trong mục này có nghĩa là bài không quan trọng nhưng có thể tồn tại trong mục BCB vì có những tin thú vị trong bài, người đọc nên biết qua. Mình không đồng ý với quan điểm này. DanGong (thảo luận) 07:08, ngày 1 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Khi tôi nói "tin quốc tế", không có nghĩa là thông tin có tẩm ảnh hưởng quốc tế hay không, mà ý tôi nói là nó có được quốc tế quan tâm hay không. Những vụ tranh chấp như thế này đương nhiên sẽ thường xảy ra, cho nên trước kia tôi đã gợi ý tiêu chí cho các tin tức: nếu một tin tức được đưa ra trong 3 nguồn độc lập trong 3 quốc gia khác nhau trong 2 ngôn ngữ khác nhau thì có thể xem là quốc tế. NHD (thảo luận) 20:55, ngày 1 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời
Chu Hữu Quang (Zhou Youguang) - Tác giả của bộ Bính âm tiếng Trung, mệnh danh "Cha đẻ của Pinyin". Mất 14/1/2017.--Hiếu Vũ Bá 06:16, ngày 15 tháng 1 năm 2017 (UTC)
Bình luận mới nhất: 6 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Đề nghị hai bạn Phjtieudoc và Newone ko thêm thắt bất cứ liên kết gì đến bài Chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 nữa!! Bài mới được tạo từ hôm 26 và đã được tôi đưa lên đề cử BCB ngày hôm qua, thế mà sau đó hết bạn này rồi bạn khác cứ cho liên kết bài này lên mục tin tức, bất chấp những nỗ lực lùi sửa và cả viết bài cấp tốc của tôi trong ngày hôm qua nữa!! Và nhờ công sức của các bạn mà DHN đã quyết định ko cho bài lên bản tin BCB đầu tuần đấy!! -_- Potterhead (thảo luận) 09:05, ngày 29 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 6 năm trước4 bình luận3 người đã thảo luận
Tôi ko hiểu cách vận hành mục tin tức của bạn DHN, theo bạn thế nào là tin thời sự?? Chẳng lẽ cứ nhất thiết phải là tin về chính trị gia, quân sự thì mới tính là thời sự?? Riêng trên các bản tin thời sự họ dành riêng hẳn một chuyên mục cập nhật các tin tức về thể thao, thậm chí đưa luôn trong mục tin quốc tế nên cũng ko kém phần quan trọng so với các tin khác đâu nhé!! Nếu lần sau có muốn xóa ý nào, đề nghị bạn xóa ý cũ nhất trong bản tin, đừng có tự ý thêm thắt rồi xóa như thể đây là bản tin của bạn, đây là bản tin mà mọi thành viên đều có thể đóng góp! Thân! Potterhead (thảo luận) 12:35, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Có thể bạn hiểu lầm mục đích của mục tin tức. Nó chủ yếu là để giới thiệu một số bài có sửa đổi đáng kể (trang tô đậm) do một sự kiện nào đó. Wikipedia tiếng Việt có thiếu nhân lực cho nên tiêu chí này có thể mềm lỏng một tí. Bên Wikipedia tiếng Anh, mỗi mục tin tức đều được thảo luận dẫn đến đồng thuận trước khi đăng lên. Bên Wiki tiếng Việt có tiêu chí khác bên tiếng Anh, nhưng thường thì tin nào đã có đồng thuận bên tiếng Anh thì sẽ không có vấn đề. Hơn thế nữa, Wikipedia tiếng Việt cũng có một số tiêu chí về độ nổi bật của tin tức được đưa lên (phải được báo chí ở ít nhất 3 quốc gia trong ít nhất 2 ngôn ngữ nói đến). Để tránh tranh cãi liên miên, đối với những sự kiện diễn ra thường kỳ, Wikipedia tiếng Anh đã thảo luận đến đồng thuận một danh sách các sự kiện hiển nhiên đủ nổi bật mà không cần tranh cãi. Đối với các sự kiện thể thao, đó toàn là những cuộc thi tranh tài, không có cuộc thi tranh đua sự nổi tiếng (popularity contests). Tôi đang dùng tiêu chí