Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2020

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2020
2020 AFF Championship - Singapore (Tiếng Anh)
2020年东南亚足球锦标赛 (Tiếng Quan Thoại)
Kejohanan Bola Sepak Asia Tenggara 2020 (Tiếng Mã Lai)
தென்கிழக்கு ஆசிய கால்பந்து சாம்பியன்ஷிப் 2020 (Tiếng Tamil)
Emerging Stronger Together
强强联手
Muncul Lebih Kuat Bersama
ஒன்றாக வலுவாக உருவாகிறது
"Hòa nhập để cùng nhau mạnh mẽ hơn"
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàSingapore
Thời gian5 tháng 12 năm 2021 - 1 tháng 1 năm 2022
Số đội10 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu2 (tại 2 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Thái Lan (lần thứ 6)
Á quân Indonesia
Thống kê giải đấu
Số trận đấu26
Số bàn thắng88 (3,38 bàn/trận)
Số khán giả81.551 (3.137 khán giả/trận)
Vua phá lướiMalaysia Safawi Rasid
Philippines Bienvenido Marañón
Thái Lan Teerasil Dangda
Thái Lan Chanathip Songkrasin
(4 bàn thắng)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Thái Lan Chanathip Songkrasin
Cầu thủ trẻ
xuất sắc nhất
Indonesia Pratama Arhan
Đội đoạt giải
phong cách
 Indonesia
2018
2022

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2020 (Anh: 2020 AFF Championship), tên chính thức là AFF Suzuki Cup 2020[1] vì lý do tài trợ (cũng thường được gọi là AFF Cup 2020), là mùa giải thứ 13 của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, giải vô địch bóng đá của các quốc gia dưới sự tổ chức của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Giải đấu lần này diễn ra tại Singapore, đánh đấu lần thứ năm Singapore đăng cai giải đấu sau các năm 1996, 2002, 20072014. Đây là lần thứ 7 và cũng là lần cuối cùng giải đấu tồn tại dưới tên gọi AFF Suzuki Cup.[2]

Giải đấu ban đầu được dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 23 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, nhưng vì tình hình đại dịch COVID-19 phức tạp ở các quốc gia Đông Nam Á nên Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã quyết định lùi giải đấu sang từ ngày 11 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5 năm 2021. Tuy nhiên, lịch thi đấu dự kiến tiếp tục bị dời sang các ngày từ ngày 5 tháng 12 năm 2021 đến ngày 1 tháng 1 năm 2022, do tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp ở một số quốc gia thành viên.[3]

Đương kim vô địch Việt Nam[4] đã không bảo vệ thành công chức vô địch sau khi để thua trước đội tuyển Thái Lan ở bán kết. Thái Lan sau đó trở thành nhà vô địch của giải đấu, khi đã đánh bại Indonesia với tổng tỷ số 6–2 trong trận chung kết.

Thể thức thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2020 sẽ không thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách giống như giải đấu lần trước. Các đội sẽ thi đấu một lượt tính điểm tại một địa điểm duy nhất, kể cả ở vòng đấu loại trực tiếp, tuy nhiên vòng đấu loại trực tiếp vẫn sẽ áp dụng thể thức hai lượt đi và về.[4] Ngoài ra, AFF Cup 2020 cũng sẽ không áp dụng luật bàn thắng sân khách từ vòng bán kết trở đi. Trong trường hợp hai đội hòa nhau sau hai lượt trận thì sẽ thi đấu tiếp hai hiệp phụ, và sẽ tiếp tục tham gia loạt sút luân lưu nếu vẫn có kết quả hòa.[5]

Trong mỗi trận đấu, các đội sẽ được sử dụng tối đa 5 sự thay đổi người, theo khuyến nghị của Liên đoàn bóng đá quốc tế (FIFA). Ban tổ chức cũng xác nhận trợ lý trọng tài video (VAR) sẽ không được áp dụng trong giải đấu lần này.[6]

Đối với hai đội tuyển Thái Lan và Indonesia, do có hành vi không chấp hành quy định chống doping, Cơ quan phòng chống Doping thế giới (WADA) đã đưa ra án phạt cấm sử dụng quốc kỳ tại các sự kiện thể thao quốc tế, trong đó có Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Do vậy, cả hai đội tuyển này đã phải sử dụng cờ nền trắng có in logo của hai liên đoàn bóng đá nước này là FATPSSI để đại diện cho họ trong suốt giải đấu, tuy vậy họ vẫn được phép sử dụng tên gọi quốc gia, mã FIFAquốc ca.[7][8]

