Liverpool

Liverpool
—  Thành phốKhu tự quản vùng đô thị  —
Trên cùng: Pier Head và Mersey Ferry

Giữa: St George's Hall và Đại giáo đường Thánh George và Nhà thờ Chính tòa Liverpool

Dưới cùng: Khu phố Georgian và Cảng Prince
Huy hiệu của Liverpool
Huy hiệu
Tên hiệu: The Pool, The Pool of Life, The Pool of Talent, The World in One City[1]
Khẩu hiệuDeus Nobis Haec Otia Fecit "Chúa ban cho chúng ta sự thanh thản này"[2]
Vị trí của Liverpool trong hạt Merseyside và Vương quốc Anh
Vị trí của Liverpool trong hạt MerseysideVương quốc Anh
Liverpool trên bản đồ Thế giới
Liverpool
Liverpool
Quốc giaVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Liên hiệp Anh
Thành viênAnh Vương quốc Anh
VùngTây Bắc Anh
Vùng thành phốLiverpool
HạtMerseyside
Thành lập1207
Vị thế thành phố1880
Chính quyền
 • KiểuKhu tự quản
 • Thành phầnHội đồng
 • Thị trưởngMary Rasmussen
Diện tích
 • Thành phố111,8 km2 (43,2 mi2)
 • Đô thị199,6 km2 (771 mi2)
Độ cao70 m (230 ft)
Dân số (giữa năm 2018)
 • Thành phố494,814
 • Mật độ4,395/km2 (11,380/mi2)
 • Vùng đô thị2,241,000
Múi giờUTC±0, UTC+1
 • Mùa hè (DST)Giờ mùa hè Anh (UTC+1)
Mã bưu điệnL
Mã điện thoại151
Thành phố kết nghĩaThượng Hải, Varna, Dublin, Odessa, Rotterdam, Köln, Rio de Janeiro, Guadalajara, Rosario
Websitewww.liverpool.gov.uk
Tên chính thứcThành phố Buôn bán Hàng hải Liverpool
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iii, iv
Tham khảo1150
Công nhận2004 (Kỳ họp 28)

Liverpoolthành phố và là khu tự quản vùng đô thị nằm ở bờ đông cửa sông Mersey, thuộc vùng Tây Bắc Anh, với dân số ước tính khoảng 494.800 người.[3] Thành phố nằm trong vùng đại đô thị lớn thứ năm ở Anh Quốc nếu tính theo dân số, với khoảng 2,24 triệu người.[4] Chính quyền địa phương là Hội đồng thành phố Liverpool.

Liverpool trở thành khu tự quản vào năm 1207, rồi được công nhận là thành phố vào năm 1880. Vào thế kỷ 19, Liverpool phát triển mạnh mẽ và vươn lên trở thành hải cảng lớn của nước Anh, song song với Cách mạng Công nghiệp. Liverpool là cảng khởi đầu của dòng người nhập cư từ AnhIreland đến Bắc Mỹ, và là cảng chính của một số con tàu viễn dương nổi tiếng như RMS Titanic, RMS Lusitania, RMS Queen Mary, and RMS Olympic.

Liverpool có số lượng viện bảo tàng quốc gia và nhà trưng bày nhiều thứ nhì nước Anh, chỉ đứng sau London. Thành phố có nhiều đặc trưng riêng về nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Sự nổi danh của ban nhạc The Beatles (ban nhạc tạo nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử) và nhiều nhóm nhạc khác trong thời kỳ nhạc beat giúp Liverpool trở thành điểm đến ưa thích của khách du lịch.[5] Các nhạc sĩ của thành phố đã đóng góp 56 đĩa đơn hạng nhất, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Liverpool đồng thời là quê hương của nhiều diễn viên, nghệ sĩ, danh hài, nhà báo, nhà văn, nhà thơ và nhà hoạt động thể thao trứ danh. Thành phố cũng có hai câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng thế giới là LiverpoolEverton.