đó để xét độ nổi bật của các tin về sự kiện diễn ra thường kỳ. Việc ai đó được bầu chọn là "X tốt nhất của năm", v.v. đều không đủ nổi bật. Tin tức là mục ai cũng có thể đóng góp, nhưng xin xem lại các tiêu chí của tin tức để tránh biến nó thành cái hổ lốn về tin giải trí. Wikipedia thiên hướng về tin "cứng" (tin nói về đề tài nhiêm trọng), cho nên việc cứng rắn hơn về các đề tài "mềm" (tin nói về giải trí, đời sống) là bình thường. NHD (thảo luận) 15:10, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Tôi cũng vừa xóa một sự kiện thể thao không phải là tranh tài. Tôi giữ lại mục thể thao tranh tài còn lại - nó cũng không đủ nổi bật vì chỉ là tranh đua trong một nước (tiêu chí bên tiếng Anh chỉ có một giải cấp quốc gia được chấp nhận là Premier League) nhưng tôi nghĩ rằng có thể mềm dẻo hơn. NHD (thảo luận) 15:29, ngày 25 tháng 4 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 6 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Đây là cuộc thi cấp khu vực, chưa lên đến mức lục địa. Tôi nghĩ Wikipedia thường chỉ đăng thông tin bóng đá mức thế giới và một số giải cấp quốc gia nhiều người quan tâm thôi. NHD (thảo luận) 00:27, ngày 17 tháng 12 năm 2018 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 5 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tôi đề nghị khóa trang này để chỉ bảo quản viên và người có quyền mở rộng được quyền sửa. Tôi thấy nếu để mở trang này ta sẽ cứ gặp nhiều trường hợp những thành viên không hiểu rõ mục đích trang này liên tục đưa nhiều nội dung không phù hợp lên trang chính. Tôi đã thấy các trường hợp:
Đưa hình ảnh không tự do vào
Viết mục tin không đúng thì (dùng thì quá khứ thay vì thì hiện tại)
Bạn Tuanminh01 nói đúng, nhưng đã từ lâu rồi Trung Hoa dân quốc nó chỉ còn là một hòn đảo, trong ngữ cảnh hiện nay, nhìn nhận nó như một quốc gia không dễ dàng gì. Không hề đầy đủ, trên khía cạnh chủ quyền chỉ có thể gọi là lãnh thổ có chủ quyền, chứ không phải quốc gia. Và, chỉ có Trung Hoa Dân quốc mới là quốc gia, nhưng gọi Đài Loan là quốc gia thì đó là ý niệm không đúng. Đ Ô N G - M I N H04:21, ngày 18 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
NHD: Nếu Đài Loan gọi họ là quốc gia, tức là họ từ bỏ các tuyên bố chủ quyền Trung Hoa Dân quốc trên Hoa lục, e chưa bao giờ nghe nói về điều này. Quốc gia và lãnh thổ có chủ quyền là hai ý nghĩa khác biệt nhau. Họ chỉ gọi Trung Hoa dân quốc là quốc gia bao gồm tuyên bố trên lục địa, họ chưa bao giờ gọi Đài Loan là quốc gia cả, có 1 đảng chính trị trên hòn đảo này vận động tuyên bố Đài Loan như một quốc gia, và chính quyền Bắc Kinh đã đe dọa dùng vũ lực, nếu Đài Loan dám làm như vậy. Đây không chỉ là vấn đề của CHNDTH, của cả hai, mà còn là vấn đề rất riêng của THDQ. Đài Loan không nên để là quốc gia đầu tiên mà nên sửa thành lãnh thổ có chủ quyền đầu tiên ở châu Á hợp pháp hôn nhân đồng giới. Đ Ô N G - M I N H04:34, ngày 18 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
Hiện nay trên Wikipedia tiếng Việt bài Đài Loan nói về chính thể với tên gọi chính thức là Trung Hoa Dân quốc vì nó là tên thông dụng của chính thể này. Còn nếu nói về Đài Loan như một lãnh thổ thì nội dung đó ở bài Đài Loan (đảo). Chủ thể làm việc này (công nhận hôn nhân đồng giới) là một chính quyền chứ không phải một mãnh đất. Nếu ta muốn chính xác thì có thể dùng tên Trung Hoa Dân quốc, nhưng vẫn nên liên kết đến bài Đài Loan hiện nay. NHD (thảo luận) 04:42, ngày 18 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