Lựa chọn chủ nhà

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 27 tháng 9 năm 2021, Singapore đã được Liên đoàn thể thao Đông Nam Á lựa chọn làm chủ nhà cho giải đấu sau khi quốc gia này nhận được số phiếu cao hơn đối thủ Thái Lan. Ba cụm sân của Singapore diễn ra các trận đấu của AFF Cup gồm sân vận động Quốc gia Singapore có sức chứa 55.000 chỗ ngồi, sân Bishan có sức chứa 6.300 chỗ ngồi và sân Jalan Besar sức chứa 6.000 chỗ ngồi.[9] Tuy nhiên, đến ngày 22 tháng 10, sân Jalan Besar đã bị tước quyền đăng cai do lo ngại mặt cỏ nhân tạo gây ảnh hưởng đến việc thi đấu của các cầu thủ.[10] Đây là lần thứ năm Singapore là chủ nhà của AFF Cup (nếu không tính giải đấu năm 2018).

Ngoài Singapore, một số quốc gia khác trước đó cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tổ chức giải đấu, bao gồm Campuchia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.[11][12][13][14]

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
  Giành quyền tham dự giải đấu
  Rút lui
  Không tham dự
  Không phải là thành viên AFF

9 đội tự động đủ điều kiện tham dự vòng bảng và được chia vào các nhóm tương ứng dựa trên thành tích của hai giải đấu gần nhất. Brunei và Đông Timor là hai đội có thành tích thấp nhất nên sẽ thi đấu trận vòng loại để chọn ra đội tham dự giải đấu, tuy nhiên Brunei đã rút lui vì đại dịch COVID-19.[15]

Úc, một thành viên đầy đủ của AFF từ năm 2013, đã không tham gia giải đấu.

Các đội tuyển tham dự

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội tuyển Tham dự Thành tích tốt nhất lần trước
 Campuchia 8 lần Vòng bảng (1996, 2000, 2002, 2004, 2008, 2016, 2018)
 Indonesia 13 lần Á quân (2000, 2002, 2004, 2010, 2016)
 Lào 12 lần Vòng bảng (1996, 1998, 2000, 2002, 2004, 2007, 2008, 2010, 2012, 2014, 2018)
 Malaysia 13 lần Vô địch (2010)
 Myanmar 13 lần Hạng tư (2004), Bán kết (2016)
 Philippines 12 lần Bán kết (2010, 2012, 2014, 2018)
 Singapore 13 lần Vô địch (1998, 2004, 2007, 2012)
 Thái Lan 13 lần Vô địch (1996, 2000, 2002, 2014, 2016)
 Đông Timor 3 lần Vòng bảng (2004, 2018)
 Việt Nam 13 lần Vô địch (2008, 2018)

Bốc thăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bốc thăm cho Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2020 được dự kiến diễn ra vào ngày 10 tháng 8 năm 2021[16] tại Singapore, nhưng phải hoãn lại do các quy tắc phòng chống COVID-19 tăng cường tại quốc gia này.[17] Vào ngày 12 tháng 9 năm 2021, AFF xác nhận rằng lễ bốc thăm sẽ được diễn ra theo hình thức trực tuyến vào lúc 15:00 SST (UTC+08:00) ngày 21 tháng 9 năm 2021 tại Singapore, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát.[18]

Mỗi bảng sẽ có 5 đội từ 5 nhóm hạt giống, mỗi nhóm bao gồm hai đội tuyển, dựa vào thành tích của hai giải đấu trước đó.

Nhóm 1
Đội bóng
 Việt Nam
 Thái Lan
Nhóm 2
Đội bóng
 Malaysia
 Myanmar
Nhóm 3
Đội bóng
 Philippines
 Indonesia
Nhóm 4
Đội bóng
 Singapore
 Campuchia
Nhóm 5
Đội bóng
 Lào
 Đông Timor
Chú thích
     Đương kim vô địch
     Đương kim á quân
     Bán kết 2018

Địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
 Singapore
Vị trí các sân vận động của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2020
Kallang Bishan
Sân vận động Quốc gia Sân vận động Bishan
Sức chứa: 55.000 Sức chứa: 6.254

Đội hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi đội được đăng ký danh sách sơ bộ gồm 30 cầu thủ. Các đội sau đó sẽ đăng ký 23 cầu thủ chính thức (bao gồm 3 thủ môn) và phải đăng ký một ngày trước ngày trận đấu diễn ra.

