Phan Đình Trạc

Phan Đình Trạc
Chức vụ
Nhiệm kỳ31 tháng 1 năm 2021 – nay
3 năm, 347 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Nhiệm kỳ6 tháng 10 năm 2017 – nay
7 năm, 98 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Thường trực Ban Bí thưTrần Quốc Vượng
Võ Văn Thưởng
Trương Thị Mai
Lương Cường
Nhiệm kỳ27 tháng 2 năm 2016 – nay
8 năm, 320 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Phó Trưởng ban
Tiền nhiệmNguyễn Bá Thanh
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương
(Quyền Trưởng ban)
Nhiệm kỳ21 tháng 1 năm 2015 – 27 tháng 2 năm 2016
1 năm, 37 ngày
Trưởng banNguyễn Bá Thanh(Mất)
Kế nhiệmVõ Văn Dũng

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương
Nhiệm kỳ1 tháng 1 năm 2013 – 21 tháng 1 năm 2015
2 năm, 20 ngày
Trưởng banNguyễn Bá Thanh
Nhiệm kỳ18 tháng 1 năm 2011 – nay
13 năm, 360 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Nhiệm kỳ17 tháng 10 năm 2010 – 20 tháng 2 năm 2013
2 năm, 126 ngày
Phó Bí thưTrần Hồng Châu
Hồ Đức Phớc
Tiền nhiệmTrần Văn Hằng[1]
Kế nhiệmHồ Đức Phớc

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII, XIV, XV
Nhiệm kỳ2002 – nay
Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Văn An
Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Sinh Hùng
Nguyễn Thị Kim Ngân
Vương Đình Huệ
Đại diệnNghệ An
Lâm Đồng
Nhiệm kỳ2005 – 2010
Tiền nhiệmHồ Xuân Hùng
Kế nhiệmHồ Đức Phớc
Nhiệm kỳ2005 – 2010
Bí thưTrần Văn Hằng
Nhiệm kỳ2000 – 2005
Thông tin cá nhân
Sinh25 tháng 8, 1958 (66 tuổi)
Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
4/8/1980
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1976 - 2005
Cấp bậc Đại tá

Phan Đình Trạc (sinh năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương và là Đại biểu Quốc hội Việt nam khóa XV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.[2]

Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Phan Đình Trạc sinh ngày 25 tháng 8 năm 1958 tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.[3][4]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông cũng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa 13, 14, 15, 16 (nhiệm kỳ 2011-2016).[3]

Từ tháng 10/1975 - 8/1980: Học viên, Tiểu đội phó, Trường Đại học An ninh nhân dân

Từ tháng 9/1980 - 10/1981: Cán bộ Bộ Nội vụ (Bộ Công an), công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ tháng 11/1981 - 4/1988: Cán bộ Đội bảo vệ kinh tế; Đội phó (1983) rồi Bí thư Chi bộ và Đội trưởng Đội An ninh (1984); Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (1985)[7]

Từ tháng 5/1988 - 10/1997: Bí thư Đảng ủy (8/1989), Phó Trưởng Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Từ tháng 11/1997 - 1/2001: Ủy viên Ban Thường vụ (8/1998) rồi Bí thư Đảng ủy (12/2000), Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, đại biểu HĐND tỉnh (11/1999), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An (1/2001)

Từ tháng 2/2001 - 9/2005: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI

Từ tháng 10/2005, ông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tỉnh Nghệ An khóa XII.[8]

Ngày 17/10/2010, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khóa XVII nhiệm kì 2010-2015.[5][6]

Từ tháng 12/2010 - 1/2013: Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khóa XVII, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tỉnh Nghệ An khóa XIII.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

Ngày 20/2/2013, ông thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và được Bộ Chính trị điều động làm Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương.[5]

Ngày 21/1/2015, ông nhận nhiệm vụ là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương giúp điều hành khi ông Nguyễn Bá Thanh nghỉ chữa bệnh.[8]

Ngày 8/9/2015, ông được Bộ Chính trị phân công làm Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.[9]

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra vào ngày 26 tháng 1 năm 2016, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.

Ngày 28 tháng 2 năm 2016, Phan Đình Trạc được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phân công làm Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương.[10]

Ngày 6 tháng 10 năm 2017, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã bầu bổ sung Phan Đình Trạc làm Ủy viên Ban Bí thư.[11]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.[12]

Ngày 31 tháng 1 năm 2021, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ PV (10 tháng 7 năm 2009). “Nghệ An: Công bố chức danh Bí thư Tỉnh uỷ mới”. VOV. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ TTXVN. “Phan Đình Trạc”. daihoidang.vn. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ a b c “Tiểu sử Phan Đình Trạc”. Báo VietnamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XIII”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ a b c Nguyễn Duy (21 tháng 2 năm 2013). “Ông Phan Đình Trạc thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An”. Báo Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ a b Nguyễn Văn Nhật (17 tháng 10 năm 2010). “Ông Phan Đình Trạc được bầu làm Bí thư Nghệ An”. TTXVN/Vietnam+. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ “PHAN ĐÌNH TRẠC”.
  8. ^ a b “Phân công người thay thế ông Nguyễn Bá Thanh - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 21 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ “Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương tham gia Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.
  10. ^ “Ông Phan Đình Trạc làm Trưởng ban Nội chính Trung ương”.[liên kết hỏng]
  11. ^ “Ông Phan Đình Trạc và Nguyễn Xuân Thắng được bầu vào Ban bí thư”. Tin nhanh VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017.
  12. ^ “Danh sách 200 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII”. VTV. ngày 30 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ “Công bố danh sách Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XIII”. Báo Tuổi trẻ. ngày 31 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Manabu Horikita (堀ほり北きた 学まなぶ, Horikita Manabu) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu Hội trưởng Hội học sinh
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Chúng ta có phải là một thế hệ “chán đi làm”?
Thực tế là, ngay cả khi còn là lính mới tò te, hay đã ở vai trò đồng sáng lập của một startup như hiện nay, luôn có những lúc mình cảm thấy chán làm việc vcđ
 Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Huy hiệu của Baal không phải là biểu tượng của hệ lôi
Nếu chúng ta soi kĩ, chúng ta sẽ thấy được điểm khác biệt của huy hiệu này với cái biểu tượng của hệ lôi
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?