Trung tâm lịch sử của thành phố được UNESCO vinh danh là di sản thế giới vào năm 2004, bởi giá trị của một thành phố hải cảng lâu đời, với những tòa nhà thương mại, tòa nhà hành chính, hệ thống kênh rạch, hải cảng, các khu phố lịch sử và các tượng đài văn hóa. Thành phố kỷ niệm sinh nhật lần thứ 800 của mình vào năm 2007, và được trao tặng danh hiệu Thủ đô văn hóa Châu Âu năm 2008.[6] Vì là thành phố cửa ngõ, nơi đây có sự tập trung đa dạng về dân cư, văn hóa và tôn giáo, đặc biệt từ Ireland và xứ Wales. Thành phố cũng có cộng đồng người da màu lâu đời nhất nước Anh.

Người dân thành phố Liverpool được gọi là "Liverpudlians", hoặc "Scousers", liên quan đến "scouse", vốn là tên một món thịt hầm. Từ "Scouse" cũng đã trở thành từ đồng nghĩa với phương ngữ và giọng nói Liverpool.

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên thành phố có nguồn gốc từ sự kết hợp của hai từ tiếng Anh cổlifer, nghĩa là độ sâu lớn hoặc nước phù sa, và pōl nghĩa là hồ hoặc vũng, tạo nên tên gọi Liuerpul, lần đầu được ghi nhận vào năm 1190.[7][8] Dựa theo Từ điển Cambridge về Địa danh nước Anh, "nguồn gốc tên ám chỉ chỉ một hồ hoặc vũng lớn mà hiện nay được hai con sông hợp lưu tạo thành".[9] Ngoài ra, một tên gọi khác là Leyrpole, xuất hiện trong ghi chép hành chính vào năm 1418.[10]

Cũng có một số đề xuất khác về nguồn gốc tên gọi như elverpool, ám chỉ một số lượng lớn cá chình (tiếng Anh là eels) sinh sống ở sông Mersey, hoặc từ tiếng tiếng Wales llyvr pwl, nghĩa là "sự mở rộng và hợp nhất của hai con sông tại hồ nước".[11][12]

Tính từ Liverpudlian (thuộc về Liverpool) lần đầu được ghi nhận vào năm 1833.[8]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giấy chứng nhận đặc quyền của vua John năm 1207 đã thông báo việc thành lập khu tự quản Liverpool và đến giữa thế kỷ 16 dân số của nó vẫn dao động xung quanh con số 500. Vào thế kỷ 17 đã có tiến triển hơn trong việc tăng trưởng dân số và mậu dịch. Các cuộc chiến bảo vệ thành phố đã xảy ra trong thời kỳ Nội chiến Anh, bao gồm một cuộc bao vây 18 ngày năm 1644. Năm 1699, Liverpool đã được chuyển thành một giáo khu theo Sắc luật Quốc hội, cùng năm đó chuyến tàu chuyên chở nô lệ đầu tiên của Liverpool có tên Liverpool Merchant đã rời bên đi châu Phi. Khi mậu dịch từ Tây Ấn vượt qua Irelandchâu Âu, Liverpool bắt đầu phát triển. Ụ tàu ướt đầu tiên ở Anh Quốc đã được xây ở Liverpool vào năm 1715.

Thế kỷ 19

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến đầu thế kỷ 19, 40% mậu dịch thế giới là thông qua Liverpool và việc xây dựng các tòa nhà lớn đã phản ánh sự thịnh vượng này. Năm 1830, Liverpool và Manchester đã trở thành các thành phố đầu tiên có đường sắt liên thành phố, thông qua Đường sắt Liverpool và Manchester. Dân số tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt thập niên 1840 khi hàng trăm ngàn người di cư từ Ireland bắt đầu đến do nạn đói lớn. Đến năm 1851, khoảng 25% dân số thành phố là người sinh ra tại Ireland.

Thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đồng ban nhạc The Beatles tại Pier Head, Liverpool

Ở nước Anh, thời hậu thế chiến thứ nhất được đánh dấu bởi bất ổn xã hội, trong đó có việc giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động thanh niên do tổn thất chiến tranh, cũng như cố gắng tạo điều kiện để cựu binh tham gia vào nền kinh tế. Các nghiệp đoàn được thành lập và bãi công diễn ra ở nhiều nơi. Các vấn đề với người nhập cư cũng xảy ra ở Liverpool. Những người nhập cư sinh sống ở cảng, trong đó có người Thụy Điển, đã cạnh tranh về việc làm và nhà ở với người địa phương. Tháng 6 năm 1919, binh lính và thủy thủ người Châu PhiẤn Độ định cư đã bị người da trắng địa phương tấn công bằng bạo lực. Xung đột chủng tộc cũng xảy ra ở nhiều thành phố của Anh như Cardiff, Newport, London. Nó xảy ra cả ở bên kia đại dương, vươn khắp nước Mỹ.[13]