Trọng tài

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các trọng tài được phân công tại giải đấu. Khi trận đấu được phát sóng, các trợ lý trọng tài và trọng tài thứ tư không được công bố.

Khu vực Quốc gia Trọng tài Trợ lý trọng tài Trọng tài thứ hai Trọng tài thứ tư
AFF Indonesia Nurhadi Sulchan
Malaysia Nazmi Nasaruddin
Thái Lan Nakarit Rawut
Singapore Mohamad Sarif Rasip Ahmad A'Qashah
Việt Nam
CAFA
EAFF Hàn Quốc Kim Dae-yong Kim Kyun-yong Kang Dong-ho
Kim Hee-gon Park Kyun-yong
SAFF
WAFF Bahrain Ammar Ebrahim Mahfoodh Salman Mohd Ebrahim
Jordan Ahmed Faisal Al-Ali Ahmad Mansour Samara Mushen Hamza Adel Ahmad Abuobead
Ahmad Ibrahim
Oman Qasim Al-Hatmi Saif Talib Al Ghafri
Yaqoob Abdul Baki Al-Amri Abu Bakar Salim Mahad
Qatar Saoud Al-Abda Zahy Snaid Alshammari Jasem Abdulla Yousef
Ả Rập Xê Út Shukri Hussain Al-Hunfush Faisal Nasser-Alqahtani Mohammed Al-Hoaish
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Jassem Abdulla Yousef Abdulla Al Ali

Lịch thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Vòng đấu Thời gian diễn ra các trận đấu
Vòng bảng Bảng A 5—18 tháng 12 năm 2021 (2021-12-18)
Bảng B 6–19 tháng 12 năm 2021 (2021-12-19)
Vòng đấu loại trực tiếp Vòng đấu Thời gian diễn ra các trận đấu
Lượt đi Lượt về
Bán kết 22–23 tháng 12 năm 2021 (2021-12-23) 25–26 tháng 12 năm 2021 (2021-12-26)
Chung kết 29 tháng 12 năm 2021 (2021-12-29) 1 tháng 1 năm 2022 (2022-01-01)

Lễ khai mạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ khai mạc diễn ra lúc 19:45 (SST) ngày 5 tháng 12 năm 2021. Lễ khai mạc bắt đầu với màn trình diễn ánh sáng từ 300 máy bay không người lái trên bầu trời kết hợp thành logo của giải và quốc kỳ của các quốc gia tham dự giải. Sau đó là lễ thượng cờ của tất cả các quốc gia tham dự giải và những người thượng cờ là những nhân viên của tuyến đầu chống dịch COVID-19. Buổi lễ này lần đầu tiên có sự góp mặt của chủ tịch FIFA Gianni Infantino, chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á Khiev Sameth, chủ tịch Hiệp hội bóng đá Singapore Lim Kia Tong. Đây là lần đầu tiên giải đấu có lễ khai mạc.[19]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả thời gian được liệt kê là SST (UTC+08:00).

Các tiêu chí

Xếp hạng trong mỗi bảng sẽ được xác định như sau:

  1. Điểm số;
  2. Hiệu số bàn thắng thua;
  3. Số bàn thắng ghi được;

Nếu hai hoặc nhiều đội bằng nhau dựa trên ba tiêu chí trên, thứ hạng sẽ được xác định như sau:

  1. Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan;
  2. Sút luân lưu nếu hai đội liên quan gặp nhau trong trận cuối cùng;
  3. Bốc thăm của ban tổ chức.
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Thái Lan1 4 4 0 0 10 1 +9 12 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Singapore (H) 4 3 0 1 7 3 +4 9
3  Philippines 4 2 0 2 12 6 +6 6
4  Myanmar 4 1 0 3 4 10 −6 3
5  Đông Timor 4 0 0 4 0 13 −13 0
Nguồn: AFF
(H) Chủ nhà
Đông Timor 0–2 Thái Lan
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 2.432
Trọng tài: Qasim Al-Hatmi (Oman)
Singapore 3–0 Myanmar
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Myanmar 2–0 Đông Timor
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Philippines 1–2 Singapore
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Đông Timor 0–7 Philippines
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Thái Lan 4–0 Myanmar
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Philippines 1–2 Thái Lan
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 2.559
Trọng tài: Qasim Al-Hatmi (Oman)
Singapore 2–0 Đông Timor
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Thái Lan 2–0 Singapore
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 9.540
Trọng tài: Ahmad Ibrahim (Jordan)
Myanmar 2–3 Philippines
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)


VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Indonesia1 4 3 1 0 13 4 +9 10 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2  Việt Nam 4 3 1 0 9 0 +9 10
3  Malaysia 4 2 0 2 8 8 0 6
4  Campuchia 4 1 0 3 6 11 −5 3
5  Lào 4 0 0 4 1 14 −13 0
Nguồn: AFF
Campuchia 1–3 Malaysia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Lào 0–2 Việt Nam
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 812
Trọng tài: Ahmad Ibrahim (Jordan)

Malaysia 4–0 Lào
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Indonesia 4–2 Campuchia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Lào 1–5 Indonesia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Campuchia 3–0 Lào
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Indonesia 0–0 Việt Nam
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Việt Nam 4–0 Campuchia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 909
Trọng tài: Yaqoob Abdul Baki (Oman)
Malaysia 1–4 Indonesia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng đấu loại trực tiếp, hiệp phụloạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết. Cầu thủ dự bị thứ sáu có thể được thực hiện trong hiệp phụ.

  Bán kết Chung kết
                         
A2   Singapore 1 2 3  
B1   Indonesia (s.h.p.) 1 4 5  
    B1   Indonesia 0 2 2
  A1   Thái Lan 4 2 6
B2   Việt Nam 0 0 0
A1   Thái Lan 2 0 2  

Các trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Lượt đi
[sửa | sửa mã nguồn]
Singapore 1–1 Indonesia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Việt Nam 0–2 Thái Lan
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Lượt về
[sửa | sửa mã nguồn]
Indonesia 4–2 (s.h.p.) Singapore
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 9.982
Trọng tài: Qasim Al-Hatmi (Oman)

Indonesia thắng với tổng tỉ số 5–3.

Thái Lan 0–0 Việt Nam
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 8.121
Trọng tài: Ahmad Ibrahim (Jordan)

Thái Lan thắng với tổng tỉ số 2–0.

Chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Lượt đi
[sửa | sửa mã nguồn]
Indonesia 0–4 Thái Lan
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)
Lượt về
[sửa | sửa mã nguồn]
Thái Lan 2–2 Indonesia
Chi tiết (AFFSZ)
Chi tiết (AFF)

Thái Lan thắng với tổng tỷ số 6–2.


Bảng xếp hạng giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng này xếp hạng các đội tuyển trong giải đấu. Ngoại trừ hai vị trí đầu tiên, thứ tự các vị trí tiếp được xác định bằng điểm số với các đội lọt vào cùng một giai đoạn của giải.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1  Thái Lan (C) 8 6 2 0 18 3 +15 20 Vô địch
2  Indonesia 8 4 3 1 20 13 +7 15 Á quân
3  Việt Nam 6 3 2 1 9 2 +7 11 Bị loại ở bán kết
4  Singapore (H) 6 3 1 2 10 8 +2 10
5  Philippines 4 2 0 2 12 6 +6 6 Bị loại ở vòng bảng
6  Malaysia 4 2 0 2 8 8 0 6
7  Campuchia 4 1 0 3 6 11 −5 3
8  Myanmar 4 1 0 3 4 10 −6 3
9  Lào 4 0 0 4 1 14 −13 0
10  Đông Timor 4 0 0 4 0 13 −13 0
Nguồn: AFF
(C) Vô địch; (H) Chủ nhà

Tiền thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Vô địch Á quân Bị loại ở bán kết
300.000 US$ 100.000 US$ 50.000 US$

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ xuất sắc nhất[21] Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất[21] Vua phá lưới[21] Giải Fair Play[21]
Thái Lan Chanathip Songkrasin Indonesia Pratama Arhan Malaysia Safawi Rasid
Philippines Bienvenido Marañón
Thái Lan Chanathip Songkrasin
Thái Lan Teerasil Dangda
 Indonesia

Cầu thủ ghi bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 88 bàn thắng ghi được trong 26 trận đấu, trung bình 3.38 bàn thắng mỗi trận đấu.

