AFC Champions League 2016 là mùa giải thứ 35 của giải vô địch cấp câu lạc bộ cao nhất châu Á được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), và là lần thứ 14 dưới tên gọi AFC Champions League.
Ủy ban thi đấu AFC đã đề xuất thay đổi các giải đấu cấp câu lạc bộ của AFC vào ngày 25 tháng 1 năm 2014,[3] được phê chuẩn bởi Ủy ban điều hành AFC vào ngày 16 tháng 4 năm 2014.[4] 46 hiệp hội thành viên của AFC (ngoại trừ Quần đảo Bắc Mariana) được xếp hạng dựa trên thành tích của đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ của họ trong bốn năm qua trong các giải đấu của AFC, với việc phân bổ các vị trí cho các phiên bản 2015 và 2016 của các giải đấu cấp câu lạc bộ châu Á được xác định bởi bảng xếp hạng năm 2014:[5]
Các hiệp hội được chia làm hai khu vực Tây và Đông Á, với 23 hiệp hội ở mỗi khu vực:
Khu vực Tây Á bao gồm các hiệp hội đến từ Tây Á, Trung Á, Nam Á, ngoại trừ Ấn Độ và Maldives.
Khu vực Đông Á bao gồm các hiệp hội đến từ ASEAN và Đông Á, cộng thêm Ấn Độ và Maldives.
Ở mỗi khu vực, có tổng cộng 12 suất vào thẳng vòng bảng, và 4 suất còn lại được quyết định qua vòng loại.
12 hiệp hội thành viên hàng đầu của mỗi khu vực theo bảng xếp hạng AFC có thể có suất dự vòng bảng và vòng loại ở AFC Champions League, miễn họ đáp ứng các tiêu chí tối thiểu của AFC Champions League.
Các hiệp hội xếp hạng 1-6 ở khu vực Tây và Đông Á nhận suất vào vòng bảng, trong khi các hiệp hội còn lại nhận suất vào vòng loại:
Các hiệp hội xếp hạng 1-2 có ba suất vào vòng bảng và một suất vào vòng loại (ở vòng play-off).
Các hiệp hội xếp hạng 3-4 có hai suất vào vòng bảng và hai suất vào vòng loại (một ở vòng play-off, một ở vòng loại thứ hai).
Các hiệp hội xếp hạng 5 có một suất vào vòng bảng và hai suất vào vòng loại (ở vòng loại thứ hai).
Các hiệp hội xếp hạng 6 có một suất vào vòng bảng và một suất vào vòng loại (ở vòng loại thứ hai).
Các hiệp hội xếp hạng 7-12 có một suất vào vòng loại (ở vòng loại thứ nhất).
Số lượng vị trí tối đa cho mỗi hiệp hội là một phần ba tổng số câu lạc bộ trong giải đấu hàng đầu (ví dụ: Úc chỉ có thể nhận được tối đa ba vị trí vì chỉ có chín câu lạc bộ có trụ sở tại Úc ở A-League).
Ủy ban thi đấu AFC đã hoàn tất việc phân bổ vị trí cho các phiên bản AFC Champions League 2015 và 2016 dựa trên các tiêu chí, bao gồm bảng xếp hạng hiệp hội của AFC và việc thực hiện các quy định cấp phép câu lạc bộ, vào ngày 28 tháng 11 năm 2014.[6][7][8]
Bảng sau đây cho thấy phân bổ vị trí cho AFC Champions League 2016, được điều chỉnh tương ứng do một số vị trí không được sử dụng.
Trung Quốc (CHN):Giang Tô Tô Ninh đổi tên từ "Giang Tô Sainty" vào tháng 12 năm 2015. Họ được AFC gọi là "Giang Tô FC" trong các báo cáo chính thức cho AFC Champions League 2016.
Singapore (SIN):Brunei DPMM, đội vô địch S.League 2015, là đội bóng đến từ Brunei, do đó không thể đại diện cho Singapore tham dự các giải đấu của AFC, vị trí của họ được thay thế bởi Tampines Rovers, đội á quân của giải.
Lễ bốc thăm vòng tứ kết diễn ra vào ngày 9 tháng 6 năm 2016, vào 16:00 MYT (UTC+8), tại khách sạn Petaling Jaya Hilton tại Kuala Lumpur, Malaysia.[12] Không có đội hạt giống, vì vậy các đội cùng hiệp hội có thể được xếp cặp đối đầu với nhau.[13]
Trận lượt đi giữa El Jaish và Al-Nasr kết thúc với tỉ số 3–0 nghiêng về Al-Nasr, nhưng El Jaish đã được xử thắng 3–0 bởi Uỷ ban Kỷ luật AFC vào ngày 12 tháng 9 năm 2016, do Al-Nasr đưa cầu thủ Wanderley, người bị phát hiện sử dụng hộ chiếu Indonesia giả, vào sân.[14]
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2016, AFC thông báo thay đổi lịch thi đấu vòng bảng do Ả Rập Xê Út từ chối chơi ở Iran.[20] Sau thay đổi, toàn bộ các trận đấu giữa các câu lạc bộ đến từ Iran và Ả Rập Xê Út (bao gồm các đội thắng vòng loại nếu có thể) được chuyển đến ngày thi đấu 5/6 và 6/6 (19–20 tháng 4 và 3–4 tháng 5). Địa điểm của các trận đấu này sẽ được quyết định sau hạn chót đánh giá vào ngày 15 tháng 3 năm 2016. Vì khi đó, không có sự trở lại quan hệ bình thường giữa hai nước khi Ả Rập Xê Út từ chối dỡ bỏ các hạn chế đi lại của họ tới Iran, AFC đã chấp nhận đề nghị của Liên đoàn bóng đá Ả Rập Xê Út, đề nghị chơi tất cả các trận đấu giữa các đội từ Iran và Ả Rập Xê Út ở các địa điểm trung lập.[21] Liên đoàn bóng đá Ả Rập Xê Út ủng hộ các câu lạc bộ của họ từ chối đến Iran.[22]Liên đoàn bóng đá Iran đã tuyên bố rằng họ có thể rút khỏi AFC Champions League do thay đổi địa điểm.[23]