Chung kết Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024

Chung kết Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024
Sự kiệnGiải vô địch bóng đá ASEAN 2024
Lượt đi
Ngày2 tháng 1 năm 2025
Địa điểmSân vận động Việt Trì, Việt Trì
Cầu thủ xuất sắc
nhất trận đấu
Nguyễn Xuân Son (Việt Nam)
Trọng tàiSalman Ahmad Falahi (Qatar)
Khán giả15.604
Lượt về
Ngày5 tháng 1 năm 2025
Địa điểmSân vận động Rajamangala, Băng Cốc
Cầu thủ xuất sắc
nhất trận đấu
Phạm Tuấn Hải (Việt Nam)
Trọng tàiKo Hyung-jin (Hàn Quốc)
Khán giả46.982
2022
2026

Trận chung kết Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024 là trận đấu cuối cùng của Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024, giải đấu bóng đá hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 15 được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF).[1]

Trận đấu được diễn ra theo thể thức hai lượt đi và về giữa hai đội tuyển Việt NamThái Lan. Trận lượt đi được Việt Nam tổ chức tại sân vận động Việt TrìViệt Trì, Phú Thọ vào ngày 2 tháng 1 năm 2025, trong khi trận lượt về được tổ chức bởi Thái Lan tại sân vận động RajamangalaBăng Cốc vào ngày 5 tháng 1 năm 2025.

Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc 5–3 để có lần thứ ba trong lịch sử lên ngôi vô địch giải đấu, qua đó cắt đứt chuỗi vô địch hai lần liên tiếp của chính đối thủ.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu này là trận chung kết Giải vô địch bóng đá ASEAN thứ năm của Việt Nam và thứ mười một của Thái Lan. Việt Nam giành chiến thắng các trận chung kết của năm 20082018 nhưng thua ở năm 19982022; trong khi Thái Lan giành chiến thắng vào các năm 1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020, 2022 và thất bại vào các năm 2007, 20082012. Thái Lan đang là đội giàu thành tích nhất giải đấu với bảy lần lên ngôi, trong khi Việt Nam chỉ mới giành được hai chức vô địch.

Cả hai đội tuyển đều là những đội có thứ hạng cao nhất của khu vực trên bảng xếp hạng FIFA, với thứ hạng của Thái Lan là 97 và thứ hạng của Việt Nam là 114. Đây là trận chung kết thứ hai liên tiếp của cả hai bên (sau giải đấu năm 2022), và cũng là lần thứ hai mà cả hai đội cùng lọt vào trận đấu cuối cùng trong hai kỳ liên tiếp của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (lần đầu tiên xảy ra vào năm 20002002 khi Thái Lan đối đầu với Indonesia).

Hai đội đã gặp nhau ở trận chung kết tổng cộng hai lần: lần đầu vào năm 2008 khi đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng với tổng tỷ số 3–2 (thắng 2–1 ở lượt đi và hòa 1–1 ở lượt về) và lần thứ hai vào năm 2022 khi đội tuyển Thái Lan thắng với cùng tổng tỷ số (hòa 2–2 ở lượt đi và thắng 1–0 ở lượt về). Tính trên mọi đấu trường kể từ khi Việt Nam thống nhất, Thái Lan đã thắng tổng cộng 18 trận, Việt Nam chỉ thắng 3 trận và 8 trận kết thúc với tỷ số hòa.[2][3][4]

Đường đến chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
 Việt Nam Vòng đấu  Thái Lan
Đối thủ Kết quả Vòng bảng Đối thủ Kết quả
 Lào 1–4 Lượt trận 1  Đông Timor 0–10
 Indonesia 1–0 Lượt trận 2  Malaysia 1–0
 Philippines 1–1 Lượt trận 3  Singapore 2–4
 Myanmar 5–0 Lượt trận 4  Campuchia 3–2
Nhất bảng B
Kết quả
Nhất bảng A
Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về Vòng đấu loại trực tiếp Đối thủ TTS Lượt đi Lượt về
 Singapore 5–1 0–2 (A) 3–1 (H) Bán kết  Philippines 4–3 2–1 (A) 3–1 (H)

Ghi chú

  • (A): Đội khách
  • (H): Đội nhà

Các trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lượt đi

[sửa | sửa mã nguồn]
Việt Nam 2–1 Thái Lan
Nguyễn Xuân Son  59'73' Chi tiết Chalermsak  83'
Khán giả: 15.604[5]
Trọng tài: Salman Ahmad Falahi (Qatar)