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Nguồn: AFF

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thủ Phạm lỗi Đình chỉ
Campuchia Ken Chansopheak Thẻ vàng trong trận đấu Bảng B v Malaysia (lượt trận 3; 6 tháng 12 năm 2021)

Đội đã bị loại khỏi giải đấu

Thẻ vàng trong trận đấu Bảng B v Việt Nam (lượt trận 5; 19 tháng 12 năm 2021)
Indonesia Ramai Rumakiek Thẻ vàng trong trận đấu Bảng B v Campuchia (lượt trận 2; 9 tháng 12 năm 2021)

Bán kết 1 v Singapore (22 tháng 12 năm 2021)

Thẻ vàng trong trận đấu Bảng B v Malaysia (lượt trận 5; 19 tháng 12 năm 2021)
Indonesia Pratama Arhan Thẻ vàng trong trận đấu Bán kết 1 v Singapore (Bán kết lượt đi; 22 tháng 12 năm 2021)

Chung kết lượt đi v Thái Lan (29 tháng 12 năm 2021)

Thẻ vàng trong trận đấu Bán kết 1 v Singapore (Bán kết lượt về; 26 tháng 12 năm 2021)
Lào Aphixay Thanakhanty Thẻ vàng trong trận đấu Bảng B v Malaysia (lượt trận 2; 9 tháng 12 năm 2021) Bảng B v Campuchia (15 tháng 12 năm 2021)
Thẻ vàng trong trận đấu Bảng B v Indonesia (lượt trận 3; 12 tháng 12 năm 2021)
Myanmar Nyein Chen Thẻ vàng trong trận đấu Bảng A v Myanmar (lượt trận 1; 5 tháng 12 năm 2021) Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Thẻ vàng trong trận đấu Bảng A v Philippines (lượt trận 5; 19 tháng 12 năm 2021)
Philippines Stephan Schröck Thẻ vàng trong trận đấu Bảng A v Singapore (lượt trận 2; 8 tháng 12 năm 2021) Bảng A v Myanmar (18 tháng 12 năm 2021)
Thẻ vàng trong trận đấu Bảng A v Thái Lan (lượt trận 4; 14 tháng 12 năm 2021)
Philippines Martin Steuble Thẻ vàng trong trận đấu Bảng A v Thái Lan (lượt trận 4; 14 tháng 12 năm 2021) Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Thẻ vàng trong trận đấu Bảng A v Myanmar (lượt trận 5; 19 tháng 12 năm 2021)
Singapore Safuwan Baharudin Thẻ vàng Thẻ vàng-đỏ (thẻ đỏ gián tiếp) trong trận đấu Bán kết 1 v Indonesia (Bán kết lượt về; 25 tháng 12 năm 2021)
Singapore Irfan Fandi Thẻ đỏ trong trận đấu Bán kết 1 v Indonesia (Bán kết lượt về; 25 tháng 12 năm 2021)
Singapore Hassan Sunny
Thái Lan Theerathon Bunmathan Thẻ vàng trong trận đấu Bán kết 2 v Việt Nam (Bán kết lượt đi; 23 tháng 12 năm 2021) Chung kết lượt đi v Indonesia (29 tháng 12 năm 2021)
Thẻ vàng trong trận đấu Bán kết 2 v Việt Nam (Bán kết lượt về; 26 tháng 12 năm 2021)

Đội hình tiêu biểu của giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình tiêu biểu của giải đấu, do ban tổ chức bình chọn, là đội hình gồm những cầu thủ thi đấu ấn tượng nhất tại các vị trí được chọn lựa trong giải đấu.[22]

Cầu thủ
Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo
Singapore Hassan Sunny LB Indonesia Pratama Arhan DM Thái Lan Phitiwat Sukjitthammakul LW Indonesia Witan Sulaeman
CB Indonesia Alfeandra Dewangga DM Việt Nam Nguyễn Hoàng Đức CF Thái Lan Teerasil Dangda
CB Thái Lan Kritsada Kaman AM Thái Lan Chanathip Songkrasin RW Việt Nam Nguyễn Quang Hải
RB Thái Lan Narubadin Weerawatnodom

Tiếp thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả bóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng thi đấu chính thức của giải được tài trợ bởi công ty thể thao Warrix Sports của Thái Lan.[23] Tên trái bóng chính thức của giải đấu là ASEAN PULSE.

Khẩu hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khẩu hiệu chính thức của giải đấu lần này là "Emerging Strong Together" (tạm dịch: Hoà nhập để cùng nhau mạnh mẽ hơn).

Linh vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên tại giải đấu, ban tổ chức đã giới thiệu thiết kế của các linh vật đại diện cho 11 đội tuyển tại giải vô địch Đông Nam Á. Các linh vật của các đội tuyển được xây dựng dựa trên biệt danh, hình ảnh hoặc biểu tượng gắn liền với quốc gia đó.[24]

Tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà tài trợ danh hiệu Nhà tài trợ chính thức Nhãn hàng ủng hộ chính thức

Đối tác truyền thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nước trong khu vực quy định sở hữu bản quyền AFF Cup 2020[a]
Quốc gia Mạng phát sóng Kênh truyền hình Phát thanh Nền tảng trực tuyến (trên các ứng dụng, YouTube)
 Brunei RTB RTB Aneka
 Campuchia Smart Axiata Hang Meas HDTV
 Indonesia MNC Media, Emtek RCTI (chỉ các trận của Indonesia), iNews (FTA), Champions TV (Pay) RCTI+, Vidio
 Lào Next Media
 Malaysia Astro, RTM Astro Arena, Sukan RTM
 Myanmar Next Media
 Philippines TAP DMV Premier Football (Pay) TAP Go
 Singapore Mediacorp meWATCH
 Thái Lan BBTV CH7, 7HD Bugaboo TV
 Đông Timor RTTL TVTL
 Việt Nam Next Media, VTV, VTVCab VTV5, VTV6 365 FM Next Sports, VFF Channel, On Sports, VTV.vn, VTVcab ON
Các quốc gia ngoài khu vực sở hữu bản quyền AFF Cup 2020[b]
Quốc tế YouTube AFF Suzuki Cup
 Hồng Kông HKCTV i-Cable Sports i-Cable Web - Mobile
 Hàn Quốc SBS TV SBS, SBS Sports (chỉ các trận của Việt Nam & Indonesia[38]) SBS Live, Youtube
  1. ^ Thông tin được lấy từ trang AffsuzukicupGoal.com
  2. ^ Thông tin được lấy từ trang Affsuzukicup.com

1 Do có hành vi không chấp hành quy định chống doping, Cơ quan phòng chống Doping thế giới (WADA) đã đưa ra án phạt cấm Thái LanIndonesia sử dụng cờ quốc gia trong các giải thi đấu khu vực và thế giới, ngoại trừ tại Thế vận hội.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “AFF Announces Official Draw Dates for the AFF Suzuki Cup 2020”. AFF Suzuki Cup 2020. 2 tháng 6 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Ooi, Kin Fai (16 tháng 3 năm 2020). “AFF Championship stays Suzuki for yet another edition”. Goal.com. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “AFF Cup tiếp tục lùi lịch khởi tranh tới cuối năm 2021”. vtv.vn. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ a b “AFF Cup 2020 to kick off on November 23”. Nhan Dan. ngày 30 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ bongda24h.vn (25 tháng 11 năm 2021). “AFF Cup 2020: Không VAR, không áp dụng luật bàn thắng sân khách”. Tin bóng đá 24h. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ VTV, BAO DIEN TU (17 tháng 11 năm 2021). “AFF Cup 2020 sẽ không có VAR”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “Thái Lan và Indonesia bị cấm đăng cai sự kiện thể thao”. ZingNews.vn. ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ bongda24h.vn (21 tháng 11 năm 2021). “Thái Lan và Indonesia dùng cờ nền trắng ở AFF Cup 2020”. Tin bóng đá 24h. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “Chính thức: AFF Cup 2020 diễn ra tại đảo quốc sư tử Singapore”. Báo Thanh Niên. 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ “Singapore khẳng định AFF Suzuki Cup 2020 sẽ đá trên sân cỏ tự nhiên”. Tuổi Trẻ Online. 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ hermesauto (21 tháng 9 năm 2021). “Football: Lions to play 5-time champions Thailand in AFF Suzuki Cup group stage”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  12. ^ “Morodok Techo National Stadium ready to bid for AFF Suzuki Cup 2020 – Khmer Times”. Khmer Times. 2 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2021.
  13. ^ “Cambodia wants to host the next AFF Suzuki Cup – Khmer Times”. Khmer Times. 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ “AFF Cup 2020 draw to take place in Singapore this month” (bằng tiếng Anh). Voice of Vietnam. 12 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ “Tuyển Brunei quyết định rút khỏi AFF Cup 2020”. Báo Thanh Niên. 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ “Aug 10 draw signals AFF tournament will proceed”. The Straits Times. 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  17. ^ “Official Draw Of The AFF Suzuki Cup 2020 Postponed”. AFF Suzuki Cup 2020. 5 tháng 8 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2021.
  18. ^ “Ấn định ngày chia bảng AFF Cup 2020”. baomoi.com. baomoi.com. 12 tháng 9 năm 2021. Truy cập 12 tháng 9 2021. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  19. ^ thao 247, Thể (5 tháng 12 năm 2021). “Lễ khai mạc AFF Cup 2021 diễn ra ấn tượng và hoành tráng”. Thể thao 247. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ Piala Suzuki AFF 2020: Stadium Nasional Singapura Jadi Gelanggang Aksi Derbi Nusantara, Malaysia-Indonesia - vocketfc.com, November 23, 2021.
  21. ^ a b c d “Daftar Penghargaan Piala AFF 2020: Pratama Arhan Pemain Muda Terbaik”. Kompas.com (bằng tiếng Indonesia). 1 tháng 1 năm 2022.
  22. ^ “2018 AFF Suzuki Cup Best XI”. 2018 AFF Suzuki Cup. ngày 18 tháng 12 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2018.
  23. ^ “Warrix là đối tác chính thức cung cấp bóng thi đấu tại AFF Suzuki Cup 2020”. qdnd.vn. 01 tháng 7 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  24. ^ Đức An (13 tháng 12 năm 2021). “Thú vị linh vật của các đội tuyển tại AFF Cup 2020”. Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ a b c d e f g h i j k l m “AFF Suzuki Cup 2020 Sponsors”. AFF Suzuki Cup 2020. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  26. ^ “SUZUKI MOTOR CORPORATION SECURES SEVENTH AFF CHAMPIONSHIP”. AFF Suzuki Cup 2020. 16 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  27. ^ “OPPO TO MAKE ITS AFF SUZUKI CUP SPONSORSHIP DEBUT”. AFF Suzuki Cup 2020. 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  28. ^ “CASIO UNVEILED AS THE OFFICIAL TIMEKEEPER OF THE AFF SUZUKI CUP 2020”. AFF Suzuki Cup 2020. 7 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  29. ^ “MIDEA ANNOUNCES 3RD SPONSORSHIP OF 2020 AFF SUZUKI CUP”. AFF Suzuki Cup 2020. 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  30. ^ “YANMAR COMES ON BOARD THE AFF SUZUKI CUP 2020 AS OFFICIAL SPONSOR”. AFF Suzuki Cup 2020. 9 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2021.
  31. ^ “AFF Suzuki Cup Sponsor Coocaa TV to Bring Immersive Viewing Experiences To Football Fans”. Businesswire.com. 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021.
  32. ^ “FUJI ELECTRIC JOINS AFF SUZUKI CUP 2020 AS OFFICIAL SUPPORTER”. AFF Suzuki Cup 2020. 21 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  33. ^ “HERBALIFE BECOMES AN OFFICIAL SUPPORTER OF THE AFF SUZUKI CUP 2020”. AFF Suzuki Cup 2020. 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  34. ^ “JINRO ON BOARD THE AFF SUZUKI CUP 2020 AS OFFICIAL SUPPORTER”. AFF Suzuki Cup 2020. 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  35. ^ “Mitsubishi Electric proudly supports the AFF SUZUKI CUP 2020”. Mitsubishi Electric. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2021.
  36. ^ “PINACO ANNOUNCED AS THE OFFICIAL SPONSOR FOR THE AFF SUZUKI CUP 2020”. AFF Suzuki Cup 2020. 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2021.
  37. ^ “TMGM BECOMES THE OFFICIAL ONLINE TRADING PLATFORM OF THE AFF SUZUKI CUP 2020”. AFF Suzuki Cup 2020. 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ “2020 AFF 스즈키컵”. SBS (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Phim bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chàng nhân viên Amakusa Ryou sống buông thả
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Review và Cảm nhận “Một thoáng ra rực rỡ ở nhân gian”
Đây là cuốn sách nhưng cũng có thể hiểu là một lá thư dài 300 trang mà đứa con trong truyện dành cho mẹ mình - một người cậu rất rất yêu