Luật nhà ở năm 1919 dẫn đến kết quả một số lượng lớn nhà ở xã hội mọc lên khắp Liverpool trong thập niên 1920 và 1930. Hàng ngàn hộ gia đình được tái định cư ra vùng ngoại ô, với niềm tin rằng việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng sống, dù chưa có đánh giá khách quan về việc này. Nhiều nhà ở tư nhân cũng được xây dựng trong giai đoạn này. Trong đợt Đại khủng hoảng cuối thập niên 1930, số lượng người thất nghiệp của thành phố đạt đỉnh điểm, ở mức 30%.

Trong Thế chiến thứ hai, tầm quan trọng chiến lược của Liverpool được nhận ra bởi cả HitlerChurchill. Thành phố trở thành mục tiêu bị không quân Đức oanh tạc, gây thiệt hại nặng nề chỉ sau London.[14] Có tổng cộng 80 đợt oanh tạc ở Merseyside, cướp đi 2.500 sinh mạng, và gây hư hại gần một nửa số căn nhà của thành phố.

Kể từ năm 1952, Liverpool đã kết nghĩa với Köln, Đức, một thành phố cùng chung cảnh ngộ bị bom oanh tạc. Sau chiến tranh thành phố đã được tái thiết lớn, bao gồm nhiều dự án nhà cửa và vũng tàu Seaforth, dự án vũng tàu lớn nhất ở Anh Quốc.[15].

Trong thập niên 1960, Liverpool trở thành trung tâm của dòng nhạc beat hay "Merseybeat", nó trở thành tên gọi chung cho ban nhạc The Beatles và các ban nhạc rock khác đến từ Liverpool. Vào thời kỳ đầu, dòng nhạc này chịu ảnh hưởng của nhịp điệu Mỹ, blues và rock. Sau đó, nó tác động ngược lại mạnh mẽ tới nền âm nhạc Mỹ trong nhiều năm và trở nên phổ biến trên toàn cầu. Năm 1964, The Beatles trở thành ngôi sao nổi tiếng thế giới, mở đầu cho giai đoạn chiếm lĩnh thị trường Mỹ của các nghệ sĩ Anh. Dù đã tan rã vào năm 1970, The Beatles vẫn là ban nhạc thành công nhất về mặt thương mại và tạo nhiều ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng. Để vinh danh John Lennon, người sáng lập và là thủ lĩnh The Beatles, sân bay Liverpool được đổi theo tên ông vào năm 2002.[16][17]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Vùng đô thị Liverpool

Liverpool được mô tả như là "thành phố sở hữu vị trí đẹp bậc nhất trong các thành phố Châu Âu".[18] Thành phố tọa lạc trên vịnh Liverpool, nằm cách 283 km về phía Tây Bắc của London, được xây dựng dọc theo dải đồi sa thạch với đỉnh cao nhất tại đồi Everton, cao khoảng 70 m so với mực nước biển. Nằm về phía bắc của dải đồi là đồng bằng duyên hải phía tây nam hạt Lancashire. Thành phố tiếp giáp với khu tự quản Sefton ở phía bắc và khu tự quản Knowsley ở phía đông. Cửa sông Mersey ngăn cách thành phố với bán đảo Wirral về phía tây.