anh không cần phải nói đến bài đảo Đài Loan đâu, e không nói tới lãnh thổ Đài Loan trên khía cạnh địa lý tự nhiên, mà đang nói tới lãnh thổ Đài Loan trên khía cạnh chính trị. Hãy tập trung vào luận ý đầu tiên của anh, về luận ý chính thể, vậy thì chính thể đó nó đang quản lý một quốc gia có tên gọi là Trung Hoa Dân quốc, chứ nó không quản lý quốc gia có tên gọi Đài Loan, vì em chưa bao giờ nghe nói chính thể này từ bỏ Hoa Lục, trong quan hệ quốc tế việc không cẩn trọng trong dùng chữ nghĩa sẽ gây ra tai hại. Nếu Đài Loan tuyên bố quốc gia, đồng nghĩa THDQ từ bỏ lục địa, họ sẽ không bao giờ làm vậy. Ngược lại, gọi Đài Loan là quốc gia từ phía CHNDTH thì nghĩa là công nhận Đài Loan độc lập, một quan chức ngoại giao lục địa bị mất chức chỉ vì lỡ miệng nói quan hệ hai bờ là quan hệ hai quốc gia. Tháng 3 vừa rồi, một nghị sĩ Mỹ là Ted Yoho phát ngôn trên truyền thông, đến lúc công nhận Đài Loan là quốc gia. Thế đó, Đài Loan thực tế là quốc gia không chỉ đơn giản nó là quốc gia thực tế, mà còn sự công nhận ngoại giao và tự bản thân nó không dứt khoát vì không muốn từ bỏ Hoa Lục. Về nội dung này, báo chí trên mạng cũng chỉ gọi: Đài Loan là nơi đầu tiên, họ dùng từ nơi. Đ Ô N G - M I N H04:59, ngày 18 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
DHN Chào anh, em thấy quan trọng là TT đương nhiệm đầu tiên đặt chân sang đất nước đó chứ không phải nội dung buổi nói chuyện của họ. Bên en có những đề cử và đánh giá tin tức nhiều khi không phù hợp với độc giả tiếng Việt, ở thể thao ví dụ như Super Bowl hay NFL là những bộ môn ít người quan tâm ở Việt Nam (và thế giới nói chung). Những tin cháy rừng hay hạn hán Ấn Độ được họ chấp nhận, nhưng cháy rừng nhiều ngày ở Việt Nam (cũng được báo chí quốc tế quan tâm) thì chưa chắc đã được đăng ngay tại wikipedia tiếng Việt. Em thêm ví dụ bên fr họ chạy tin theo những gì mà độc giả quan tâm (cụ thể là chủ đề những nước Pháp ngữ) điển hình như tin vẫn đang trên trang nhất của họ "ngày 27/6, Alexandre Kantorow là người Pháp đầu tiên giành giải nhất Cuộc thi piano quốc tế Tchaïkovski". Thậm chí toàn bộ 5 tin tức của họ còn không trùng với bên en hay vi luôn. DangTungDuong (thảo luận) 02:39, ngày 2 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 5 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Việt Nam không phải là nước đầu tiên ký hiệp định (ngay cả ở ĐNÁ cũng không phải là đầu tiên), cũng không phải là nước lớn nhất. Bài viết cũng chả được cập nhật. Mục đích của các bài đưa lên trang chính là để giới thiệu các nội dung phong phú của Wikipedia. Không hiểu đưa mục này vào trang chính làm chi. NHD (thảo luận) 02:58, ngày 2 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời
Anh có nhầm mục "tin tức thời sự" với mục "bạn có biết" không vậy? Thao tác viết thêm (hoặc copy) một dòng từ en sang vi là bài được cập nhật ngay thôi, có khác gì những tin "ông A đắc cử tổng thống nước b" đâu, khi mà bài về "ông a" và bài về "tổng thống nước b" đều có sẵn và đều không phải là đầu tiên? Một trong những sự kiện lớn nhất tuần qua của Liên minh châu Âu và còn liên quan trực tiếp tới độc giả tiếng Việt mà cũng không đủ lên trang tin tức thì quả là kỳ lạ. Em tự hỏi độc giả Việt có ai quan tâm tới "ông a nước b" hay cụ thể là tin "vụ ám sát" gì đó đang ở mục tin tức suốt 1 tuần vừa qua hay không! DangTungDuong (thảo luận) 09:31, ngày 2 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ mục nào trên trang chính cũng có mục đích giới thiệu các bài viết của Wikipedia. Bên Wikipedia tiếng Anh mục In the news có mục đích "dẫn lái người đọc đến những bài có sửa đổi đáng kể để phản ánh sự kiện gần đây hay thời sự được quan tâm rộng rãi", nó "không phải là báo mạng". Tôi nghĩ mục này bên tiếng Việt đã đi quá xa mục đích đó - nhiều khi bài viết về sự kiện chưa có bài viết trên Wikipedia cả. Do đó từ lâu nay tôi không ủng hộ phô trương mục này trên trang chính. NHD (thảo luận) 16:42, ngày 2 tháng 7 năm 2019 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 5 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Đây là Wikipedia tiếng Việt, không phải Wikipedia Việt Nam. Các tin liên quan đến Việt Nam, nếu có tầm vóc quốc tế, thì có thể được đưa lên. Tôi nghĩ không cần thiết đưa mục riêng vào cho các tin về VN. NHD (thảo luận) 17:32, ngày 3 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
@King of Xavier: Luật chưa thông qua (mới qua thượng viện), Chile không phải là nước đầu tiên hay lớn nhất trong khu vực thông qua luật này (Brasil đã thông qua từ năm 2013). Tôi thấy chẳng có gì đáng nói. Chẳng lẽ mỗi khi có nước thông qua là cứ đăng tin sao? Bên tiếng Anh đã có thảo luận về việc này nhiều lần và cuối cùng dẫn đến đồng thuận chỉ đăng khi có nước đông dân hay đầu tiên trong khu vực (ví dụ Đài Loan đầu tiên ở châu Á, Mỹ thành nước đông dân nhất thông qua), còn các nước khác đã trở thành như cơm bữa không còn gì đáng nói. NHD (thảo luận) 06:29, ngày 20 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 30 tháng 8 năm 2020
@Tuanminh01: Tôi nghĩ ta nên có một số tiêu chuẩn tối thiểu đối với những bài được tô đậm được đưa lên trang chính (vì đây là nơi để phô trương các nội dung của Wikipedia): được viết đầy đủ (không cần phải dài nhưng ít nhất phải viết đầy đủ về đề tài), có chú thích theo định dạng Wikipedia, và được cập nhật với thông tin được nêu. Bài Abe Shinzo hiện nay chưa đủ tiêu chuẩn này: viết giữa chừng, còn thiếu nhiều thông tin sự nghiệp. Do đó, tôi nghĩ không nên đưa lên trang chính. NHD (thảo luận) 16:41, ngày 31 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
@HoangXuanVinh74: Bài Matsuyama Hideki là một bài tiểu sử nên cần phải có cấu trúc tương đối đầy đủ, phải có thông tin về quãng đời thiếu thời cũng như sự nghiệp của nhân vật bằng văn xuôi. Mời bạn dịch thêm nội dung từ bên en qua hoặc tự tìm nguồn rồi tự viết. Bài Masters Tournament còn thiếu nội dung nói về lịch sử thành lập giải đấu, đề mục "Truyền thống" cũng như "Format". Mời bạn dịch thêm từ bên en qua luôn rồi mới đem lên Trang Chính được. Mấy cái này gọi là tiêu chuẩn bài lên Trang Chính. Không phải cứ trên 10k byte là tự động đạt tiêu chuẩn đâu bạn. Thân mến! Băng Tỏa 11:49, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
