Đinh Tiến Dũng

Đinh Tiến Dũng

Bí thư Thành ủy Hà Nội
Nhiệm kỳ
2 tháng 4 năm 2021 – 19 tháng 6 năm 2024
Phó Bí thư
Xem danh sách
Tiền nhiệmVương Đình Huệ
Kế nhiệmBùi Thị Minh Hoài

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam
Nhiệm kỳ
24 tháng 5 năm 2013 – 7 tháng 4 năm 2021
Tiền nhiệmVương Đình Huệ
Kế nhiệmHồ Đức Phớc
Chức vụ khác

Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Thành phố Hà Nội
Nhiệm kỳ
13 tháng 5 năm 2022 – 19 tháng 6 năm 2024

Tổng Kiểm toán Nhà nước
Nhiệm kỳ
2 tháng 8 năm 2011 – 24 tháng 5 năm 2013
Tiền nhiệmVương Đình Huệ
Kế nhiệmNguyễn Hữu Vạn

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Nhiệm kỳ
14 tháng 10 năm 2010 – 2 tháng 8 năm 2011
Phó Bí thưNguyễn Tiến Thành
Bùi Văn Thắng
Tiền nhiệmĐinh Văn Hùng
Kế nhiệmBùi Văn Nam

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Nhiệm kỳ
7 tháng 7 năm 2008 – 8 tháng 12 năm 2010
Tiền nhiệmLò Mai Trinh
Kế nhiệmMùa A Sơn

Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Nhiệm kỳ
Tháng 6 năm 2003 – 7 tháng 7 năm 2008
Thông tin cá nhân
Sinh10 tháng 5, 1961 (63 tuổi)
Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1987)
Giáo dục
Alma materTrường Đại học Tài chính – Kế toán
Ủy viên trung ương

Đinh Tiến Dũng (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1961) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XV. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII[1], XIII, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam (2013-2021), Tổng Kiểm toán Nhà nước (2011-2013), Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình (2010-2011), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2008-2010), Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Do các sai phạm khi còn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2021, nên ngày 19 tháng 06 năm 2024, ông đã từ chức và được Bộ Chính trị đồng ý.[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 10 tháng 5 năm 1961 tại làng Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông hiện cư trú tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.[3]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp chính trị ban đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Làm việc ở Bộ Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Công ty Sông Đà

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1983, sau khi tốt nghiệp đại học, ông được phân về làm Cán bộ Phòng Tài vụ của Tổng công ty Sông Đà (thuộc Bộ Xây dựng). Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 05 tháng 1 năm 1987.

Tính đến tháng 4 năm 1993, ông lần lượt giữ các chức vụ tài chính kế toán trong các công ty thành viên của Tổng công ty Sông Đà:

  • Tháng 5 năm 1987: Phó Kế toán trưởng Công ty Xây dựng Thủy công Tổng công ty Sông Đà.
  • Tháng 5 năm 1988: Phó phòng Tài vụ Công ty Cung ứng vật tư Sông Đà, Tổng công ty Sông Đà.
  • Tháng 6 năm 1989: Kế toán trưởng Công ty Cung ứng vật tư Sông Đà, Tổng công ty Sông Đà.
  • Tháng 12 năm 1991: Kế toán trưởng Công ty Xây dựng Sông Đà 1, Tổng công ty Sông Đà.

Thăng tiến trong Bộ Xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 4 năm 1993, ông được phân về làm Kế toán trưởng Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng).

Tháng 10 năm 1997: ông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán, Bộ Xây dựng, bởi sự đề cử của cấp trên cũ là ông Nguyễn Hồng Quân, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Đà, bấy giờ vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Nguyễn Hồng Quân được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng năm 2002.

Tháng 6 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lãnh đạo địa phương

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện Biên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 2008, ông được điều động tham gia Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên và được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Hai tháng sau, tại phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, thay cho bà Lò Mai Trinh chuyển sang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.[7]

Ninh Bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2010, Trung ương Đảng điều động Đinh Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình thay cho ông Đinh Văn Hùng người vừa bị kỷ luật trong công tác hành chính của Đảng.[8][9] Đến tháng 1 năm 2011, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI. Ông công tác lãnh đạo toàn diện tỉnh Ninh Bình.

Sự nghiệp chính trị tại Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều ngày 09 tháng 3 năm 2016, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị cử tri của Bộ Tài chính để giới thiệu, nhận xét người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, 100% đại biểu dự Hội nghị đã bỏ phiếu đồng thuận giới thiệu ông tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14.[10]

Sáng 09 tháng 5 năm 2016, ông và các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa 14 tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri tại huyện Gia Viễn (Ninh Bình).[11] Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 được công bố vào chiều ngày 09 tháng 6 năm 2016 cho biết ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (bầu cử diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2016) ở Đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Ninh Bình và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Ông là một trong số 13 Bộ trưởng của Chính phủ Việt Nam khóa cũ trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14. Ông được 318.331 phiếu, đạt tỷ lệ 95,44%.[12]

Sáng ngày 18 tháng 10 năm 2016, ông đã có buổi tiếp xúc cử tri tại phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 14.[13] Ngày 06 tháng 12 năm 2016, ông đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để báo cáo với cử tri kết quả kì họp thứ 2 Quốc hội khóa 14.[14] Sáng ngày 26 tháng 4 năm 2017, ông đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, báo cáo trước cử tri và nhân dân các xã bãi ngang, huyện Kim Sơn về dự kiến chương trình và nội dung của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 14.[15]