Liverpool là đô thị lớn nhất trong vùng đô thị Liverpool, khu thành thị lớn thứ sáu ở Anh Quốc. Tên gọi Liverpool mặc dù về chính thức chỉ áp dụng cho một thành phố hay huyện đô thị, song cũng thường được dùng để gọi chung Liverpool và 8 đô thị lân cận, tạo thành vùng đô thị Liverpool.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Liverpool có khí hậu đại dương ôn hòa, giống như quần đảo Anh với mùa hè dịu, mùa đông mát và lượng mưa thấp đều đặn quanh năm. Nhiệt độ ban ngày cao nhất vào mùa hè thường xuyên là 20 °C. Trong những năm gần đây, nhiệt độ có thể đạt trên 30 °C trong một số đợt. Vào mùa đông, nhiệt độ hiếm khi xuống dưới mức đóng băng. Tuyết thường rơi ít trong giai đoạn giữa tháng 11 và tháng 3 nhưng đôi khi rơi sớm hoặc trễ hơn, và hiếm khi rơi dày. Lượng mưa trung bình hàng năm của thành phố là 836.6 mm, trong khi mức trung bình của Anh Quốc là 1.125 mm,[19] và số ngày mưa trung bình là 144,3 ngày mỗi năm, trong khi mức bình quân của Anh Quốc là 154,4.[19] Giông lốc rất hiếm khi xảy ra và thường là yếu.

Dữ liệu khí hậu của trạm Crosby, Merseyside, độ cao: 30 m (98 ft)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 15.1
(59.2)
18.9
(66.0)
21.2
(70.2)
25.3
(77.5)
28.2
(82.8)
30.7
(87.3)
34.3
(93.7)
34.5
(94.1)
30.4
(86.7)
25.9
(78.6)
18.7
(65.7)
15.8
(60.4)
34.5
(94.1)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 7.2
(45.0)
7.3
(45.1)
9.4
(48.9)
12.2
(54.0)
15.6
(60.1)
17.9
(64.2)
19.7
(67.5)
19.4
(66.9)
17.3
(63.1)
13.9
(57.0)
10.2
(50.4)
7.5
(45.5)
13.2
(55.8)
Trung bình ngày °C (°F) 4.8
(40.6)
4.7
(40.5)
6.6
(43.9)
8.7
(47.7)
11.8
(53.2)
14.5
(58.1)
16.5
(61.7)
16.3
(61.3)
14.2
(57.6)
11.1
(52.0)
7.7
(45.9)
5.0
(41.0)
10.1
(50.2)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 2.4
(36.3)
2.1
(35.8)
3.8
(38.8)
5.1
(41.2)
7.9
(46.2)
11.1
(52.0)
13.3
(55.9)
13.2
(55.8)
11.0
(51.8)
8.2
(46.8)
5.2
(41.4)
2.5
(36.5)
7.2
(45.0)
Thấp kỉ lục °C (°F) −12.8
(9.0)
−11.3
(11.7)
−7.5
(18.5)
−5.0
(23.0)
−1.7
(28.9)
2.5
(36.5)
6.6
(43.9)
3.1
(37.6)
1.7
(35.1)
−2.9
(26.8)
−7.5
(18.5)
−17.6
(0.3)
−17.6
(0.3)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 74.9
(2.95)
54.4
(2.14)
63.6
(2.50)
54.3
(2.14)
54.9
(2.16)
66.2
(2.61)
59.0
(2.32)
68.9
(2.71)
71.7
(2.82)
97.3
(3.83)
82.6
(3.25)
88.8
(3.50)
836.6
(32.94)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 1.0 mm) 13.8 10.7 12.5 10.4 10.6 10.5 10.1 11.2 11.5 14.8 14.6 13.9 144.3
Số giờ nắng trung bình tháng 56.0 70.3 105.1 154.2 207.0 191.5 197.0 175.2 132.7 97.3 65.8 46.8 1.499,1
Nguồn 1: Met Office[20]
Nguồn 2: National Oceanography Centre[21]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Biến động dân số trong giai đoạn 1801–2011

Dân số Liverpool vào năm 2011 là 466.415 người, tăng 6,1% so với 439.473 người vào năm 2001. Trong quá khứ, dân số thành phố từng đạt tới đỉnh điểm là 846,101 người vào năm 1931. Sau đó, do nhiều nguyên nhân mà thành phố trải qua đợt suy giảm dân số kéo dài, đỉnh điểm là khoảng 100.000 người rời bỏ thành phố trong giai đoạn 1971-1981. Dân số Liverpool trẻ hơn so với mức bình quân của nước Anh với 42,5% người dưới 30 tuổi, trong khi cả nước là 37,7%. Có khoảng 66% dân số trong độ tuổi làm việc.[22]

Là thành phố cảng lớn và lâu đời của Anh, Liverpool có thành phần dân cư rất đa dạng. Thành phần chủng tộc của thành phố là 88,8% da trắng, 4,1% gốc châu Á, 2,6% gốc châu Phi, 2,5% người lai và 1,8% chủng tộc khác như Arab. Theo khảo sát vào năm 2001, có 79,5% dân số thành phố theo Kitô giáo, 1,4% Hồi giáo, 0,6% Do Thái giáo, 0,3% Phật giáo và 0,1% theo tôn giáo khác, 9,7% tự nhận vô thần và 8,1% không tiết lộ tôn giáo.[23]

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Liverpool có 8 thành phố kết nghĩa, được ấn định bởi Hội những Thành phố Kết nghĩa Quốc tế:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Is Liverpool still the world in one city?”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ Jones, Catherine (ngày 8 tháng 4 năm 2007). “City has birthday new look for coat of arms”. Liverpool Echo. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ “Labour Market Profile - Liverpool”. nomisweb.co.uk. Original Source: Office for National Statistics. ngày 29 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ “Session invalid!”. Web.archive.org. ngày 16 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ Hasted, Nick (2017). You Really Got Me: The Story of The Kinks. Omnibus Press. tr. 425.
  6. ^ “Report on the Nominations from the UK and Norway for the European Capital of Culture 2008” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008.
  7. ^ Hanks, Patrick; Hodges, Flavia; Mills, David; Room, Adrian (2002). The Oxford Names Companion. Oxford: the University Press. tr. 1110. ISBN 978-0198605614.
  8. ^ a b Harper, Douglas. “Liverpool”. The Online Etymology Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2019.
  9. ^ The Cambridge Dictionary of English Place-Names, ed. by Victor Watts (Cambridge: Cambridge University Press, 2004), s.v. Liverpool.
  10. ^ “Plea Rolls of the Court of Common Pleas”. National Archives. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2015. Third entry, the home of John Stanle, the defendant, in a plea of debt.
  11. ^ Crowley, Tony (2013). Scouse: A Social and Cultural History. Liverpool: Oxford University Press. ISBN 9781781389089. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “The place-names of England and Wales”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  13. ^ Dr. Laura Tabili, "Review of Jacqueline Jenkinson, Black 1919: Riots, Racism and Resistance in Imperial Britain, Liverpool, Liverpool University Press, 2009 Lưu trữ 2016-04-22 tại Wayback Machine, ISBN 9781846312007", Reviews in History website, accessed ngày 13 tháng 4 năm 2016
  14. ^ “Spirit of the Blitz: Liverpool in the Second World War”. Liverpool Museums. 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  15. ^ “Vision of Britain: Liverpool population”. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2007.
  16. ^ “Recent History and Current Developments”. Friends of Liverpool Airport. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2013.
  17. ^ “Airports Named For Celebrities”. Airport Parking Market. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2015.
  18. ^ The Buildings of England – Lancashire: Liverpool and the Southwest By Richard Pollard, Nikolaus Pevsner, Yale University Press, 2006, p243
  19. ^ a b “UK 1971–2000 averages”. Met Office. 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  20. ^ “Crosby 1981–2010 Averages”. Met Office. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
  21. ^ “Historical weather data for Bidston Observatory”. NOC. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
  22. ^ “Neighbourhood Statistics: Resident Population Estimates by Broad Age Band”. Office for National Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.
  23. ^ “Area: Liverpool (Local Authority)”. Office for National Statistics. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Công thức tính sát thương của Shenhe và Yunjin
Shenhe và Yunjin có cơ chế gây sát thương theo flat DMG dựa trên stack cấp cho đồng đội, nên sát thương mà cả 2 gây ra lại phần lớn tính theo DMG bonus và crit của nhân vật khác
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Điều gì xảy ra khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh
Khi một Ackerman thức tỉnh sức mạnh, họ sẽ thường phải hứng chịu những cơn đau đầu đột ngột
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Tổ chức SWORD trong One Piece - Garp có phải là một thành viên
Qua chương 1080 thì ta biết thêm được về SWORD, về cơ bản thì họ là đội biệt kích đặc biệt gồm những Hải Quân đã từ bỏ Quân Tịch nhưng vẫn hoạt động với vai trò là 1 Hải Quân