Xin phép ping luôn hai bạn DangTungDuong và Kill-Vearn vào đây chúng ta cùng thảo luận để hiểu ý nhau, thay vì lùi sửa và cay cú xóa bài. Theo tôi thì bài Philip, Vương tế Anh đủ chuẩn để lên Trang Chính, tuy chưa dịch hết từ bên en sang nhưng bài này đã tương đối đầy đủ về mặt cấu trúc lẫn nội dung cần có cho một bài viết về một nhân vật vương thất: thiếu thời, lớn lên, sự nghiệp quân sự, hôn nhân của ông với Elizabeth. Còn bài Masters Tournament thì không. Nếu intro nói rằng đây là một giải đấu "danh giá", "lâu đời" thì thân bài bắt buộc ít nhất là phải có nội dung nói về lịch sử và sự phát triển của giải đấu này. Tức là thân bài phải có nội dung và cấu trúc tương xứng, cần có cho một bài viết về một giải đấu lâu đời, chứ không phải là bài nào cũng bắt buộc dịch đầy đủ nguyên xi từ en sang, có thể tìm nguồn sách báo tiếng Việt rồi viết cũng được. Tình trạng hiện nay của bài Masters Tournament không hề thỏa mãn tiêu chuẩn này. Độc giả đọc vào là nhận ra ngay, đặc biệt là những người am hiểu. Ngoài ra, có khả năng là thành viên HoangXuanVinh74 đang dịch bài trong laptop, chưa đăng lên Wikipedia chẳng hạn. Từ giờ cho đến lúc đó, tôi nghĩ là nên tạm ẩn dòng tin tức về giải đấu đó đi. Băng Tỏa 17:29, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
Băng Tỏa Thế này đi, tôi nói luôn bài Masters cụ thể luôn. Thứ nhất, tin nóng hổi, đã approved bên tiếng Anh, phiên bản tiếng Việt nên (bắt buộc) có. Thành viên họ dịch có thành ý, thức thời, có nội dung, và có vẻ am hiểu về golf. Thứ hai, bạn thích bố cục, thì tôi hoàn toàn có thể cắt intro (rất đầy đủ) của bài đó, thành ngay một cái lịch sử đẹp (ai thành lập, năm nào, lý do, ai vô địch). Cái intro như vậy mà còn chưa đủ "lịch sử"? Thứ ba, với thành viên hoàng gia thì bài tiểu sử vương tế philip là tệ, chứ không phải "tương đối đầy đủ". Thứ tư, "giải đấu lâu đời" hay không thì không phải là nội dung của mục tin tức, tin tức đề cập tới nhà vô địch. Thứ năm, bài không phải của tôi, tôi không muốn đụng vào. Thứ sau, tôi không tranh cãi một vấn đề chả liên quan tới tôi ở trang anh Dụng. DangTungDuong (thảo luận) 15:02, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DangTungDuong: Tôi đã chuyển thảo luận này sang chỗ mới phù hợp hơn để chúng ta tiếp tục thảo luận. Từ những gì bạn nói, tôi thấy thế thì chi bằng bạn gỡ bài Philip xuống (vì bạn thấy rằng nó tệ), còn tôi sẽ gỡ bài Masters xuống (vì cả tôi và Kill-Vearn đều thấy là bài đó chưa dịch xong và cần dịch thêm). Chừng nào có ai bổ sung thêm nội dung cho bài thì có thể xem xét sau. Bạn thấy thế nào? Mong đạt được đồng thuận với bạn tại đây. Băng Tỏa 15:28, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
Băng Tỏa Ô hay thế không phải là tôi đã làm vậy ở đây sao ? Bài BAFTA cũng dịch chỉ 1/3, intro tồi, chất lượng siêu thảm. Gỡ luôn đi. Kỳ thật, bản tiếng Việt lại cập nhật tin tức theo chất lượng bài, trong khi bản thân cái bài đó vượt xa ngưỡng "chất lượng kém". Không hiểu là "tin tức" hay "bài viết chọn lọc" nữa. DangTungDuong (thảo luận) 15:32, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa và DangTungDuong: Theo tôi thì chỉ nên đưa một bài lên mục tin tức (tô đậm) khi bài đó bảo đảm một số tiêu chí chất lượng cơ bản:
Thông tin được nêu đã có trong bài và có nguồn chú thích rõ ràng.
