Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. (tháng 2/2022) |
Nguyễn Văn Thể (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1966) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương[1]. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam[2], đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021 thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sóc Trăng. Ông từng là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2013–2015). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015–2017.
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại Trường Xuân, Tháp Mười, Đồng Tháp. Ông hiện cư trú ở phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.[3]
Ngày 24/10/2017, ông được miễn nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng sau khi cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng thay thế ông.[15]
Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2017, ông được Quốc hội Việt Nam khóa 14 phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (461 trong số 466 đại biểu có mặt đồng ý, bằng 98,93% đại biểu có mặt, và bằng 93,89% tổng số đại biểu Quốc hội là 491 người)[16] thay ông Trương Quang Nghĩa được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Chiều ngày 26 tháng 10 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang kí quyết định số 2185/QĐ-CTN bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quyết định có hiệu lực từ ngày kí. Ông là người trẻ nhất sau 41 năm trước đó khi giữ chức vụ này.[2]
Ngày 25 tháng 12 năm 2017, Nguyễn Văn Thể được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải.[17]
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2021–2026.
Ngày 28 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất ông được Quốc hội Việt Nam khóa XV bầu, Chủ tịch nước bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nhiệm kỳ 2021–2026 theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sáng ngày 21 tháng 10 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4 ông được Quốc hội Việt Nam khóa XV miễn nhiệm, Chủ tịch nước đã ký quyết định cho ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nhiệm kỳ 2021–2026 theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cùng ngày, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nhiệm kỳ 2020–2025.[1]
Theo tài liệu Báo Tuổi trẻ có được công bố vào ngày 4 tháng 12 năm 2017 thì vào ngày 28 tháng 10 năm 2013, ông Nguyễn Văn Thể - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam - đã ký cùng lúc ba công văn hỏa tốc gửi Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang về việc "thống nhất vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án đầu tư xây dựng quốc lộ đoạn tránh qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT". Tại văn bản này, Bộ Giao thông vận tải Việt Nam cho biết đã nghiên cứu một số vị trí và đề nghị thẳng với tỉnh "có ý kiến thống nhất vị trí đặt trạm thu phí tại km1999+900 trên quốc lộ 1". Vị trí này hoàn toàn nằm ngoài tuyến tránh quốc lộ 1 qua thị trấn (nay là thị xã) Cai Lậy.
Đến ngày 19 tháng 12 năm 2013, ông Thể ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn km1987+560 đến km2014, tỉnh Tiền Giang theo hợp đồng BOT. Trong quyết định phê duyệt dự án ngày 19-12-2013 thì có thêm hợp phần "tăng cường mặt đường quốc lộ 1 qua Tiền Giang dài 26,5km, từ km1987+560 đến km2014", bên cạnh hợp phần chính là xây dựng mới tuyến tránh dài 12 km.[21]
Từ khoảng 2018, các trạm thu phí BOT bị biến thành trạm "thu giá".[22][23] Khi trả lời một số thắc mắc của người dân về thuật ngữ "thu giá BOT", đại diện của Vụ Tài chính (Bộ GTVT) cho biết: Việc chuyển đổi tên gọi từ phí sang giá là theo quy định của Luật phí và lệ phí được QH ban hành ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017[24].
Trước câu hỏi rằng dư luận đặt vấn đề Bộ GTVT đang đánh tráo khái niệm "thu phí" thành "thu giá", Bộ trưởng GTVT khẳng định: "Không phải do bộ quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ, sản phẩm sản xuất nhà máy thì họ ấn định giá bán, và BOT là 1 sản phẩm của DN..."[25]
Theo truyền thông, Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi," xảy ra tại công ty Yên Khánh, tổng công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc Sài Gòn-Trung Lương.
Báo Tuổi Trẻ 31/8/2020 và nhiều báo khác đếu cho biết Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã chuyển kết luận sang Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đề nghị truy tố các bị can Đinh La Thăng, cựu bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải; bị can Nguyễn Hồng Trường, cựu thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc"), cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, kiêm tổng giám đốc công ty Thái Sơn, cùng 17 bị can khác.
Theo đó, cụ thể ngày 31/8/2015, ông Nguyễn Văn Thể đã ký văn bản số 11594 gửi tổng công ty Cửu Long, công ty Yên Khánh, với nội dung chỉ đạo: "Yêu cầu công ty Yên Khánh căn cứ thông báo kết luận của Bộ Giao Thông khẩn trương thực hiện thanh toán theo đúng tiến độ cam kết, giao tổng công ty Cửu Long có trách nhiệm thanh toán theo đúng cam kết." Tiếp đến, ông Thể cũng ký văn bản "có nội dung tương tự."
Cùng với ông Thế, ông Nguyễn Ngọc Đông, thứ trưởng Bộ GTVT cũng đã ký nhiều quyết định "không đúng quy định của pháp luật, hợp thức hóa các nội dung công ty Yên Khánh đề nghị."
Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 20/11/2024 đã họp xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy ông Nguyễn Văn Thể (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - GTVT) đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.Ông Thể cũng vi phạm quy định trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, những vi phạm của ông Nguyễn Văn Thể gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.
Cũng tại cuộc họp này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2021-2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ GTVT và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong tổ chức thực hiện một số dự án, gói thầu do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện.
Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của Bộ GTVT được xác định vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.
Vì thế, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Văn Thể. Ban Bí thư cũng quyết định cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày 25-11, Văn phòng Trung ương Đảng đã có thông cáo báo chí về Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Ông Nguyễn Văn Thể, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương, nguyên bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, các ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói về việc thu tiền BOT: "Thời gian qua có vấn đề trạm thu giá BOT là việc hết sức nóng, có thể nói chưa lúc nào nóng như vừa qua nhưng đây là sản phẩm của giai đoạn trước". Ông thừa nhận, nếu "sắp xếp, giải quyết không ổn thoả thì sẽ dẫn đến dư luận quốc tế, dư luận trong nước không tốt, việc đầu tư sẽ gặp khó khăn".[28]
Tháng 5/2018, khi QH đang họp thì trong 4 ngày liên tiếp xảy ra 5 vụ TNGT đường sắt rất nghiêm trọng gây chấn động dư luận. Ông cho họp kiểm điểm và tuyên bố "tôi nhận trách nhiệm về các vụ TNGT đường sắt". Trước chất vấn của các đại biểu QH về chất lượng đường sắt yếu kém, rệu rã nhưng không được quan tâm đầu tư, ông nhận trách nhiệm "Đường sắt lạc hậu do tham mưu kém"!
Trong phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt của Uỷ ban Tư pháp sáng 6/3/2019, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể nói: "Chúng tôi cũng đề xuất phương án, tất cả những người mất bằng lái xe phải thi lại để tránh tình trạng lợi dụng việc này xin thêm bằng thứ 2, thậm chí bằng thứ 3".[29]
|website=
(trợ giúp)