Ngày 07 tháng 7 năm 2017, ông đã có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình để thông báo với cử tri kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14.[16] Ngày 02 tháng 10 năm 2017, ông đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư để ghi nhận các ý kiến, kiến nghị gửi tới Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.[17]

Tổng kiểm toán Nhà nước Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 8 năm 2011: ông được Quốc hội bầu vào chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước (Việt Nam) thay người tiền nhiệm là ông Vương Đình Huệ.[18]

Ông là người đề xuất và được 100% thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 nhất trí cho phép Kiểm toán Nhà nước thành lập cơ quan thanh tra riêng vào ngày 16/1/2013.[4]

Bộ trưởng Bộ Tài chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tại lễ Đại hội Đảng lần thứ 13

Ngày 24 tháng 5 năm 2013, ông được Quốc hội Việt Nam khóa 13 miễn nhiệm chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước (84% số đại biểu Quốc hội có mặt đồng ý), và bầu ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính thay ông Vương Đình Huệ (355 đại biểu, tương ứng với tỷ lệ 71,2% đã nhất trí).[19][20]

Ngày 27 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sáng 16 tháng 11 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14.[21]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Trung ương, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[22] Ngày 31, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.[23]

Ngày 07 tháng 4 năm 2021, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ (2016 – 2021) theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Sự nghiệp chính trị tại Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Bí thư Thành ủy Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 02 tháng 4 năm 2021, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 35-QĐNS/TW của Bộ Chính trị về việc phân công ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 thay ông Vương Đình Huệ vừa được bầu làm Chủ tịch quốc hội.

Sai phạm và kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều 9/9/2021, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ, trong xây dựng thể chế, chính sách, trong quản lý, sử dụng vốn vay và ngân quỹ nhà nước. Cùng với đó, Ban cán sự đảng Bộ Tài chính và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 (ông Đinh Tiến Dũng) đã thiếu lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở Giao dịch chứng khoán, để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành một số văn bản không phù hợp quy định của pháp luật.[24]

Từ ngày 12 đến ngày 14/6/2024, tại Hà Nội, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 42 và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính [25]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “LƯU TRỮ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ baochinhphu.vn (19 tháng 6 năm 2024). “Bộ Chính trị đồng ý để đồng chí Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  4. ^ a b c “Chân dung tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng”. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ “UBND TỈNH BẮC NINH”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “Chân dung tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ “Ông Đinh Tiến Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng được bầu làm Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ Chỉ định ông Đinh Tiến Dũng làm bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
  9. ^ Đồng chí Đinh Tiến Dũng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình
  10. ^ “100% cử tri Bộ Tài chính đề cử Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ứng cử ĐBQH khóa XIV”. Báo Hải quan. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  11. ^ “Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp xúc cử tri tại nhiều đơn vị của tỉnh Ninh Bình”. Báo Tổ quốc. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  12. ^ “Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trúng cử Đại biểu Quốc hội với tỷ lệ 95,44%”. Thời báo tài chính Việt Nam. 9 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  13. ^ “Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp xúc cử tri TP. Ninh Bìn”. Tạp chí tài chính. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  14. ^ “Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp xúc cử tri tại Ninh Bình”. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  15. ^ “Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp xúc cử tri tại huyện Kim Sơn - Ninh Bình”. Tạp chí tài chính. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  16. ^ “Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp xúc cử tri TP. Ninh Bình và huyện Hoa Lư”. Tạp chí Tài chính. 7 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  17. ^ “Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp xúc cử tri Ninh Bình”. Thời báo tài chính VN. 2 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  18. ^ “Ông Đinh Tiến Dũng đắc cử Tổng Kiểm toán Nhà nước”. Chính phủ VN. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  19. ^ “Ông Đinh Tiến Dũng làm bộ trưởng Bộ Tài chính”. Báo Tuổi Trẻ Online. ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.
  20. ^ “Ông Đinh Tiến Dũng trở thành Bộ trưởng Tài chính”. VnExpress. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  21. ^ Công Thọ. “Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội”. Kinh tế Đô thị. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2017.
  22. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  23. ^ “Công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII”. Báo Tuổi trẻ. ngày 31 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  24. ^ 'Bộ trưởng Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm'. VNExpress. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  25. ^ “Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Đinh Tiến Dũng”. thanhnien.vn/. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Vương Đình Huệ
Bí thư Thành ủy Hà Nội
2021-2024
Kế nhiệm:
Bùi Thị Minh Hoài
Tiền nhiệm:
Vương Đình Huệ
Bộ trưởng Bộ Tài chính
2013-2021
Kế nhiệm:
Hồ Đức Phớc
Tiền nhiệm:
Vương Đình Huệ
Tổng kiểm toán Nhà nước
2011-2013
Kế nhiệm:
Nguyễn Hữu Vạn
Tiền nhiệm:
Đinh Văn Hùng
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
2010-2011
Kế nhiệm:
Bùi Văn Nam
Tiền nhiệm:
Lò Mai Trinh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
2008-2010
Kế nhiệm:
Mùa A Sơn
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cuốn sách “lối sống tối giản thời công nghệ số” là một tập hợp những quan điểm, suy tư của Cal Newport về cách sử dụng công nghệ ngày nay
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Bất kì một hình ảnh nào xuất hiện trong phim đều có dụng ý của biên kịch
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
Zankyou no Terror là một phim nặng về tính ẩn dụ hình ảnh lẫn ý nghĩa. Những câu đố xoay vần nối tiếp nhau, những hành động khủng bố vô hại tưởng chừng như không mang ý nghĩa, những cuộc rượt đuổi giữa hai bên mà ta chẳng biết đâu chính đâu tà
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka