Để tìm hiểu về loài na phổ biến tại Việt Nam, xem bài Annona squamosa.
Họ Na (danh pháp khoa học: Annonaceae) còn được gọi là họ Mãng cầu, là một họ thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi hay dây leo. Với khoảng 2.300 đến 2.500 loài trong 120 - 130 chi, đây là họ lớn nhất của bộ Mộc lan (Magnoliales). Chi điển hình của họ này là Annona (na, mãng cầu xiêm). Họ này sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, và chỉ có một ít loài sinh sống ở vùng ôn đới. Khoảng 900 loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở châu Phi, và các loài khác ở châu Á.
Các loài thuộc họ Annonaceae có lá đơn, mọc so le (mọc cách), có cuống lá và mép lá nhẵn. Lá mọc thành hai hàng dọc theo thân cây. Vết sẹo nơi đính lá thường nhìn thấy rõ các mạch dẫn. Cành thường ở dạng zíc zắc. Chúng không có các lá bẹ. Hoa đối xứng xuyên tâm (hoa đều) và thường là lưỡng tính. Ở phần lớn các loài thì 3 đài hoa nối với nhau ở gốc hoa. Có 6 cánh hoa có màu nâu hay vàng, nhiều nhị hoa mọc thành hình xoắn ốc cũng như nhiều nhụy hoa, mỗi nhụy có bầu nhụy dạng một ngăn chứa một hoặc nhiều tiểu noãn. Hoa đôi khi mọc trực tiếp trên các cành lớn hoặc trên thân cây. Quả là nang, bế quả hay đa quả.
Các ước tính về niên đại của nhóm thân cây của họ Annonaceae dao động đáng kể: (110,4) - 106,3 - (102,0) triệu năm trước (ước tính mật độ hậu nghiệm cao nhất - HPD)[2], (110.4) -101,7 - (99.4) Ma (ước tính mật độ hậu nghiệm cao nhất)[3], (101,46) - 98,01- (94,91) Ma[4], 91-82 ± 4 Ma[5], hay tại một khoảng thời gian nào đó trong khoảng từ 84,7 tới 62,6 Ma (các ước tính khác nhau)[6]; xem thêm trong Pirie và Doyle (2012)[7]. Sự đa dạng hóa của nhóm chỏm cây có thể đã diễn ra khoảng 92-89 Ma[4] hay khoảng 82-57 Ma[2][8][9].
Sự rẽ nhánh trong phạm vi chi Anaxagorea có thể đã bắt đầu khoảng 44 Ma[9]. Sự đa dạng hóa của phần còn lại của họ, nghĩa là phần không bao gồm Anaxagorea, có thể là trong kỷ đệ Tam, với các con số (76,6) - 68, 64,5 - (53,0) Ma cho sự phân chia giữa nhánh Ambavioid (nhánh chứa chi Ambavia và 8 chi khác) và phần còn do Erkens và ctv. (2009) đề xuất[6], hay trong khoảng 84,4 - 63,6 Ma[2][4]. Bản thân nhóm chỏm cây của nhánh Ambavioid đã đa dạng hóa có lẽ khoảng (80,9) - 57,0 - (52,3) Ma[3] hay (78) - 69,4 - (60,2) Ma[2]. Chi Futabanthus, dựa trên các hoa hóa thạch từ cuối kỷ Phấn trắng (đầu tầng Cognac, khoảng 89 Ma) ở Nhật Bản, có lẽ cũng có thể gán vào nhánh này[10].
J. A. Doyle và ctv. (2004) [8], Richardson và ctv. (2004)[11], Couvreur và ctv. (2011a) [2] và các tác giả khác thảo luận về địa sinh học lịch sử và sự đa dạng của họ này. Nút thân cây của các nhánh phân nhánh dài (LBC) và phân nhánh ngắn (SBC) có thể có niên đại tới 70-65 Ma còn nút chỏm cây tới 66,7-56,6 ± 2,3 Ma ([78,08-]67,33[-55,22] Ma - xem thêm Su & Saunders (2009); Couvreur và ctv. (2011a) để có các ước tính cho điều này và các khoảng thời gian phân kỳ các nhánh lớn khác[2][4]). Trong bất kỳ trường hợp nào, phần lớn sự rẽ nhánh chủ yếu là sau sự chia tách của các đại lục và trong kỷ đệ Tam. Couvreur và ctv. (2011a)[2] làm rõ sự tương phản trong các mô hình đa dạng hóa của nhánh phân cành dài và phân cành ngắn, với nhánh phân cành dài bắt đầu đa dạng khoảng 66 Ma còn nhánh phân cành ngắn thì muộn hơn nhiều, khoảng 33 Ma; nhánh đầu có sự đa dạng lớn hơn, gấp khoảng 2 lần nhánh thứ hai về số lượng loài, ngay cả khi điều khá nghịch lý là nhánh thứ hai có thể có tốc độ đa dạng hóa cao hơn - nếu như điều đó xảy ra (xem Couvreur và ctv. (2011a) [2] để có các ước tính khác về niên đại của các nhánh này, một số trong đó không chỉ ra khoảng trống rõ ràng như vậy trong sự bắt đầu sự đa dạng hóa của chúng). Su và Saunders (2009) đưa ra các niên đại cho các chia tách bổ sung trong họ, tập trung vào Pseuduvaria. Chi lớn ở Tân thế giới là Guatteria đã trải qua sự đa dạng hóa lớn tại khu vực Amazon ở Nam Mỹ có lẽ khoảng 8,8-4,9 Ma, đã di chuyển tới Nam Mỹ từ Trung Mỹ, có lẽ là từ châu Phi thông qua châu Âu[6][12][13][14].
Bên cạnh đó, một số loài như hoàng lan (Cananga odorata) còn chứa tinh dầu thơm và được sử dụng trong sản xuất nước hoa hay đồ gia vị. Các loài cây thân gỗ còn dùng làm củi.
Vỏ cây, lá và rễ của một số loài được sử dụng trong y học dân tộc. Bên cạnh đó, các nghiên cứu dược lý đã tìm thấy khả năng kháng nấm, kháng khuẩn và đặc biệt là khả năng sử dụng trong hóa học trị liệu của một số thành phần hóa học của lá và vỏ cây.
^Pirie M. D., Doyle J. A. The age of clades in Annonaceae: Progress in fossil and molecular dating. Trang ? trong Chatrou L. W., Erkens R. H. J., Saunders R. M. K., Richardson, J. E. (chủ biên), The Natural History of Annonaceae. A. R. G. Gantner, Ruggell.
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.