Việt Nam
Thái Lan
Việt Nam
Sơ đồ chiến thuật: 3–4–3
TM 21 Nguyễn Đình Triệu
HV 7 Phạm Xuân Mạnh
HV 16 Nguyễn Thành Chung
HV 4 Bùi Tiến Dũng Thẻ vàng 64'
TV 17 Vũ Văn Thanh Thay ra sau 87 phút 87'
TV 14 Nguyễn Hoàng Đức (c) Thay ra sau 90+6 phút 90+6'
TV 25 Doãn Ngọc Tân Thẻ vàng 79'
TV 3 Nguyễn Văn Vĩ Thay ra sau 72 phút 72'
8 Châu Ngọc Quang Thay ra sau 87 phút 87'
12 Nguyễn Xuân Son
15 Bùi Vĩ Hào Thay ra sau 46 phút 46'
Thay người:
TV 19 Nguyễn Quang Hải Vào sân sau 46 phút 46'
HV 5 Trương Tiến Anh Vào sân sau 72 phút 72'
HV 2 Đỗ Duy Mạnh Vào sân sau 87 phút 87'
TV 24 Nguyễn Hai Long Vào sân sau 87 phút 87'
9 Nguyễn Tiến Linh Vào sân sau 90+6 phút 90+6'
Huấn luyện viên:
Hàn Quốc Kim Sang-sik
Thái Lan
Sơ đồ chiến thuật: 4–3–3
TM 1 Patiwat Khammai
HV 21 Suphanan Bureerat
HV 5 Chalermsak Aukkee
HV 3 Pansa Hemviboon (c) Thẻ vàng 12'
HV 12 Nicholas Mickelson Thay ra sau 46 phút 46'
TV 19 William Weidersjö Thay ra sau 61 phút 61'
TV 16 Akarapong Pumwisat Thay ra sau 45+2 phút 45+2'
TV 13 Ben Davis
25 Seksan Ratree Thay ra sau 61 phút 61'
9 Patrik Gustavsson
17 Ekanit Panya Thẻ vàng 66' Thay ra sau 73 phút 73'
Thay người:
TV 18 Weerathep Pomphan Vào sân sau 45+2 phút 45+2'
HV 6 Thitathorn Aksornsri Vào sân sau 46 phút 46'
TV 7 Supachok Sarachat Vào sân sau 61 phút 61'
10 Suphanat Mueanta Vào sân sau 61 phút 61'
TV 22 Worachit Kanitsribampen Vào sân sau 73 phút 73'
Huấn luyện viên:
Nhật Bản Ishii Masatada

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu:
Nguyễn Xuân Son (Việt Nam)

Trợ lý trọng tài:
Zahy Al Shmari (Qatar)
Khalid Ayed Khalaf (Qatar)
Trọng tài thứ tư:
Tuan Mohd Yaasin Hanafiah (Malaysia)
Trợ lý trọng tài video:
Muhammad Taqi (Singapore)
Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video:
Đỗ Kiến Tân (Trung Quốc)
Choi Hyun-jai (Hàn Quốc)


Lượt về

[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 2–3 Việt Nam
Chi tiết


Thái Lan
Việt Nam
Thái Lan
Sơ đồ chiến thuật: 4–1–4–1
TM 1 Patiwat Khammai
HV 21 Suphanan Bureerat
HV 4 Jonathan Khemdee
HV 3 Pansa Hemviboon
HV 6 Thitathorn Aksornsri Thẻ vàng 79' Thay ra sau 80 phút 80'
TV 18 Weerathep Pomphan Thẻ vàng 13' Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) 74'
TV 10 Suphanat Mueanta
TV 8 Peeradol Chamrasamee (c) Thay ra sau 90+3 phút 90+3'
TV 13 Ben Davis Thay ra sau 90+3 phút 90+3'
TV 7 Supachok Sarachat
9 Patrik Gustavsson Thay ra sau 79 phút 79'
Thay người:
TV 25 Seksan Ratree Vào sân sau 79 phút 79'
HV 12 Nicholas Mickelson Vào sân sau 80 phút 80'
TV 17 Ekanit Panya Vào sân sau 90+3 phút 90+3'
TV 22 Worachit Kanitsribampen Vào sân sau 90+3 phút 90+3'
Huấn luyện viên:
Nhật Bản Ishii Masatada
Việt Nam
Sơ đồ chiến thuật: 3–4–3
TM 21 Nguyễn Đình Triệu
HV 7 Phạm Xuân Mạnh
HV 16 Nguyễn Thành Chung
HV 4 Bùi Tiến Dũng
TV 17 Vũ Văn Thanh
TV 14 Nguyễn Hoàng Đức (c)
TV 25 Doãn Ngọc Tân Thẻ vàng 15' Thay ra sau 60 phút 60'
TV 3 Nguyễn Văn Vĩ Thay ra sau 60 phút 60'
8 Châu Ngọc Quang Thay ra sau 85 phút 85'
12 Nguyễn Xuân Son Thay ra sau 34 phút 34'
10 Phạm Tuấn Hải Thẻ vàng 4' Thay ra sau 83 phút 83'
Thay người:
22 Nguyễn Tiến Linh Vào sân sau 34 phút 34'
HV 2 Đỗ Duy Mạnh Vào sân sau 60 phút 60'
TV 19 Nguyễn Quang Hải Thẻ vàng 90+14' Vào sân sau 60 phút 60'
18 Đinh Thanh Bình Vào sân sau 83 phút 83'
TV 24 Nguyễn Hai Long Thẻ vàng 90+20' Vào sân sau 85 phút 85'
Huấn luyện viên:
Hàn Quốc Kim Sang-sik

Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu:
Phạm Tuấn Hải (Việt Nam)[7]

Trợ lý trọng tài:
Park Sang-jun (Hàn Quốc)
Kang Dong-ho (Hàn Quốc)
Trọng tài thứ tư:
Thoriq Alkatiri (Indonesia)
Trợ lý trọng tài video:
Choi Hyun-jae (Hàn Quốc)
Trợ lý tổ trợ lý trọng tài video:
Đỗ Kiến Tân (Trung Quốc)
Muhammad Taqi (Singapore)

Sau trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Với chiến thắng trước Thái Lan, Việt Nam trở thành đội đầu tiên trong lịch sử giải đấu giành chiến thắng ở cả hai lượt trận chung kết, và là đội vô địch có thành tích tốt nhất với bảy chiến thắng, một trận hòa, ghi được tổng cộng 21 bàn. Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của Việt Nam giành được cả hai danh hiệu là Vua phá lưới và Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu.[8]

Các sự việc liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Một nữ cổ động viên người Việt Nam cổ vũ cho Thái Lan

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu lượt đi diễn ra tối ngày 2 tháng 1, trên sân vận động Việt Trì, một hình ảnh bất ngờ thu hút ống kính truyền hình và dư luận: một cô gái người Việt ngồi giữa khu khán đài đầy cổ động viên Thái Lan. Đáng chú ý, nữ cổ động viên này buồn rầu, thất vọng mỗi lần đội tuyển Việt Nam ghi bàn, nhưng lại vui mừng khi Thái Lan lập công. Danh tính nữ cổ động viên này được xác định là Đỗ Ngọc Huyền, người tỉnh Thái Nguyên. Ít phút trước khi bóng lăn, cô có giăng một tấm băng rôn có nội dung "From Vietnam with 10 years of love Thailand" (Từ Việt Nam với tình yêu 10 năm dành cho Thái Lan). Thậm chí cô còn chụp ảnh lại rồi đăng lên mạng xã hội Facebook dưới dạng story, hình ảnh này đã nhanh chóng được lan truyền khắp nơi trên các trang mạng xã hội. Rất nhiều người đã tỏ ra phẫn nộ, lên án cô thiếu tôn trọng đội tuyển quốc gia và thiếu lòng tự tôn dân tộc. Trong khi có một số người lại bênh vực quyền tự do cá nhân trong việc cổ vũ một đội tuyển bóng đá quốc gia. Sau khi trận đấu lượt đi kết thúc, cô đã phải vô hiệu hóa (khóa) trang cá nhân Facebook của mình để tránh nhận gạch đá từ phía cộng đồng mạng.[9]

Cổ động viên Thái Lan xô xát trong trận đấu lượt về

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các trang báo điện tử Thái Lan ghi nhận, ở những phút cuối của trận đấu khi Việt Nam đang nắm lợi thế dẫn bàn. Thời điểm đó, tuyển Thái Lan cần 1 bàn thắng để đưa trận đấu vào hiệp phụ. Nhưng đã có sự bất đồng về cách cổ vũ của các nhóm cổ động viên trên các khán đài. Đến thời điểm trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, trên một góc khán đài đã xảy ra vụ xô xát. Tờ Thairath cho hay một số cổ động viên không hài lòng với lối chơi của đội nhà và dành những lời la ó, chỉ trích. Một số cổ động viên khác cho rằng là người hâm mộ Thái Lan thì tất cả vẫn phải ủng hộ đội tuyển đến cùng. Căng thẳng giữa hai bên bắt đầu leo thang và hậu quả là một vụ ẩu đả đã xảy ra. Hai nhóm cổ động viên này đã liên tục tung những nắm đấm vào nhau, khiên cho lực lượng an ninh đã phải can thiệp và mời một vài cổ động viên ra khỏi khu vực để tránh những vụ việc không đáng có.

Tuy cuộc xô xát là nhỏ và không quá nghiêm trọng, nhưng nó vẫn khiến hình ảnh của bóng đá Thái Lan bị sứt mẻ trong trận chung kết đầy kịch tính ở Rajamangala.[10]

Tranh cãi về bàn thắng của Supachok Sarachat

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận chung kết lượt về giữa Thái Lan và Việt Nam trên sân vận động Quốc gia Rajamangala, tiền đạo Supachok Sarachat của Thái Lan đã gây tranh cãi với tình huống sút xa thành bàn ở phút thứ 64. Trước đó, thủ môn Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra ngoài sân khi một cầu thủ Việt Nam nằm sân, và các cầu thủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối gay gắt với quyết định này của Supachok vì cho rằng Thái Lan lẽ ra phải trả bóng cho họ. Tuy nhiên, trọng tài vẫn công nhận bàn thắng cho đội chủ nhà sau khi mất khá nhiều thời gian để kiểm tra VAR và phân tích cho các cầu thủ cùng ban huấn luyện hai đội.[11] Sau trận đấu, nhiều ý kiến chỉ trích nhấn mạnh rằng đây là pha lập công "đáng xấu hổ" của Supachok và đội tuyển Thái Lan đã không tỏ ra fair-play. Supachok sau đó thanh minh rằng anh không biết cầu thủ Việt Nam đá bóng ra ngoài biên và cho rằng mọi thứ chỉ là hiểu nhầm, nhưng lời giải thích này không khiến các cổ động viên hài lòng.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “AFF and Mitsubishi Electric launch new brand identity for Asean Mitsubishi Electric Cup™ 2024”. ASEAN Football Federation. 29 tháng 2 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Tùng, Hoàng (31 tháng 12 năm 2024). “Đội tuyển Việt Nam và Thái Lan lần thứ 3 chạm trán tại chung kết ASEAN Cup”. TUOI TRE ONLINE. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025.
  3. ^ “Việt Nam - Thái Lan: Xứng đáng”. www.baohoabinh.com.vn. 2 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025.
  4. ^ “Tin thể thao (4-1): Thái Lan - Việt Nam - "Siêu kinh điển" tranh ngôi vô địch”. Quân Đội Nhân Dân. 4 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025.
  5. ^ “Match Report of Vietnam vs Thailand - 2025-01-02 - ASEAN Mitsubishi Electric Cup”. Global Sports Archive. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2025.
  6. ^ “Match Report of Thailand vs Vietnam - 2025-01-05 - ASEAN Mitsubishi Electric Cup”. Global Sports Archive. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2025.
  7. ^ Tiểu Minh (6 tháng 1 năm 2025). “Chấm điểm tuyển Việt Nam thắng Thái Lan: Tôn vinh hàng thủ, Tuấn Hải sắc bén”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2025.
  8. ^ Trọng Đạt (7 tháng 1 năm 2025). “Đội tuyển Việt Nam bất ngờ có thêm kỷ lục sau chức vô địch ASEAN Cup 2024”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2025.
  9. ^ “Tranh cãi chuyện cô gái Việt cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Thái Lan”. tuoitre.vn. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  10. ^ “Không chấp nhận thất bại, CĐV Thái Lan ẩu đả lẫn nhau ngay tại Rajamangala”. tienphong.vn. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2025.
  11. ^ “Supachok viết hẳn 'một bài văn' về bàn thắng phi thể thao, mong lại đối đầu Việt Nam”. thanhnien.vn. 6 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  12. ^ “Supachok lên tiếng về bàn thắng "xấu hổ" vào lưới tuyển Việt Nam”. dantri.com.vn. 6 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Những bí ẩn xung, ý nghĩa xung quanh các vùng đất của đại lục Tervat Genshin Impact
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Vì sao cảm xúc quan trọng đối với quảng cáo?
Cảm xúc có lẽ không phải là một khái niệm xa lạ gì đối với thế giới Marketing
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Một vài nét về bố đường quốc dân Nanami Kento - Jujutsu Kaisen
Lúc bạn nhận ra người khác đi làm vì đam mê là khi trên tay họ là số tiền trị giá hơn cả trăm triệu thì Sugar Daddy Nanami là một minh chứng khi bên ngoài trầm ổn, trưởng thành