Bài không có vấn đề chất lượng, ví dụ thiếu chú thích, lỗi văn phong, dịch máy, v.v.
Bài có nội dung "tương đối đầy đủ", không còn là sơ khai
(1) và (2) là những tiêu chí cơ bản không thể thiếu. Hiện nay nhiều bài bên tiếng Anh ứng cử vấp phải vấn đề này và bị phản đối ngay. Tại Wikipedia tiếng Việt với vấn đề nhân lực nên có thể du di một ít về tiêu chí (3) nhưng thật sự mà nói đưa những bài thiếu chất lượng lên trang chính không đáng "hãnh diện" chút nào. Mục đích của mục tin tức là để "khoe" nội dung phong phú của Wikipedia - những bài nội dung có nhiều vấn đề đâu có gì để mà khoe. Như tôi đã nhiều lần đề xuất, với nhân lực ít ỏi tại Wikipedia tiếng Việt ta cứ nên dẹp cái mục này đi, chứ cứ đưa lên mấy bài không đầy đủ hay thông tin lỗi thời thì sẽ làm ngược lại mục đích của mục này. NHD (thảo luận) 15:45, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
DHN Dear anh Dụng, một tin tức bên tiếng Anh approved được, mà tiếng Việt không phải bài chất lượng kém, thì với em là hoàn toàn "tạm chấp nhận được". Kỹ tính như em mà thấy cái bài Masters kia bị bỏ vì "chất lượng kém", "thiếu lịch sử giải đấu" trong khi intro vô cùng đầy đủ tất cả những thông tin đó, quả là quá khó hiểu (chưa kể Masters là giải golf danh giá nhất thế giới, nhà vô địch nghiễm nhiên lên trang nhất mọi báo thể thao). Còn em cũng đồng tình với anh, mục tin tức này chả có ý nghĩa gì, nên dẹp. DangTungDuong (thảo luận) 15:50, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DangTungDuong: Tôi nghĩ độ "đầy đủ" của bài thì phải xét về đề tài của nó. Một bài về một giải có lịch sử lâu dài (như bài Masters) thì cần phải viết nhiều hơn, khi so với bài viết về một lễ tổ chức giải được giao cho một năm nào đó (ví dụ BAFTA năm 2021). Tôi nghĩ nếu sử dụng bài về Masters tổ chức năm 2021 thì sẽ dễ chấp nhận hơn. NHD (thảo luận) 15:57, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DangTungDuong: Đúng vậy. Đề cử bên tiếng Anh cũng đang mắc phải vấn đề chất lượng (chờ dùng bài về người thay thế ít vấn đề chất lượng hơn). Nhờ có đề cử đó nên bài tiếng Anh mới được cải tiến. Tôi đang có ý định nâng cấp nội dung bài này khi có thời gian để đưa lên trang chính. Tôi rất mong muốn mục tin tức tiếng Việt cũng sẽ là một động lực để nhiều thành viên cải tiến bài viết, thay vì dùng nó như là một cái mục để đăng "tin nóng hổi" nhưng chẳng giúp tăng chất lượng gì cho Wikipedia. NHD (thảo luận) 16:03, ngày 17 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
Giữ các trang web hữu ích có thể là cách nâng cao năng suất tối ưu, Dưới đây là một số trang web tốt nhất mà tôi sử dụng để giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn
Pokemon Flora Sky is a hacked version of Pokemon Emerald so you can use Pokemon Emerald Gameshark Codes or Action Replay Codes or CodeBreaker Codes for Pokemon Flora Sky